Ðề: [ĐỒ CHƠI ÂM THANH] Ở HÀ NỘI - MUA Ở ĐÂU CHO "KHỎE" ?
loa được làm ở VN mà sao giá vẫn cao thế nhỉ .đúng ra thuê Nhân công và mặt bằng rẻ thì phải rẻ hơn nữa chứ. polk audio ở vn npp là tc .có khi nào mặt hàng này giá bị thổi lên rất cao so với chất lượng không các bác
Nhân dịp chào mừng bác Minhsur trở lại diễn đàn và trả lời câu hỏi của bác HD_HUNGYEN trong topic "Loa Polkaudio Made in Vietnam" em xin có bài viết sau:
Theo kinh nghiệm làm sales của em thì thông thường giá cả là do thị trường quyết định, chỉ phụ thuộc 1 phần vào nơi sản xuất thôi.
Có rất nhiều cách nhà SX định giá sản phẩm, nhưng có 2 cách hay được áp dụng nhất:
Cách 1: giá bán = Giá thành (Cost of Goods Sold - COGS) + Chi phí bán hàng + Chi Phí Marketing + Chiết khấu đại lý + Lãi định mức của nhà SX. Cách này ngày nay ít được sử dụng.
Cách 2: giá bán do thị trường quyết định. Cách này là cách phổ biến, nên thông thường cùng 1 sản phẩm ở các thị trường khác nhau (trong cùng 1 nước hoặc các nước khác nhau) giá có thể khác nhau.
Theo cách này nhà SX thường định giá theo 3 kiểu:
A. Định giá sản phẩm cao hơn model tương ứng của đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc => bán hàng với số lượng từ ít đến tương đối => unit margin cao => tối đa hóa lợi nhuận.
Cách này thường được market leader áp dụng. Market leader có thể là thương hiệu chiếm thị phần lớn, thương hiệu tốt, có sản phẩm tiên phong (mẫu mã mới mà đối thủ cạnh tranh chưa có)... Tuy nhiên để đạt được điều đó nhà SX cũng phải chi phí nhiều cho các hoạt động marketing (bao gồm cả PR).
B. Định giá sản phẩm thấp hơn 1 ít so với sản phẩm cùng phân khúc của market leader, bán với số lượng vừa phải => Unit margin cao hơn (1 phần do chi phí marketing ít hơn) => tối đa hóa lợi nhuận.
Cách này thường do các hãng đã có chỗ đứng trên thị trường nhưng không mạnh bằng market leader thực hiện. Chiết khấu bán hàng dành cho shop cũng cao hơn so với market leader.
C. Định giá sản phẩm thấp hơn hẳn so với market leader (mặc dù chất lượng và tính năng tương đương hoặc gần tương đương) => tối đa hóa sản lượng và thị phần => unit margin thấp, nhưng sản lượng lớn => tối đa hóa lợi nhuận.
Cách này thường do các nhà SX mới vào thị trường thực hiện và thường có chiết khấu bán hàng cao cho các shop.
Có một quy luật khi định giá là mặt hàng ở phân khúc càng cao cấp thì mức lợi nhuận nhà SX thu được càng cao vì mặt hàng cao cấp là mặt hàng nhắm tới các khách hàng có tiền và sẵn sàng trả tiền cho những lợi ích gia tăng (mặc dù giá trị gia tăng của sản phẩm chỉ là 1, thì khách hàng phải bỏ ra đến 2, 3 hay nhiều hơn).
Còn với những mặt hàng thấp cấp lợi nhuận (unit margin) của nhà SX sẽ ít vì nếu giá cao đối tượng khách hàng của phân khúc sản phẩm này không có khả năng tài chính để mua.
Thông thường các hãng đều có đa dạng các sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các đối tượng khách hàng. Tuy nhiên các hãng khi định vị chiến lược sản phẩm của mình, cũng sẽ xây dựng chiến lược marketing phù hợp.
Vậy nên các hãng khi định vị chiến lược sản phẩm của mình, cũng sẽ xây dựng chiến lược marketing phù hợp. Ví dụ như nhà SX đã định vị thương hiệu cao cấp thì dòng sản phẩm thấp nhất cũng không quá thấp để ảnh hưởng đến thương hiệu (Master brand) được định vị là cao cấp.
Mặc dù vậy khi bị các đối thủ thấp cấp cạnh tranh quá quyết liệt ảnh hưởng lớn đến thị phần thì nhà SX của thương hiêu cao cấp cũng phải ra 1 sản phẩm có tính cạnh tranh (fighting brand) để tiêu diệt đối thủ rồi dần nâng giá sản phẩm đó và sẽ bỏ hẳn sản phẩm khi nó đã hoàn thánh sứ mạng lịch sử (ví dụ trường hợp của Honda Wave Anpha).
Vậy ứng dụng với thiết bị âm thanh thì anh em nên nghiên cứu kỹ nhu cầu của mình, xác định 1 vài sản phẩm trong tầm ngắm, đến cửa hàng nghe thử thấy hợp với nhu cầu của mình thì hãy xuống tiền vì:
1. Các shop thường khuyến cáo các sản phẩm được chiết khấu cao nhất.
2. Giá cao hơn chưa chắc đã đồng nghĩa với chất lượng cao hơn, đôi khi ta có thể mua được sản phẩm tương đương với giá thấp hơn vì không phải trả chi phí quảng cáo của nhà SX.
Bài viết của em chỉ ứng dụng với các bác mua để dùng, còn các bác xác định mua về sau đó nâng cấp nữa thì phải tính thêm đến yếu tố thanh khoản và giá trị thu lại được sau thời gian sử dụng.