HD Sài Gòn - Niềm Vui Bất Tận

maison67

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Phải nói xem phim: The November Man 2014 này hay quá nha anh em kéo bản 1080p này tạm về xem trước đi nhé, và sub chuẩn bản này đấy. :)
Link: http://www.hdvietnam.com/diendan/33...dong-november-man-2014-1080p.html#post7775440

the_november_man-poster.jpg

Đã có thông tin tối mai sẽ có hàng Bluray gồi anh Trường ui. \m/

Vậy AE mềnh chờ sáng CN9H kéo luôn bản Blu xem cho chất lượng nước và cái!:-bd:):)):D
 

maison67

Well-Known Member

maison67

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Phim này xem cảm nhận âm thanh hay, tiếng sóng, tiếng súng chạy rần rần quanh tai nghe đã lắm AE!









 
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

tonny chào cả nhà cái nà.....chúc mọi người cuối tuần vui vẻ nà.......
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Nhan sắc thật sự của cung tần mỹ nữ Trung Quốc thời xưa. P1​

Hẳn nhiều người sẽ "ngã ngửa" trước sắc đẹp của những cung tần mỹ nữ xưa.

Chúng ta hẳn đã quá quen với hình tượng những mỹ nữ Trung Quốc trên màn ảnh được tái hiện vô cùng kiều diễm và xinh đẹp. Tuy nhiên ít người biết rằng, nét đẹp của thiếu nữ trong hậu cung xưa không hề “long lanh” đến vậy.​


Hãy cùng ngược dòng lịch sử tìm hiểu về nhan sắc thật sự của những cung tần mỹ nữ và quan niệm về cái đẹp của người xưa qua bài viết dưới đây.


1. Sự đối lập giữa phim ảnh và đời thực


Có thể khẳng định rằng, dòng phim cổ trang của Trung Quốc phát triển rất mạnh. Phim đã góp công lớn trong việc quảng bá không chỉ lịch sử hào hùng mà còn phô diễn sức mạnh của Trung Quốc thông qua hình ảnh hoành tráng với cung điện nguy nga và dàn diễn viên “đẹp như hoa”.
Tuy nhiên, sự phổ biến của những bộ phim cổ trang đã khiến người xem bị... ngã ngửa khi biết được sự thật về bộ mặt cung cấm khi xưa, đặc biệt là vẻ đẹp các cung phi của vua.

3-57550.jpg

Theo tài liệu lịch sử thì trong bức họa này, Hạ Tử Vy là người đứng thứ 2 từ trái sang, còn đứng giữa là Hoàn châu cách cách.


Ta có thể lấy hình tượng Thục phi Văn Tú - phi tần của vua Phổ Nghi (vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa) làm ví dụ cụ thể. Có thể dễ dàng thấy được rằng hình ảnh trên thực tế của vị phi tần này khác xa so với vẻ đẹp trên phim ảnh do diễn viên thủ vai.


5-26b6e.jpg

Thục phi Văn Tú, vợ vua Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc.
Thục phi Văn Tú nổi tiếng là người đầu tiên li dị với hoàng đế. Cô xuất thân từ một gia đình quý tộc sa sút, do muốn lấy lại vinh quang xưa mà được gả cho vua Phổ Nghi lúc chỉ 14 tuổi.


Điều đáng chú ý là cô được chính hoàng đế chọn lựa từ tranh được gửi đến để làm hoàng hậu. Tuy nhiên, do những thế lực khác trong cung mà cô chỉ được làm vợ lẽ, phong là Thục phi.

Cuộc sống trong cung của cô rất buồn bã và cô đơn. Nhà vua không hề quan tâm đến cô và Văn Tú bị hoàng hậu Uyển Dung ghen ghét. Sau này khi Phổ Nghi liên kết với quân Nhật, cô càng bị ghẻ lạnh hơn. Cuối cùng, cô đòi ly hôn với Phổ Nghi, trở thành phi tần đầu tiên dám đề đạt việc ly hôn vua và thành công.

2. Quan niệm khác biệt về sắc đẹp


Sự chênh lệch giữa phim ảnh và hiện thực trên phần nào có thể được giải thích bằng quan niệm khác biệt về cái đẹp thời xưa và ngày nay. Điều này ta có thể thấy rõ thông qua hình tượng những mỹ nhân nổi tiếng của Trung Quốc.


Điều này hoàn toàn đúng với Dương Quý Phi - một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc thời xưa bởi bà không mang vẻ đẹp "thanh mảnh" như những mỹ nữ hiện đại.

Theo sử sách vào thời Đường, phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, mập mạp. Ta cũng nhận thấy điều này phần nào thông qua những bức tranh miêu tả lại hình ảnh của Dương Quý Phi thường là với khuôn mặt tròn trịa và nước da trắng.​

Võ Tắc Thiên- người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung hoa cũng nổi tiếng bởi vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” khiến không chỉ nhà vua đương triều mà cả thái tử cũng phải xiêu lòng mà lập bà thành phi.


Tuy nhiên ít người biết rằng, theo sử sách ghi lại thì Võ Chiếu (tên thật của Võ Mị Nương) từ nhỏ “mặt vuông trán rộng, béo phục phịch, đôi mắt phụng dài, có tướng đế vương”. Miêu tả này khác hẳn với hình tượng thiếu nữ mặt trái xoan với đôi mắt bồ câu thường thấy trên phim ảnh.


Từ Hy Thái Hậu - người đàn bà độc ác nổi tiếng của chốn hậu cung cũng được ca ngợi bởi vẻ đẹp không tuổi của mình. Theo nhiều tư liệu ghi lại thì bà vẫn giữ được nét đẹp của tuổi đôi mươi khi bước sang tuổi... 68.


14-26b6e.jpg

Dung nhan kém sắc của Từ Hy Thái Hậu trong phác họa lịch sử.

Sang đến tuổi 70, bà vẫn được miêu tả là có “làn da trắng mịn, tươi tắn và mềm mại như da thiếu nữ” cùng với “khuôn mặt sáng đẹp và trẻ trung”. Vậy mà những bức ảnh chụp bà lại khiến nhiều người... "ngã ngửa".


15-26b6e.jpg

Từ Hy Thái Hậu và phi tần trong hậu cung.


Có thể thấy rõ phim ảnh Hoa ngữ đã có phần nào đó “nói quá” lên về diện mạo thực tế của hậu cung Trung Quốc xưa. Tuy nhiên, chính điều này lại là điểm thu hút lớn của những bộ phim cổ trang, phần nào củng cố danh tiếng cho ngành điện ảnh nước này.


Trên một phương diện nào đó, ta có thể nói phim ảnh đã diễn tả thành công hình tượng những mỹ nữ “tuyệt sắc giai nhân” trong sử sách, chỉ là các đạo diễn đã cố gắng lột tả vẻ đẹp đó phù hợp với quy chuẩn cái đẹp thời hiện đại mà thôi.


* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: China News, History, Wikipedia...
Bình luận
Ngày xưa cũng khác gì đâu, giỏi sao không lấy hình hoàng hậu uyển dung, hoặc hình hàm hương ra mà so. Tranh vẽ mỹ nữ hán cũng rất nhiều cô xinh đẹp. Người Mãn có nét thô hơn dân Hán rất nhiều. Quan niệm thẩm mỹ của họ có yến sấu hoàn phì, mỗi thời 1 khác. Tự sướng VN cho lắm vào, ngày xưa các cụ thấy con gái gầy nhẳng theo mốt vline bây giờ cũng khóc thét. Có phim bạn cảnh điềm đóng 1 cô quận chúa nhà đường ế chỏng ế chơ vì mặt trái xoan người lép bị chê là xấu xí còn gì.
bất kì nói chuẩn sắc đẹp nào của các bạn nói cũng sai hết . diễn phim mà , sấu như mà thì ai dám xem diễn viên phải đẹp thì người ta xem mới thích . còn ngoài đời là cuộc sống thực thì con người ta phải khác rồi . đâu phải thái hậu hay công chúa nào cũng đẹp đâu , giống như bạn xấu tôi đẹp... phải có người đẹp người xấu chứ. còn các bạn đừng so sánh xưa và nay . con người càng ngày càng biết cách làm cho mình đẹp hơn . dù cho pttm hay make up ảo đến mấy thì họ cũng sẽ làm cho mình đẹp hơn .sao các bạn k tự hỏi là tại sao con người từ xa sưa đến nay lúc nào cũng nỗ lực làm đẹp hơn như v
nói chung chúng ta cũng chỉ nghe nói mà thôi cũng chỉ nhìn được phần nào mà tác giả muốn cho ta thấy dù sao thì đó cũng là chuyện trong quá khứ muốn biết rõ nhìn tận mắt chỉ có nước về quá khứ mà xem tiếc là ta chẳng thể về được nên bài viết thế nào ta cũng chỉ xem qua rùi tự mỗi người 1 cảm nhận ^^
ko phải họ xấu mà vì quan điểm về sắc đẹp mỗi thời đại một khác, ví dụ " bàn chân hoa huệ" của người con gái Trung Quốc ngày xưa, ai đã từng xem qua cũng muốn té xỉu luôn, khủng khiếp. còn quan điểm về sắc đẹp hiện nay như thế nào thì xem lại bài viết : top 10 phụ nữ đẹp nhất thế giới ấy, ko biết các bạn thế nào, chứ mình thấy trong top 10 đó có một số người chẳng đẹp chút nào.
Không có 1 chuẩn mực nào cho cái đẹp hết. Chưa cần so sánh với thời xưa. Chuẩn đẹp thời nay giữa phương đông và phương tây đã oánh nhau bôm bốp rồi. Có thể ở vn bạn là mỹ nhân nhưng sang pháp đức hay bất kỳ quốc gia phương tây nào bạn có khi chỉ là 1 con vịt xấu xí mà thôi. Đôi khi mình chê 1 đứa là xấu nhưng khi ra nước ngoài nó lại là hot girl/boy cho mà xem
Dương Dương · 14 giờ trước qua điện thoại · Hà Nội
Thứ 1: Tất cả những pic chụp trên kia đều là người Mãn. Người Mãn chỉ chiếm 2% dân số T.Q và đc xem là dân tộc man di mọi rợ có ngoại hình xấu. Còn người Hán chiếm đến 92% dân số, và đại đa số các mỹ nhân thật sự đều là người Hán. (Các ông vua nhà Thanh toàn mê tít con gái Hán đấy, sử sách ghi lại rất nhiều trường hợp nổi tiếng).

Thứ 2: Quan niệm đẹp xấu mỗi thời khác nhau. Chưa chắc các bạn hotgirl bây giờ xuyên không về thời đó đc coi là đẹp, có khi còn bị nhầm là yêu quái cũng nên.

Thứ 3: Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều trường hợp mỹ nhân làm khuynh quốc khuynh thành, cho nên ko có gì phải nghi ngờ về nhan sắc của họ. Ít ra là họ đẹp đúng theo chuẩn thời đó
ây dà, ngta nói là theo thời gian con người ngày càng đẹp hơn mà, nhất là phụ nữ, quy luật của tiến hóa thôi mà. Thời xưa nếu xét về mặt bằng chung thì những bà phi đó đc coi là đẹp rùi. Xem ảnh người Việt xưa cũng xấu xấu vậy mà =__= giờ ra đường toàn người đẹp ko hà, nhìn thích mắt ghê, nhưng mà cỡ vài trăm năm nữa chắc con cháu nhìn lại cũng kêu chúng ta xấu cho mà xe
Chắc chắn là người xưa sao đẹp bằng như bây giờ được. Họ sẽ có vóc dáng thấp, đậm(chủng tộc gốc) chứ không cao ráo mảnh dẻ như bây giờ (đã được lai qua nhiều giống người). Răng thì đen do hồi xưa chưa có kem đánh răng, tẩy trắng. Trang điểm, mỹ phẩm hạn chế. Nhưng do quan niệm thế nào là đẹp của người xưa thì chưa chắc mỹ nhân hiện tại mà quay ngược về quá khứ lại được cho là mỹ nhân!
Không phải trước khi tuyển làm tú nữ đã trãi qua chọn lựa rất kỹ sao?Phi tần của vua mà còn thua mấy cô hàng chợ nữa trời.Khác xa nước Nam mình cung tần ,hoàng hậu nước mình đẹp ngất ngây điển hình là bà Nam Phương Hoàng Hậu ,bà Ỷ Lan Nguyên Phi như hoa hậu bây giờ ấy.Trong tứ đại mỹ nhân TRung Quốc lọt sổ Tây Thi là người nước Việt chắc hẳn là nàng đẹp nhất rồi
theo mình thì vẻ đẹp bây giờ nó cũng đã khác xưa phần nhiều do can thiệp của mỹ phẩm và dao kéo, nhưng có một điều chắc chắn là vẻ đẹp ngày xưa nhìn sẽ vô cùng tự nhiên, thế nên vẻ đẹp của Kiều luôn gắn với hình tượng nguyệt, liễu... mà cái đẹp thì chẳng thời nào thiếu cả
Phụ nữ người Hán còn được, chứ phụ nữ Mãn Thanh công nhận là xấu điên đảo. Thảo nào từ thời vua Ung Chính đã cho tuyển tú nữ Hán quân kỳ thay vì chỉ tuyển Mãn quân kỳ. Lệnh phi trong Hoàn Châu cách cách cũng là người Hán, chắc cũng vì thế mà Càn Long thích Lệnh phi hơn.
thật ra chọn phi tần cho vua là chọn xinh thật nhưng là hòang hậu rồi hoàng phi thì toàn phải xem gia thế và quyền lực cũng như dùng để cân bằng mối quan hệ trong triều đình. Lúc đó thì dù cháu gái tể tướng có xấu ma chê quỷ hờn thì vua cũng phải bịt mũi phong hoàng hậu và sủng ái như thường nếu cần thiết.
Thời xưa người ta thường lấy tiêu chuẩn vẻ đẹp dựa theo nhân tướng học (khuôn mặt tròn, phúc hậu, dáng người đầy đặn...). Hồi đó ai mà có khuôn mặt v line như mấy em hotgirl bây giờ thì sẽ bị bảo là người khắc nghiệt, xui xẻo, xấu xí. Mọi người để ý sẽ thấy ai có khuôn mặt chữ v sẽ nhanh già và khi già đi sẽ xấu hơn người có khuôn mặt tròn, phúc hậu nhiều.
=>Quan niệm thẩm mĩ của người xưa cũng rất đáng để học hỏi.
Văn hóa phương Đông cũng bị ảnh hưởng bởi phương Tây, chính là quan niệm về thẩm mĩ. Chứ nếu không hội nhập, không chiến tranh xâm lược thì có lẽ ở một số nước, những quan niệm này vẫn còn được giữ chứ không hòa trộn thành quan niệm chung như bây giờ, nên tốt nhất là đừng có đi nhận xét về cái đẹp trong lịch sử!
Với trong đời tui, có thể nói là hạn hẹp, nhưng cũng chưa bao giờ thấy nữ diễn viên vai chính hay thứ chính nào xấu cả!
Thời còn xem Hoàn Châu Cách Cách nhà mình ai cũng thích mặt tròn tròn như LTN vs TV mới là đẹp, còn cằm chữ V như PBB nhà mình chẳng ai thích. Thế mà bây giờ mốt cằm chữ V đấy thôi. Mai mốt mấy cô hotgirl cằm nhọn có khi lại lỗi thời ấy chứ
Không phải quan niệm mà những người trên kia toàn thời nhà Thanh toàn người mãn nên k có nét đẹp của người Hán ,còn Dương Quý Phi cũng không phải xấu qua tranh vẽ bà chỉ đầy đặn và đúng chuẩn của sắc đẹp thời Đường thôi . Còn đẹp mình nói thật diễn viên Trung Quốc thời chưa có PTTM ý đầy người đẹp ,có bạn kể tên đầy ra đấy thôi . Mình hâm mộ nhất là Lâm Thanh Hà sắc sảo ,mày ngài mắt phượng rất đúng như các mỹ nhân của Trung Quốc mà mọi người tả .
thì cũng giống như ng` đẹp bây h nếu vào thời xưa thì sẽ bị kêu là xấu, rất xấu là đằng khác...hồi xưa thì đầy đặn, trọn trịa là đẹp...mỗi thời đại có 1 nét tiêu chuẩn đẹp khác nhau mà...đâu thể lấy tiêu chuẩn đẹp của thời đại mình mà đánh giá tiêu chuẩn của thời đại xưa đc = ="
Nói chung cũng do cái văn chương với quan niệm sắc đẹp của mỗi thời mà ra cả =.= Văn chương có cách lột tả đôi khi là quá lố. Ví dụ như trong Truyện Kiều tả Kiều "Hoa ghen thu thắm liễu hờn kém xanh...." trong khi Nguyễn Du nói về cái đẹp theo kiểu thời đó. Bây giờ cái đẹp nó khác rồi, người ta đọc lại hình dung ra kiểu đẹp khác. Thế mới có sự thất vọng ê chề thế này =.=
hòi bé xem phim cổ truyền trung quốc thấy làm vua thật sướng, bao nhiu cung nữ phi tần muốn ngủ cô nào cũng được. Ước gì được làm vua dù chỉ 1 lần, bây giờ nghĩ lại mới thấy nếu mình được làm vua thật, có ép cũng ko dám ngủ, thức đêm làm triều chính quốc thái dân an luôn
con người cũng như tất cả sinh vật khâc đều ko ngừng tiến hoá, thế hệ sau đẹp hơn thế hệ trước là bình thường, biết đâu 100-200 năm sau con cháu chúng ta khai quật hình ảnh mà ca sĩ người mẫu bây giờ khóc thét vì quá xấu như chúng ta nhận xét nhưng người đc gọi là mĩ nhân trước đây.
Nói đến thời tây thi,thì có thể thời ấy chuẩn mực cái đẹp là như trên,nhưng chính vẻ đẹp của tây thi đã khiến người đương thời thức tỉnh thế nào mới là đẹp! :3 thế nên m nghĩ có thể tây thi trong truyền thuyết đẹp thật!mấy bạn đừng nghi ngờ nhan sắc bả nhá! :3
Xem mấy cô như Vương Tổ Hiền, Lâm Thanh Hà, Khưu Thục Trinh, Ôn Bích Hà...cách đây mấy chục năm của làng điện ảnh HK đi mấy bạn, cũng là ng Hoa, từ cái thời chưa có PTTM nhá . Họ đẹp chim sa cá lặn, khuynh quốc khuynh thành...rồi tưởng tượng ra tứ đại mỹ nhân là chuẩn. Ngày xưa chụp ảnh đã ít, tranh vẽ thì khó ra dc thần thái của ng đẹp nên các bạn ko thấy đẹp thôi. Vẻ đẹp của Tứ Đại mỹ nhân là có thật!
Thời đấy làm gì có makeup, phấn nền, phần phủ , phấn che khuyết điểm, macara, son đậm, son nhạt son bóng, mi giả. Quần áo thì lúc nào cũng lòe xòe, tóc tai lúc nào cũng dài khượt rồi từng búi này búi nọ, cài không biết bao cái trâm nên đầu nặng cả đầu. Cuộc sống cũng không thoải mái, không có trò gì giải trí, có mỗi trò tàu hỏa thì đâu phải ai cũng được. Cũng ko có PTTM nên nhìn họ thế là đẹp rồi.
Thứ 1: Tất cả những pic chụp trên kia đều là người Mãn. Người Mãn chỉ chiếm 2% dân số T.Q và đc xem là dân tộc man di mọi rợ có ngoại hình xấu. Còn người Hán chiếm đến 92% dân số, và đại đa số các mỹ nhân thật sự đều là người Hán. (Các ông vua nhà Thanh toàn mê tít con gái Hán đấy, sử sách ghi lại rất nhiều trường hợp nổi tiếng).

Thứ 2: Quan niệm đẹp xấu mỗi thời khác nhau. Chưa chắc các bạn hotgirl bây giờ xuyên không về thời đó đc coi là đẹp, có khi còn bị nhầm là yêu quái cũng nên.

Thứ 3: Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều trường hợp mỹ nhân làm khuynh quốc khuynh thành, cho nên ko có gì phải nghi ngờ về nhan sắc của họ. Ít ra là họ đẹp đúng theo chuẩn thời đó.
mỗi thời cái đẹp mỗi khác. Ở đâu cũng vậy! Như hồi coi phim "Chuyện tình đảo Tamra" cổ trang Hàn Quốc, cái cô Seo Woo mắt to tròn, mặt V-line, dáng chuẩn thì bị chê là xấu xí nhất làng, còn cái cô người to gấp đôi, mắt hí, mặt như cái mâm mà được khen là mỹ nhân
24.gif
Coi cười muốn đau bụng nhưng nghĩ cũng đúng. Thời đó mấy cô mà như Seo Woo có khi bị coi là dị nhân thật đấy chứ
Dù là thời xưa quan niệm là đẹp thì phải tròn trịa nhưng phải nói thật tròn trịa thời nay thiếu gì người xinh đẹp nhưng hồi đó thì phải nói đúng hơn là họ không tìm được người nào đẹp hơn nên cho rằng những người ở trên là đẹp
Không có phụ nữ xấu ,chỉ có phụ nữ đẹp sống không đúng thời đại
4.gif
Mấy bạn xấu ,mập mạp đừng bao giờ buồn khi bị ai chê về ngoại hình nhá :v hồi xưa "tứ đại mỹ nhân " "nhan sắc hoa hờn liễu ghen " đều bụ bẫm ,mặt tròn chịa ,mắt hí và dài (mắt phương đó :v ) .
Ngày xưa đói khổ, thức ăn còn không có mà ăn í, đa số người dân gầy trơ xương, đen nhẻm cho nên chắc chắn tiểu chuẩn mỹ nữ là béo tốt, trắng trẻo rồi. Ngoài ra còn là cách đi đứng, ứng xử, mặt tròn đầy đặn phúc hậu, vì người Á Đông cổ đại rất đề cao tứ đức của phụ nữ là công - dung - ngôn - hạnh
chuẩn mực mỗi thời thì cũng chỉ khác nhau ở mức độ nhất định như kiểu vẻ đẹp tròn trịa, hay thon thả, kín đáo hay phóng khoáng.....
chứ mình thực sự k tưởng nổi chuẩn mực đẹp của thời nào mà có thể là mồm vâu, răng thỏ nhấp nhô chen chúc, mũi tẹt, mặt thô lưỡi cày được @@
Quan niệm cái đẹp từng thời, từng nơi khác nhau. Ngày nay chuộng v-line, mắt bồ câu to tròn long lanh, mũi cao thon gọn, da trắng, vóc dáng thanh mảnh... còn ngày xưa họ chuộng thân hình to béo, đầy đặn,... chứ du hành về thời này chắc thành yêu tinh hết.

Thúy Kiều trong truyện Nguyễn Du cũng là ước lượng mà ra thôi chứ "Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang" chứng tỏ là mặt tròn xoe như mặt trăng
klq nhưng Võ Tắc Thiên thấy Tư Cầm Cao Oa đóng là chuẩn nhất, toát ra khí chất lãnh đạm uy quyền sắc sảo...thích Phạm Băng Băng nhưng thấy đóng vai này k hợp, PBB có nét yêu mị, phong tình vạn chủng
4.gif
k hợp với khí chất đế vương
Chỉ đơn giản là quan niệm đẹp xưa và nay hoàn toàn khác nhau. Với lại bây giờ ai ai cũng biết trang điểm, trét cả tá phấn lên mặt... Ngày xưa ko có công nghệ PTS với PTTM như bgio. Mà đây là hình chụp các công nương vua chúa ngày xưa, họ ko đẹp thì các ông nhà văn cũng phải viết là đẹp ko thì bị chảm ngay. Rồi nhìn hình vẽ thì như mấy cái hình như học sinh lớp 1 vẽ. Đến nghệ thuật vẽ vời cũng khác thì làm sao mà so sánh được. Biết đâu người xưa nhiều người đẹp mà ko được vẽ với chụp lại thì sao?
mỗi thời quan niệm xấu đẹp khác nhau . Cũng là cô người mẫu , diễn viên đó mặc đồ 10 năm trước thì là mốt , là thời trang , 10 năm sau lại là quê mùa 2 lúa . Thật nực cười . Chắc là mấy năm nữa thôi , thời trang thay đổi , các người đẹp bây giờ lai bị chê tơi tả thôi .
ở T.Q mỗi 1 chuẩn mực nhan sắc thường thay đổi theo triều đại. nó tùy thuộc theo vị Hoàng Đế lúc đó ưa thích cái gì, có thời người càng gầy thì càng đẹp, có thời thì ngược lại càng to béo càng đẹp. thời vua chúa thường áp đặt lòng người phải tôn thờ những thứ giống vị Vua Chúa của mình chứ ko như thời hiện đại bây giờ.
Ngày xưa cũng khác gì đâu, giỏi sao không lấy hình hoàng hậu uyển dung, hoặc hình hàm hương ra mà so. Tranh vẽ mỹ nữ hán cũng rất nhiều cô xinh đẹp. Người Mãn có nét thô hơn dân Hán rất nhiều. Quan niệm thẩm mỹ của họ có yến sấu hoàn phì, mỗi thời 1 khác. Tự sướng VN cho lắm vào, ngày xưa các cụ thấy con gái gầy nhẳng theo mốt vline bây giờ cũng khóc thét. Có phim bạn cảnh điềm đóng 1 cô quận chúa nhà đường ế chỏng ế chơ vì mặt trái xoan người lép bị chê là xấu xí còn gì.
ý bạn là cái phim anh chàng vượt thời gian phải không? đó chỉ là phim thôi, nhưng cái quan niệm chuộng vẻ đẹp tròn trịa thời Đường thì là đúng. Bài viết này cũng không phải là tự sướng gì, ngày xưa thì không thể lấy quy chuẩn ngày nay ra mà so được, thời đấy người ta thấy như vậy là đẹp so với mặt bằng chung thì là "mỹ nhân" rồi, mấy cmt khác cũng đừng lôi Nam Phương hoàng hậu vào, vì thời đại của bà có phải cùng thời với những người phía trên đâu
21.gif
Còn "tranh vẽ" thời xưa thì lúc nào cũng phải khác với người thật rồi bạn
4.gif
tranh cổ VN thời Lý, Trần nhìn người VN nhìn cũng chẳng khác người Hán trong tranh cổ của người Hán đâu
21.gif


Cận cảnh các đôi chân "xấu kinh hoàng" đặc trưng của người xưa

00:00:10 22/02/2014
Đôi chân hình gót sen, ngón chân cái đặc trưng của người Giao Chỉ hay ngón chân đà điểu... là đặc điểm của những đôi chân "vang bóng một thời".

Một đôi chân trắng, đẹp, nhỏ xinh luôn là niềm mơ ước của phái đẹp. Nhưng ít ai biết rằng, trong quá khứ, một đôi chân với hai ngón cái to, cong như chân đà điểu hay bàn chân nhỏ khoảng 7,5cm mới được coi là "gót sen vàng".


Cùng ngược dòng lịch sử và ngắm nhìn những đôi chân từng được coi là quyến rũ một thời.


1. Tục bó chân để làm đẹp của người Trung Quốc

Đây là một trong những biện pháp kỳ lạ để biến bản thân mình trở nên xinh đẹp, cuốn hút hơn trong mắt cánh mày râu của người Trung Quốc xưa.


Theo một truyền thuyết có từ thời kỳ Nam Đường (937 - 975) kể lại rằng, vị vua thời này đã đem lòng say mê một cung phi với đôi chân nhỏ gọn như vầng trăng khuyết, quấn trong lụa, uyển chuyển di chuyển trong điệu múa. Vì được vua sủng ái nên cung phi đó được hưởng vinh hoa phú quý.


can-canh-cac-doi-chan-xau-kinh-hoang-dac-trung-cua-nguoi-xua.jpg


Từ đây, bó chân để bàn chân trở nên nhỏ gọn trở thành trào lưu làm đẹp của các phụ nữ Trung Quốc. Họ tin rằng, những "gót sen" nhỏ nhắn là biểu hiện của sự cao quý, may mắn, chóng đổi đời lấy được chồng giàu sang.

Vì vậy, các bậc cha mẹ đã thực hiện công đoạn này từ khi con gái mình 2 đến 5 tuổi - khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.

Đầu tiên, bàn chân được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật. Tiếp đến, người bó chân sẽ xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân rồi dùng lực mạnh để bẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân.


Xương vòm bàn chân bị bẻ gãy rồi cả bàn chân được quấn lại thật chặt trong băng vải. Đôi khi lòng bàn chân bé gái còn bị cắt vài vết rất sâu để các ngón chân dễ dàng nằm gọn trong đó.


can-canh-cac-doi-chan-xau-kinh-hoang-dac-trung-cua-nguoi-xua.jpg


Hai ngày một lần, các mảnh vải bó chân được thay mới và thắt chặt hơn trước. Các cô gái đóng riêng cho mình những đôi giày có kích thước rất nhỏ và được khuyến khích đi bộ nhiều mỗi ngày để đôi bàn chân phát triển theo hình dạng mong muốn. Kích thước của bàn chân nhỏ chỉ 7,5cm được xem là kích thước lý tưởng của một đôi "gót sen vàng".
Sau khoảng 2 năm, đôi bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt cuộc đời sau đó. Tuy các ngón chân bị gãy sẽ lành lại dần khi các bé gái lớn lên nhưng có không ít trường hợp chân bị hoại tử, rụng ngón, nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.

2. Bàn chân người Giao Chỉ


Người Giao Chỉ là tên gọi để chỉ những người Việt cổ từ đời các vua Hùng đến thời Bắc thuộc. Đây cũng là tên của một bộ trong số 15 bộ của nước Văn Lang. Gọi là "Giao Chỉ" vì những người này có hai ngón chân cái hướng về nhau (giao nhau) khi đứng thẳng hai bàn chân.


can-canh-cac-doi-chan-xau-kinh-hoang-dac-trung-cua-nguoi-xua.jpg


Những bàn chân này có ngón cái xòe rộng đến dị thường, tới mức không thể đi vừa vào bất cứ đôi dép, giày nào. Bởi vậy, từ đời nọ sang đời kia, những người này không bao giờ đi giày, họ hoàn toàn đi chân đất. Không những thế, họ còn phải cố bè ngón chân ra để đi cho chắc, khỏi bị trơn trượt trên những con đường đất ẩm ướt.


can-canh-cac-doi-chan-xau-kinh-hoang-dac-trung-cua-nguoi-xua.jpg

Hình ảnh một bàn chân Giao Chỉ.

Theo một số chuyên gia, hiện tượng hai ngón chân cái trẹo ra ngoài để có tư thế giao nhau khi hai bàn chân đặt song song gần nhau không chỉ xuất hiện ở nước ta mà còn có ở các quốc gia khác như Malaysia, Campuchia, Trung Quốc...


Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, đây không phải là hiện tượng bệnh lý mà có thể coi là một biến dị (có tên khoa học: variation atavique) do xương mọc không thẳng như bình thường. Bởi vậy mà đôi chân của họ to và cong, ngón cái chìa ra như càng cua.


3. Bàn chân "đà điểu" của tộc người Doma


Ít ai biết rằng, bộ tộc người Doma ở miền Tây Zimbabwe, châu Phi có cuộc sống tương đối biệt lập với thế giới bên ngoài. Họ được mệnh danh là bộ tộc “đà điểu” bởi người Doma khi sinh ra đều có bàn chân 2 ngón.
Đôi chân “đà điểu” của người Doma có hình dáng rất đặc biệt. Ba ngón chân ở giữa của họ hoàn toàn biến mất, chỉ còn lại ngón cái và ngón út phát triển, tẽ ra thành hình chữ V. Bên cạnh đó, một số người còn có lớp màng mỏng ở chính giữa hai ngón chân khổng lồ nên trông bàn chân họ giống như chân của loài đà điểu.

Tuy nhiên, những người Doma lại tin rằng, lớp màng mỏng ở giữa hai ngón chân khiến đôi bàn chân của họ chắc chắn hơn, đi lại dễ dàng và an toàn hơn khi phải di chuyển trên địa hình hiểm trở, làm công việc nặng.


can-canh-cac-doi-chan-xau-kinh-hoang-dac-trung-cua-nguoi-xua.jpg


Nhiều nhà khoa học đã tìm về những ngôi làng của người Doma để nghiên cứu hiện tượng đặc biệt này. Kết quả cho thấy, dị tật của tộc người Doma chỉ xuất hiện ở những người mang dòng máu thuần chủng của bộ tộc.


Nghiên cứu sâu hơn, họ phát hiện ra, hội chứng đột biến nhiễm sắc thể số 7 đã ảnh hưởng tới quá trình hình thành ngón chân và ngón tay của người Doma, khiến bàn chân chỉ còn hai ngón, ba ngón giữa hoàn toàn biến mất.


Việc sống khép kín, chỉ kết hôn giữa những người trong bộ tộc với nhau là nguyên nhân khiến bàn chân hai ngón di truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, người Doma lại cảm thấy đó là một lợi thế trên cơ thể họ.

Với đôi chân to, lớp da chân dày và cứng, người Doma có thể đi trên những cục than cháy hay nơi có tuyết phủ dày mà không cảm thấy khó khăn. Không chỉ vậy, họ còn có khả năng uốn dẻo, leo cây thoăn thoắt với hai ngón chân kẹp vào cành như gọng kìm.


* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: All Africa, Ellaquirk, Wikipedia...
Bình luận
Người xưa tương truyền Tây Thi có khuyết điểm là bàn chân to. Phải chăng Tây Thi thời đó ko có quặp ngón thế này mà giống chúng ta bây giờ?
thời xưa người ta bó chân, thời nay họ gọt xương hàm, cắt mí mắt, bơm môi, bơm ngực, gọt eo, đều là để phục vụ quan điểm thẩm mỹ của thời đại mình thôi, có điều ngày nay người ta làm được nhiều thứ hơn ngày xưa là cái chắc, không lẽ bạn cũng coi người thời nay là con vật sao?
Thời Xuân thu được xác định là từ 722 đến 481 TCN, cách thời Hán, thời Tống và thời Đường đều rất xa, nên bất kể là người ta xác định tục bó chân xuất hiện vào thời nào trong 3 thời đó thì Tây Thi cũng phải tẻo ít nhất mấy trăm năm rồi mới có tục lệ này, cho nên người ta nói cô ấy chân to chắc là đúng đó.
Mới có 1 bài về kỹ nữ xưa ờ Trung Quốc , bao nhiêu người vào comt bảo là đôi chân họ quá sức ghê . thế là chưa đầy nửa ngày sau ra ngay bài này !
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Nhan sắc thật sự của cung tần mỹ nữ Trung Quốc thời xưa. P2​


Chuẩn mực "khác biệt" về vẻ đẹp của phụ nữ Á Đông

Không giống phương Tây trọng về tỉ lệ cơ thể, người phương Đông quan niệm rất khác về cái đẹp của một người phụ nữ... Mỗi thời, mỗi vùng lại có một tiêu chuẩn, cách đánh giá phụ nữ đẹp vô cùng khác nhau. Nếu như người phương Tây từ xưa tới nay luôn quan trọng về các tỉ lệ cơ thể chính xác tuyệt đối thì người Á Đông lại có những chuẩn mực về cái đẹp rất riêng biệt.


Hãy cùng tìm hiểu xem từ cổ chí kim, người phương Đông nghĩ gì về cái đẹp của người phụ nữ…

1. Ấn Độ - vẻ đẹp nhục cảm và nhân cách

Là một đất nước có nhiều tôn giáo lớn, quan niệm về cái đẹp của người Ấn Độ cổ đại khá khắt khe, nó đòi hỏi sự hài hòa giữa tôn giáo và không tôn giáo, giữa sự siêu thoát và trần tục.
Trong cảm quan của người Ấn, “vẻ đẹp nhục cảm” chính là khía cạnh trần tục của “cái đẹp”. Bản thân “nhục cảm” là một thuật ngữ dùng để chỉ loại khoái cảm do ăn uống, thỏa mãn nhục dục… đem lại.“Cái đẹp nhục cảm” của người Ấn mang đậm dấu ấn tín ngưỡng phồn thực. Theo đó, chân dài, cao ráo hay mặt xinh đẹp chỉ là thứ yếu, còn bầu ngực, cơ quan sinh dục to mới đích thực là chuẩn mực của một người phụ nữ đẹp.

Trong các bức phù điêu nghệ thuật Ấn Độ, ta dễ dàng nhận ra người Ấn thường cường điệu hóa các bộ phận sinh sản. Sử thi Ramayana nổi tiếng cũng dành những phần miêu tả về thân thể xinh đẹp của người phụ nữ rất chi tiết cụ thể và đặc biệt chú trọng vẻ đẹp của các cơ quan sinh dục. Chẳng hạn, nàng Sita “hông đầy đặn”, “ngực nở nang”…


Tuy nhiên, “cái đẹp nhục cảm” không phải là khái niệm đẹp hoàn chỉnh trong quan niệm Ấn Độ. Họ đề cao cái đẹp thân thể của người phụ nữ nhưng phải gắn với tư cách, nghĩa là sự trinh tiết, lòng chung thủy.


Người phụ nữ gợi cảm mà lẳng lơ chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Trong sử thi Ramayana, người Ấn đã đề cập tới kiểu nhân vật này. Đó là Ahalya, kẻ thất tiết với chồng đã phải chịu phạt hàng ngàn năm trong am, ngủ trên giường tro, ăn bằng không khí, sống hối hận không ai trông thấy; hay như mụ Xuanapakha bị nhục dục mê hoặc cuối cùng phải chịu hình phạt cắt tai, xẻo mũi…

2. Nhật Bản - vẻ đẹp từ làn da trắng

Xuyên suốt các giai đoạn lịch sử Nhật Bản, làn da trắng trẻo và mái tóc đen luôn là chuẩn mực hàng đầu của người con gái đẹp. Quan niệm này xuất hiện từ thời Nara (710-793). Thời đó, giới quý tộc nữ còn khởi xướng phong trào nhổ lông mày cũng như nhuộm răng đen để thể hiện đẳng cấp cao quý.

Tuy nhiên, tới thời Muromachi (1388-1573), tóc ngắn bắt đầu lên ngôi. Người phụ nữ lý tưởng khi đó phải có khuôn mặt tròn, thân thể đầy đặn, trán rộng, đôi mắt chĩa ngược xuống và hơi lồi.


Cộng với đó, làn da trắng và tóc đen vẫn là ưu tiên số 1. Để có được làn da mong ước, phụ nữ xứ hoa anh đào sử dụng rất nhiều phấn để bôi lên mặt giống các Geisha.


chuan-muc-khac-biet-ve-ve-dep-cua-phu-nu-a-dong.jpg

Khuôn mặt trắng của Geisha là tiêu chuẩn cho người phụ nữ đẹp ở Nhật.

Quan niệm về cái đẹp ở Nhật tiếp tục thay đổi vào thời Genroku (1688-1703) khi đôi gò má tròn, lông mày rậm trở thành “mốt”. Qua giai đoạn Kyoho (1716-1735), cô gái quyến rũ không phải là người có khuôn mặt tròn ''vành vạnh'' nữa mà là người có khuôn mặt hơi dài, hình thể thanh mảnh.


chuan-muc-khac-biet-ve-ve-dep-cua-phu-nu-a-dong.jpg

Phụ nữ Nhật Bản thời kỳ bị Âu hóa.


chuan-muc-khac-biet-ve-ve-dep-cua-phu-nu-a-dong.jpg

Nhưng ngày nay, những giá trị, quan niệm về cái đẹp truyền thống vẫn luôn được đề cao.

Sau này, khi Nhật Bản mở cửa, nền văn hóa phương Tây ồ ạt tràn vào quốc gia này và có những ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên cho tới nay, những chuẩn mực về cái đẹp truyền thống của phụ nữ Nhật vẫn luôn được đề cao.​
3. Trung Quốc - vẻ đẹp tao nhã với nhiều khuôn phép, quy tắc

Người Trung Hoa xưa tuân theo khuôn khổ của Đạo giáo và Nho giáo, do đó chuẩn mực về cái đẹp phụ nữ cũng chịu sự chi phối từ đó.


chuan-muc-khac-biet-ve-ve-dep-cua-phu-nu-a-dong.jpg

Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc.

Đối với Đạo giáo, người xưa quan niệm con người là một phần của thiên nhiên và vẻ đẹp của phụ nữ rất tương đối. Trang Tử cho rằng, Tây Thi có thể đẹp với chúng ta, nhưng với con cóc đực thì chẳng thể bằng con cóc cái được.


Do đó, cái đẹp bên ngoài không sánh được với cái đẹp bên trong, cái đẹp của sự thanh tĩnh, thoát tục. Minh chứng rõ nhất là những bức tranh tiên cô trong Đạo giáo thường uyển chuyển như nước, trong vắt như thủy tinh, thiên về thanh mảnh hơn là thân hình phốp pháp, đầy đặn…


Trong khi đó, với Nho giáo, tứ đức Công, Dung, Ngôn, Hạnh luôn được đặt lên hàng đầu. Điều đó có nghĩa Công (năng lực làm việc của người phụ nữ, sự đảm bảo cho cuộc sống gia đình) mới là ưu tiên số 1. Còn Dung (vẻ đẹp bên ngoài) chỉ đứng hàng thứ 2. Theo quan niệm này, người phụ nữ đẹp phải có khuôn mặt cân phân về cả tam đình, ngũ nhạc.


Cụ thể, khoảng cách giữa hai đầu lông mày phải rộng rãi, diện mạo tươi tắn, sắc mặt trắng ngà, mắt phượng môi hồng. Bất kể gầy hay béo thì lòng bàn tay của cô gái phải có sắc hồng ấm áp, ngón tay thon dài, thẳng và khít nhau, đường chỉ tay rõ. Ai mà dưới rốn có nốt ruồi màu son tàu hay thịt nổi rõ như vành đai thì chắc chắn người đó sinh được quý tử bất kể diện mạo xấu đẹp.

4. Việt Nam - vẻ đẹp giản dị, dịu dàng của người con gái Việt

Chuẩn mực về cái đẹp ở Việt Nam có một phần quan trọng là tứ đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh.


chuan-muc-khac-biet-ve-ve-dep-cua-phu-nu-a-dong.jpg

Tứ đại mỹ nhân Hà thành xưa.
Theo đó, người Việt cổ coi người phụ nữ đẹp là phải mang vẻ đẹp dịu dàng, hiền thục, phúc hậu và giản dị. Cô gái nào vóc dáng nhỏ nhắn, cao vừa phải, thân hình đầy đặn, nước da trắng hồng và mái tóc dài, đen nhánh thì mới là hoàn hảo, lý tưởng.

chuan-muc-khac-biet-ve-ve-dep-cua-phu-nu-a-dong.jpg



chuan-muc-khac-biet-ve-ve-dep-cua-phu-nu-a-dong.jpg


Thêm nữa, vẻ đẹp được các thiếu nữ Việt cổ hướng tới là sự nền nã, chuẩn mực với phong cách ăn mặc kín đáo, giản dị trong tà áo dài truyền thống. Phụ nữ Việt xưa rất ít làm đẹp, chủ yếu sử dụng các loại mỹ phẩm từ thiên nhiên và cũng chỉ dùng chúng trong các dịp lễ hội đặc biệt.


chuan-muc-khac-biet-ve-ve-dep-cua-phu-nu-a-dong.jpg

Thiếu nữ Việt xưa đẹp tuyệt vời trong tà áo dài truyền thống.

Vào khoảng đầu thế kỷ 20, hàm răng đen nhánh là thước đo vẻ đẹp của người phụ nữ Việt một thời. Bởi theo quan niệm thời xa xưa, “da trắng, răng đen” mới tạo sự tương phản cao và đầy nghệ thuật, thể hiện sự duyên dáng cho hàm răng. Chính vẻ đẹp này đã thu hút bao hồn vía các chàng trai thời ấy.


chuan-muc-khac-biet-ve-ve-dep-cua-phu-nu-a-dong.jpg


Nếu đã sở hữu một hàm răng đen, cứ khoảng gần một năm, họ phải nhuộm lại vì màu đen sẽ phai. Đặc biệt vào các dịp lễ tết hay những ngày vui trọng đại như lễ hỏi, lễ cưới, họ phải nhuộm răng lại cho đen mới để tham dự.


Ngày nay, quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi. Dẫu vậy, một người phụ nữ đẹp hoàn hảo dù ở thời kỳ nào cũng phải đẹp trên cả 2 phương diện: ngoại hình và tâm hồn.


chuan-muc-khac-biet-ve-ve-dep-cua-phu-nu-a-dong.jpg


Trong đó, vẻ đẹp tâm hồn là quan trọng hơn cả. Hãy tự ý thức trau dồi những tri thức, văn hóa cho bản thân, bởi đó chính là những thứ “mỹ phẩm” đẹp nhất dành cho mỗi người phụ nữ giữa nhịp sống công nghiệp hiện nay.


* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: History, Traditon, Asia History, Wikipedia...


Sưu Tầm
 

maison67

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Mềnh vừa có cuộc điện thoại số: 08 3924 6773 xác nhận tham dự Đăng ký trải nghiệm máy chiếu Sony 4K và màn cong Digistorm 240"! Cóa bác nào được giống mình hong nà!:-bd:):))=)):D
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Mềnh vừa có cuộc điện thoại số: 08 3924 6773 xác nhận tham dự Đăng ký trải nghiệm máy chiếu Sony 4K và màn cong Digistorm 240"! Cóa bác nào được giống mình hong nà!:-bd:):))=)):D

Rùi xong, 15/11/2014 chủ NH "Hương Rừng" lỗ vốn. \m/ hehehehe
 

dangtu

Active Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

rồi xong hdd của e format mà kg được ,có anh em nào biết có chương trình nào kg
 

tonytruong

Super Moderators
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Trong hội mình có anh em mình chuyên xài đồng hồ Casio hướng dẫn mình chỉnh ngày tháng và giờ với, thằng cháu trai nó cho cái này mà chỉnh mấy tiếng đồng hồ ko xong nó ra te le hột me luôn rùi,khó tinh chỉnh quá kakakaka :)) ;))

gw2310-1.jpg


P/s Nó là mode: Casio Mens G2310-3195 G-Shock Tough Solar Power Digital Sports Watch. Thanks all :) ;)
 

quyslee

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Trong hội mình có anh em mình chuyên xài đồng hồ Casio hướng dẫn mình chỉnh ngày tháng và giờ với, thằng cháu trai nó cho cái này mà chỉnh mấy tiếng đồng hồ ko xong nó ra te le hột me luôn rùi,khó tinh chỉnh quá kakakaka :)) ;))

gw2310-1.jpg


P/s Nó là mode: Casio Mens G2310-3195 G-Shock Tough Solar Power Digital Sports Watch. Thanks all :) ;)

Trước em có xài qua Casio, anh nhấn giữ nút Adjust, chi tiết cần chỉnh (giờ) sẽ nhấp nháy, anh dùng nút FRD hay REV để chỉnh số lên xuống như ý, tiếp tục nhấn nút mode qua chi tiết khác (phút) cứ thế chỉnh hết tất cả xong anh nhấn nút adjust là nó set. Anh thử nhé. :)

Anh tham khảo thêm User manual của nó đây :

http://ftp.casio.co.jp/pub/world_manual/wat/en/qw3195.pdf


Hay xem youtube để chỉnh : http://www.youtube.com/watch?v=Fdvt8WxxLDc
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tonytruong

Super Moderators
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Trước em có xài qua Casio, anh nhấn giữ nút Mode, chi tiết cần chỉnh (giờ) sẽ nhấp nháy, anh dùng nút FR hay RV để chỉnh số lên xuống như ý, tiếp tục nhấn nút mode qua chi tiết khác (phút) cứ thế chỉnh hết tất cả xong anh nhấn nút adjust là nó set. Anh thử nhé. :)

Anh tham khảo thêm User manual của nó đây :

http://ftp.casio.co.jp/pub/world_manual/wat/en/qw3195.pdf

Ồ cám ơn em rất nhiều,từ chiều giờ anh loay hoay chỉnh hoài không được,giờ nó nhảy tùm lum loạn lên hết rồi. :) để anh theo hướng dẫn này của em xem sao. Thanks Qúy nhé. :)
 

quyslee

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Ồ cám ơn em rất nhiều,từ chiều giờ anh loay hoay chỉnh hoài không được,giờ nó nhảy tùm lum loạn lên hết rồi. :) để anh theo hướng dẫn này của em xem sao. Thanks Qúy nhé. :)

Anh xem cái link youtube hướng dẫn rất chi tiết đó anh :)
 
Bên trên