Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

Hagemi

Active Member
Bác có DAC ngoài ngon rồi thì thôi mua em này làm gì, chẳng qua em nó tích hợp thêm chip DAC PCM1792 thôi.
Nếu phần digital nó ngang nhau thì có thêm một đầu Analog cũng hay bác ạ, dùng chống cháy lúc thay đổi Dac :) mà e cũng thích chất âm Pcm
 

thanhminhppc

Active Member
Nếu bác đang có DAC rời tốt thì cứ DigiOne mà chơi, mod một chút để nó nhận nguồn 5V ngoài là chuẩn.
Mình dùng USBridge vỏ nhôm vừa khít với board Sparky chắc mod để làm nguồn 3x ko khả thi hiện mình dùng iFi iPower, còn phương án nào dùng nguồn ngoài tốt hơn ko bác ơi
 

chuong46

Active Member
@trung224:
Biến áp Rcore mình nối dây như bạn đã chỉ dẫn: "nối dây SCN của biến áp và 1 điểm trên vỏ máy (chassis ground) sau đó tất cả nối với đầu E trên ổ cắm" .
4 chân biến áp bắt trực tiếp (có tiếp xúc satxi) có được không hay bắt buộc phải cách ly satxi?
Mình đã thử cả 2 cách sao không thấy khác gì nhau.
 

trung224

Well-Known Member
@thanhminhppc : Mod nguồn 3x em mới chỉ làm được cho RPi (do có Schematic lẫn phần cấp nguồn rất cơ bản), còn bo Sparky thì ko có schematic nên ko làm được. Do đó, kể cả bác có dùng vỏ khác rộng hơn thì vẫn phải dùng nguồn 5V cắm vào thôi chứ không lên nguồn 3x được.

Còn nguồn ngoài 5V thì vô số, cái này bác nên thử. Em thì thấy nguồn này khá ok
https://www.ebay.de/itm/Finished-10...LPS-Linear-Power-Supply-display/142380971422?

Còn muốn chắc chắn hơn thì có hãng Tây như SBooster, HDPlex và Uptone LPS-1.2 (phiên bản 1.2)
 

trung224

Well-Known Member
@chuong46 : Em chưa hiểu ý bác lắm về "4 chân biến áp". Biến áp R-Core có 3-4 chân input, 1 dây tương đương với 230V, nối với đầu L trên ổ cắm IEC, Dây thứ hai tương đương với 0V, nối với đầu N trên ổ cắm IEC. Dây thứ ba là dây SCN nối với đầu E trên ổ cắm IEC, dây này nối với vỏ máy để khiến vỏ máy trở thành shield (lồng Faraday). Dây thứ tư (cái này tùy biến áp) tương đương với 115V, dùng cho những nước dùng nguồn 110V-115V như Mỹ, với VN mình thì ko cần để tâm đến, ngoài việc dùng băng dính cách điện bọc kĩ để tránh nối tắt
 

chuong46

Active Member
@chuong46 : Em chưa hiểu ý bác lắm về "4 chân biến áp". Biến áp R-Core có 3-4 chân input, 1 dây tương đương với 230V, nối với đầu L trên ổ cắm IEC, Dây thứ hai tương đương với 0V, nối với đầu N trên ổ cắm IEC. Dây thứ ba là dây SCN nối với đầu E trên ổ cắm IEC, dây này nối với vỏ máy để khiến vỏ máy trở thành shield (lồng Faraday). Dây thứ tư (cái này tùy biến áp) tương đương với 115V, dùng cho những nước dùng nguồn 110V-115V như Mỹ, với VN mình thì ko cần để tâm đến, ngoài việc dùng băng dính cách điện bọc kĩ để tránh nối tắt
Ý mình là 4 lỗ ở miếng săt giữ biến áp để gắn biến áp xuống vỏ chứ không phải là dây IN, OUT.
 

ac_vna

Active Member
Chào bác!
Dự án nguồn Sigma 11 PSU, hôm qua em mới hàn xong ạ. Em lắp nguồn AC 6.7V vào thì đầu ra của Sigma 11 khi nối với tải chỉ có 4.2VDC thôi ạ. Không biết bác đang dùng với AC bao nhiêu V ạ, và làm thế nào để điều chỉnh được Vout = 5.5VDC như của bác ạ.
Em cảm ơn bác ạ.
@chuong46 : Em chưa hiểu ý bác lắm về "4 chân biến áp". Biến áp R-Core có 3-4 chân input, 1 dây tương đương với 230V, nối với đầu L trên ổ cắm IEC, Dây thứ hai tương đương với 0V, nối với đầu N trên ổ cắm IEC. Dây thứ ba là dây SCN nối với đầu E trên ổ cắm IEC, dây này nối với vỏ máy để khiến vỏ máy trở thành shield (lồng Faraday). Dây thứ tư (cái này tùy biến áp) tương đương với 115V, dùng cho những nước dùng nguồn 110V-115V như Mỹ, với VN mình thì ko cần để tâm đến, ngoài việc dùng băng dính cách điện bọc kĩ để tránh nối tắt
 

dongochoan

Active Member
Chào bác!
Dự án nguồn Sigma 11 PSU, hôm qua em mới hàn xong ạ. Em lắp nguồn AC 6.7V vào thì đầu ra của Sigma 11 khi nối với tải chỉ có 4.2VDC thôi ạ. Không biết bác đang dùng với AC bao nhiêu V ạ, và làm thế nào để điều chỉnh được Vout = 5.5VDC như của bác ạ.
Em cảm ơn bác ạ.
Để có Vout = 5.5 V thì AC phải > 9V bác ạ:
Power Transformer.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
@chuong46 : Theo em nhớ thì 4 miếng sắt chân đế đó không nối với lõi biến áp đâu nên bác cứ bắt ốc thẳng vào vỏ thôi ạ.

@ac_vna : Nguồn Sigma 11 này không phải loại LDO (low drop out voltage) nên AC in phải chênh với DC out một lượng cỡ 7V bác ạ.

Như của em biến áp khi full tải là ra được 9V AC, khi không tải (hoặc tải nhẹ) thì ra được 11,5V AC, sau khi qua Sigma 11 thi con 5,6V
Còn chỉnh để ra tầm 5,5V thì như sau: Điện thế đầu ra của bo này sẽ tỉ lệ với Diode tham chiếu D5 theo tỉ lệ
G = (R8 / R10) + 1, với R8 là 10k Ohm. Nếu D5 là loại Diode 5V thì R10 sẽ tầm 100k Ohm. Do nguồn Sigma 11 chỉ làm tâng lọc 1 nên cũng ko cần chẵn 5,5V bác ạ, cứ từ 5,5V-6V là ok
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ac_vna

Active Member
Em cảm ơn hai bác ạ.
Linh kiện em mua giống hoàn toàn list bác gửi cho em ạ, diode đúng là loại 5v ạ.
Hiện em đã nối tiếp out ra của biến áp 6.7v, nên Vout = 13.5VAC và khi lắp có tải là khoảng 9VDC ạ, sau đó em cho qua 3 mạch hạ áp lần 2 được 1.8v, 3.3v và 5.5v.
Để khi nào tiện em mua thêm con R10 = 100k lắp vào ạ.
Em chào bác.

@chuong46 : Theo em nhớ thì 4 miếng sắt chân đế đó không nối với lõi biến áp đâu nên bác cứ bắt ốc thẳng vào vỏ thôi ạ.

@ac_vna : Nguồn Sigma 11 này không phải loại LDO (low drop out voltage) nên AC in phải chênh với DC out một lượng cỡ 7V bác ạ.

Như của em biến áp khi full tải là ra được 9V AC, khi không tải (hoặc tải nhẹ) thì ra được 11,5V.
Còn chỉnh để ra tầm 5,5V thì như sau: Điện thế đầu ra của bo này sẽ tỉ lệ với Diode tham chiếu D5 theo tỉ lệ
G = (R8 / R10) + 1, với R8 là 10k Ohm. Nếu D5 là loại Diode 5V thì R10 sẽ tầm 100k Ohm. Do nguồn Sigma 11 chỉ làm tâng lọc 1 nên cũng ko cần chẵn 5,5V bác ạ, cứ từ 5,5V-6V là ok
Để có Vout = 5.5 V thì AC phải > 9V bác ạ:
View attachment 284271
 
Bên trên