Cách đây 3 năm, chúng ta đã quá quen với hình ảnh mỗi gia đình đều có 1 đầu đĩa DVD dưới chiếc TV trong phòng khách. Nay, sau 3 năm len lỏi vào lãnh vực giải trí gia đình, HD player đã khiến phần nào đầu đĩa DVD đi vào dĩ vãng. Tuy nhiên, sự thay thế này là khá khiêm tốn, một trong những sức cản lớn nhất khiến tiến trình này chưa thể diễn ra nhanh hơn là yếu tố giá cả của đầu chơi HD.
Câu hỏi đặt ra là, khi nào 1 chiếc đầu HD có giá chấp nhận được với đại bộ phận người sử dụng gia đình? Theo tôi, đầu HD Life V3 là 1 trong những sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự tương đồng về chi phí đầu tư so với đầu DVD 3 năm trước đây (đã tính mức trượt giá).
Với mức giá dưới 2,5 triệu đồng (tương đương khoảng 1,5 triệu đồng cách đây 3 năm - mức giá phổ biến của 1 đầu đĩa DVD loại trung bình), có thể nói đầu HD Life V3 thuộc loại rẻ nhất trên thị trường đầu HD hiện nay. Điều đáng chú ý là với mức giá này, HD Life V3 vẫn có đủ những gì cần có trên 1 đầu HD thông dụng.
1. Ngoại hình:
V3 được đóng gói trong 1 hộp carton giản đơn nhất từ trước đến nay. Bạn không nhìn thấy 1 thông tin nào đáng kể khi ngắm nghía hộp đựng đầu HD này. Mở hộp, cũng như những sản phẩm HD khác, đầu HD player nằm cạnh hộp nhỏ hơn đựng phụ kiện.
Ngoài những phụ kiện cơ bản mà đầu HD nào cũng có, V3 được kèm theo cả dây HDMI và thậm chí là cả dây optical. Như vậy, người dùng không cần phải đầu tư thêm dây nối khi lắp đặt V3 vào hệ thống giải trí gia đình.
Remote của V3 là loại full-key. Đây là 1 lợi thế mà tôi sẽ trình bày ở phần sau của bài viết này.
V3 có bề ngoài đơn giản và chắc chắn. Mặt trước được bao phủ bằng mica đen, toàn thân được cấu thành bằng nhôm xước nguyên khối. Kết cấu của V3 không cầu kỳ và khá mạnh mẽ, tuy nhiên logo của V3 được thiết kế chưa tinh xảo khiến sự sang trọng của nó bị giảm đi ít nhiều.
Khe đọc thẻ SD (tương thích HCSD) được bố trí phía cạnh bên trái của V3, cạnh bên phải là cổng USB và khay chứa ổ cứng.
V3 dùng cơ cấu khay chứa ổ cứng không dùng ốc vít. Đây là 1 cơ cấu đơn giản và cực kỳ thuận tiện trong việc tháo ráp ổ cứng gắn trong.
Tháo khay:
Ráp ổ cứng vào khay: lỗ bắt vít của ổ cứng ăn khớp vào chấu nhựa trên khay
Đẩy khay ổ cứng vào V3
Thật đơn giản như bỏ đĩa vào đầu DVD vậy.
Các lỗ cắm cần thiết được bố trí đầy đủ trên mặt sau: HDMI, Video composite, Video component, Analog Audio 2CH, Optical và coaxial audio, 3 cổng USB, LAN, power 12V. Ngoài ra V3 còn có quạt tản nhiệt và công tắc tổng. Như vậy, so với các đầu HD khác, V3 cũng hỗ trợ đủ món ăn chơi.
Chân đế của V3 khá chắc chắn và vững trãi, được bắt vít chặt chẽ vào case nên khỏi lo bị bong tróc như một số đầu HD khác.
2. Chi tiết linh kiện:
Tháo V3 bằng cách xả các ốc mặt sau:
Ấn tượng đầu tiên là vỏ case của V3 là tấm nhôm xước nguyên khối khá dày (khoảng 3mm).
Tấm nhôm đúc liền này không có mối nối khiến v3 có 1 bộ khung khá chắc chắn.
Xả tiếp 4 ốc trên mainboard, V3 đã được tháo rời hoàn toàn thành 5 cụm linh kiện:
Bo mạch của V3 nhỏ gọn và đơn giản, chỉ được in trên 1 mặt.
Chip Realtek 1073 được gắn chắc chắn với miếng tản nhiệt bằng keo epoxy. Với xung nhịp 400MHz, Realtek 1073 không tỏa ra nhiều nhiệt lượng và không đòi hỏi khắt khe trong việc tản nhiệt.
Bên cạnh đó, V3 có 1 quạt tản nhiệt cưỡng bức gắn phía sau, hút luồng khí từ dưới đi qua khu vực đặt Chip và đẩy khí nóng ra phía sau. Cấu tạo của V3 cũng khiến 1 luồng không khí khác đi từ hông phải qua HDD và thoát ra phía sau. Trong thử nghiệm, V3 đã hoạt động ổn định trong 4h liên tục, phát hết 2 bộ phim có bitrate cao trong điều kiện nhiệt độ phòng 29 độ mà không gặp trục trặc nào.
Câu hỏi đặt ra là, khi nào 1 chiếc đầu HD có giá chấp nhận được với đại bộ phận người sử dụng gia đình? Theo tôi, đầu HD Life V3 là 1 trong những sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự tương đồng về chi phí đầu tư so với đầu DVD 3 năm trước đây (đã tính mức trượt giá).
Với mức giá dưới 2,5 triệu đồng (tương đương khoảng 1,5 triệu đồng cách đây 3 năm - mức giá phổ biến của 1 đầu đĩa DVD loại trung bình), có thể nói đầu HD Life V3 thuộc loại rẻ nhất trên thị trường đầu HD hiện nay. Điều đáng chú ý là với mức giá này, HD Life V3 vẫn có đủ những gì cần có trên 1 đầu HD thông dụng.
1. Ngoại hình:
V3 được đóng gói trong 1 hộp carton giản đơn nhất từ trước đến nay. Bạn không nhìn thấy 1 thông tin nào đáng kể khi ngắm nghía hộp đựng đầu HD này. Mở hộp, cũng như những sản phẩm HD khác, đầu HD player nằm cạnh hộp nhỏ hơn đựng phụ kiện.
Ngoài những phụ kiện cơ bản mà đầu HD nào cũng có, V3 được kèm theo cả dây HDMI và thậm chí là cả dây optical. Như vậy, người dùng không cần phải đầu tư thêm dây nối khi lắp đặt V3 vào hệ thống giải trí gia đình.
Remote của V3 là loại full-key. Đây là 1 lợi thế mà tôi sẽ trình bày ở phần sau của bài viết này.
V3 có bề ngoài đơn giản và chắc chắn. Mặt trước được bao phủ bằng mica đen, toàn thân được cấu thành bằng nhôm xước nguyên khối. Kết cấu của V3 không cầu kỳ và khá mạnh mẽ, tuy nhiên logo của V3 được thiết kế chưa tinh xảo khiến sự sang trọng của nó bị giảm đi ít nhiều.
Khe đọc thẻ SD (tương thích HCSD) được bố trí phía cạnh bên trái của V3, cạnh bên phải là cổng USB và khay chứa ổ cứng.
V3 dùng cơ cấu khay chứa ổ cứng không dùng ốc vít. Đây là 1 cơ cấu đơn giản và cực kỳ thuận tiện trong việc tháo ráp ổ cứng gắn trong.
Tháo khay:
Ráp ổ cứng vào khay: lỗ bắt vít của ổ cứng ăn khớp vào chấu nhựa trên khay
Đẩy khay ổ cứng vào V3
Thật đơn giản như bỏ đĩa vào đầu DVD vậy.
Các lỗ cắm cần thiết được bố trí đầy đủ trên mặt sau: HDMI, Video composite, Video component, Analog Audio 2CH, Optical và coaxial audio, 3 cổng USB, LAN, power 12V. Ngoài ra V3 còn có quạt tản nhiệt và công tắc tổng. Như vậy, so với các đầu HD khác, V3 cũng hỗ trợ đủ món ăn chơi.
Chân đế của V3 khá chắc chắn và vững trãi, được bắt vít chặt chẽ vào case nên khỏi lo bị bong tróc như một số đầu HD khác.
2. Chi tiết linh kiện:
Tháo V3 bằng cách xả các ốc mặt sau:
Ấn tượng đầu tiên là vỏ case của V3 là tấm nhôm xước nguyên khối khá dày (khoảng 3mm).
Tấm nhôm đúc liền này không có mối nối khiến v3 có 1 bộ khung khá chắc chắn.
Xả tiếp 4 ốc trên mainboard, V3 đã được tháo rời hoàn toàn thành 5 cụm linh kiện:
Bo mạch của V3 nhỏ gọn và đơn giản, chỉ được in trên 1 mặt.
Chip Realtek 1073 được gắn chắc chắn với miếng tản nhiệt bằng keo epoxy. Với xung nhịp 400MHz, Realtek 1073 không tỏa ra nhiều nhiệt lượng và không đòi hỏi khắt khe trong việc tản nhiệt.
Bên cạnh đó, V3 có 1 quạt tản nhiệt cưỡng bức gắn phía sau, hút luồng khí từ dưới đi qua khu vực đặt Chip và đẩy khí nóng ra phía sau. Cấu tạo của V3 cũng khiến 1 luồng không khí khác đi từ hông phải qua HDD và thoát ra phía sau. Trong thử nghiệm, V3 đã hoạt động ổn định trong 4h liên tục, phát hết 2 bộ phim có bitrate cao trong điều kiện nhiệt độ phòng 29 độ mà không gặp trục trặc nào.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: