Bác à, bác ăn bậy thì đau bụng, còn bác nói bậy thì coi chừng đau mồm. Tôi chỉ nhìn chung và nói theo quan điểm khách quan, tôi với AVG chỉ là người sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ, không liên quan gì đến nhau càng không hưởng lợi lộc để nói tốt như bác đã nghĩ thì bác đã sai lầm.
Còn 2 yếu tố của bác tôi có thừa biết, tại sao tôi chê thì hãy đọc từ đầu, trước khi phát ngôn.
KHÁCH QUAN MÀ NÓI THÌ.
1.Chất lượng hình ảnh đến người xem nó ảnh bởi rất nhiều yếu tố như: Chất lượng máy quay phụ thuộc vào chất lượng video nguyên gốc, chất lượng xử lý và nén, chất lượng thiết bị phát tín hiệu đi, chất lượng thiết bị truyền dẫn tín hiệu trung gian, chất lượng thiết bị đầu cuối để thu tín hiệu (STB/TV).
Nếu video đó được phát đi, qua trung gian, thu lại, xử lý và nén, lập đi lập lại qua nhiều lần thì chất lượng hình ảnh cuối cùng đến người xem thì sẽ suy hao và giảm đi rất nhiều.
2.Còn việc nén, trên hạ tần truyền hình số thì 10 nhà cung cấp dịch vụ trên hạ tần này thì 10 đều nén cả, AVG cũng không ngoại lệ.
Việc nén này có chung nguyên nhân là: Nén để tiết kiệm băng thông, để thêm nhiều kênh, để hạn chế việc thuê thêm tần số/tần phát. Ở Việt Nam tần số không phải muốn là có được, nó là tài nguyên quốc gia, tiền thuê cũng phải là rẻ, nên các nhà cung cấp phải tận dụng tối đa tần số mình có.
3.Em biết chắc bác sẽ đi so tại sao K+ cũng nén nhưng đẹp hơn nhiều so với AVG, này nhé bác, đầu tiên số lượng kênh trên K+ ít hơn AVG, thiết bị đầu cuối (STB) của K+ tốt hơn AVG, và rất có thể do K+ ưu tiên băng thông dành cho các kênh tự sản xuất của mình, nên hình ảnh các kênh tự sản xuất của K+ sẽ đẹp hơn các kênh tự sản xuất của AVG.
Trong số các kênh trên K+ chỉ có những kênh tự sản xuất thì chất lượng hình ảnh mới được đẹp, còn những kênh bên thứ 3 thì chất lượng hình ảnh cũng khá tệ, không hơn gì AVG, thậm chí có kênh còn xấu hơn.
Và có thể do AVG nén đều cho tất cả các kênh, không ưu tiên thông băng thông cho kênh tự sản xuất nên kênh nào cũng không đẹp hơn kênh của bên thứ 3 là bao nhiêu.
4.Còn kênh địa phương, mỗi nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (THTT) (ở đây là AVG) không phải cung cấp dịch vụ ở 1 tỉnh/thành nhất định mà là toàn quốc, nhu cầu của người dùng là muốn xem tin tức của tỉnh/thành mình sinh sống, hoặc là những người xa quê muốn cập nhật tin tức ở quê mình, và bản thân kênh địa phương cũng muốn lên sóng của dịch vụ THTT.
Khi đó 2 bên, nhà cung cấp dịch vụ THTT và kênh địa phương sẽ đàm phán với nhau, mục đích là để vừa quảng bá cho địa phương đó vừa thỏa mãn nhu cầu xem của khách hàng.
Khi 1 kênh địa phương lên sóng của 1 dịch vụ truyền hình trả tiền, là sự thỏa thuận trao đổi giữa 2 bên, có thể là miễn phí, thậm chí kênh địa phương đó phải trả tiền cho bên nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền để được lên sóng.
5.Còn nguồn HD/SD (ý bác ở đây là BĐTV và TTTV), như các bác ở đây cũng đã biết 2 kênh "BĐTV và TTTV" không phải phát HD 24/24, mà đa số chỉ upscale, chỉ phát tín hiệu HD khi Live, nhưng cũng tuỳ vào nguồn tín hiệu Live là SD hay HD, chẳng hạn như V-League thường là SD, nên chất lượng hình ảnh của 2 kênh mang tiếng HD này kém thì ai cũng biết.
6.Còn về dung lượng băng thông (ở đây là hạ tần mặt đất), ở đây các bác cũng biết AVG dùng công nghệ truyền hình số mặt đất tiên tiến trên thế giới, và đến thời điểm hiện tại thì AVG nhà cung đi tiên phong ở Việt dùng công nghệ này. Với việc sử dụng công nghệ tiên tiến này với 3 tần số mà AVG được cấp thì dung lượng và số kênh truyền dẫn sẽ nhiều gấp vài lần so với DVB-T.
Dung lượng băng thông trên 1 tần số là nhất định và tuỳ theo công nghệ đang sử dụng (chẳng hạn như DVB-T và DVB-T2) có muốn thêm cũng không được, chỉ có cách thêm tần số, nhưng không phải muốn có thêm tần số là có được nhất là ở Việt Nam.
VÀI LỜI CÙNG BÁC.