HD Sài Gòn - Niềm Vui Bất Tận

tonytruong

Super Moderators
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào cả nhà buổi chiều. :)

cb6b37e4f77e53545ad98e32032a9b59_zps4b63d747.jpg


cb0b3007d76dd870c8502cb79dec9d90_zpsd0c71db3.jpg
 

truonghd

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chuẩn bị đón giao thừa , ngụ thôi=((
 

maison67

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào cả nhà buổi chiều tối!:)) Chuẩn bị đón giao thừa qua năm mới rồi, đón giao thừa xong, ngồi nói chuyện + rai lai đến... Giờ Tý Canh Ba mới được đi ngủ!:):D
 

tonytruong

Super Moderators
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Sắp đến giờ giao thừa xin Chúc toàn thể anh em HDSG một năm mới nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng, gặp nhiều may mắn và tràn đầy Hạnh phúc!

0a819b56ca2e6aae92488569a7a41ee8_zps948203ce.jpg


f9f13838a7ed7ced42dabee04d1d1fd6_zps12610d82.jpg


afbb299951a278757a69c85796fffe96_zps1e62ded1.jpg
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Kiêng cử trong ba ngày Tết.

Kiêng quét nhà hay đổ rác, kỵ đánh vỡ cốc chén và ăn những món thịt chó, thịt vịt trong ngày Tết.

Miền Bắc


Trước Tết, nhà nào cũng quét dọn sạch sẽ nhà cửa để trong ba ngày đầu tiên của năm mới, cây chổi quét nhà không được động đến. Theo quan niệm, quét nhà là quét hết vận đỏ và lộc năm mới đi. Vì thế sẽ không ai quét nhà vào 3 ngày đầu năm. Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà. Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.

heiWVEkZ9pZkQT-yOn3qMHVFUUzUUTxaUigHOgcT-yuCKn0pnDM4VVVCkADwzZdlRcm0bqFIfnW-81Mcdu2Iq4EEdZknJU53gJQnenW9GHhuEgF5x7Eyq3z4gGP0=s0-d-e1-ft


Tránh làm rơi vỡ trong 3 ngày Tết để tránh đổ vỡ, xui xẻo trong cả năm. Ảnh: Traveller.

Kiêng không treo những tranh không hay như đánh ghen, kiện tụng... mà phải tìm bằng được tranh lợn, gà, cậu bé. Những bức tranh của làng tranh Đông Hồ, Hàng Trống mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn.

Ngày mùng Một Tết, đừng đến xin lửa nhà người khác vì lửa đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may. Tương tự như vậy, tránh xin nước những ngày này. Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” với rất nhiều cách giải thích khác nhau. Đầu tiên, việc mua muối được xem là mua cái sự mặn mà về nhà cho cả năm. Còn vôi cũng có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, thể hiện qua 3 cách dùng: Xây nhà xây cửa, ăn trầu và rải 4 góc nhà đuổi tà ma. Cũng có một cách giải thích khác cho rằng cuối năm phải mua vôi để tiếp vôi cho ông bình vôi.

Những người "nặng vía", không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Một vài gia đình sẽ chọn người hợp tuổi với nhà mình để mời xông đất. Người gia đình có tang trong năm trước không đến chơi gia đình nhà khác vào dịp năm mới để tránh xui xẻo.

Những từ ngữ xui xẻo như chết chóc, ốm đau được tránh nói trong những ngày đầu năm.
Làm vỡ bát đĩa, cãi nhau, chửi nhau khiến không khí ngày Tết kém vui và bất hòa trong suốt cả năm, kiêng cữ để được vui vẻ cả năm dài.

Miền Trung



b64u7ILrPTnCuE3_P8kT46lWS-n4dHYwwoJ1eNbvRApE-ggHAxiykAMyqJtB1NjeJePOxidpGCV_xdNvAhYI6bZnc5Us-22qsnJ0lquKxKGUlKD0AZGOPUg2EXdAQNi5XWYvpA=s0-d-e1-ft


Thịt vịt, thịt chó là những món ăn không được đụng đũa trong những ngày đầu tháng và đầu năm. Ảnh: Vitninhhoa.
Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt, thịt chó trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm.

Ngày Tết kiêng mặc quần áo màu trắng, màu đen mà nên chọn những sắc màu vui tươi, đẹp mắt cho những ngày đầu năm mới.

Miền Nam
Trong những ngày Tết, khách đến chơi nhà vào bất kể giờ giấc nào, bất kỳ ai cũng được gia chủ dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít. Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.

Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của cải.

Jg3y93L4tS-8k66ox5_SltuFZpgVcvi35DkJhx9kw5-2Tg3YYpOTifgs8r1LsrKIiuCH2NZ9jBbHtqg1Rm_QnTv2EUZFB08bfNue3W0lK6xo0tEQCwrHv2ZmV3COI76vZXQ0UxVCyhWu_b10=s0-d-e1-ft


Người miền Bắc tránh quét nhà trong 3 ngày đầu năm, còn người miền Nam cất chổi để tránh bị trộm sạch của cải. Ảnh: Famliy.

ST.
 

s2krazyellow

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào cả nhà ngày cuối của năm Quý Tỵ...
 

s2krazyellow

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Cám ơn anh Long về những thông tin tết bổ ích....
 

s2krazyellow

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Lo chuẩn bị đón tết xong hết chưa chú, ở riêng cực muôn phần hén. \m/

Chưa lo gì được hết anh ơi.... Mới mua dc cây quất để trước nhà à......
Trong nhà vẩn yên tĩnh chưa có gì là cảm giác tết hết ...
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014


CA DAO TỤC NGỮ VỀ NGÀY TẾT


2f8912601f3212922edf605dc7b80a9a.jpg


Dù ai buôn bán nơi đâu
Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về.
*
Anh Hai anh tính đi mô
Tôi đi chợ Tết mua khô cá thiều.
*
Con ơi! ham học chớ đùa
Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo.
*
Cú kêu ba tiếng cứ kêu
Kêu mau đến Tết, dựng nêu ăn chè
Dựng nêu thì dựng đầu hè
Để sân gieo cải, vãi mè ăn chung.
*
Dầu bông bưởi dầu bông lài
Xức vô tới Tết còn hoài mùi thơm.

*
Hễ ai mà nói dối ai
Thì mồng một Tết Ba Giai đến nhà.

a3eb9211247c314a6d2b44b3f2f0b6f9.jpg


*
Tới đây viếng cảnh, thăm hoa
Trước mừng các cố, sau là mừng dân.
Sau nữa mừng cả làng tuần
Mừng cho nam nữ chơi Xuân hội nầy
Một mai đàn có bén dây
Ơn dân vạn bội biết ngày nào quên!

15bf306b35cf7eeb909ce64b9b95618a.jpg
*
Gia Lạc chỉ mở ngày Xuân
Quanh năm, suốt tháng khó lần tìm ra.
*
Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.
Mông bốn chơi chợ Quả linh
Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi.
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng.
*
Thừa con gả cho hàng tờ
Đến ba mươi tết phất phơ ngoài đường.
*
Tháng giêng ăn tết ở nhà
Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm.

*
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết có thịt treo trong nhà.


6551dbe78389acf7b038e3cd6aeece1d.jpg
*
Nhớ xưa trả nợ ba đời
Chiều ba mươi Tết mẹ ngồi nhìn con
Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo
Chừ đây hết cực hết nghèo
Vui theo ra ruộng nhàn theo về nhà.
*
Chưa chi anh đã vội về
Hay là xuân giục vội về với xuân.
*
Mưa xuân, lác đác vườn đào
Công anh đắp đất, ngăn rào trồng hoa.
*
Mỗi năm vào dịp xuân sang
Em về Triều Khúc xem làng hội xuân
Múa cờ, múa trống, múa lân
Nhớ ai trong hội có lần gọi em…

*
Một năm là mấy tháng xuân
Ăn chơi cho thỏa phong trần ai ơi!​

 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Người miền Nam đón Tết như thế nào?


Mỗi miền lại có một truyền thống đón năm mới riêng biệt, tạo nên sự đa dạng và phong phú văn hoá Việt Nam. Nhân dịp xuân về,xin giới thiệu với cả nhà những cái Tết đặc trưng của 3 miền Nam - Trung - Bắc. Bắt đầu từ miền Nam sông nước.

Chợ Tết trên sông

Không khí Tết trong Nam bắt đầu nhộn nhịp vào khoảng đầu tháng chạp, các chợ hoa, chợ Tết chuẩn bị dựng sạp cho đến đêm giao thừa với những phiên chợ mở suốt đêm.

cho%20hoa1.jpg

Miền Nam là nơi chảy qua của con sông Mekong rộng lớn nên khắp các tỉnh giao thương trên sông là hoạt động quan trọng. Các phiên chợ Tết trên sông hoặc ở bến sông trở nên nhộn nhịp, sầm uất khác thường vào những ngày cuối năm. Các quầy hàng trên bến được trang trí đầy sắc màu với hoa, bánh mứt, củ kiệu, đu đủ làm dưa, phong bao lì xì, giấy dán...

Chợ hoa xuân rực rỡ

Chợ hoa thường được khai trương vào cuối tháng 12 với các loài hoa trái rực rỡ và đa dạng như mãn đình hồng, thược dược, hướng dương, hồng, sống đời, vạn thọ, cúc, thơm kiểng, ớt kiểng, đu đủ và cả những loài hoa cao cấp: tuy-líp, bát tiên, phong lan.

cho%20hoa%202.jpg

Hấp dẫn nhất là những ghe chở đầy hoa bán trên sông. Dòng sông rộng lớn bỗng trở nên xinh đẹp với những ghe thuyền chở hoa cúc vàng rực, những bông hồng, mai, v.v.

mai%20vang1.jpg

Đối với người Nam, hoa mai đồng nghĩa với sự may mắn. Một cành mai nở hoa vàng rực vào những ngày đầu năm là niềm vui lớn cho cả nhà, báo hiệu điều tốt lành cho cả năm.

Mâm ngũ quả

Mâm ngủ quả của người miền Nam luôn có bốn thứ trái cây chính là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, mà theo cách phát âm miền Nam hiểu là "cầu vừa đủ xài" thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng.

mam%20qua1.jpg

Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam như ở ngoài Bắc. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Lễ nghi truyền thống

Giáp tết, các gia đình sẽ tổ chức đi chạp mộ để tỏ lòng "uống nước nhớ nguồn" với những người đã khuất. Chiều 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời. Ngày 30 làm một mâm cơm cúng tổ tiên, gọi là lễ "rước ông bà". Cho đến khi hết Tết khói hương trên bàn thờ gia tiên lun nghi ngút và sau đó đến ngày mồng 3 tháng Giêng thì làm lễ "đưa ông bà".

Mâm cơm cúng tất niên chiều 30 tết, thường quy tụ đủ mặt mọi người thân trong gia đình. Theo quan niệm của người Nam Bộ mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, nên cúng tế, đốt pháo là để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới. Đêm 29-30 là lúc vui nhất, mọi người thức đón giao thừa, chơi tú, ăn uống... rất huyên náo.

Khác với miền Bắc dành cả Tết để đi thăm chúc họ hàng và bạn bè, trong Nam mọi người coi Tết là dịp đi chơi và nghỉ ngơi cuối năm nên các gia đình, nhóm bạn thường tổ chức những chuyến đi chơi xa.

Mâm cỗ ngày xuân

Miền Nam gói bánh chưng dài hay còn gọi là bánh tét và có nhiều loại khác nhau như: bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt. Bánh tét chay không nhân. Bánh tét mặn được xắt miếng và thường ăn kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm. Mâm cỗ Tết của miền Nam thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Hầu như nhà nào cũng có ba món cơ bản là bánh tét, bánh tráng và nồi thịt kho tàu trong mấy ngày tết. Nếu món canh không thể thiếu ở miền Bắc là canh măng hay canh bóng thì trong Nam là món canh khổ qua nhồi thịt.

banh%20tet1.jpg

Để thay đổi khẩu vị và đỡ ngấy, nhà nào ở Nam Bộ cũng nấu cháo cá ám, ăn với rau ghém, chuối cây xắt mỏng và các loại rau thơm, rau mùi, một con cá lóc nướng ăn với lá bông súng non hay đọt vừng.

Người phương Nam đặc biệt chăm chút cho bàn tiệc ngày xuân, nó chứa đựng loàng thành kính với tổ tiên ông bà và thưởng thức trọn vẹn vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng trong từng món ăn bên mâm cơm sum vầy gia đình ngày đầu năm thêm ấm áp, an khang.

Kiêng kỵ đầu năm

Trước lúc giao thừa, tất cả các thành viên phải có mặc đầy đủ tại nhà. Nếu ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.

Khi ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít khi ghé chơi vào tết.

Nếu trong ngày tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của, vậy nên khi quét dọn phải cất hết chổi.

Những ngày đầu năm người phương Nam sẽ không cối xay gạo trống vì theo quan niệm của người dân, việc để trống như vậy sẽ làm cho năm tới thất bát, mất mùa. Những ngày Tết, họ thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.

ST.
 

maison67

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chưa lo gì được hết anh ơi.... Mới mua dc cây quất để trước nhà à......
Trong nhà vẩn yên tĩnh chưa có gì là cảm giác tết hết ...

Nhà mình cũng gần giống với nhà bác đó! Vợ đi làm tới tối 28 mới được nghĩ, chân cẳng mình bị vậy, có đi tới đâu được mà mua! Bác còn có được món mới đón Tết (cây quất), mình có cái Rec (cũ người mới ta), mà vẫn chưa trải nghiệm đón Tết năm này được kà! Hihi! Hix!:(:)):D
 

s2krazyellow

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Người miền Nam đón Tết như thế nào?


Mỗi miền lại có một truyền thống đón năm mới riêng biệt, tạo nên sự đa dạng và phong phú văn hoá Việt Nam. Nhân dịp xuân về,xin giới thiệu với cả nhà những cái Tết đặc trưng của 3 miền Nam - Trung - Bắc. Bắt đầu từ miền Nam sông nước.

Chợ Tết trên sông

Không khí Tết trong Nam bắt đầu nhộn nhịp vào khoảng đầu tháng chạp, các chợ hoa, chợ Tết chuẩn bị dựng sạp cho đến đêm giao thừa với những phiên chợ mở suốt đêm.

cho%20hoa1.jpg

Miền Nam là nơi chảy qua của con sông Mekong rộng lớn nên khắp các tỉnh giao thương trên sông là hoạt động quan trọng. Các phiên chợ Tết trên sông hoặc ở bến sông trở nên nhộn nhịp, sầm uất khác thường vào những ngày cuối năm. Các quầy hàng trên bến được trang trí đầy sắc màu với hoa, bánh mứt, củ kiệu, đu đủ làm dưa, phong bao lì xì, giấy dán...

Chợ hoa xuân rực rỡ

Chợ hoa thường được khai trương vào cuối tháng 12 với các loài hoa trái rực rỡ và đa dạng như mãn đình hồng, thược dược, hướng dương, hồng, sống đời, vạn thọ, cúc, thơm kiểng, ớt kiểng, đu đủ và cả những loài hoa cao cấp: tuy-líp, bát tiên, phong lan.

cho%20hoa%202.jpg

Hấp dẫn nhất là những ghe chở đầy hoa bán trên sông. Dòng sông rộng lớn bỗng trở nên xinh đẹp với những ghe thuyền chở hoa cúc vàng rực, những bông hồng, mai, v.v.

mai%20vang1.jpg

Đối với người Nam, hoa mai đồng nghĩa với sự may mắn. Một cành mai nở hoa vàng rực vào những ngày đầu năm là niềm vui lớn cho cả nhà, báo hiệu điều tốt lành cho cả năm.

Mâm ngũ quả

Mâm ngủ quả của người miền Nam luôn có bốn thứ trái cây chính là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, mà theo cách phát âm miền Nam hiểu là "cầu vừa đủ xài" thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng.

mam%20qua1.jpg

Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam như ở ngoài Bắc. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Lễ nghi truyền thống

Giáp tết, các gia đình sẽ tổ chức đi chạp mộ để tỏ lòng "uống nước nhớ nguồn" với những người đã khuất. Chiều 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời. Ngày 30 làm một mâm cơm cúng tổ tiên, gọi là lễ "rước ông bà". Cho đến khi hết Tết khói hương trên bàn thờ gia tiên lun nghi ngút và sau đó đến ngày mồng 3 tháng Giêng thì làm lễ "đưa ông bà".

Mâm cơm cúng tất niên chiều 30 tết, thường quy tụ đủ mặt mọi người thân trong gia đình. Theo quan niệm của người Nam Bộ mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, nên cúng tế, đốt pháo là để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới. Đêm 29-30 là lúc vui nhất, mọi người thức đón giao thừa, chơi tú, ăn uống... rất huyên náo.

Khác với miền Bắc dành cả Tết để đi thăm chúc họ hàng và bạn bè, trong Nam mọi người coi Tết là dịp đi chơi và nghỉ ngơi cuối năm nên các gia đình, nhóm bạn thường tổ chức những chuyến đi chơi xa.

Mâm cỗ ngày xuân

Miền Nam gói bánh chưng dài hay còn gọi là bánh tét và có nhiều loại khác nhau như: bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt. Bánh tét chay không nhân. Bánh tét mặn được xắt miếng và thường ăn kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm. Mâm cỗ Tết của miền Nam thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Hầu như nhà nào cũng có ba món cơ bản là bánh tét, bánh tráng và nồi thịt kho tàu trong mấy ngày tết. Nếu món canh không thể thiếu ở miền Bắc là canh măng hay canh bóng thì trong Nam là món canh khổ qua nhồi thịt.

banh%20tet1.jpg

Để thay đổi khẩu vị và đỡ ngấy, nhà nào ở Nam Bộ cũng nấu cháo cá ám, ăn với rau ghém, chuối cây xắt mỏng và các loại rau thơm, rau mùi, một con cá lóc nướng ăn với lá bông súng non hay đọt vừng.

Người phương Nam đặc biệt chăm chút cho bàn tiệc ngày xuân, nó chứa đựng loàng thành kính với tổ tiên ông bà và thưởng thức trọn vẹn vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng trong từng món ăn bên mâm cơm sum vầy gia đình ngày đầu năm thêm ấm áp, an khang.

Kiêng kỵ đầu năm

Trước lúc giao thừa, tất cả các thành viên phải có mặc đầy đủ tại nhà. Nếu ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.
Khi ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít khi ghé chơi vào tết.
Nếu trong ngày tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của, vậy nên khi quét dọn phải cất hết chổi.

Những ngày đầu năm người phương Nam sẽ không cối xay gạo trống vì theo quan niệm của người dân, việc để trống như vậy sẽ làm cho năm tới thất bát, mất mùa. Những ngày Tết, họ thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.
ST.

Tết này điểm mặt anh em HDSG.. tới nhà từng người nhậu ké mới dc..
hahhaahahaa..... Ko phải tham ăn đâu.. nhưng mà ko từ chối dc... :p
 

s2krazyellow

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Nhà mình cũng gần giống với nhà bác đó! Vợ đi làm tới tối 28 mới được nghĩ, chân cẳng mình bị vậy, có đi tới đâu được mà mua! Bác còn có được món mới đón Tết (cây quất), mình có cái Rec (cũ người mới ta), mà vẫn chưa trải nghiệm đón Tết năm này được kà! Hihi! Hix!:(:)):D

Là do bác ko lên tiếng.. bác alo 1 tiếng ko lẽ anh em ko chạy đến giúp bác sao?
Do tại bác thôi... chuyện ko thể bác cũng biến thành có thể.. vậy mà chuyện dể ợt mà lại ngại ngùng... :D
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Những tác phẩm nghệ thuật rau củ ở Đường hoa Nguyễn Huệ

duong-hoa.jpg


Tác phẩm “Vó ngựa lên non” của Trường nghiệp vụ khách sạn Saigontourist

duong-hoa-(1).jpg



Tác phẩm “Bướm xuân” của Khu du lịch Bình Quới

duong-hoa-(2).jpg


Tác phẩm “Nghinh xuân” của Khách sạn Royal Saigon

duong-hoa-(3).jpg


Tác phẩm của Khách sạn The Caravelle

duong-hoa-(4).jpg


Tác phẩm “Thành phố phồn hoa” của Khách sạn Rex

duong-hoa-(5).jpg


Tác phẩm của Khách sạn Oscar Saigon

duong-hoa-(6).jpg


Tác phẩm “Thành phố tiến lên” của Khách sạn Grand

duong-hoa-(7).jpg


Tác phẩm của Khách sạn Continental Saigon


duong-hoa-(8).jpg


Tác phẩm “Sắc xuân” của Khách sạn New World Saigon

duong-hoa-(9).jpg


Biểu tượng chợ Bến Thành (TP.SG) được khắc trên quả dưa hấu

duong-hoa-(10).jpg


Biểu tượng chùa Một Cột (Hà Nội)

duong-hoa-(11).jpg


Biểu tượng Hòn Gà Chọi ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

duong-hoa-(12).jpg


Biểu tượng chùa Vĩnh Nghiêm (TP.SG)

duong-hoa-(13).jpg


Biểu tượng nhà thờ Đức Bà (TP.SG)

Diệp Đức Minh (thanhnien)
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Tết này điểm mặt anh em HDSG.. tới nhà từng người nhậu ké mới dc..
hahhaahahaa..... Ko phải tham ăn đâu.. nhưng mà ko từ chối dc... :p

Thông tin này chính xác đó chú, cứ tới là có tiếp liền (ít hay nhiều mà thui). :))

Nếu có vào SG nhớ gọi trước nha để còn chuẩn bị và ở nhà tiếp. \m/
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Nhà mình cũng gần giống với nhà bác đó! Vợ đi làm tới tối 28 mới được nghĩ, chân cẳng mình bị vậy, có đi tới đâu được mà mua! Bác còn có được món mới đón Tết (cây quất), mình có cái Rec (cũ người mới ta), mà vẫn chưa trải nghiệm đón Tết năm này được kà! Hihi! Hix!:(:)):D

Thì cứ để lên... trưng tết đi, qua năm rùi lấy xuống xài. \m/ Kakkakakak :))
 

s2krazyellow

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Thông tin này chính xác đó chú, cứ tới là có tiếp liền (ít hay nhiều mà thui). :))

Nếu có vào SG nhớ gọi trước nha để còn chuẩn bị và ở nhà tiếp. \m/

em ghẹo thôi anh... chạy show đến mùng 6 mới về lại nhà.. :p
 

maison67

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Là do bác ko lên tiếng.. bác alo 1 tiếng ko lẽ anh em ko chạy đến giúp bác sao?
Do tại bác thôi... chuyện ko thể bác cũng biến thành có thể.. vậy mà chuyện dể ợt mà lại ngại ngùng... :D

Hỏng phải vậy đâu, mình tưởng hàng của anh Đức ship cho AE mình về kịp ngày 27, các bác đi nhận hàng quẹo vào nhà mình luôn, nên mình không lên tiếng chứ ai dè dậy! Hihi! Thôi kg sao, nếu Tết bác có vào Sài Gòn, alo vào nhà mình làm vài lon trà xanh với... lạp vịt!:-@:))
 
Bên trên