Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

minh2102

Active Member
thay vì Lattepanda, sao không tới luôn up2 hay up, vừa có thể mod nguồn, dùng win, vừa có thể tận dụng layout pin như pi kết hợp với board kali reclocker hay các booard khác vì sơ đồ chân y hệt pi nhỉ.
getfile.aspx

ps - hiện tại i2s chưa có code tương lai sẽ bắt đầu hộ trợ trên win, linux hình như có thư viện rồi, các bác đặt mua là vừa, con này sẽ hot đây, con up2 còn có cổng mini pciex nữa, các bác có thể cắm sound card vào hay usb card cũng được vì os win sẽ tương thích tốt, pm có thể roon, hqplayer, albumplayer, foobar, hysolid,...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
Em vừa xem qua datasheet. Thông số noise 40uVRMS của con AXP288 là chỉ đúng với Vout là 1,8V RMS với dòng ra rất nhỏ cỡ 10mA, nếu dòng cấp to hơn thì không công bố :D Trong khi đó con LT3045 có noise là 0,8uV RMS trên toàn miền làm việc từ 0 đến 500mA. Thành thử em nghĩ là khoảng cách chất lượng của phần cấp nguồn AXP288 này so với com,bo LT3045 dùng trong dự án transport rất xa chứ không phải là gần đâu ạ.
 

Thanhvo31

Well-Known Member
@minh2102 hoan nghênh các bác đóng góp ý kiến thêm.
Em tính sẽ là loại SBC wintel x86/64 và ăn nguồn dưới 10-15 VA để chơi nguồn siêu im.
Lattepanda, Up, Up2, Udoo x86,..
Dùng cổng USB cho băng thông dạt dào,...

Bác tình mắt coi xem gỡ con IC nào chưa?

Hay bác @trung224 làm tới bến, đì zai luôn 1 bo x86 xài LT304x làm music server luôn, khỏi mod.

http://www.intel.com/content/www/us/en/intelligent-systems/embedded-design-tools/board-planner.html
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
thay vì Lattepanda, sao không tới luôn up2 hay up, vừa có thể mod nguồn, dùng win, vừa có thể tận dụng layout pin như pi kết hợp với board kali reclocker hay các booard khác vì sơ đồ chân y hệt pi nhỉ.
getfile.aspx

ps - hiện tại i2s chưa có code tương lai sẽ bắt đầu hộ trợ trên win, linux hình như có thư viện rồi, các bác đặt mua là vừa, con này sẽ hot đây, con up2 còn có cổng mini pciex nữa, các bác có thể cắm sound card vào hay usb card cũng được vì os win sẽ tương thích tốt, pm có thể roon, hqplayer, albumplayer, foobar, hysolid,...
Em thấy board này khá hay cho các bác nào định làm transport PC. Em thấy nó có mini PCIe, nên nếu ai có mấy soundcard AES/EBU đỉnh kiểu Lynx AES16 có thể dùng luôn, rất tiện.

Tuy nhiên, em chưa thấy chỗ nào để mod nguồn lên bo cả. Bác có thể chỉ giúp em được không ạ
 

trung224

Well-Known Member
Review DigiOne

Em test DigiOne hơn một tuần nay, sau khi được anh bạn về VN mua rồi cầm sang hộ. Đồ test và các bài test không đổi (như lúc em test USB gen V)

Đầu tiên em lắp DigiOne trơn vào, cho chạy burn-in 3 ngày rồi mới test. Cá nhân em với trải nghiệm thì burn-in là có thật nhưng không đến mức thần thánh như người khác nói. Nó sẽ làm thiết bị mới mua tốt lên một chút, nhưng không thể "hóa vịt thành thiên nga", tuy vậy em vẫn làm để cho chắc.

Cảm nhận đầu tiên: so với combo 502DAC + IsolatorPi, DigiOne trơn cho chi tiết tốt hơn một tí chút ở treble. Thê nhưng điểm chết người là âm thanh bị "etched", nói nôm na là tiếng bị kém mượt. Trong khi combo cũ của em thì âm thanh mượt trên toàn ba dải. Nếu DAC là những con kiểu Modi Multibit với treble hơi mờ (so với DAC khủng) thì sẽ thấy DigiOne trơn khá ok, nhưng khi dùng DAC khủng hơn thì điểm yếu của DigiOne lộ rõ ra.

Em đoán vẫn đề có thể nằm ở phần điện trong DigiOne vì rõ ràng DigiOne xét về mặt jitter thì sẽ tốt hơn combo kia. Thế là theo tinh thần "all-in", đánh tới bến em đè con DigiOne ra mod ngay sau buổi test. Cách làm thì giống như bác @nhatduongaudio đã post ở trên, tháo cục DC-DC converter ra rồi nối thẳng nguồn shunt Salas Reflektor mini vào (nguồn vốn dùng để cấp cho combo cũ). Kết quả, vấn đề âm thanh kém mượt đã được giải quyết trong khi độ chi tiết không thay đổi. Hiện em đang dùng combo trên và thấy rất hài lòng.

Kết luận: DigiOne trơn và combo 502DAC + IsolatorPi: kết quả hòa, dù với con DAC của em thì combo 502DAC + IsolatorPi hơn.

DigiOne mod nguồn + Salas Shunt > 502DAC + Isolator Pi + Salas Shunt.

Bonus 500d ảnh transport hiện nay sau khi cơ cấu lại (vẫn còn chưa hoàn thiện vì chưa có máy CNC để làm mặt sau)

ia3yDz3.jpg


Cục transport là cục trắng phía trên chứ RPi 2 + 3x LT3045 PSU + DigiOne + Salas Reflektor mini

Cục màu đen chứa biến áp và lọc nguồn 1 (AMB Sigma 11 và Salas DC Flexy) cùng với NAS Pi. Vẫn còn thừa khá nhiều chỗ trong cục này để sau này nghịch

Em đang nghĩ đến một cách tối ưu cho NAS Pi khá hay, chắc tuần sau thử xong sẽ có review sau
 

nhatduongaudio

Active Member
@trung224: cám ơn Trung vì bài review rất chính xác và lột tả được nhiều thứ, lúc trước mod xong con DigiOne mình chỉ thấy nó đúng là nghe có cái gì đó nó thoát và hài hoà hơn để nguyên bản mà không biết diễn tả thế nào. Đặc biệt điều này nhận thấy rõ nhất là về đêm mình hay nghe các bản giao hưởng, quartet thì cảm giác rất đã.
Con DigiOne này ngay đến chính Allo cũng nói với mình là nó rất nhạy nên càng chăm chút nó lại càng có đất diễn. Sau khi thi công cẩn thận hệ thống transport tỉ mẩn chút mình tin là tất cả anh em sẽ hài lòng với những gì nhận được!

Thân.
 

trung224

Well-Known Member
Lại nói đến con DigiOne, quả thật là nó vẫn có vấn đề

Phần driver chưa thật ổn đinh. Một vài lần với nguồn nhạc 24-192, DigiOne bị khựng lại, phải tua qua đoạn vấp mới chạy tiếp trơn được. Trong khi combo cũ không có vấn đề gì với nguồn nhạc trên. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng hãn hữu.

Còn chuyện bị vấp, khựng, mất kết nối do các thiết bị như đèn, quạt, máy sấy bật tắt gần đó thì hoàn toàn không có. Cho nên bác nào gặp vấn đề này chắc do thi công chưa chuẩn thôi
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Thanhvo31

Well-Known Member
Đợi Up + Lattepanda + UDOO x86 có lẽ sang mùa sau, em lấy Pi 3x ra cắm USB ra TEAC UD-501 chơi.

Moode cho chạy file DSD thấy tải cũng nhẹ nhàng 2%. Tiếng cũng sạch sẽ, nhẹ nhàng, mượt.

Cắm HRT microstreamer qua USB nghe cũng thấy khác biệt so với cắm vào con NUC6i5. Tiếng tăm nghe chặt chẽ, có tổ chức hơn hẳn, chắc do jitter giảm.

vậy cổng USB của Pi 3x cũng xài khá ổn với DAC USB các bác ạ.

2W6Q9Y38sGdC9y3IIsOIX31jcBntmLUwrTR3hIbEZnMBQhCiZQ1-why9ziCdlsCmiyKpnYX6CsmJi74fjMi6ah1Geup0BR6c9zIs5pWon-PewyPEyiJjGpRawSu8WgxSHW0_Ei1OhUnX-L37bvOqJrLAOED7R3x98kzpn1cVqbzq1TQW0dRDNhf5vzX1YR6vfbSnhiL42q1pbwtd1X-Uf-Cmwq3noNLARblhUGmet-dZH-h2pgWi_AnXaEvyMcQAdCHlR-1j2KxfH3ZgY6k814FwVjEernwbhV5H3lbLsyo7YG96P8WdbOjKRGm-orxFl9Sr3Wv7viEPQYgN2qHRsHYAsQOJrrUP0UQlOrRjAFCGe7NjWfgA5DJ6W91e8A5oOwo6VrUp_7WWDPDUMjAoj9R05XaUUA88_7vogREALrjS7wJWdi-maSt-2Xshzb6ksw_Ni4WqP2HDxtmQfxqO7SPRVUrpWcTFloGPaoHQ26c6Y1o5DtWXjqmr0-2r0rDA9Z4HW8aAlSdUj3WbQiQDId4A5knnmSPKWoIFt8xfoqnx_YDuTG5DRTxFk497eeFpcEu7jQRzQcWEkiWGciUEyZSlZdFtMJq76ZZc5U_gbtoeAGctKQUjtBP-wrfWmeq4joryL2PtPP4c2NQ1aO6X36WaU0EACP0LVtbI=w1080-h1920-no

bK2fPCQMvS1UvBwS5M1tPMIXKQqPsnFqCVE8ejici01G8t0vOVDGQ_EAuN8Zm03q9YjCaaAwnqDHkYwY1vkLVOyK0hwwZaGkl637I0srz5sWdos2AptdOMyCbdYfhsJa2K9xM4n6CeV1eedAbzLx3Cmx9F_YzCE0IQsB9gEbi1YDkfDiNXcja3TtAXnE6bKjL7oe1pSNHcozv3ejeIDtSICOmPVbrPKCYEY99evKdZiXA_f0FkVtQiBaydy1szCIrB2evQv4fG6kWuaP6kM6qOAz5X6typIKlRPsQSGdB20xNkUkS0YLFzBaf_9AhbxhNNdGsxm4UkQ0S7ikMIsTKs12hTDrNM5sKPNLgarf1XOzCsPxaE5FoEc9kdqIdTtD-YVOkptlhq98AzV3jDlgHFWBPPDUFLENcAyDwNvsg3E13R5eyDFdPYRZYBR8QSdEMOKMqQnAzY-Sb1XzFuBw0geYEB1KVAjeg6bqO42Zj-3dVrFj8pV9OqFNKPi6lMUlwEpotKV_qMRXzrPoSu4I-MVz1F-gS4s3XEe8K5j_o2_7maoX7ym2mfWIKmpuhjlBOe0esR0dphqHSqjH8btoxfNQgFsnhR8EUnKhH-8x1msoCyvkiYa_YSONyr6oUj-k0wOCUXcMJFB6_7FLkatLs_ct4VlOlMWyi7um=w3420-h1924-no
 

Thanhvo31

Well-Known Member
Sau chiến dịch TRANSPORT còn dư một số, em giải phóng cho khỏi chật tủ.
1 DigiOne đã gả.
1 502DAC DONE
7 5 cục R-core 30VA 15V (250K/1) - dự án nguồn Up 12Vx3A vừa xinh.- Done.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

quanghuy2017

New Member
Xin chào ra mắt anh em, em tuy là thành viên mới gia nhập nhưng cũng vô topic này và topic Raspberry Pi xem lâu rồi. Nay mới thuận tiện định bắt tay vô làm 1 bộ transport Raspberry theo anh em.
Trước tiên, mình xin phép hỏi về nguồn vì theo lời bác @trung224 chủ thread này nói thì nguồn là rất quan trọng. Mình định mua 1 cục nguồn Rcore hoặc loại khác mà có V output 2 nhánh AC ( từ 6V đến 7,5V) để :
* TH1: mình đấu song song 2 nhánh ouput rồi cho qua 1 bo LM317/LT1083/LT1084 regu lần 1 ra khoảng 6V rồi từ ngõ 6VDC out mình cho vô 4 bo LT3045 ra điện thế như sau: 3 nguồn cho Pi3 (nguồn 5V, nguồn 3,3V, nguồn 1,8V) và 1 nguồn 5V cho bo XMOS hoặc AMANERO để làm 1 dự án khác.
* TH2: mình đấu nhánh output thứ 1(VD 7,5VAC) rồi cho qua 1 bo LM317/LT1083/LT1084 regu lần 1 ra khoảng 6V rồi từ ngõ 6VDC out mình cho vô 3 bo LT3045 ra điện thế như sau: 3 nguồn cho Pi3 (nguồn 5V, nguồn 3,3V, nguồn 1,8V) . Sau đó lấy nhánh thứ 2 của cục biến áp cho vô 1 bo LM317 khác để ra 6VDC rồi cho qua bo LT3045 để ra 1 nguồn 5V cấp cho bo XMOS hoặc AMANERO để làm 1 dự án khác.
* TH3: (tốn kém hơn nhưng không biết có hiệu quả hơn không?) dùng 2 cục biến áp: 1 cục cho riêng Pi 3 và 1 cục cho riêng XMOS / AMANERO vẫn theo cách như trên là qua bo LM317/LT1083/LT1084 regu lần 1 ra khoảng 6V rồi từ ngõ 6VDC out mình cho vô bo LT3045 để ra điện thế theo ý muốn.

Mới dự tính khởi đầu mong anh em chỉ giáo nên làm theo trường hợp nào ạ.
Mình xin cảm ơn !
 

trung224

Well-Known Member
Chào bác @quanghuy2017 : Với trường hợp của bác là xuất USB sang XMOS/Amanero, tức là không có cần galvanic isolation thì chỉ cần như TH2 là được rồi, không cần đến TH3. Tuy nhiên, em cũng phải nói luôn là nếu xuất USB thì mới chỉ ra được 60% chất lượng của transport Pi, vì bác sẽ mất đi toàn bộ phần cách ly ground (giữa nguồn phát và DAC) cộng thêm phần tối ưu hóa việc xuất tín hiệu digital (trên DigiOne)
 

quanghuy2017

New Member
Chào bác @quanghuy2017 : Với trường hợp của bác là xuất USB sang XMOS/Amanero, tức là không có cần galvanic isolation thì chỉ cần như TH2 là được rồi, không cần đến TH3. Tuy nhiên, em cũng phải nói luôn là nếu xuất USB thì mới chỉ ra được 60% chất lượng của transport Pi, vì bác sẽ mất đi toàn bộ phần cách ly ground (giữa nguồn phát và DAC) cộng thêm phần tối ưu hóa việc xuất tín hiệu digital (trên DigiOne)
Mình rất cảm ơn bác @trung224 đã trả lời mình ! Mình cũng đã đọc bài viết của bác về cách ly ground nhưng do mình chưa tiện làm thêm nên mình sẽ nghiên cứu thêm vụ isolator. Trước mắt mình sẽ nghe theo góp ý của bác là dùng 2 bo regu LM317/LT1083 (một xài cho Pi và 1 xài cho XMOS/AMANERO). Chúc bác có nhiều dự án hay !
 

vinh57

Member
Các bác cho hỏi mình đang có pi3+ boss dac, giờ mình cấp nguồn 3x cho pi thì nguồn của boss dac sẽ cấp như thế nào ạ
 

tml3nr

Moderator
Các bác cho hỏi mình đang có pi3+ boss dac, giờ mình cấp nguồn 3x cho pi thì nguồn của boss dac sẽ cấp như thế nào ạ
Cấp nguồn 3x chỉ phù hợp với board xuất digital anh ạ. Đã có vài anh thử dùng nguồn 3x với Boss Dac, tiếng không hay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

TuanQuynhAudio

Well-Known Member
PowerPI.JPG

Các bác đã khắc phục được tình trạng khi sử dụng 3 nguồn riêng cấp cho pi mà không hoặc lúc khởi động được có lúc không khởi động được pi chưa ạ.
Qua mạch nguồn nguyên bản có con PAM2306 cấp nguồn 3,3V và 1,8V. Phần cấp nguồn 1,8V có con trở R1 100k và tụ C2 nối vào chân EN2 để cấp nguồn 1,8V. Con trở và tụ này có chức năng đóng trễ (cấp nguồn 1,8V) khoảng một thời gian ngắn. Sau khi có nguồn 5V và 3,3V thì những linh kiện khác đã hoạt động ổn định. Sau đó mới cấp nguồn 1,8V cho CPU hoạt động. Khi ấy CPU kiểm tra thiết bị như thẻ nhớ, ic USB,... có hoạt động thì cpu mới khởi động.
Trong trường hợp các bác cấp 3 nguồn riêng cho pi thì nguồn 1,8V luôn có cùng thời điểm nguồn 5v và 3,3v. Khi mới cấp nguồn chưa ổn định, cpu kiểm tra thẻ nhớ, usb,... có thể thẻ nhớ chưa hoạt động. Cpu phát hiện đc như vậy nên dừng không khởi động tiếp.
Em có vài suy luận như vậy để các bác tham khảo, nếu có gì sai hoặc chưa đủ mong các bác bổ sung ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên