Trước đây, để thưởng thức những bản nhạc ở chất lượng lossless, chúng ta phải chi thêm tiền. Thế nhưng, cuối cùng, Apple và Amazon đã phá vỡ điều đó khi xác nhận rằng sẽ cung cấp nhạc chất lượng cao, tương đương CD hoặc cao hơn, với mức giá không đổi.
Trong quá khứ, việc phát nhạc sử dụng chất lượng "lossy" (mất dữ liệu), chẳng hạn như MP3 320kbps hoặc Ogg Vorbis, và có giá 10 USD/tháng đối với thuê bao cá nhân. Trong khi đó, những bản nhạc được mã hóa bằng codec lossless (thông thường là FLAC) và giải mã ở chất lượng cao hơn (24-bit, tần số lấy mẫu dao động trong khoảng 44,1kHz – 192kHz, hay định dạng MQA có trên Tidal) sẽ có giá từ 15 USD trở lên trong một tháng. Dĩ nhiên, mức giá cho gói sinh viên sẽ rẻ hơn và gói gia đình sẽ đắt đỏ hơn.
Đó là kế hoạch kinh doanh mà các dịch vụ phát nhạc trực tuyến như Deezer, Qobuz và Tidal đang áp dụng. Và cho đến gần đây, Amazon cũng đi theo mô hình tương tự với dịch vụ Music Unlimited HD của mình.
Nhưng tất cả đã thay đổi từ đầu tuần này khi Apple thông báo rằng họ sẽ tung ra dịch vụ phát nhạc lossless cũng như Hi-Res với cùng mức giá 10 USD/tháng mà họ đang áp dụng, bắt đầu từ tháng 6. Những bản nhạc có trên Apple Music hiện tại đều được mã hóa ở codec lossy AAC với mức bit rate tối đa 256kbps. Apple Music cũng sẽ hỗ trợ âm thanh không gian dưới dạng Dolby Atmos.
Trong vòng một giờ đồng hồ, Amazon cũng quyết định đi theo chiến lược đó, giảm giá dịch vụ Amazon Music HD Unlimited của mình xuống còn 10 USD/tháng, tương đương mức giá gói lossy tiêu chuẩn. Thực tế, Amazon trước đây đã làm rung chuyển thị trường phát nhạc lossless khi áp dụng mức giá 15 USD/tháng cho gói Music HD của mình vào cuối năm 2019, khi mà những dịch vụ khác đều thu ít nhất 20 USD/tháng cho gói Hi-Fi.
Trong khi đó, Deezer và Qobuz hiện vẫn tính phí 15 USD/tháng cho gói phát nhạc lossless cá nhân (Deezer chỉ cung cấp các bản nhạc chất lượng CD 16-bit và tối đa 24 bit/192kHz đối với Qobuz). Còn với Tidal, gói HiFi của họ (cung cấp nhạc tối đa 24-bit/192kHz và một số bản nhạc còn hỗ trợ định dạng MQA) có giá 20 USD/tháng.
Gã khổng lồ Spotify hiện vẫn đang chậm chân trong cuộc đua này. Họ xác nhận sẽ tung ra gói Spotify HiFi trong năm nay nhưng vẫn chưa rõ thời điểm cũng như mức giá cụ thể của nó. Giờ đây, Apple và Amazon đã thực hiện điều đó, khiến Spotify không kịp trở tay. Với việc Spotify cũng tính thêm phí, Deezer, Qobuz và Tidal hoàn toàn có thể yên tâm được một chút. Nhưng nếu Spotify cũng chọn "quay xe" như Amazon, mọi áp lực sẽ đổ dồn lên bộ 3 dịch vụ stream nhạc Hi-Fi hiện có.
Vì tò mò, trang TechHive đã quyết định gửi mail đến các dại diện của Deezer, Qobuz và Tidal nhằm giải đáp thắc mắc liệu họ có động thái giảm giá các gói stream Hi-Fi của mình hay không.
Đáng tiếc rằng Qobuz hay Tidal chưa đưa ra câu trả lời. Tuy vậy, TechHive đã được Alexander Holland, Giám đốc Chiến lược và Nội dung tại Deezer, hồi đáp.
"Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng Deezer mang lại giá trị cho cả nghệ sĩ lẫn người âm mộ âm nhạc. Chúng tôi chưa sẵn sàng công bố bất cứ điều gì, nhưng vẫn đang cân nhắc các tác động đến người dùng, công nghệ và mảng kinh doanh của chúng tôi. Rõ ràng, ngành công nghiệp của chúng tôi đã thay đổi chỉ sau một đêm và HiFi là tiêu chuẩn mới đối với chất lượng âm thanh. Chúng tôi sẽ không bao giờ muốn cản trở điều đó. Bạn sẽ sớm nhận được nhiều thông tin hơn từ chúng tôi."
Dường như, Deezer đã biết được rằng mình cần phải làm gì đó khi cả Apple lẫn Amazon đều đã thay đổi cuộc chơi nhạc lossless. Điều thú vị là họ đề cập đến các nghệ sĩ về những gì "mang lại giá trị" cho người dùng của họ. Tất cả các công ty này đều phải mua bản quyền nhạc từ các hãng thu âm lớn nhỏ, và chất lượng các dịch vụ stream nhận được sẽ phụ thuộc vào mức giá mà họ trả cho những đối tác này.
Hiện vẫn chưa rõ Deezer sẽ làm gì tiếp theo, nhưng có một điều mà họ chắc chắn đúng: Ngành công nghiệp phát nhạc Hi-Fi thực sự đã thay đổi chỉ sau một đêm, và đứng yên không phải là một lựa chọn tốt.
Trong quá khứ, việc phát nhạc sử dụng chất lượng "lossy" (mất dữ liệu), chẳng hạn như MP3 320kbps hoặc Ogg Vorbis, và có giá 10 USD/tháng đối với thuê bao cá nhân. Trong khi đó, những bản nhạc được mã hóa bằng codec lossless (thông thường là FLAC) và giải mã ở chất lượng cao hơn (24-bit, tần số lấy mẫu dao động trong khoảng 44,1kHz – 192kHz, hay định dạng MQA có trên Tidal) sẽ có giá từ 15 USD trở lên trong một tháng. Dĩ nhiên, mức giá cho gói sinh viên sẽ rẻ hơn và gói gia đình sẽ đắt đỏ hơn.
Đó là kế hoạch kinh doanh mà các dịch vụ phát nhạc trực tuyến như Deezer, Qobuz và Tidal đang áp dụng. Và cho đến gần đây, Amazon cũng đi theo mô hình tương tự với dịch vụ Music Unlimited HD của mình.
Nhưng tất cả đã thay đổi từ đầu tuần này khi Apple thông báo rằng họ sẽ tung ra dịch vụ phát nhạc lossless cũng như Hi-Res với cùng mức giá 10 USD/tháng mà họ đang áp dụng, bắt đầu từ tháng 6. Những bản nhạc có trên Apple Music hiện tại đều được mã hóa ở codec lossy AAC với mức bit rate tối đa 256kbps. Apple Music cũng sẽ hỗ trợ âm thanh không gian dưới dạng Dolby Atmos.
Trong vòng một giờ đồng hồ, Amazon cũng quyết định đi theo chiến lược đó, giảm giá dịch vụ Amazon Music HD Unlimited của mình xuống còn 10 USD/tháng, tương đương mức giá gói lossy tiêu chuẩn. Thực tế, Amazon trước đây đã làm rung chuyển thị trường phát nhạc lossless khi áp dụng mức giá 15 USD/tháng cho gói Music HD của mình vào cuối năm 2019, khi mà những dịch vụ khác đều thu ít nhất 20 USD/tháng cho gói Hi-Fi.
Trong khi đó, Deezer và Qobuz hiện vẫn tính phí 15 USD/tháng cho gói phát nhạc lossless cá nhân (Deezer chỉ cung cấp các bản nhạc chất lượng CD 16-bit và tối đa 24 bit/192kHz đối với Qobuz). Còn với Tidal, gói HiFi của họ (cung cấp nhạc tối đa 24-bit/192kHz và một số bản nhạc còn hỗ trợ định dạng MQA) có giá 20 USD/tháng.
Gã khổng lồ Spotify hiện vẫn đang chậm chân trong cuộc đua này. Họ xác nhận sẽ tung ra gói Spotify HiFi trong năm nay nhưng vẫn chưa rõ thời điểm cũng như mức giá cụ thể của nó. Giờ đây, Apple và Amazon đã thực hiện điều đó, khiến Spotify không kịp trở tay. Với việc Spotify cũng tính thêm phí, Deezer, Qobuz và Tidal hoàn toàn có thể yên tâm được một chút. Nhưng nếu Spotify cũng chọn "quay xe" như Amazon, mọi áp lực sẽ đổ dồn lên bộ 3 dịch vụ stream nhạc Hi-Fi hiện có.
Vì tò mò, trang TechHive đã quyết định gửi mail đến các dại diện của Deezer, Qobuz và Tidal nhằm giải đáp thắc mắc liệu họ có động thái giảm giá các gói stream Hi-Fi của mình hay không.
Đáng tiếc rằng Qobuz hay Tidal chưa đưa ra câu trả lời. Tuy vậy, TechHive đã được Alexander Holland, Giám đốc Chiến lược và Nội dung tại Deezer, hồi đáp.
"Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng Deezer mang lại giá trị cho cả nghệ sĩ lẫn người âm mộ âm nhạc. Chúng tôi chưa sẵn sàng công bố bất cứ điều gì, nhưng vẫn đang cân nhắc các tác động đến người dùng, công nghệ và mảng kinh doanh của chúng tôi. Rõ ràng, ngành công nghiệp của chúng tôi đã thay đổi chỉ sau một đêm và HiFi là tiêu chuẩn mới đối với chất lượng âm thanh. Chúng tôi sẽ không bao giờ muốn cản trở điều đó. Bạn sẽ sớm nhận được nhiều thông tin hơn từ chúng tôi."
Dường như, Deezer đã biết được rằng mình cần phải làm gì đó khi cả Apple lẫn Amazon đều đã thay đổi cuộc chơi nhạc lossless. Điều thú vị là họ đề cập đến các nghệ sĩ về những gì "mang lại giá trị" cho người dùng của họ. Tất cả các công ty này đều phải mua bản quyền nhạc từ các hãng thu âm lớn nhỏ, và chất lượng các dịch vụ stream nhận được sẽ phụ thuộc vào mức giá mà họ trả cho những đối tác này.
Hiện vẫn chưa rõ Deezer sẽ làm gì tiếp theo, nhưng có một điều mà họ chắc chắn đúng: Ngành công nghiệp phát nhạc Hi-Fi thực sự đã thay đổi chỉ sau một đêm, và đứng yên không phải là một lựa chọn tốt.
Theo VN review