Ðề: Giới thiệu game hành động-bắn súng (FPS) đầu tiên do VN sản xuất
Tôi cũng đâu có nói về chính trị. Mấy việc liên quan đến chính trị chỉ minh họa cho vấn đề bạo lực đang bàn.
Có vẻ bạn vẫn chưa hiểu tôi định nói gì, và tại sao bạn lại bị tôi và một số bạn phản đối.
Qua những phát ngôn của bạn, mọi người sẽ hiểu ý bạn thế này: “Bạo lực là xấu xa. Tuy nhiên bạo lực xuất phát từ bản chất con người. Đã là bạo lực thì đều như nhau cả, không cần phân biệt, dù là hành vi bạo lực của kẻ ác hay dùng bạo lực để tự vệ, để tiêu diệt cái ác của người lương thiện, để lật đổ thứ phản động… đều là hành vi xấu cần lên án và loại trừ. Vì vậy những thứ dính tới bạo lực (từ những phim ảnh, game, võ thuật, cho tới văn học nghệ thuật, giáo dục quốc phòng – có thể hiểu như thế…) cũng đều là xấu xa, là không có lợi gì cho xã hội và cũng cần ngăn chặn, hạn chế, loại trừ tất”.
Theo cách lập luận của bạn nên bác POLY mới suy ra rằng: nếu cho tất cả các hành vi sử dụng bạo lực là xấu xa, đáng lên án, đáng căm ghét, đáng loại bỏ (quan điểm của những người “yêu hòa bình” một cách ấu trĩ; từ bi, độ lượng, sẵn sàng tha thứ, một cách vô điều kiện) thì ta cần gì phải chống ngoại xâm. Giặc nó đánh thì hàng luôn đi cho nhanh, chả ai phải bị thương, chả ai phải chết cả. Bạo lực nào cũng là xấu như nhau, đáng căm ghét; thằng giặc nó dùng bạo lực cướp nước ta, chẳng lẽ ta cũng đánh lại nó ư? Đánh làm gì, sử dụng bạo lực là xấu xa, đáng lên án. Ta đánh lại nó thì hóa ra ta cũng như nó à? Kệ mẹ cho nó đô hộ, bạo lực nào chả như nhau, người nào chả là người. Người TQ cũng là người, cho nó cai trị bóc lột mình thì có sao đâu. Hay như Pháp, Mỹ… mà nó đánh, nó cướp nước, nó nô dịch dân ta thì đã sao? Nhân loại đều như nhau, là đồng loại anh em cả. Hòa bình là trên hết mà.
POLY suy ra như thế theo đúng logic của bạn minhlasan nhưng bạn ý lại chẳng hiểu tại sao POLY bình luận như thế.
Bạn minhlasan bảo tôi nói chính trị nhưng đó chỉ là những dẫn chứng của tôi chứ tôi không chủ đích nói chuyện chính trị. Bạo lực phản cách mạng và bạo lực cách mạng thường xuyên xuất hiện trong đời sống chính trị và đây là thứ ta thấy phổ biến nhất nên khi dẫn chứng tôi mới lôi nó vào. Bạo lực mà tôi đề cập đến ở đây là bạo lực nói chung, có bạo lực phi nghĩa gồm cả bạo lực phản cách mạng, bạo lực của kẻ xâm lược, bạo lực của kẻ côn đồ, bạo lực của kẻ cướp, bạo lực của kẻ thú tính,… Bạo lực chính nghĩa gồm cả bạo lực cách mạng, hành vi tự vệ, hành vi trấn áp tội phạm của người thi hành công vụ…
Bạn cho rằng: “chế độ nào cũng mong muốn cuộc sống mỗi một con người tốt đẹp hơn”
Tôi có thể chỉ cho bạn thấy không thiếu những chế độ xã hội trong lịch sử đi ngược lại những giá trị của nhân loại. Tiêu biểu như chế độ Phát-xít là một chế độ chuyên chính độc tài, khủng bố, diệt chủng công khai. Nó là một thứ quái thai nhưng trớ trêu thay lại là con đẻ của Chủ nghĩa Đế quốc. Nó khiến ngay cha mẹ đẻ và những anh chị em của nó còn phải khiếp sợ và muốn tiêu diệt nó.
Bạn có hiểu cách tôi lập luận như thế nào không mà phát biểu: “Theo như bác nghĩ thì câu:''lấy trí nhân để thay cường bạo" là sai nhỉ?”. Bạn trích dẫn chắc bạn phải biết câu đó nằm trong tác phẩm nào và nó thể hiện tư tưởng gì chứ.
“Lấy ĐẠI NGHĨA để thắng HUNG TÀN,
Lấy CHÍ NHÂN để thay CƯỜNG BẠO” (“chí nhân” không phải “trí nhân”, sai một chút nguy hiểm lắm vì nghĩa hoàn toàn khác nhau, trích dẫn thì phải trích đúng)
Đó có thể coi là tuyên ngôn ngắn gọn của dân tộc ta, của người Việt ta về đường lối đối nội, đối ngoại…, nằm trong cả một tác phẩm lớn cũng có thể coi là tuyên ngôn độc lập.
Bạn có hiểu được hoàn cảnh ra đời bài Cáo đó không? Bạn tưởng bỗng dưng mà có thể lấy nhân đạo mà đối xử với kẻ thù à? Không đánh cho nó mất hết nhuệ khí, không đập tan ý chí của quân cướp nước diệt chủng thì làm sao có cái tư thế mà đối xử nhân đạo với chúng? Dân ta phải đổ bao xương máu mới đánh bại được giặc Minh, đuổi cổ chúng về Tàu thì mới có được cái vị thế mà đối xử nhân đạo với chúng như thế. Tội ác tày trời của giặc Minh với dân ta được thể hiện chân thực trong bài Bình Ngô Đại cáo, chắc hẳn các bạn còn nhớ. Với tội ác diệt chủng, diệt văn của giặc Minh, dù thời đó mà có TÒA ÁN QUỐC TẾ và các tổ chức nhân đạo quốc tế, thì chúng vẫn không đáng được nhận bất kì một sự đối xử nhân đạo nào của chúng ta. Vậy mà ta vẫn tha chết cho chúng về nước, giữ lại cho chúng chút sĩ diện, lại còn cấp ngựa, xe, lương, thuyền cho chúng. Thế mới biết ông cha ta bao dung đến mức nào.
Nói chung, trong suốt chiều dài lịch sử, nền độc lập hòa bình dân tộc VN có được đều phải đánh đổi bằng rất rất nhiều xương máu. Nhưng khi chấm dứt chiến tranh ta sẵn sàng lấy nhân đạo mà đối với kẻ thù, sẵn sàng tha thứ, cho chúng con đường sống. Nhưng những thái độ đó chỉ có khi ta đã đập nát ý chí xâm lược của kẻ thù, làm cho chúng không còn sức để mà đối ác với ta nữa, phải chịu từ bỏ mục tiêu của chúng chứ đâu phải là lòng từ bi vô điều kiện. Kẻ ác đâu dễ dàng mà làm hòa bắt tay với ta; ta cũng đâu có thể cầu xin chúng rủ lòng thương người mà buông tha cho chúng ta.
Kẻ ác thường chỉ xử ác được khi chúng còn sức. Khi chúng không còn sức nữa thì muốn ác cũng chẳng được. Chí Phèo sau khi XXX với Thị Nở, đêm bị thổ một trận nhớ đời và phải cảm, kiệt sức. Khi hắn không còn sức nữa thì hắn không thể xử ác được với ai; lúc đó hắn mới suy nghĩ về đời hắn và bao mảnh đời đã bị hắn đâm, rạch, đốt, phá… và hắn bắt đầu hối hận, hướng thiện. Cái ác không cần bị tiêu diệt mà cái ác tự triệt thoái để cho cái thiện ngự trị chỉ có trong ảo tưởng.
Về vấn đề “giáo dục cho các em nhỏ tính hòa đồng nhìn nhận vấn đề bình tỉnh hơn ,kỹ năng sống và giá trị cuộc sống là ở đâu?” thì bạn khỏi lo. Chẳng cần cho con em đi học trường quốc tế đâu, trường nào của ta cũng lưu tâm đến vấn đề này rồi. Thế bạn nghĩ trường học của ta giáo dục cái gì? Nhưng như tôi đã từng viết, không chỉ giáo dục các em lòng yêu hòa bình, hướng thiện, ứng xử cho văn minh lịch sự, nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp mà ta còn phải dạy các em biết căm thù, căm giận, căm ghét cái ác, cái xấu xa, cái phản động… và phải làm có hành động như thế nào với cái ác, với kẻ thù… Phải dạy cả những kĩ năng chiến đấu cho HS-SV khi còn trên ghế nhà trường bằng môn GD Quốc phòng, dù chỉ ở mức độ sơ lược. Bạn có đánh giá những việc này là nuôi dưỡng, cổ vũ, kích động bạo lực không?
Lại nói về game 7554 và chiến dịch ĐBP. Ta đang bàn ở đây là game offline bắn súng góc nhìn thứ nhất có cốt truyện lịch sử. Chiến tranh giữ nước mà không tiêu diệt địch thì chẳng lẽ van xin địch đầu hàng, van xin chúng rút lui để 2 bên khỏi phải thương vong? Trong chiến đấu, lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, tình yêu hòa bình, yêu nhân dân thể hiện bằng hành vi cụ thể là anh dũng diệt địch, càng nhiều càng tốt. Không giết nó để nó sống nó giết mình, giết đồng bào mình, giết gia đình người thân của mình? Thế nên giết càng nhiều tên, hoặc làm sao cho chúng suy kiệt mất sức chiến đấu để chiến thắng càng nhanh càng tốt. Sự thật như thế nên game cũng phải mô tả như thế. Nhưng trong chiến tranh, hành vi nhân đạo thể hiện ở chỗ chính sách đối xử với tù binh ra sao, và với tử thi chết trận của chúng thế nào. Chuyện bắn chết tù binh tại trận cũng có ở cả 2 phe nhưng với ta thường là chuyện bất khả kháng. Trong trường hợp buộc phải rút lui nhanh chóng không thể giải theo tù binh vừa bắt được, địch đang hành quân tới thì cũng có chuyện xử tử tù binh. Nếu bỏ chúng lại, chắc chắn chúng sẽ tiếp tục quay lại đội ngũ quân thù bắn vào quân ta. Tuy nhiên chuyện đó không nhiều, và với chúng ta số tù binh bắt được cũng là một thứ “vốn quí” để ta dùng “mặc cả” với địch trên các bàn hội nghị theo chiến lược “vừa đánh vừa đàm”. Trên phim ảnh, người ta tránh đưa lên hình ảnh xử bắn tù binh tại trận vì cách làm phim như thế rất bẩn thỉu. Nó bóp méo sự thật về đối phương, điển hình hóa sự cá biệt và làm cho người xem dễ có ấn tượng, cảm nhận rằng đối phương làm việc đó một cách phổ biến, rộng rãi. Thế mà phim Chúng tôi là những người lính (we are the soldiers) lại đưa hình ảnh chỉ huy Nguyễn Hữu An cho bắn tù binh một cách lạnh lùng tàn nhẫn trong trận Iadrang 1965 (mặc dù là không có việc đó), và cả hình ảnh bộ đội VN dùng lưỡi lê đâm sau lưng tên lính Pháp trong cuộc KC chống Pháp, mặc dù hoàn toàn có thể xảy ra trên chiến trường, và việc đâm trước mặt hay sau lưng chả khác gì nhau. Đúng là một phim khắm bựa dùng để thủ dâm tinh thần cho quân đội Mĩ của Hollywood.
Ta đối với tù binh địch rất nhân đạo, đặc biệt là trong KC chống Pháp ta còn thả một lượng lớn tù binh địch giữa cuộc chiến trong khi chiến sự vẫn tiếp diễn. tất nhiên là sau khi đã “cảm hóa” họ. Không một người tù binh nào được thả tái ngũ, không ai cầm súng tiếp tục bắn lại ta. Đó chính là minh chứng cho tinh thần nhân đạo của chúng ta. Sau chiến thắng ĐBP, có một số không nhỏ tù binh Pháp là thương binh bị chết. Vì việc này mà những học giả thực dân và sỹ quan Pháp thất trận cay cú đã chỉ trích VN ngược đãi hành hạ tù binh; nhưng họ không hiểu hay cố tình không hiểu là hậu cần của ta rất khó khăn, đến quân ta còn thiếu ăn, thương binh ta còn thiếu thuốc thì tù binh cũng vậy. Hơn nữa quân Pháp vẫn cho máy bay tiếp tục ném bom sau khi ĐBP thất thủ. Tất nhiên là game thì làm sao thể hiện được hết sự thật lịch sử, cùng lắm là mô tả được diễn biến và một phần sự ác liệt của chiến dịch là tốt rồi.
Bạn minhlasan đừng đem những game online kiểu như Võ lâm, Chinh đồ… mà so sánh với game offline như COD, thứ như CF còn chưa đáng được so sánh. Hơn nữa, đây là game cho người lớn, hay ít ra cũng hạn chế tuổi như 16+ chẳng hạn nên cũng không cần quá lo về mức độ ảnh hưởng của bạo lực.