[B]Mùa đông khi thời tiết thay đổi thất thường bạn rất dễ bị nhiệt miệng. Bạn có thể giảm thiểu khó chịu bằng những mẹo sau.
Tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Ăn nhiều quả tươi để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, sắt...) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và làm nhanh lành vết thương trong miệng khi đã có loét.
Mật ong: Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước, đồng thời giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.
Nước cam, chanh. Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng uống khi bụng đói.
Uống nước nhân trần, rau má, trà xanh... Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.
Ninh đỗ đen 30 phút chắt lấy nước pha với muối rồi uống (cái còn lại cho đường vào ninh thành chè đỗ đen).
Dùng bột sắn dây, uống sống hoặc nấu chín đều được (nấu chín sôi phải bỏ ra ngay).
Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu... nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan...\[/B]