Như chúng ta đã biết, Dsub (VGA) là chuẩn đã ra đời từ rất lâu, dành cho PC, trong khi đó HDMI là chuẩn mới, tiên tiến mới ra đời và được sử dụng vài năm trở lại đây.
HDMI (trái) và Dsub (phải):
Các màn hình LCD/Plasma thường có cả 2 kết nối Dsub và HDMI. Khi kết nối HTPC với chúng, thường thì chúng ta ưu tiên HDMI hơn, vì nó mới, nó tiên tiến và kết nối đơn giản. Tuy nhiên, vấn đề là nếu đứng trên tiêu chí chất lượng hình ảnh, cái nào sẽ cho chất lượng cao hơn?
Bài viết này sẽ tập trung phân tích nội dung trên một cách trực quan nhất. Hãy gạt bỏ đi những lý thuyết rườm rà, quên đi những thành kiến lệch lạc. Thứ chúng ta tập trung vào là sự thẩm định chất lượng bằng chính con mắt của chúng ta. Tôi sẽ không quyết định hộ các bạn, chính các bạn là người rút ra nhận xét và sự chọn lựa tốt nhất cho mình. Các nhận xét của tôi từ đây trở về sau đều là chủ quan.
Phần I: Kiểm tra chất lượng hình ảnh
Test 1:
Hãy quan sát hình ảnh đang thể hiện trên màn hình, nếu hình ảnh bao phủ không vừa khít diện tích cần thể hiện (thừa, thiếu hoặc lệch) thì chắc chắn pixel map chưa đạt tiêu chuẩn, chất lượng hình ảnh vì thế chưa phải là tối ưu.
Thông thường, khi kết nối LCD với HTPC:
- độ phân giải HD-ready là: 1360x768. Thiết kế của màn hình loại này là 1366x768, vì vậy tại biên trái và biên phải của LCD sẽ có 2 lằn đen rất mảnh có độ dày 3 pixel (vùng không thể hiện hình ảnh). Mọi cố gắng phủ kín hình ảnh lên các pixel này đều làm mất pixel 1:1 và ảnh hưởng xấu đến chất lượng thể hiện của LCD.
- độ phân giải của Full-HD là: 1920x1080, đây cũng là độ phân giải hỗ trợ bởi HTPC nên hình ảnh phủ kín, không có lằn đen nào cả.
Test 2:
Bắt đầu nhé, bất kể bạn đang dùng màn hình gì và kết nối nào, đầu tiên hãy set độ phân giải về trạng thái tối ưu của màn hình đó. Kế tiếp, hãy nhìn kỹ vào bức ảnh trên. Đó là 1 ô lưới rất đều, nếu bạn nhìn thấy nó có 1 trong những triệu chứng sau:
- có gợn sóng ngang hay dọc (kiểu như sóng mái tôn ấy)
- rung rung
- thỉnh thoảng có vết răn
- có nhiễu tĩnh hoặc động
- không mịn đều
thì màn hình của bạn setting chưa đạt.
Minh họa cho sự không chuẩn khi xem hình trên:
Xuất hiện các gợn sóng thẳng đứng:
Ô lưới biến dạng, không mịn đều:
Test 3:
Hình trên gồm 3 phần:
- phần trên là hình lưới ô vuông đều, phẳng, tất cả phải thật mịn màng, thật tĩnh, nhìn kỹ không thấy răn răn, không bị xô lệch là chuẩn (tương tự test 2)
- phần giữa là hình sọc đứng, các đường sọc phải thẳng đứng, độ dày đều nhau, khoảng cách đều nhau, không có cảm giác lượn sóng, răn hình.
- phần dưới cùng là hình sọc chéo, yêu cầu cũng phải thật đều, phẳng, không răn, không lượn sóng...
- tất cả các phần đều là hình tĩnh, nếu có yếu tố động xuất hiện trong hình là không ổn.
Ví dụ minh họa cho 1 trường hợp không chuẩn khi xem hình trên:
Những test trên đây dùng để kiểm tra độ phân giải native của LCD/plasma - yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc cân chỉnh kết nối với HTPC. Nếu test này không đạt, thật đáng buồn là phần hình ảnh của hệ thống nghe nhìn nhà bạn đang có vấn đề.
Phần II: Tinh chỉnh
Trước tiên, bạn cần đưa độ phân giải màn hình về đúng native resolution,
- đối với TV LCD HD-ready, native là 1360x768
- đối với TV LCD Full HD, native là 1920x1080
- 1 số TV Plasma tuy màn hình khá lớn (42") và ghi: Full HD supported nhưng native chỉ đạt được 1024x768. Xin lưu ý!
Ghi chú: Native Resolution là gì? Màn hình các TV LCD/Plasma được cấu thành bởi ma trận các điểm ảnh (pixel). Số lượng điểm ảnh trên mỗi màn hình là không đổi. 1 màn hình HD-ready có 1366x768 điểm ảnh, tức là các điểm ảnh được xếp kín trong 1 ma trận có độ lớn là 1366 cột và 768 dòng. Tuy nhiên khi kết nối với PC, độ phân giải phù hợp nhất là 1360x768, khi đó sẽ có 3 cột pixel mỗi bên màn hình bị bỏ qua không tham gia vào quá trình thể hiện hình ảnh. Khi mỗi điểm ảnh trên màn hình đảm nhiệm 1 điểm ảnh tương ứng do PC gửi đến, màn hình xác lập được độ phân giải native.
I/ Canh chỉnh phase, clock:
1. Đối với giao tiếp HDMI:
Khi kết nối với HDMI, bản chất của giao tiếp này disable hầu hết các thiết lập và tinh chỉnh trên TV. Dưới đây là menu tinh chỉnh phase + clock để đưa pixel map về đúng tỉ lệ 1:1
Như bạn đã thấy trên hình, các thông số phase và clock (pitch) bị xóa mờ, không thể can thiệp tinh chỉnh. Nếu gặp trường hợp pixel map bị lệch là bó tay, không thể đưa về được trạng thái tối ưu.
Một số TV đời cao có thêm vài tính năng hỗ trợ tinh chỉnh HDMI, việc này có thể hạn chế bớt sai lệch, rất tiếc là TV Sony series V không có những tính năng này để có thể chụp hình minh họa.
Trong trường hợp này, hình ảnh thiếu chuẩn xác về phase, clock, zoom... việc duy nhất các bạn có thể làm là download và cài đặt driver mới nhất cho card màn hình đang dùng. Rất có thể hành động này sẽ khắc phục được vấn đề.
2. Đối với giao tiếp Dsub:
Hầu như màn hình LCD PC nào cũng có chức năng tự canh chỉnh phase, clock tự động:
Bạn chỉ việc kích hoạt chức năng Auto Adjust, LCD PC sẽ cân chỉnh các thông số chính xác, hoàn hảo để đưa về pixel match 1:1. Nhờ đó 3 test nêu trên đều cho kết quả chuẩn xác.
Đối với màn hình LCD TV, không phải màn hình nào cũng có tính năng Auto Adjust. Theo kinh nghiệm của bản thân, những màn hình sau có chức năng quý giá này: Sony, LG, Samsung. Các màn hình Toshiba, Panasonic, JVC có thể thiếu chức năng Auto Adjust khiến cho việc cân chỉnh rất mất công và khó khăn.
Nếu LCD của bạn có Auto Adjustment như hình trên, mọi việc thật đơn giản, kích hoạt và sau 5 giây, mọi thứ trở nên hoàn hảo. Nếu LCD của bạn không có chức năng này, bạn có thể điều chỉnh 2 thông số "phase" và "clock/pitch" bằng tay. Việc này mất thời gian nhưng biết làm sao được. Cách thực hiện là bạn bật test 2 lên rồi thử chỉnh, nếu đi đúng hướng, các gợn sóng sẽ được kéo dãn dần ra và ở 1 thông số nào đó, nó sẽ phằng hoàn toàn. Như thế là chuẩn. Quá trình này mất khoảng 15-30 phút, cũng không nhiều lắm để có 1 screen chuẩn.
II/ Canh chỉnh profile màu trên LCD:
Bước I/ là để đảm bảo cho LCD của bạn có được pixel map chuẩn xác, giúp tối ưu độ nét của hình ảnh thể hiện.
Bước II/ là để LCD của bạn đạt được thông số màu sắc, sáng tối, tương phản tối ưu, phù hợp với mắt bạn nhất.
Các profile mặc định từ nhà sản xuất luôn làm over brightness và saturation, mục đích của họ là làm hình ảnh luôn sáng trưng, rực rỡ hơn khiến khách hàng cảm thấy chiếc LCD này cho hình ảnh sáng hơn, đẹp hơn các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Đây là 1 con dao 2 lưỡi. Nâng cao khả năng sáng của 1 LCD đúng là khiến hình ảnh rõ ràng và thích mắt hơn, nhưng lại làm sắc đen của LCD biến thành 1 mầu bàng bạc rẻ tiền.
Theo mình, chức năng tự động điều chỉnh độ sáng theo ánh sáng môi trường hoạt động không được tin cậy, bạn nên disable nó đi để kiểm soát màu sắc, ánh sáng thể hiện tốt hơn.
Tùy theo gu của mỗi người, các thông số điều khiển mức độ sáng tối và tương phản là khác nhau. Bạn nên bỏ chút thời gian điều chỉnh các thông số này để có 1 tone vừa mắt và thích hợp nhất. Nếu để default theo thông số của nhà sản xuất, mắt sẽ rất mau mỏi sau một khoảng thời gian ngắn dán mắt lên màn hình. Chỉnh thông số phù hợp, bạn có thể làm việc nhiều tiếng trên LCD TV mà vẫn mát mắt.
Nguyên tắc điều chỉnh như sau:
- Color temp là sắc độ màu. Nhiều người thích tone ấm nên set sang vị trí "warm". Điều này làm cân bằng trắng bị lệch, khiến hình ảnh bị ngả vàng, màu trắng biến thành màu cháo lòng, màu da người bị ngả đỏ... Nếu bạn thích tone ấm, hãy chỉnh nó trong movie player, còn đối với LCD, hãy để profile chuẩn xác nhất: neutral hoặc normal.
- Ưu tiên giảm backlight xuống càng nhiều càng tốt, giảm cường độ phát sáng đèn nền sẽ ảnh hưởng mạnh đến việc kéo dài tuổi thọ LCD, đồng thời giảm chi phí sử dụng điện.
- thông số picture ảnh hưởng đến độ tương phản, với các LCD cao cấp có độ tương phản cao, việc tăng thông số này sẽ khiến hình ảnh trong sáng rõ ràng hơn, nhưng nếu tăng quá đà, các chi tiết trong vùng sáng và tối có khả năng bị cào bằng, làm mất hiệu quả thể hiện hình ảnh.
- thông số brightness góp phần hoàn thiện bước tinh chỉnh cho phần này. Hình ảnh sáng hoặc tối quá mức làm mắt mau mệt mỏi, hãy chỉnh sao cho mắt bạn cảm thấy thoải mái ngay cả khi ngồi trước màn hình một thời gian dài.
HDMI (trái) và Dsub (phải):
Các màn hình LCD/Plasma thường có cả 2 kết nối Dsub và HDMI. Khi kết nối HTPC với chúng, thường thì chúng ta ưu tiên HDMI hơn, vì nó mới, nó tiên tiến và kết nối đơn giản. Tuy nhiên, vấn đề là nếu đứng trên tiêu chí chất lượng hình ảnh, cái nào sẽ cho chất lượng cao hơn?
Bài viết này sẽ tập trung phân tích nội dung trên một cách trực quan nhất. Hãy gạt bỏ đi những lý thuyết rườm rà, quên đi những thành kiến lệch lạc. Thứ chúng ta tập trung vào là sự thẩm định chất lượng bằng chính con mắt của chúng ta. Tôi sẽ không quyết định hộ các bạn, chính các bạn là người rút ra nhận xét và sự chọn lựa tốt nhất cho mình. Các nhận xét của tôi từ đây trở về sau đều là chủ quan.
Phần I: Kiểm tra chất lượng hình ảnh
Test 1:
Hãy quan sát hình ảnh đang thể hiện trên màn hình, nếu hình ảnh bao phủ không vừa khít diện tích cần thể hiện (thừa, thiếu hoặc lệch) thì chắc chắn pixel map chưa đạt tiêu chuẩn, chất lượng hình ảnh vì thế chưa phải là tối ưu.
Thông thường, khi kết nối LCD với HTPC:
- độ phân giải HD-ready là: 1360x768. Thiết kế của màn hình loại này là 1366x768, vì vậy tại biên trái và biên phải của LCD sẽ có 2 lằn đen rất mảnh có độ dày 3 pixel (vùng không thể hiện hình ảnh). Mọi cố gắng phủ kín hình ảnh lên các pixel này đều làm mất pixel 1:1 và ảnh hưởng xấu đến chất lượng thể hiện của LCD.
- độ phân giải của Full-HD là: 1920x1080, đây cũng là độ phân giải hỗ trợ bởi HTPC nên hình ảnh phủ kín, không có lằn đen nào cả.
Test 2:
Bắt đầu nhé, bất kể bạn đang dùng màn hình gì và kết nối nào, đầu tiên hãy set độ phân giải về trạng thái tối ưu của màn hình đó. Kế tiếp, hãy nhìn kỹ vào bức ảnh trên. Đó là 1 ô lưới rất đều, nếu bạn nhìn thấy nó có 1 trong những triệu chứng sau:
- có gợn sóng ngang hay dọc (kiểu như sóng mái tôn ấy)
- rung rung
- thỉnh thoảng có vết răn
- có nhiễu tĩnh hoặc động
- không mịn đều
thì màn hình của bạn setting chưa đạt.
Minh họa cho sự không chuẩn khi xem hình trên:
Xuất hiện các gợn sóng thẳng đứng:
Ô lưới biến dạng, không mịn đều:
Test 3:
Hình trên gồm 3 phần:
- phần trên là hình lưới ô vuông đều, phẳng, tất cả phải thật mịn màng, thật tĩnh, nhìn kỹ không thấy răn răn, không bị xô lệch là chuẩn (tương tự test 2)
- phần giữa là hình sọc đứng, các đường sọc phải thẳng đứng, độ dày đều nhau, khoảng cách đều nhau, không có cảm giác lượn sóng, răn hình.
- phần dưới cùng là hình sọc chéo, yêu cầu cũng phải thật đều, phẳng, không răn, không lượn sóng...
- tất cả các phần đều là hình tĩnh, nếu có yếu tố động xuất hiện trong hình là không ổn.
Ví dụ minh họa cho 1 trường hợp không chuẩn khi xem hình trên:
Những test trên đây dùng để kiểm tra độ phân giải native của LCD/plasma - yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc cân chỉnh kết nối với HTPC. Nếu test này không đạt, thật đáng buồn là phần hình ảnh của hệ thống nghe nhìn nhà bạn đang có vấn đề.
Phần II: Tinh chỉnh
Trước tiên, bạn cần đưa độ phân giải màn hình về đúng native resolution,
- đối với TV LCD HD-ready, native là 1360x768
- đối với TV LCD Full HD, native là 1920x1080
- 1 số TV Plasma tuy màn hình khá lớn (42") và ghi: Full HD supported nhưng native chỉ đạt được 1024x768. Xin lưu ý!
Ghi chú: Native Resolution là gì? Màn hình các TV LCD/Plasma được cấu thành bởi ma trận các điểm ảnh (pixel). Số lượng điểm ảnh trên mỗi màn hình là không đổi. 1 màn hình HD-ready có 1366x768 điểm ảnh, tức là các điểm ảnh được xếp kín trong 1 ma trận có độ lớn là 1366 cột và 768 dòng. Tuy nhiên khi kết nối với PC, độ phân giải phù hợp nhất là 1360x768, khi đó sẽ có 3 cột pixel mỗi bên màn hình bị bỏ qua không tham gia vào quá trình thể hiện hình ảnh. Khi mỗi điểm ảnh trên màn hình đảm nhiệm 1 điểm ảnh tương ứng do PC gửi đến, màn hình xác lập được độ phân giải native.
I/ Canh chỉnh phase, clock:
1. Đối với giao tiếp HDMI:
Khi kết nối với HDMI, bản chất của giao tiếp này disable hầu hết các thiết lập và tinh chỉnh trên TV. Dưới đây là menu tinh chỉnh phase + clock để đưa pixel map về đúng tỉ lệ 1:1
Như bạn đã thấy trên hình, các thông số phase và clock (pitch) bị xóa mờ, không thể can thiệp tinh chỉnh. Nếu gặp trường hợp pixel map bị lệch là bó tay, không thể đưa về được trạng thái tối ưu.
Một số TV đời cao có thêm vài tính năng hỗ trợ tinh chỉnh HDMI, việc này có thể hạn chế bớt sai lệch, rất tiếc là TV Sony series V không có những tính năng này để có thể chụp hình minh họa.
Trong trường hợp này, hình ảnh thiếu chuẩn xác về phase, clock, zoom... việc duy nhất các bạn có thể làm là download và cài đặt driver mới nhất cho card màn hình đang dùng. Rất có thể hành động này sẽ khắc phục được vấn đề.
2. Đối với giao tiếp Dsub:
Hầu như màn hình LCD PC nào cũng có chức năng tự canh chỉnh phase, clock tự động:
Bạn chỉ việc kích hoạt chức năng Auto Adjust, LCD PC sẽ cân chỉnh các thông số chính xác, hoàn hảo để đưa về pixel match 1:1. Nhờ đó 3 test nêu trên đều cho kết quả chuẩn xác.
Đối với màn hình LCD TV, không phải màn hình nào cũng có tính năng Auto Adjust. Theo kinh nghiệm của bản thân, những màn hình sau có chức năng quý giá này: Sony, LG, Samsung. Các màn hình Toshiba, Panasonic, JVC có thể thiếu chức năng Auto Adjust khiến cho việc cân chỉnh rất mất công và khó khăn.
Nếu LCD của bạn có Auto Adjustment như hình trên, mọi việc thật đơn giản, kích hoạt và sau 5 giây, mọi thứ trở nên hoàn hảo. Nếu LCD của bạn không có chức năng này, bạn có thể điều chỉnh 2 thông số "phase" và "clock/pitch" bằng tay. Việc này mất thời gian nhưng biết làm sao được. Cách thực hiện là bạn bật test 2 lên rồi thử chỉnh, nếu đi đúng hướng, các gợn sóng sẽ được kéo dãn dần ra và ở 1 thông số nào đó, nó sẽ phằng hoàn toàn. Như thế là chuẩn. Quá trình này mất khoảng 15-30 phút, cũng không nhiều lắm để có 1 screen chuẩn.
II/ Canh chỉnh profile màu trên LCD:
Bước I/ là để đảm bảo cho LCD của bạn có được pixel map chuẩn xác, giúp tối ưu độ nét của hình ảnh thể hiện.
Bước II/ là để LCD của bạn đạt được thông số màu sắc, sáng tối, tương phản tối ưu, phù hợp với mắt bạn nhất.
Các profile mặc định từ nhà sản xuất luôn làm over brightness và saturation, mục đích của họ là làm hình ảnh luôn sáng trưng, rực rỡ hơn khiến khách hàng cảm thấy chiếc LCD này cho hình ảnh sáng hơn, đẹp hơn các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Đây là 1 con dao 2 lưỡi. Nâng cao khả năng sáng của 1 LCD đúng là khiến hình ảnh rõ ràng và thích mắt hơn, nhưng lại làm sắc đen của LCD biến thành 1 mầu bàng bạc rẻ tiền.
Theo mình, chức năng tự động điều chỉnh độ sáng theo ánh sáng môi trường hoạt động không được tin cậy, bạn nên disable nó đi để kiểm soát màu sắc, ánh sáng thể hiện tốt hơn.
Tùy theo gu của mỗi người, các thông số điều khiển mức độ sáng tối và tương phản là khác nhau. Bạn nên bỏ chút thời gian điều chỉnh các thông số này để có 1 tone vừa mắt và thích hợp nhất. Nếu để default theo thông số của nhà sản xuất, mắt sẽ rất mau mỏi sau một khoảng thời gian ngắn dán mắt lên màn hình. Chỉnh thông số phù hợp, bạn có thể làm việc nhiều tiếng trên LCD TV mà vẫn mát mắt.
Nguyên tắc điều chỉnh như sau:
- Color temp là sắc độ màu. Nhiều người thích tone ấm nên set sang vị trí "warm". Điều này làm cân bằng trắng bị lệch, khiến hình ảnh bị ngả vàng, màu trắng biến thành màu cháo lòng, màu da người bị ngả đỏ... Nếu bạn thích tone ấm, hãy chỉnh nó trong movie player, còn đối với LCD, hãy để profile chuẩn xác nhất: neutral hoặc normal.
- Ưu tiên giảm backlight xuống càng nhiều càng tốt, giảm cường độ phát sáng đèn nền sẽ ảnh hưởng mạnh đến việc kéo dài tuổi thọ LCD, đồng thời giảm chi phí sử dụng điện.
- thông số picture ảnh hưởng đến độ tương phản, với các LCD cao cấp có độ tương phản cao, việc tăng thông số này sẽ khiến hình ảnh trong sáng rõ ràng hơn, nhưng nếu tăng quá đà, các chi tiết trong vùng sáng và tối có khả năng bị cào bằng, làm mất hiệu quả thể hiện hình ảnh.
- thông số brightness góp phần hoàn thiện bước tinh chỉnh cho phần này. Hình ảnh sáng hoặc tối quá mức làm mắt mau mệt mỏi, hãy chỉnh sao cho mắt bạn cảm thấy thoải mái ngay cả khi ngồi trước màn hình một thời gian dài.
Chỉnh sửa lần cuối: