binhhc
Moderator
Re: Ðề: HD Thái Nguyên - Xây dựng phòng Multimedia
Về cái chuyên đề Biến áp cách ly cho thiết bị Audio này, từ bài viết của cuonghaanh, tớ bổ xung 1 chút:
1. Chức năng chống giật (An toàn): điều này là hiển nhiên và rõ ràng, nếu các thiết bị điện dùng qua BA cách ly thì cho dù nó có bị hở thì người dùng chạm vào không cảm thấy tê tê hoặc bị giật (ví dụ chạm vào phần lõi của dây anten tivi hoặc cáp AV)
2. Giảm nhiễu: Điều này hoàn toàn đúng, trên lưới điện có rất nhiều các sóng hài bậc cao do các thiết bị điện khác tạo ra (ví dụ: Lò hồ quang nấu thép, lò điện phân,...) nó làm can nhiễu cho các thiết bị điện tử cần độ chính xác và ổn định cao (như thiết bị Audio, thiết bị y tế,....) do đó dùng biến áp cách ly sẽ hạn chế được khá nhiều các tác nhân gây nhiễu này.
3. Ổn định và chống sét: Ổn định thì không rồi, vì nó chỉ là cái biếp áp, không phải ổn áp.
Còn chức năng chống sét thì có, vì: khi cường độ sét nhỏ, 2 cuộn dây là riêng biệt nên sóng sét sẽ chỉ chạy quẩn ở cuộn sơ cấp, còn phía thứ cấp ra thiết bị sẽ ít bị ảnh hưởng. Khi cường độ sét quá lớn, thì lúc đó biến áp cách lý sẽ thành vật thế mạng (chịu hy sinh để cứu các thiết bị đắt tiền phía sau)
Nói thêm: ngày xưa Nhà máy điện Cao Ngạn có 3 cái MBA phòng sét có tỷ lệ 1:1 điện áp 6kv nối trước máy phát điện. Nhiệm vụ của nó để bảo vệ máy phát điện khỏi sóng sét và sẵn sàng hy sinh để cứu máy phát điện.
Hiện nay không biết họ còn làm như vậy không? nhờ chú quyet111 và binhlinhgiang xem giúp.
Làm cái góp vui với ace em Thái Nguyên nào....:
Kiến thức là ko có giới hạn, những hiểu biết của em ở đây có thể đúng, có thể sai, mong có sự góp ý trao đổi cùng các bác..
Em xin trình bày theo thứ tự tách ra các mục cho các bác tiện theo dõi, cũng là tiện cho em chỉnh sửa viết lách.
BACL:
1. Về chức năng chống giật: BA cách ly đơn giản là cục BA đổi điện từ điện áp U1 sang U2 (có thể bằng nhau hoặc khác nhau tùy cấu tạo). Trong đó, cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp được quấn riêng rẽ và cách điện tốt với nhau (khác hẳn BA tự ngẫu, sơ-thứ dính với nhau). Năng lượng điện chuyển từ cuộn sơ (U1) sang cuộn thứ (U2) qua từ thông biến thiên trong lõi => Về cơ bản là điện đầu ra U2 chẳng dính dáng gì tới điện lưới => Sờ vào không có dòng chạy qua cơ thể xuống đất => Không giật. Nhưng không giật chỉ khi nào chạm vào 1 đầu dây. Nếu bác nào sờ cào cả hai đầu dây ra của U2 thì vẫn tèo như thường.
2. Về chuyện giảm nhiễu: Là có thật. Trong một BA thông thường, tần số 50/60Hz cảm ứng bằng từ qua lõi, trong khi tần số cao hơn (nhiễu) không qua lõi được (vì sắt từ không thích cao tần ) nhưng lại xuyên qua thành phần tụ điện tạo bởi cuộn sơ với cuộn thứ, các cuộn dây với vỏ máy, cuộn dây với lõi sắt, vv... Dẫn đến BA thông thường không chỉ chuyển năng lượng nguồn mà còn cả năng lượng nhiễu từ đầu vào -> đầu ra. Với BACL chuẩn, vì cấu tạo "đặc biệt" (so với các BA nguồn thông thường), các thành phần tụ ký sinh nhỏ hoặc bị triệt bỏ => Chỉ có điện nguồn chuyển qua còn nhiễu thì gần như không => Tạm gọi là sạch hơn. Việc "triệt tụ" nhiều trường hợp cần nối đất => Càng nối càng sạch, không nối "đỡ" sạch
3. Về chức năng ổn định nguồn: Cái này chắc là không có. Đầu vào 220V mà lên 400V thì đầu ra thiết bị vẫn die như thường. Nó làm nhiệm vụ sao chép điện áp nguồn nên vào sao ra vậy. May ra có trường hợp này: Khi có sét BACL chết không kịp ngáp => Các thiết bị phía sau nó không kịp chết thì tạm gọi là "bảo vệ và ổn định" thôi chứ bản thân nó không có chức năng này
http://www.hdvietnam.com/diendan/61-thiet-bi-am-thanh/392650-tieu-tan-am-argent-room-lens.html
Về cái chuyên đề Biến áp cách ly cho thiết bị Audio này, từ bài viết của cuonghaanh, tớ bổ xung 1 chút:
1. Chức năng chống giật (An toàn): điều này là hiển nhiên và rõ ràng, nếu các thiết bị điện dùng qua BA cách ly thì cho dù nó có bị hở thì người dùng chạm vào không cảm thấy tê tê hoặc bị giật (ví dụ chạm vào phần lõi của dây anten tivi hoặc cáp AV)
2. Giảm nhiễu: Điều này hoàn toàn đúng, trên lưới điện có rất nhiều các sóng hài bậc cao do các thiết bị điện khác tạo ra (ví dụ: Lò hồ quang nấu thép, lò điện phân,...) nó làm can nhiễu cho các thiết bị điện tử cần độ chính xác và ổn định cao (như thiết bị Audio, thiết bị y tế,....) do đó dùng biến áp cách ly sẽ hạn chế được khá nhiều các tác nhân gây nhiễu này.
3. Ổn định và chống sét: Ổn định thì không rồi, vì nó chỉ là cái biếp áp, không phải ổn áp.
Còn chức năng chống sét thì có, vì: khi cường độ sét nhỏ, 2 cuộn dây là riêng biệt nên sóng sét sẽ chỉ chạy quẩn ở cuộn sơ cấp, còn phía thứ cấp ra thiết bị sẽ ít bị ảnh hưởng. Khi cường độ sét quá lớn, thì lúc đó biến áp cách lý sẽ thành vật thế mạng (chịu hy sinh để cứu các thiết bị đắt tiền phía sau)
Nói thêm: ngày xưa Nhà máy điện Cao Ngạn có 3 cái MBA phòng sét có tỷ lệ 1:1 điện áp 6kv nối trước máy phát điện. Nhiệm vụ của nó để bảo vệ máy phát điện khỏi sóng sét và sẵn sàng hy sinh để cứu máy phát điện.
Hiện nay không biết họ còn làm như vậy không? nhờ chú quyet111 và binhlinhgiang xem giúp.