Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

anhton82

Active Member
Em cũng có đọc đc 1 bài Tây nâng chất lượng âm thanh ra từ ngõ 3.5 nên k thay 2 con tụ C58,C60. Hiện đang để trống. Nhân tiện, em tìm đc sơ đồ Rpi V2.0 post cho bác nào cần. Em lại dùng pi3 em chưa tìm đc sơ đồ chi tiết của nó.
IMG_20180831_230404.jpg

Bác Trung nếu có cho em xin với nhé.
 

Đính kèm

  • Raspberry-Pi-R2.0-Schematics-Issue2.2_027.pdf
    155.3 KB · Xem: 0
Chỉnh sửa lần cuối:

do_long_khach

Well-Known Member
Hai hôm qua em có ngâm cứu lại bo RPi để chuẩn bị việc thay tụ thì phát hiện ra một lỗi lầm rất lớn trong quá trình mod Pi, đó là em đã bỏ quên một con DC-DC converter :( , đó là con NCP6343 trên Pi2 và RT8088AWSC trên Pi3, nhiệm vụ của 2 con này là chuyển từ 5V về 1,2V để cấp cho VDD của mạch. Nếu tháo nó ra, chúng ta sẽ cần thêm 1 bo LT3045 để cấp 1.2V vào vị trí PP58 (đối với Pi3) hoặc đối với Pi2 thì sẽ nối vào đầu điện thế dương của C163 như trên hình

Đây là vị trí của nó:
NCP6343.jpg



Dựa theo schematic của Pi 2 và Pi 3 thì có thể thay tụ như sau:
1. Các tụ C1 47uF (gần PP7), C7 10uF (gần PP8), C8 10uF (gần PP9), C163 47uF (gần PP58), C162 10uF (gần PP58) có thể thay bằng các tụ tantalum hoặc polymer tantalum hoặc X7R có giá trị điện dung cao hơn. Nhiệm vụ của các con tụ này là khi tích trữ điện năng để nếu mạch cần cấp thêm điện cấp kì thì nó sẽ là nơi cung cấp chính.cho mạch. Lưu ý nếu dùng tụ tantalum thì bắt buộc phải dùng tụ chịu được điện thế từ 10V trở lên cho an toàn.

2. Các tụ 220nF (C9, C164, C13, C188, C67) hoặc 100nF (C64, C65) và 1uF (C12) làm nhiệm vụ supply decoupling cho từng vị trí trên mạch, cũng rất nên thay bằng tụ NP0/C0G (giá không rẻ nhưng tất cả mọi điều đều tuyệt vời). Vấn đề duy nhất là các tụ NP0/C0G không có size 1005, nên phải dùng loại tụ X7R thay thế.

3. Trong hình bác do_long_khach chup,

Hai tụ C97, C98 làm nhiệm vụ decoupling cho đường USB nên nếu không dùng gì đến cổng USB trên Pi thì cũng không cần thay

Hai con tụ C58C60 làm nhiệm vụ coupling cho cổng headphone out trên RPi, nên nếu như không dùng cổng này thì cũng không cần phải thay.

Riêng tụ C99 làm nhiệm vụ decoupling cho cổng LAN, nên sẽ cần thay
Như này thì phải kiếm con LT1963 có 4 đường ra để nuôi thêm 1 con LT3045 nữa đúng ko các bác?
 

vbquyet

New Member
Em mới tậu pi mà cài mãi moode ko đc. Bác nào có file img của moodeaudio 4.2 cho em xin đc ko ạ.
 

trung224

Well-Known Member
Em cũng có đọc đc 1 bài Tây nâng chất lượng âm thanh ra từ ngõ 3.5 nên k thay 2 con tụ C58,C60. Hiện đang để trống. Nhân tiện, em tìm đc sơ đồ Rpi V2.0 post cho bác nào cần. Em lại dùng pi3 em chưa tìm đc sơ đồ chi tiết của nó. View attachment 302959
Bác Trung nếu có cho em xin với nhé.
Em cũng chỉ dựa theo sơ đồ mà Pi Foundation công bố thôi, cũng không có sơ đồ của phần RAM cũng như USB/Ethernet trên Pi. Nếu bác có sơ đồ phần này thì cho em xem với, để em có thể hoàn thiện phần mod cho Pi.
 

NamkingWIN

Active Member
Ái dà, e vẫn còn sơ cua 1 board lt3045 lúc trc, các bác mod thành công xong thì e đú theo :))
 

anhton82

Active Member
IMG_20180901_180153.jpg
IMG_20180901_180153.jpg
Báo cáo các bác là sau khi thay chuột bạch tụ Tantalum chất âm thay đổi tích cực nhé, trung âm dày lên mới vãi. Có vài con tụ lọc trong Pi mà nó lại ảnh hưởng đến chất âm mới lạ. Em đã sắm thêm đồ nghề mỏ hàn mũi nhọn, nhíp để nghiên cứu thay nốt những con quan trọng trong list bác Trung đã đưa, ngoài ra đang cố kiếm thêm schematic mà ko có nguồn vì bọn Rasp Pi nó sợ mất bản quyền, hiện nay đã rất nhiều Pi nhái như kiểu Orange Pi...vv. Cảm ơn ý tưởng của bác do_long_khach và sự nghiên cứu tìm tòi của bác Trung nhé.
Một chú ý nữa khi các bác thay tụ Tantalum nên thay con trị số uF cao, điện áp 10 hoặc 16V trở lên. Chọn dòng K (10%) trị số chính xác hơn dòng A (20%), mua thiếc mạ bạc, hoặc thiếc tốt một chút dễ hàn hơn
Nay có thêm 1 tin vui nữa là Allo sẽ gửi tặng thêm cho những ai ordered Katana V1.1 thêm 2 bo Katana 1.2 mới và Isolator mới. Vậy là ko phải dục tốc bất đạt nữa rồi bác Thanhvo31 nhé ! Em thấy qua vụ Katana và tụ Tantalum này rút ra sợi dây kinh nghiệm là Liều ăn nhiều hehe. Quan trọng là em yêu khoa học mà khoa học lại yêu em là sẽ ổn !:)) Nhớ mấy năm trước hồi Blackberry đang hot em cũng toàn mổ con 8700 ra tự sửa chữa, vệ sinh bên tinhte.vn.
PS: Hiện tại, sau 1,2 tuần trải nghiệm em quảng cáo tí cho Katana mặc dù bản 1.1 nhưng theo tai em sân khấu âm thanh rõ hơn Boss kha khá, bóc tách và chi tiết cũng vậy. Bác nào có Dac tầm 10-20tr ở HN rảnh hú em qua giao lưu đấu đá tí nhé !
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Thanhvo31

Well-Known Member
@anhton82 : nếu đúng là thay mấy cái tụ mà chất lượng âm thanh cải thiện rõ nét thì chúc mừng bác, anh em nhà mod lại dậy sóng, nhớ làm xong lập cái BOM (bill of materials) lên cho anh em nhé.

Về vụ Katana, không bàn đến chất lượng âm thanh, lúc đầu cũng thấy hay, nhưng nhìn cái thiết kế 3 tầng của nó thấy ớn, nó cố ép vào cái HAT size nên trông luộm thuộm, các đầu cắm trổ ra tứ phía. Với sản phẩm tầm giá này thì DAC HAT 3-4 tầng không phù hợp nữa rồi.

Nếu mình làm thì thiết kế dạng mother board, Pi thành daughter board thì ngon lành hơn, đi kèm bo nguồn 3x hay 4x cho đủ món ăn chơi.

Thế mới biết là 1 sản phẩm được phát triển từ năm ngoái, được hơn năm rồi, nhưng đến lúc ra lò vẫn còn lỗi, cũng không trách Allo được, đến Samsung Note 7 còn nổ banh xác kia mà.

Thiết kế của Bryston này hay.
bryston-bdp-pi-musikserver-40269.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

do_long_khach

Well-Known Member
Hôm trc thấy có board lt1963 4 đường ra mà bây h tìm ko ra. Có bác nào tình cờ thấy nó trong forum ko?
 

do_long_khach

Well-Known Member
Note Ripple & Noise Measurements.

Đang định mua một ít LT1963 5V, có anh em nào đi cùng chuyến không? (28CNY/1 c)

https://world.taobao.com/item/564015590793.htm

TB23PFWmsbI8KJjy1zdXXbe1VXa_!!281204935.jpg_400x400.jpg


Em thấy một số anh em tây lông dùng nguồn tổ ong Meanwell - (Hãng Đài loan khá nổi tiếng) RS-15-5 cấp cho Pi khen. Nhiễu RIPPLE & NOISE (max.) 80mVp-p ???
So với Rcore+LT1083 có vẻ gọn gàng hơn (62.5x51x28mm), giá khá êm ái khoảng 7$/ chiếc (Mouser).
rs15.jpg

Cái này feed cho LT1963 hay 1045 ổn không ạ?
Tìm thấy rồi. Bác @Thanhvo31 đã mua chưa ạ?
 

anhton82

Active Member
IMG_20180902_130744.jpg IMG_20180902_115606.jpg
00-02-18-43143365211_86d27a7889_o.jpg
Bác do_long_khach vào xác nhận lại cho bác Thanhvo31 yên tâm nhé. Em thay xong sẽ nghe lại một vài hôm nữa cho đỡ chủ quan. List tụ cần thay bác Trung đã liệt kê rồi. Cần thì em sẽ làm bảng excell chi tiết lại. Ae đam mê thì sẽ đặt linh kiện digikey về hàn. Linh kiện em lấy từ mấy bo y tế cũ trông khá ngon.
Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho nguồn sạch nhất có thể. Nhìn tay Iancanada chơi sâu chưa !?! Pin + mạch sạc onboard. Đã vậy mình cũng chơi sâu luôn. Có máy khò tháo, ráp dễ hơn.
 

Đính kèm

  • IMG_20180902_130744.jpg
    IMG_20180902_130744.jpg
    1.9 MB · Xem: 2
Chỉnh sửa lần cuối:

do_long_khach

Well-Known Member
Các bác tham khảo thêm, vụ thay tụ thằng em mình bảo "ko nên dùng khò vì ảnh hưởng đến lk xung quanh và tatalum rất nhạy với nhiệt độ cao gắn đc con tụ mà dùng khò thì hỏng hết cả tụ".
 

tru09x

Well-Known Member
Hai hôm qua em có ngâm cứu lại bo RPi để chuẩn bị việc thay tụ thì phát hiện ra một lỗi lầm rất lớn trong quá trình mod Pi, đó là em đã bỏ quên một con DC-DC converter :( , đó là con NCP6343 trên Pi2 và RT8088AWSC trên Pi3, nhiệm vụ của 2 con này là chuyển từ 5V về 1,2V để cấp cho VDD của mạch. Nếu tháo nó ra, chúng ta sẽ cần thêm 1 bo LT3045 để cấp 1.2V vào vị trí PP58 (đối với Pi3) hoặc đối với Pi2 thì sẽ nối vào đầu điện thế dương của C163 như trên hình

Đây là vị trí của nó:
NCP6343.jpg



Dựa theo schematic của Pi 2 và Pi 3 thì có thể thay tụ như sau:
1. Các tụ C1 47uF (gần PP7), C7 10uF (gần PP8), C8 10uF (gần PP9), C163 47uF (gần PP58), C162 10uF (gần PP58) có thể thay bằng các tụ tantalum hoặc polymer tantalum hoặc X7R có giá trị điện dung cao hơn. Nhiệm vụ của các con tụ này là khi tích trữ điện năng để nếu mạch cần cấp thêm điện cấp kì thì nó sẽ là nơi cung cấp chính.cho mạch. Lưu ý nếu dùng tụ tantalum thì bắt buộc phải dùng tụ chịu được điện thế từ 10V trở lên cho an toàn.

2. Các tụ 220nF (C9, C164, C13, C188, C67) hoặc 100nF (C64, C65) và 1uF (C12) làm nhiệm vụ supply decoupling cho từng vị trí trên mạch, cũng rất nên thay bằng tụ NP0/C0G (giá không rẻ nhưng tất cả mọi điều đều tuyệt vời). Vấn đề duy nhất là các tụ NP0/C0G không có size 1005, nên phải dùng loại tụ X7R thay thế.

3. Trong hình bác do_long_khach chup,

Hai tụ C97, C98 làm nhiệm vụ decoupling cho đường USB nên nếu không dùng gì đến cổng USB trên Pi thì cũng không cần thay

Hai con tụ C58C60 làm nhiệm vụ coupling cho cổng headphone out trên RPi, nên nếu như không dùng cổng này thì cũng không cần phải thay.

Riêng tụ C99 làm nhiệm vụ decoupling cho cổng LAN, nên sẽ cần thay
Trừ 2 con tụ xuất âm haedphone ra thì nên thay hết nhé các bác, các cổng USB hay Ethernet có thể không dùng đến nhưng các con tụ này lại song song với nhau trên đường nguồn 5V, nó có tác dụng làm năng lượng dự trữ cho đường này nên không ích nước cũng lợi nhà nhé
 
Bên trên