Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

jqkadesign

New Member
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

ông dẫn đầu đòi làm mà các bác, Quốc hội thì có nghĩa lí gì. bỏ phiếu cho vui thôi. phen này anh em mình ngập mặt trong nợ nần.
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Không thấy ai nói tiền vé tàu cao tốc là nhiêu nhỉ? Nếu bằng 2/3 vé Vietnam Airline thì đi máy bay cho nhanh.

Rồi tiền bảo trì bảo dưỡng, rồi tiền sửa chữa khấu hao, rồi tiền bảo vệ khai thác... Đã thế dính đến đồ công nghệ cao thế này thì hơi tí phải mời chiên gia Nhật, lại tiền ăn ở công sá, lại kê hóa đơn, bớt xén, ghi khống, khoác vai.... Em sợ vé chưa bù đắp nổi chứ đừng nói có lời mà bù vào đầu tư.

Cứ cho là xây được DSCT đi, nhưng xây xong loe hoe vài khách mỗi chuyến thì nhân dân ốm đòn. Nghĩ đến tham nhũng ở những dự án lớn kiểu này mà nghẹn cả giọng.
 
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Sao ko dùng số tiền này để cải thiện tình trạng giao thông của HN và TP.HCM có phải ý nghĩa gấp nghìn lần ko. Ý tưởng điên rồ !
 

hd2222

New Member
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Daniel thấy vài blogger cũng so sánh dự án đường tải điện cao thế với đường tàu hỏa cao tốc này. Thực sự đây là một trong những thành tích trong hai nhiệm kỳ lãnh đạo của thủ tướng Võ Văn Kiệt. Tuy nhiên tin rằng ít ai thật sự để ý ưu điểm của dự án này nằm ở đâu.

Xét trên phương diện kỹ thuật thuần túy, dự án đường cao thế 500kV Bắc Nam là không kinh tế và chứa đựng nhiều thách thức kỹ thuật. Tuy nhiên nó ra đời vào một thời điểm rất tế nhị ở Việt Nam.

Sau năm 1975, tất cả những đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng đều chỉ dành cho miền Bắc, mà cụ thể và chiếm đa số các dự án là tại HN, và sau đó là HP, QN, VP. Chúng ta có thể điểm lại các dự án như cầu Thăng Long (khởi công 1979 - khánh thành 1985), cầu Chương Dương (1983-1986) cùng với cầu Long Biên đều bắc qua sông Hồng. Trong khi đó cây cầu lớn đầu tiên ở phía Nam là cầu Mỹ Thuận (1996-2000) do phía Australia tài trợ, phải chờ đến 25 năm sau ngày thống nhất. Cũng như vừa rồi là cầu Cần Thơ, đến 35 năm. Dù chi phí của các cây cầu này không quá lớn, chỉ 340 triệu USD (so với dự án cải tạo HN sắp trình duyệt lên đến 90 tỷ USD).

Về các công trình năng lượng, cho dù thủy điện hay nhiệt điện đều được xây dựng ở phía Bắc, khiến cho cung vượt quá cầu, điện dư thừa nên sau này có thời gian phải xuất khẩu bớt qua Lào và TQ. Chẳng hạn như thủy điện Hòa Bình 1920 MW (1979-1994), nhiệt điện Phả Lại 440 MW (1980). Trong khi đó ở phía Nam thì chỉ dựa vào công suất của thủy điện Đa Nhim 160 MW nên không đủ điện cho sản xuất và phát triển kinh tế. Nhiều vùng nông thôn không có điện. Những vùng khác chỉ có điện vào buổi tối. Ngay tại TpHCM có lúc cúp điện đến 4 ngày trong tuần. Công trình thủy điện đầu tiên là Trị An 400 MW (1984-1991) vẫn không đủ đáp ứng. Đến những năm 2000, nhiều vùng nông thôn vẫn dùng loại TV trắng đen 14 inches sạc bình, và bóng đèn tròn leo lét (vì điện thường sụt áp nghiêm trọng nên k dùng được đèn huỳnh quang).

Bởi vì nơi nắm quyền quyết định đầu tư là ở HN, nên mạng lưới năng lượng Việt Nam bị mất cân đối nghiêm trọng.

Điều này là tình hình chung trên tất cả các lĩnh vực khác. Thậm chí trong giáo dục, lý lịch đã cản bước học vấn đại học của nhiều học sinh miền Nam. Năm 1987, báo Tuổi Trẻ gióng lên trường hợp tiêu biểu là Nguyễn Mạnh Huy 3 năm 3 lần đỗ đại học nhưng không được phép học. Sau cùng phải đến tay bác Kiệt can thiệp. Bên cạnh đó các học bổng ra nước ngoài thì ngay cả con em cán bộ miền Bắc đang tiếp quản và định cư ở miền Nam cũng không giành được với HN. Chiêu thường thấy là giấy báo gửi muộn, và luôn có 1 người dự bị được thay vào chờ sẵn ở sân bay để lấp "chỗ trống".

Trong lĩnh vực thể thao là dễ thấy nhất, khi VĐV bơi lội Nguyễn Kiều Oanh đi thi ASIAD 90 tại TQ, thì HLV của chị là Đỗ Trọng Thịnh bị gạt ra để thay vào là một chuyên gia ở Tổng cục. Môn cầu lông, lần đầu tiên VN có một giải quốc tế là cúp JVC mở rộng năm 1991 tại NTĐ Phan Đình Phùng TpHCM. Thảm thi đấu được tài trợ trực tiếp từ Nhật Bản, và sau giải thì đã được gói lại chở ra HN. Năm 1995 bóng đá VN hồi sinh trở lại với cúp Độc Lập và HLV nước ngoài, SVĐ Thống Nhất được đầu tư mới dàn đèn cũng bởi vì dàn đèn trước đây đã được tháo đem ra lắp ở HN.

Với tư tưởng hạn hẹp, chỉ thích vắt sữa con bò gầy, hơn là vỗ béo cho nó sinh ra thêm nhiều bê con, đã tạo ra tâm lý ỷ lại ở nhiều nơi, kìm hãm sự phát triển kinh tế của cả nước. Trong tình hình đó, sự xuất hiện của đường dây 500KV đã quân bình lại bản đồ năng lượng cả nước. Giờ đây đầu tư nhà máy ở đâu chỉ là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nơi đó có thuận lợi hay không. Nhờ vậy hàng loạt nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm với công suất lớn đã được xây dựng ở miền Nam. Hiện nay đường dây 500kV đang tải ngược điện trở ra Bắc, một nhiệm vụ mà ban đầu không mấy ai nghĩ đến.

Giá trị của đường dây 500kV không nằm ở ưu điểm kỹ thuật, mà ở chỗ trả lại sự khách quan cho các quyết định đầu tư năng lượng, góp phần điều hòa lợi ích giữa các tỉnh thành và tăng cường tình đoàn kết tương hỗ của nhân dân hai miền Nam Bắc.

=D>=D>=D>, ko bít lói gì !=D>=D>=D>
iem chỉ cú 1 cái nà có 1 pác lói dân tộc (cuốc da) lào có ĐSCT thì khắng dịnh chắc chắn nà dân tộc đó (cuốc da) đó sẽ có chỉ số IQ sẽ cao(...cao...cao mãi) !!! dất tiếc nó nại nà sự thật ! (vì 11 thằng đó, IQ nó đều cao trọi (thống kê ló pảo thía)! tức nghẹn họng mà ko lói đc câu lào !)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Thêm một bài viết đáng nghiên cứu về vấn đề ĐSCT này

Link của em nó đây

Hôm nay qua phát biểu của Bộ trưởng, đã củng cố thêm cho quan điểm này! Hóa ra không phải là Nhật, hèn gì các bác ấy có chung quyết tâm chính trị lớn lao! Vẫn mong là anh Hai xe ôm nói sai!
 

Angus_Bert

Film critic
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: "Đối tác làm đường sắt cao tốc vẫn bỏ ngỏ".

Chuyển sang một vấn đề đang được quan tâm khác là dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết “giả sử” tình huống, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư mà Nhật Bản và ngân hàng thế giới không cho vay, một đối tác khác cho vay và làm với giá rẻ hơn, chúng ta có giao cho công ty của nước đó không?

Đáp lại, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng khẳng định, dự án đường sắt cao tốc chưa chọn đối tác cụ thể. Bộ cũng không tham mưu là đối tác cụ thể của nước nào, công nghệ của nước nào. Nếu Quốc hội đồng ý chủ trương, Bộ và Chính phủ sẽ tiến hành thoả thuận về hợp tác.

“Chính phủ chưa cố định một đối tác nào và việc lựa chọn vẫn đang bỏ ngỏ. Những doanh nghiệp có công nghệ tương thích, có điều kiện về vốn, chúng ta hoàn toàn có thể kêu gọi tham gia”, ông Dũng nói.
Nguon Dantri.com.vn
We are doomed :(
 

MrMilan

Banned
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

CS0.12210465_1_1.png
 

MrMilan

Banned
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Hôm nay qua phát biểu của Bộ trưởng, đã củng cố thêm cho quan điểm này! Hóa ra không phải là Nhật, hèn gì các bác ấy có chung quyết tâm chính trị lớn lao! Vẫn mong là anh Hai xe ôm nói sai!

Nếu Nhật làm với giá tiền 56 tỷ USD và trong 20 năm
Một anh nước lạ làm với giá tiền 30 tỷ và trong 10 năm
Bạn chọn anh nào.

Cái này nó giống như xây SVĐ Mỹ Đình đó, một nhà thiết kế của SVĐ State of France ko trúng thầu, mà người trúng thầu là một anh bạn người nước lạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

tuanzs

Member
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Em thì thấy cái Shinkansen này nó giông giống với cái Hoasen khác mỗi tí là một cái 56 tỷ còn cái kia có 1300 tỷ thui :-"
Lúc mà cái ĐSCT này nó xong có khi chúng ta đang đi mây về gió rồi tiếc quá không có cơ hội ngồi lướt 300km/h nó mát như thế nàoX_X
 

thebaohdvn

New Member
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Hôm nay qua phát biểu của Bộ trưởng, đã củng cố thêm cho quan điểm này! Hóa ra không phải là Nhật, hèn gì các bác ấy có chung quyết tâm chính trị lớn lao! Vẫn mong là anh Hai xe ôm nói sai!

Không phải Nhật, thế là ai vậy bác ?
 

strangerdn

New Member
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Ông Nguyễn Sinh Hùng này chắc họ hàng với AQ. Đọc cái câu "các anh lo ko có tiền, còn tôi ko lo" nghe mà phát bực. Đi vay rồi bắt dân trả nợ chứ được gì đâu. Mà đầu tư cái dự án này chẳng giải quyết được vấn đề gì, đem số tiền đó mà mở rộng đường sắt lên 1.4m để tăng năng lực đường sắt hay đầu tư nhà máy điện để cải thiện còn có lợi ích hơn. Chán cái cảnh chạy máy nổ mà bàn chuyện tàu cao tốc =))
PS: Chắc mấy bác kiếm ăn được nhiều lắm nên mới hăng hái như vậy
 

MrMilan

Banned
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Nói tóm lại là các bác ở trên quyết cả rồi.
Nút bấm ko đồng ý và nút bấm đồng ý đều có chung một kết quả.
Họp chỉ để cho vui thôi
 
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Đọc báo thấy nhiều bác viết bài rất hay, xác đáng, logic và có cơ sở kiểu như bác Lê Đăng Doanh mà hình như khi bàn thì chỉ có các bác IQ "cao", kiến thức "sâu rộng" ở trên mới được phép bàn và quyết định, có thèm đếm xỉa gì đến ý kiến của dân hay của những người có chuyên môn. Mà các bác IQ "cao" này thì chỉ biết đến cái túi của các bác thôi, hix :(
Còn bác Trần Tiến Cảnh, được cho đi 1 chuyến, lót tay thêm 1 ít về phát biểu nghe mà hại não.."Đi tôi cũng đi rồi .. Trẻ em đi học, bà mẹ đi làm". Dcm nó (xin lỗi các bác em tức quá) tiền nhiều quá nên ngày nào cũng đi học với đi làm bằng ĐSCT cho nó IQ cao.. Bản thân em đi Châu Âu mấy lần, đường sắt cao tốc giá vé vẫn là cao so với kinh tế của đại đa số người dân, chỉ khi nào đi quá xa, muốn tiết kiệm thời gian thì người ta mới đi ĐSCT TGV hay Thalys, nhưng cũng phải plan trước và kiếm vé giá rẻ bằng cách mua sớm, chứ ko thì đường sắt thường khổ 1m4 vẫn là lựa chọn hàng đầu vì giá rẻ, vẫn tiện nghi và nhanh, mạng lưới rộng khắp đi lại tiện vô cùng. Tuy đã biết trước kết quả nhưng vẫn tin vào một phép màu, 1 quyết định sáng suốt của quốc hội..
 

hi_tech

Well-Known Member
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

mịa.....ngành đườg sắt đang ế chổng mông ra đó sao hok lấy làm cái gươg để soi.....cơ sở hạ tầng VN như cái tiền đồ của chị tư Hậu mà hok lo đầu tư xd........toàn làm mấy chiện tao lao hại dân hại nc hok àh
 

tuanzs

Member
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

QH thì cũng chỉ bàn cho nó đủ thủ tục thôi chứ mọi việc cũng đâu vào đấy cả rồi "không làm không được"
Cá nhân em cũng muốn cái DSCT này nó được làm tuy nhiên với cái cách nước ta đã làm và sẽ làm e rằng thất thoát và mất mát không hề nhỏ chút nào.
50 năm nữa tất cả những *** quyết cái project này cũng chả phải trả nợ đâu còn ai phải trả thì em không biết được(%)
 

lx2009

Member
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Đọc xong các ý kiến và chỉ tóm lại được 1 suy nghĩ trong đầu!Đây la ý kiến riêng của em nên mong các bác góp ý "nhẹ nhàng" cho bác Chip có thời gian mà nghĩ ngơi!
"Con cháu tôi sẽ nói tiếng Việt,"Tôi là người Việt Nam" sẽ được nói lên khi tiếp xúc với các dân tộc khác nhưng sẽ không bao giờ mang quốc tịch Việt Nam"
Trẻ con luôn vô tội, không có lý do gì mà chưa biết cuộc đời ra sao lại phải mang một gánh nợ khổng lồ!
Việt Nam hiện giờ đã hết chiến tranh,những người trên đất Việt Nam đã không còn phải "gánh bom" mà lại phải "gánh nợ"!"Gánh bom" thì ai cũng biết lý do đó là chiến tranh, còn "gánh nợ" thì dám đảm bảo hơn 80% người dân không biết mình phải "gánh nợ" và vì sao mình phải "gánh nợ"!
Lại phải ăn bánh "vẽ" tiếp!
 

hd2222

New Member
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Các pác nghị ấy (ủng hộ ĐSCT) lo cho IQ của các cháu mai sau ấy mà. Các ông ở đây lao xao làm gì ! Ức không buồn nói !
 

dta

Member
Ðề: Đường sắt cao tốc - giấc mơ giữa đêm hè bị cúp điện

Em có cái bài này về vụ đường sắt cao tốc của Pháp và Nhật trên tuổi trẻ đây

Tàu cao tốc Pháp đang hụt hơi
TT - Từ Paris, tôi vẫn thường đi miền nam nước Pháp vì lý do công việc hoặc đi nghỉ hè. Cứ mỗi lần chuẩn bị đi, tôi đều đặt cho mình câu hỏi: đi ôtô, tàu cao tốc hay máy bay?



Tàu cao tốc TGV tại Paris, Pháp - Ảnh: Railway-technology.com


Thật ra cũng không quá khó để có lời giải đáp. Đi nghỉ cả gia đình bốn người thì đi ôtô là hợp lý nhất về mặt tài chính, dù thời gian trên đường có lâu hơn.

Đi tàu cao tốc (người Pháp thường gọi tắt là TGV) trên quãng đường dài 770km ấy (từ Paris đến Marseille) mất độ 3 giờ 20 phút. Nhưng túi tiền hao hụt thấy rõ: 90 euro vé một chiều (dĩ nhiên sẽ rẻ được gần 2/3 nếu mua vé trước một tháng nhưng sẽ không được đổi vé, đổi giờ). Đi và về mất 180 euro, tương đương 16% lương tối thiểu ở Pháp.

Nhưng nếu phải đi vì công việc thì tôi lại chọn TGV vì có thể nghỉ ngơi trên tàu hoặc tranh thủ làm việc. Xét về thời gian đối với máy bay cũng tương đương vì thời gian ra sân bay và chờ làm thủ tục khá lâu.

Xét về giá cả thì hiện ở châu Âu các hãng hàng không giá rẻ đã khiến các công ty đường sắt phải méo mặt. Vì thế tôi có thể kiếm vé từ Paris đi xuống miền nam với giá chỉ độ 25-30 euro.

Tàu cao tốc có thật sự sạch?


"Ở những đường dài, tàu TGV hiện đang bị hàng không giá rẻ cạnh tranh. Tàu cao tốc chỉ khai thác có lãi khi số tàu chạy nhiều và số khách ổn định"

Ông Pierre Gembi
(nhà nghiên cứu của ban địa lý, Đại học Cergy-Pontoise)

Ở Pháp, cũng như châu Âu nói chung, để cổ xúy tàu cao tốc, người ta sẽ nói với bạn rằng đó là loại tàu ít gây ô nhiễm môi trường vì không thải khí CO2. Điều đó đúng nhưng chưa đủ vì nên nhớ khi làm đường tàu thì các phương tiện làm việc thải khí không ít, rồi chuyện chặt phá rừng để lấy đất làm đường sắt. Chuyện nguồn điện cũng là điều đáng bàn vì những đoàn tàu TGV đó ngốn điện khá nhiều. May mà ở Pháp có nguồn điện hạt nhân dồi dào.

Đường tàu TGV đầu tiên ở Pháp ra đời vì lý do kinh tế. Nó nối Paris với Marseille và đi qua Lyon là hai thủ phủ kinh tế ở phía nam. Nhu cầu đi lại của người Pháp trên trục đường trên thuộc hàng cao nhất nước nên ý tưởng về việc rút ngắn thời gian đi lại từ 5 giờ còn 2 giờ rưỡi lúc đó thuyết phục khá nhiều người.

Nhưng khi nghe nói đến số tiền đầu tư khổng lồ mọi người cũng e ngại. Lúc đó, tổng thống Valérie Giscard d’Estaing tuyên bố hùng hồn: “Chúng ta có đủ phương tiện cho các tham vọng của chúng ta!”. Sự thật là nước Pháp vẫn nằm trong nhóm tám quốc gia giàu có nhất thế giới. Nhưng cho đến giờ, sau nửa thế kỷ, người đóng thuế ở Pháp vẫn còn è cổ trả món nợ làm TGV.

Vì lẽ đó những tuyến TGV sau này thường vấp phải phản ứng của các chuyên gia và dân chúng. Ngoài chuyện “tiền đâu” còn là chuyện phát triển khu vực. Bởi câu chuyện TGV chỉ là câu chuyện “đầu - cuối”. Những địa phương nằm trên đường đi của đoàn tàu chẳng được hưởng chút lợi ích gì từ đường tàu hiện đại đó.

“Năm 2010 này, liệu chúng ta vẫn còn đủ khả năng cho thứ tàu sang trọng đó? Lẽ ra nên dành tiền đầu tư cho những lĩnh vực cấp thiết mà mọi người đang cần như chăm sóc y tế, giáo dục, việc làm...” - bà Andrée Oger, nghị sĩ thuộc Đảng Cộng sản Pháp, nói.

Thật sự xét theo tiền đầu tư cho đường tàu sắt hiện đại này thì khá tốn kém: khoảng 1,7-2 tỉ euro cho mỗi 100km, cao gấp ba lần chi phí làm đường xa lộ bốn làn xe hữu ích cho các địa phương vùng sâu, vùng xa. Nếu là vùng địa hình đồi núi nhiều thì chi phí có thể lên gấp đôi vì với tàu cao tốc không có chuyện đi vòng.

Ngán tiền bảo trì

Nhưng một điều cần nhớ nữa là chi phí xây dựng đường sắt khá lớn, chi phí bảo trì, duy tu cũng không nhỏ: khoảng 1 triệu euro/km/năm.

Vì vậy, ngoài tuyến đường Paris - Lyon - Marseille có lãi khoảng 4,2%, các tuyến đường TGV khác của Pháp đang là gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Tuyến đường miền đông mới mở đang lỗ ròng 100 triệu euro mỗi năm, sau khi trừ ra mọi khoản trợ giúp của chính phủ.

Vì tình thế này, Công ty Đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) chọn giải pháp tăng giá vé: tăng thêm hơn 30% từ năm 2010. Điều đó càng làm cho TGV mất giá trước máy bay.

“TGV dễ làm ta mơ mộng vào lúc đầu và sau đó sẽ làm ta thất vọng nếu trông mong vào nó nhiều quá” - ông Pierre Gembi, nhà nghiên cứu của ban địa lý, Đại học Cergy-Pontoise, nhận xét. Ông từng làm việc trong ban lập kế hoạch hệ thống đường sắt Pháp.

Những tuyến đường mới của Pháp ở miền đông và miền tây chẳng hạn hiện chỉ đông vào ngày cuối tuần hoặc các kỳ nghỉ. Ông Gembi kết luận: “Vì vậy sẽ là không hợp lý khi đầu tư nhiều cho nhóm nhỏ người thụ hưởng như vậy. Những lãnh đạo chính trị địa phương có thể tự hào khoe vùng mình có tàu cao tốc chạy ngang qua nhưng liệu có ích gì? Tàu chỉ chạy cái vèo qua. Tốt hơn nên dành tiền đầu tư cho các đoàn tàu địa phương, dù có chậm một chút nhưng khách hàng ổn định và hữu ích cho dân chúng ở đó”.

Trong báo cáo trình Chính phủ Pháp năm 2009, ông Philippe Rouvillois - thành viên Ủy ban kinh tế và xã hội - viết: “Tốt hơn là nên làm những đường tàu ngắn và trung bình nối các thủ phủ ở địa phương”.

Từng lãnh đạo Ban Năng lượng hạt nhân (CEA) và cả SNCF nên ông Rouvillois hiểu mình nói gì: “Tham vọng san bằng hố sâu chênh lệch phát triển giữa các vùng miền ở Pháp đã bị hỏng vì TGV. Vì muốn chạy nhanh và chạy xa nên tàu dừng rất ít và chỉ nhắm đến những đô thị lớn, bỏ mặc những vùng vốn đã kém phát triển”.

VÕ TRUNG DUNG (Từ Paris)

--------------------------------

Lỗ nặng vì Shinkansen(*)

TT - Từ trước tháng 10-1964, khi tuyến đường sắt cao tốc Tokaido Shinkansen khai trương, Cơ quan Đường sắt quốc gia Nhật (JNR) chưa bao giờ bị lỗ. Từ năm 1957-1963, JNR tận hưởng bảy năm lợi nhuận cao liên tục. Tuy nhiên, sau khi tuyến Tokaido Shinkansen ra đời, JNR lập tức bị lỗ suốt 23 năm.

Một trong những nguyên nhân là do tuyến Tokaido Shinkansen lỗ nặng, trong khi chính quyền Nhật quyết tâm giữ giá vé tàu ở mức thấp. Đến năm 1971, tổng số nợ của JNR do đầu tư và điều hành hệ thống Shinkansen đã lên đến 28.000 tỉ yen (280 tỉ USD theo tỉ giá USD/yen năm 2009).

Ngay từ trước khi tuyến Tokaido Shinkansen ra đời, các chuyên gia giao thông Nhật đã dự báo lợi nhuận từ giao thông trên hành lang Tokaido, cả tuyến Shinkansen mới và tuyến đường sắt Tokaido cũ sẽ sụt giảm mạnh sau ba năm kể từ năm 1964. Dù hành lang Tokaido có mật độ giao thông dày đặc, lợi nhuận đã giảm từ 61,7 tỉ yen từ năm 1963 xuống còn 8,1 tỉ yen năm 1965. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí xây dựng khổng lồ của hệ thống Shinkansen.

Trong khi đó, tuyến San’yo Shinkansen được đưa vào hệ thống đường sắt San’yo từ Osaka đến Fukuoka có mật độ giao thông chỉ bằng 40% tuyến Tokaido. Trước đó, các chuyên gia đã khẳng định tuyến San’yo chắc chắn sẽ bị lỗ, tuy nhiên dưới áp lực của các chính trị gia, hệ thống San’yo vẫn được xây dựng vào cuối thập niên 1960. Và tuyến đường sắt này chính thức hoạt động vào năm 1975. Khi đó, gánh nặng nợ nần đã gây sức ép rất lớn lên JNR.

Thâm hụt của JNR chủ yếu xuất phát từ ba nguyên nhân: giá vé tàu cao tốc thấp, đầu tư lớn và nợ ngày càng gia tăng. Trong khi đó, người dân Nhật không hề biết gì về chuyện lỗ lãi của ngành đường sắt quốc gia. Các chính trị gia đã vận động tranh cử bằng chiến lược giữ giá vé thấp và kêu gọi đầu tư liên tục, đồng thời luôn khẳng định có thể cải thiện tình trạng của JNR.

Đến năm 1975, khi đã vượt quá ngưỡng chịu đựng, JNR được phép tăng giá vé. Tuy nhiên, tình trạng đầu tư quá tay tiếp tục, và đến đầu thập niên 1980 Chính phủ Nhật buộc phải thừa nhận JNR đã ở trong tình trạng nguy hiểm không thể cứu. Giải pháp duy nhất là giải thể và tư nhân hóa JNR. Tháng 4-1987, Quốc hội Nhật thông qua việc tư nhân hóa JNR. Một nhóm công ty mang tên Tập đoàn Đường sắt Nhật (JR Group) ra đời.

Khi đó, Chính phủ Nhật thành lập Công ty JNR Settlement Corporation để giải quyết tình trạng nợ nần của JNR. Tháng 10-1998, JNR Settlement Corporation bị giải thể, và toàn bộ số nợ được chuyển sang Công ty Japan Railway Construction Public Corporation. Khi đó, tổng số nợ đã vọt lên đến 30.000 tỉ yen (310 tỉ USD theo tỉ giá USD/yen năm 2009). Số nợ này sau đó được đưa vào tổng nợ công của Nhật.

HIẾU TRUNG
 
Bên trên