Google chi 392 triệu USD để dàn xếp vụ kiện về quyền riêng tư lịch sử tại Mỹ

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Google hôm 14/11 đã đồng ý trả 392 triệu USD để dàn xếp một vụ kiện mang tính bước ngoặt về quyền riêng tư người dùng, với 40 tiểu bang của Mỹ cùng tham gia cáo buộc rằng “gã khổng lồ” công cụ tìm kiếm đã đánh lừa người dùng tin rằng tính năng theo dõi vị trí trên thiết bị của họ đã bị tắt.

avatar1668506889476-16685068898841886757417.jpg

Một tuyên bố của Tổng chưởng lý bang Oregon Ellen Rosenblum cho biết đây là thỏa thuận dàn xếp riêng tư đa tiểu bang lớn nhất do các cơ quan chức năng Mỹ từng thực hiện. Thỏa thuận còn bao gồm một cam kết ràng buộc Google cải thiện tính minh bạch về hoạt động theo dõi để nhắm mục tiêu quảng cáo cho khách hàng.

Vụ kiện ở Mỹ bắt đầu sau một bài báo vào năm 2018 từ hãng thông tấn AP báo cáo rằng Google đã theo dõi người dùng ngay cả khi họ đã chọn không chấp nhận việc này. Cụ thể, người dùng tiếp tục bị Google theo dõi tục thông qua cài đặt Hoạt động web và ứng dụng (Web & App Activity) riêng biệt dù họ đã tắt tùy chọn quản lý Lịch sử vị trí (Location History) trên điện thoại của mình.

Các tiểu bang liên quan đến vụ án bao gồm Arkansas, Florida, Illinois, Louisiana, North Carolina, Pennsylvania và Tennessee.

Trong một tuyên bố, Google nói rằng các cáo buộc dựa trên các tính năng của sản phẩm đã không còn được cập nhật từ nhiều năm trước.

Vụ kiện chung hiếm hoi của 40 tiểu bang bắt nguồn từ sự thiếu kiên nhẫn của giới chức tiểu bang trước việc chính quyền liên bang không thể siết chặt kiếm soát các công ty công nghệ lớn do bế tắc về mặt lập pháp.

Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ vẫn không thống nhất được sẽ triển khai các quy tắc quốc gia về quyền riêng tư trực tuyến thế nào, với việc các công ty công nghệ vận động hành lang dữ dội để hạn chế tác động tiềm ẩn của chúng.

Điều này hoàn toàn trái ngược với châu Âu, nơi những đại gia công nghệ Mỹ phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt về quyền riêng tư kể từ năm 2018. Google, Amazon và những công ty khác đều chịu án phạt nặng sau khi bị phát hiện vi phạm. Riêng với Google, Liên minh châu Âu (EU) còn đưa ra các án phạt chống độc quyền với tổng giá trị 8,25 tỷ euro (8,5 tỷ USD) kể từ năm 2017 tới nay.

Tại Hàn Quốc, Google và Meta vào tháng Chín đã bị phạt tổng cộng 71 triệu USD vì thu thập thông tin cá nhân của người dùng mà không có sự đồng ý để phục vụ hoạt động đăng quảng cáo nhắm mục tiêu.

Theo Genk​
 
Bên trên