(Dự đoán) Bản quyền các giải hàng đầu châu Âu mùa 2015-2018 thế nào rồi ?

Flatland

Well-Known Member
Thì vẫn giống như mấy mùa vừa rồi thôi, K+ độc quyền nhưng không quá mức (vẫn chừa lại 1-2 trận chủ nhật và 1/2 số trận đinh), các đài khác cũng mua được với cái giá dễ thở thì thống nhất cho nhanh rồi còn ra đàm phán. Còn các giải khác thì vẫn đấu đá như thường.
Hay các bác muốn 5 tỷ bảng để mua bản quyền mới vừa lòng =))
Nhưng mà trước độc quyền 3 trận với sự đồng ý của nhà phân phối bản quyền (ko phải là cả 3 trận đỉnh nhất) vì họ còn giữ phần để câu những anh còn lại, và giờ nêuz mua thành công, với mức 70 - 80% phí bỏ ra, K+ sẽ toàn quyền trọn trận. Và lúc đó mới tiếp tục màn cắn xé nhau, và rất có thể lời nhắn gửi muôn thuở sẽ đến với giải “duy nhất chỉ có trên K+”
 

ducanhct

Member
Nói tóm lại cho vuông là trận hay vẫn ra quán cafe. Nếu như vẫn tiếp diễn cái vở tuồng này.
 

ối zời ơi

Active Member
mình dùng vê cáp nên chả quan tâm mịa gì vụ này. với mấy cái dịch vụ nghèo nàn thể thao kiểu đấy thì từ lâu đã có thói quen lên mạng xem mọi thứ rồi. chỉ khác là bây giờ thì có vài cái app tiện hơn thời sv phải kiếm link sopcast mới xem đc
 

kebanlen

Member
mình có thắc mắc về vụ bản quyền sao các đài truyền hình VN không thành lập 1 công ty chung rồi sang tận đơn vị sản xuất để mua trực tiếp, mà phải thông qua một đối tác thứ 3 nhỉ, theo dõi bản quyền WC thì mỗi năm cũng 1 đơn vị bán lại khác nhau ví dụ Dentsu năm 2010, MP&Silva năm 2014, bên NHA cũng vậy như trước đó là cạnh tranh của MP&Silva và EPSNStar & IMG, năm mà K+ mua đầu tiên, EPSNStar thì khác gì Cannal+ đâu, đâu phải đơn vị được chỉ định phân phối, mà cũng phải mua để được quyền phân phối cho khu vực cụ thể, thế có nghĩa các đài VN cũng được bình đẳng, nhưng lại không được phép mua
 

Flatland

Well-Known Member
mình có thắc mắc về vụ bản quyền sao các đài truyền hình VN không thành lập 1 công ty chung rồi sang tận đơn vị sản xuất để mua trực tiếp, mà phải thông qua một đối tác thứ 3 nhỉ, theo dõi bản quyền WC thì mỗi năm cũng 1 đơn vị bán lại khác nhau ví dụ Dentsu năm 2010, MP&Silva năm 2014, bên NHA cũng vậy như trước đó là cạnh tranh của MP&Silva và EPSNStar & IMG, năm mà K+ mua đầu tiên, EPSNStar thì khác gì Cannal+ đâu, đâu phải đơn vị được chỉ định phân phối, mà cũng phải mua để được quyền phân phối cho khu vực cụ thể, thế có nghĩa các đài VN cũng được bình đẳng, nhưng lại không được phép mua
Không đơn giản mà thành lập được như vậy. Ngay hiệp hội truyền hình trả tiền còn không có giá trị pháp nhân để đứng ra thương thảo kia mà. Mà quy định của BTC hình như điều kiện dự thầu phải là các nhà chuyên kinh doanh/ phân phối bản quyền, có đầy đủ năng lực tài chính bla bla...
 

boyben2011

Well-Known Member
Dần dần NHM VN sẽ phải làm quen dần với việc xem WC hay Euro phải trả tiền giống như khi xem các giải VĐ QG châu Âu như: NHA, La Liga...
Ko thể free mãi được cho nên đừng có kêu gào lên đây nữa
 
Năm nay toàn thấy các đài hay doanh nhân góp lại mua rồi phát miễn phí không ah. Chưa thấy ai thu phí trực tiếp cả? Có hai thứ không nên thu phi là WC và đội tuyển quốc gia(tính luôn u23). Vậy mà ở VN có thằng mất dạy mua độc quyền sân khách cơ đấy
 

dhpaul

Well-Known Member
Singapore chỉ cho free 4 trận, tất cả các trận còn lại phải mua gói cước (với giá khuyến mại là 94 SGD). Malaysia cũng chỉ free khoảng 20 trận chứ không phải tất cả 64/64. Đó chỉ là 2 ví dụ, còn nhiều ví dụ khác.
Cũng chẳng có cái quy định nào mà FIFA bảo phải phát quảng bá 100% số trận WC, nó chỉ yêu cầu đúng 4 trận là khai mạc, bán kết, chung kết.
Những thông tin này search google chỉ 5 giây là ra.
 

dhpaul

Well-Known Member
Năm nay toàn thấy các đài hay doanh nhân góp lại mua rồi phát miễn phí không ah. Chưa thấy ai thu phí trực tiếp cả? Có hai thứ không nên thu phi là WC và đội tuyển quốc gia(tính luôn u23). Vậy mà ở VN có thằng mất dạy mua độc quyền sân khách cơ đấy
Thế giới đầy thằng mất dạy như vậy. Chỉ phát quảng bá sân nhà, còn sân khách mời xem THTT. Và nhờ thằng mất dạy đó mà khán giả VN có cơ hội xem nhiều trận sân khách của tuyển VN hơn, chứ trước đó chả thấy mấy trận được phát. Và thằng mất dạy đó cũng chả hẹp hòi khi cho tiếp sóng trên truyền hình quảng bá.
Vậy chửi nó vì cái gì?
 
Thế giới đầy thằng mất dạy như vậy. Chỉ phát quảng bá sân nhà, còn sân khách mời xem THTT. Và nhờ thằng mất dạy đó mà khán giả VN có cơ hội xem nhiều trận sân khách của tuyển VN hơn, chứ trước đó chả thấy mấy trận được phát. Và thằng mất dạy đó cũng chả hẹp hòi khi cho tiếp sóng trên truyền hình quảng bá.
Vậy chửi nó vì cái gì?
Trước khi nó mua đôc quyền sân khách, vtv nó có bản quyền sân khách VN, trừ những giải bán chung gói bản quyền, vtv VN da có những giải xa xôi no còn mua. Thế giới rất ít thằng độc quyền quốc gia, cũng rất ít thằng mất dạy như vậy. Còn chia sẽ thì vui hay bị chửi nó chia, có trận làm gì mà chia. Đừng mở miệng ra là VN quen xem free, dân VN nó đang nuôi gần 10 thằng truyền hình trả tiền to và cả gan 40 thằng nhỏ
 

dhpaul

Well-Known Member
Chả ai ở đây bảo khán giả VN quen xem free, trừ lều báo. Vấn đề đặt ra là cần sòng phẳng với nhau, chẳng có cái gọi là bản quyền sân khách của VN, đó là bản quyền của nước chủ nhà nó bán sỉ hoặc lẻ trận có VN cho các nhà đài VN mua, ai trả thầu cao hơn thì nó bán, giống như bản quyền bất cứ giải đấu nào hiện nay. Nếu vì 1 lý do gì đó mà 1 ông THTT mua được thì người cần chửi là các ông quảng bá ăn ngân sách kia làm ăn kiểu gì mà không mua được, hoặc ít nhất là ko tiếp sóng được, chứ ko phải ông THTT.
 
Singapore chỉ cho free 4 trận, tất cả các trận còn lại phải mua gói cước (với giá khuyến mại là 94 SGD). Malaysia cũng chỉ free khoảng 20 trận chứ không phải tất cả 64/64. Đó chỉ là 2 ví dụ, còn nhiều ví dụ khác.
Cũng chẳng có cái quy định nào mà FIFA bảo phải phát quảng bá 100% số trận WC, nó chỉ yêu cầu đúng 4 trận là khai mạc, bán kết, chung kết.
Những thông tin này search google chỉ 5 giây là ra.
Thế giới có gần 200 vùng bán bản quyền WC và xin thưa có hơn 90% phát free, 10% còn lại nó rơi vào đất nước ít dân và cực giàu nhứ Sin, ở Sin dân họ chia sẽ chi phí mua với doanh nghiệp, có kêu gọi đàng hoàng, dân họ vui vẻ đồng ý. Thứ 2 là những nước phát free một nữa như Malai khi giá bản quyền vượt xa giới hạn tiền mua bản quyền. Và số đó chỉ chiếm 10% nên đừng so sánh với nước đó, sao không so sanh 8 nước còn lai?
 

dhpaul

Well-Known Member
Vậy tại sao VTV không kêu gọi như vậy mà suốt ngày lên báo than nghèo kể khổ? Than nghèo nó có giảm giá cho không? Thế nếu bây giờ có 1 ông điên lên mua độc quyền thì VTV làm gì? Rên rỉ là phải abc xyz này nọ à? Trong khi làm gì có điều khoản, chỉ đạo nào như thế?
Viện dẫn những quy định, những quốc gia như vậy ra đây không phải để cổ suý cho việc biến những giải đấu cấp độ ĐTQG phải trả tiền để xem, nhưng như đã nói, 1 lần nữa những vấn đề này phải có sự sòng phẳng. Phải bỏ tiền ra thì mới có, và những giải đấu này là mối lợi về kinh tế mà cả người bán và mua đều có lợi. Nếu giá quá cao không đàm phán nổi thì kêu gọi người dân, doanh nghiệp cùng góp vốn, làm sao để có thể trả 1 mức giá hợp lý nhất có thể. Chứ đừng lên báo dằn mặt người bán, theo kiểu ông chỉ bán được cho tôi, tôi chỉ có ngần này tiền nên ông phải bán giá đó, và kế tiếp viện dẫn 1 điều khoản của FIFA mà cắt xén đầu đuôi.
Và đấy chính là kinh tế thị trường mà nhiều người mơ tưởng đấy. Phũ phàng chưa?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Flatland

Well-Known Member
Chúng ta cũng cần hiểu là VTV là truyền hình quốc gia nhưng cũng đã phải tự chủ tài chính từ 2010. Các khoản đầu tư của chính phủ cho VTV là không nhiều nữa và mục đích chính của VTV là tuyên truyền chủ trương chính sách của nhà nước, nôn na là phục vụ chính trị. Còn về mảng giải trí, thì VTV hoàn toàn phải tự xoay sở kinh doanh sao cho có lãi để tái đầu tư và phát triển. Ví dụ như một phóng viên phụ trách khu vực quốc tế, thì ngoài việc hưởng lương (ngân sách nhà nước cấp) thì các khoản chi phí lưu trú, đi lại, truyền dẫn,... đều do VTV phải đảm trách. Bởi vậy, các nội dung có bản quyền VTV đều phải tính toán rất kĩ mức thu và chi sao cho có lãi hoặc mức lỗ nhẹ thì sẽ bù lỗ từ nguồn nào? Ngay đối với Paytv thì khoản thu từ thuê bao nhiều khi cũng không đủ cho một gói bản quyền nào đó, và họ phải tìm nhà tài trợ cho các hạng mục như tài trợ phát sóng, tài trợ sản xuất chương trình,...
 
Chúng ta cũng cần hiểu là VTV là truyền hình quốc gia nhưng cũng đã phải tự chủ tài chính từ 2010. Các khoản đầu tư của chính phủ cho VTV là không nhiều nữa và mục đích chính của VTV là tuyên truyền chủ trương chính sách của nhà nước, nôn na là phục vụ chính trị. Còn về mảng giải trí, thì VTV hoàn toàn phải tự xoay sở kinh doanh sao cho có lãi để tái đầu tư và phát triển. Ví dụ như một phóng viên phụ trách khu vực quốc tế, thì ngoài việc hưởng lương (ngân sách nhà nước cấp) thì các khoản chi phí lưu trú, đi lại, truyền dẫn,... đều do VTV phải đảm trách. Bởi vậy, các nội dung có bản quyền VTV đều phải tính toán rất kĩ mức thu và chi sao cho có lãi hoặc mức lỗ nhẹ thì sẽ bù lỗ từ nguồn nào? Ngay đối với Paytv thì khoản thu từ thuê bao nhiều khi cũng không đủ cho một gói bản quyền nào đó, và họ phải tìm nhà tài trợ cho các hạng mục như tài trợ phát sóng, tài trợ sản xuất chương trình,...
thethaovanhoa.vn/the-thao/viet-nam-se-co-ban-quyen-world-cup-2018-trong-thang-5-n20180517233020070.htm

Đài truyền hình lớn nào ngoài vtv sẽ có bản quyền
 

boyben2011

Well-Known Member
Thấy lều báo TT&VH nói có 1 “ông lớn” đã mua BQ hố xí 2018 và đầu tuần sau công bố chính thức
Nhiều khả năng lại là anh K độc quyền và NHM VN sẽ phải dần dần từ bỏ thói quen xem chùa của mình trên các kênh sóng VTV lâu nay
 
Bên trên