Bui An
Lãng Khách
Hoàn toàn không quá lời khi nói Huawei là một trong những hãng công nghệ hoạt động năng nổ nhất hiện nay cả ở thị trường thiết bị di động lẫn tai nghe. Cụ thể hơn, trong khi mẫu tai nghe in-ear Huawei FreeBuds Pro 3 với kiểu dáng thiết kế truyền thống, quen mắt còn đang rất được người tiêu dùng hào hứng, thì vừa qua, thương hiệu này tiếp tục cho ra mắt thêm một mẫu tai nghe xứng danh "độc lạ Huawei" có tên gọi FreeClip.
Kiểu dáng ấn tượng, mang hơi hướm vị lai (Futuristic)
Mình có được thông tin về mẫu tai nghe này trước khi thật sự cầm trên tay (và cả trên tai), và rất tò mò muốn biết cảm giác thực tế khi sử dụng sẽ như thế nào. Đến khi HDVietnam có được sản phẩm, cảm giác sờ tận tay, đeo tận tai Huawei FreeClip là nó rất độc lạ - đeo lên giống như đeo lên vành tai một cặp loa mini (trong hình dáng một cặp khuyên tai) và có chút hơi hướm vị lai.
Chúng ta không thể phủ nhận các tai nghe in-ear sẽ rất đắc lực trong việc truyền tải âm thanh, mang đến cảm giác sống trọn vẹn khi “feel” âm nhạc, nhưng vẫn còn đó những nỗi lo về an toàn khi sử dụng ngoài nơi công cộng do loại hình tai nghe này quá tách biệt người sử dụng với môi trường bên ngoài. Nhưng nếu đeo một chiếc tai nghe dạng mở thì lại bị nhiễu âm thanh từ bên ngoài. Thế nên, Huawei FreeClip được ra đời với sứ mệnh vừa mang đến trải nghiệm âm thanh ngon lành vừa giúp người đeo hòa mình vào môi trường xung quanh, và lại thời thượng.
Tai nghe Huawei FreeClip có thiết kế gồm một miếng đệm gọi là “Comfort Bean” nằm ở phía sau vành tai, củ tai gọi là “Acoustic Ball”, cả hai phần này được kết nối bởi một cầu chữ C (C bridge) giúp giữ cho tai nghe ổn định trên vành tai người dùng.
Acoustic Ball, Comfort Bean và C bridge
Kết nối đơn giản, dễ đeo, cử chỉ điều khiển tiện lợi
Để kết nối tai nghe Huawei FreeClip với thiết bị di động bất kỳ thì chúng ta có hai lựa chọn. Đơn giản nhất là bật Bluetooth trên thiết bị di động lên, mở hộp sạc đựng tai nghe rồi nhấn nút kết nối ở bên hông hộp, đèn thông báo sẽ nhấp nháy và trên thiết bị di động sẽ xuất hiện tên của tai nghe.
Nhưng nếu chỉ kết nối theo cách đơn giản ấy thì chúng ta sẽ chưa thể tận dụng được hết những tính năng hay ho của FreeClip. Nên, mình chọn cách kết nối nâng cao thông qua ứng dụng Huawei AI Life để có thể nghịch nhiều hơn - Huawei AI Life có cả cho Android và iOS/iPadOS). Sau khi cài đặt ứng dụng AI Life, mình tiến hành quét để thêm tai nghe vô bảng điều khiển như hướng dẫn trên màn hình.
Sau khi đã hoàn tất việc kết nối qua ứng dụng AI Life thì mình có được bảng hướng dẫn cách đeo tai nghe sao cho đúng cùng với các cử chỉ điều khiển.
Theo như hướng dẫn thì việc đeo FreeClip là rất dễ, mình chỉ cần kẹp lên vành tai sao cho phần củ loa hình tròn nằm ở mặt trong của tai còn phần đệm thì ép lên mặt sau của tai để giữ cho tai nghe không bị rơi.
Một lưu ý là dù cho phần kết nối cầu chữ C có mềm dẻo để tạo sự thuận tiện cho việc điều chỉnh sao cho ôm lấy vành tai của người đeo, nhưng Huawei vẫn khuyến cáo người dùng không được vặn xoắn mạnh vì sẽ khiến hư khu vực này.
Thao tác điều khiển tai nghe cũng không hề phức tạp khi mà mình có thể tùy nghi gõ cả ở ba khu vực Miếng đệm tai nghe, Củ tai nghe và Cầu chữ C.
Một cách cụ thể hơn thì Nếu đang có cuộc gọi đến, khi gõ hai lần đối với cả hai bên tai nghe trái hoặc phải sẽ là Nhận/ ngừng cuộc gọi
Còn nếu không đang nhận cuộc gọi mà đang nghe nhạc thì sẽ là tạm dừng/ tiếp tục phát nhạc.
Gõ ba lần với tai nghe bên trái sẽ là quay trở lại bài nhạc đã phát, trong khi với tai nghe bên phải sẽ là chuyển sang bài tiếp theo.
Muốn thay đổi cử chỉ thì người dùng bấm vô biểu tượng mũi tên mở rộng
Thao tác gõ trên cả ba phần có độ phản hồi nhạy, chính xác. Mình thích gõ trực tiếp ngay lên phần khung chữ C vì tiện nhất.
Tuy vậy, điều khá đáng tiếc là FreeClip không hỗ trợ cử chỉ tăng giảm âm lượng trực tiếp trên tai nghe, thay vào đó mình phải chuyển sang thiết bị di động để thay đổi âm lượng.
Với mục Settings sẽ là nơi dùng để thiết lập thêm một số cài đặt như Phát hiện người dùng có đang đeo tai nghe hay đã gỡ tai nghe xuống để tự động tạm ngưng phát nhạc (hoặc chơi nhạc trở lại) Smart wear detection, Tự động tăng âm lượng khi phát hiện môi trường xung quanh quá ồn
Người dùng cũng có thể kiểm tra bản firmware để biết đã ở bản cập nhật mới nhất hay chưa (thì tiến hành cập nhật)
Cảm giác đeo tốt, không sợ bị rơi rớt
Trong suốt thời gian trải nghiệm, đối với bất kỳ loại tai nghe nào, mình thấy FreeClip rất là thoải mái. Với phần cầu chữ C có độ linh hoạt cao nên khi đeo rất vừa vặn, không bị trì nặng lại thêm đây là thiết kế dạng tai nghe mở nên không bị bí.
Ngoài ra, mình cũng đeo Huawei FreeClip trong lúc thực hiện các hoạt động thể dục như đi bộ, chạy chậm, hít đất, hít xà đơn và làm việc hàng ngày thì nhận thấy tai nghe vẫn bám tốt trên tai, không lo bị rơi rớt; cả khi thử quay lắc đầu mạnh một chút thì tai nghe mới xô lệch nhưng cũng không đến độ bị văng rơi đi.
Chưa hết, nhờ vào khả năng chống nước và bụi IP54 nên trong quá trình sử dụng có ra mồ hôi thì mình cũng không lo ảnh hưởng đến tai nghe; hiện Sài gòn chưa vào mùa mưa nên mình chưa thử được khi đi dưới mưa, song mình tin rằng mức IP54 đủ uy tín cho mình sử dụng dưới những cơn mưa phùn.
Chất lượng âm thanh vui tươi, hạn chế tình trạng bị “nghe chung”
Thuộc dòng tai nghe mở, nhưng mình rất bất ngờ trước những gì mà tai nghe Huawei FreeClip thể hiện. Nghe thử một số bản nhạc pop, acoustic nhẹ nhàng mình thấy bass treble rõ ràng với mid và treble được tái tạo tách bạch, không bị dính vào nhau. Xét về tổng thể thì mẫu tai nghe này rất phù hợp với những gu nhạc nhẹ, trữ tình thiên về đề cao chất giọng của ca sĩ cũng như âm thanh mộc mạc từ các nhạc cụ. Nhưng tai nghe này sẽ không dành cho những tín đồ bass head ưa chuộng độ rền vang của âm bass, bởi âm bass theo mình nghe thì chỉ vừa đủ.
Điểm mà mình đánh giá cao nữa ở FreeClip là dù mở nhưng lại hạn chế được rất nhiều hiện tượng lọt âm thanh ra ngoài, tránh được sự phiền hà nghe chung. Ở phần điều khiển, tai nghe này cung cấp sẵn 4 mẫu EQ để người dùng tùy ý áp vào.
Tai nghe cung cấp sẵn 4 mẫu EQ nhưng không cho người dùng tự mình thiết lập EQ riêng
Về chất lượng cuộc gọi, mình có thử và nhận thấy FreeClip cũng có thể giảm tiếng ồn cuộc gọi ở mức ổn, qua đó giúp cho cuộc gọi được rõ ràng ở mức chấp nhận được, nhưng sẽ không phải ý kiến hay khi sử dụng tai nghe này trong lúc di chuyển bằng xe máy, nó sẽ bị lọt gió và mình đã phải tăng âm lượng lên khá cao để có thể nghe được.
Một lợi thế lớn nữa ở mẫu tai nghe FreeClip là thời lượng pin. Mình có thử và thấy khi nghe nhạc liên tục với mức âm lượng 70% thì nó vẫn trụ được tới hơn 7 giờ đồng hồ. Thông số rất đáng chú ý với những người dùng yêu thích vừa làm việc vừa có âm nhạc bên mình một cách riêng tư, nhưng vẫn không bị bỏ lỡ những gì đang diễn ra xung quanh. Khi hết hợp với hộp sạc thì tổng thời lượng pin của FreeClip lên tới 36 tiếng. Hộp sạc của FreeClip cũng hỗ trợ sạc nhanh, sạc 10 phút là đã có thể nghe nhạc 3 giờ.
Kết luận
Tổng kết lại thì Huawei FreeClip có những ưu điểm như kiểu dáng vị lai độc đáo, khả năng điều khiển nhanh nhạy, tiện lợi, chất âm thích hợp cho các dòng nhạc nhẹ, trữ tình. Nếu không tính do kiểu thiết kế mở nên khiến FreeClip gặp bất lợi khi lọt gió trong trường hợp di chuyển bằng xe máy thì mình thấy đây là sản phẩm tai nghe rất đáng để trải nghiệm.
Kiểu dáng ấn tượng, mang hơi hướm vị lai (Futuristic)
Mình có được thông tin về mẫu tai nghe này trước khi thật sự cầm trên tay (và cả trên tai), và rất tò mò muốn biết cảm giác thực tế khi sử dụng sẽ như thế nào. Đến khi HDVietnam có được sản phẩm, cảm giác sờ tận tay, đeo tận tai Huawei FreeClip là nó rất độc lạ - đeo lên giống như đeo lên vành tai một cặp loa mini (trong hình dáng một cặp khuyên tai) và có chút hơi hướm vị lai.
Chúng ta không thể phủ nhận các tai nghe in-ear sẽ rất đắc lực trong việc truyền tải âm thanh, mang đến cảm giác sống trọn vẹn khi “feel” âm nhạc, nhưng vẫn còn đó những nỗi lo về an toàn khi sử dụng ngoài nơi công cộng do loại hình tai nghe này quá tách biệt người sử dụng với môi trường bên ngoài. Nhưng nếu đeo một chiếc tai nghe dạng mở thì lại bị nhiễu âm thanh từ bên ngoài. Thế nên, Huawei FreeClip được ra đời với sứ mệnh vừa mang đến trải nghiệm âm thanh ngon lành vừa giúp người đeo hòa mình vào môi trường xung quanh, và lại thời thượng.
Tai nghe Huawei FreeClip có thiết kế gồm một miếng đệm gọi là “Comfort Bean” nằm ở phía sau vành tai, củ tai gọi là “Acoustic Ball”, cả hai phần này được kết nối bởi một cầu chữ C (C bridge) giúp giữ cho tai nghe ổn định trên vành tai người dùng.
Acoustic Ball, Comfort Bean và C bridge
Kết nối đơn giản, dễ đeo, cử chỉ điều khiển tiện lợi
Để kết nối tai nghe Huawei FreeClip với thiết bị di động bất kỳ thì chúng ta có hai lựa chọn. Đơn giản nhất là bật Bluetooth trên thiết bị di động lên, mở hộp sạc đựng tai nghe rồi nhấn nút kết nối ở bên hông hộp, đèn thông báo sẽ nhấp nháy và trên thiết bị di động sẽ xuất hiện tên của tai nghe.
Theo như hướng dẫn thì việc đeo FreeClip là rất dễ, mình chỉ cần kẹp lên vành tai sao cho phần củ loa hình tròn nằm ở mặt trong của tai còn phần đệm thì ép lên mặt sau của tai để giữ cho tai nghe không bị rơi.
Một lưu ý là dù cho phần kết nối cầu chữ C có mềm dẻo để tạo sự thuận tiện cho việc điều chỉnh sao cho ôm lấy vành tai của người đeo, nhưng Huawei vẫn khuyến cáo người dùng không được vặn xoắn mạnh vì sẽ khiến hư khu vực này.
Thao tác điều khiển tai nghe cũng không hề phức tạp khi mà mình có thể tùy nghi gõ cả ở ba khu vực Miếng đệm tai nghe, Củ tai nghe và Cầu chữ C.
Một cách cụ thể hơn thì Nếu đang có cuộc gọi đến, khi gõ hai lần đối với cả hai bên tai nghe trái hoặc phải sẽ là Nhận/ ngừng cuộc gọi
Còn nếu không đang nhận cuộc gọi mà đang nghe nhạc thì sẽ là tạm dừng/ tiếp tục phát nhạc.
Gõ ba lần với tai nghe bên trái sẽ là quay trở lại bài nhạc đã phát, trong khi với tai nghe bên phải sẽ là chuyển sang bài tiếp theo.
Muốn thay đổi cử chỉ thì người dùng bấm vô biểu tượng mũi tên mở rộng
Thao tác gõ trên cả ba phần có độ phản hồi nhạy, chính xác. Mình thích gõ trực tiếp ngay lên phần khung chữ C vì tiện nhất.
Tuy vậy, điều khá đáng tiếc là FreeClip không hỗ trợ cử chỉ tăng giảm âm lượng trực tiếp trên tai nghe, thay vào đó mình phải chuyển sang thiết bị di động để thay đổi âm lượng.
Với mục Settings sẽ là nơi dùng để thiết lập thêm một số cài đặt như Phát hiện người dùng có đang đeo tai nghe hay đã gỡ tai nghe xuống để tự động tạm ngưng phát nhạc (hoặc chơi nhạc trở lại) Smart wear detection, Tự động tăng âm lượng khi phát hiện môi trường xung quanh quá ồn
Người dùng cũng có thể kiểm tra bản firmware để biết đã ở bản cập nhật mới nhất hay chưa (thì tiến hành cập nhật)
Cảm giác đeo tốt, không sợ bị rơi rớt
Trong suốt thời gian trải nghiệm, đối với bất kỳ loại tai nghe nào, mình thấy FreeClip rất là thoải mái. Với phần cầu chữ C có độ linh hoạt cao nên khi đeo rất vừa vặn, không bị trì nặng lại thêm đây là thiết kế dạng tai nghe mở nên không bị bí.
Ngoài ra, mình cũng đeo Huawei FreeClip trong lúc thực hiện các hoạt động thể dục như đi bộ, chạy chậm, hít đất, hít xà đơn và làm việc hàng ngày thì nhận thấy tai nghe vẫn bám tốt trên tai, không lo bị rơi rớt; cả khi thử quay lắc đầu mạnh một chút thì tai nghe mới xô lệch nhưng cũng không đến độ bị văng rơi đi.
Chưa hết, nhờ vào khả năng chống nước và bụi IP54 nên trong quá trình sử dụng có ra mồ hôi thì mình cũng không lo ảnh hưởng đến tai nghe; hiện Sài gòn chưa vào mùa mưa nên mình chưa thử được khi đi dưới mưa, song mình tin rằng mức IP54 đủ uy tín cho mình sử dụng dưới những cơn mưa phùn.
Chất lượng âm thanh vui tươi, hạn chế tình trạng bị “nghe chung”
Thuộc dòng tai nghe mở, nhưng mình rất bất ngờ trước những gì mà tai nghe Huawei FreeClip thể hiện. Nghe thử một số bản nhạc pop, acoustic nhẹ nhàng mình thấy bass treble rõ ràng với mid và treble được tái tạo tách bạch, không bị dính vào nhau. Xét về tổng thể thì mẫu tai nghe này rất phù hợp với những gu nhạc nhẹ, trữ tình thiên về đề cao chất giọng của ca sĩ cũng như âm thanh mộc mạc từ các nhạc cụ. Nhưng tai nghe này sẽ không dành cho những tín đồ bass head ưa chuộng độ rền vang của âm bass, bởi âm bass theo mình nghe thì chỉ vừa đủ.
Điểm mà mình đánh giá cao nữa ở FreeClip là dù mở nhưng lại hạn chế được rất nhiều hiện tượng lọt âm thanh ra ngoài, tránh được sự phiền hà nghe chung. Ở phần điều khiển, tai nghe này cung cấp sẵn 4 mẫu EQ để người dùng tùy ý áp vào.
Tai nghe cung cấp sẵn 4 mẫu EQ nhưng không cho người dùng tự mình thiết lập EQ riêng
Về chất lượng cuộc gọi, mình có thử và nhận thấy FreeClip cũng có thể giảm tiếng ồn cuộc gọi ở mức ổn, qua đó giúp cho cuộc gọi được rõ ràng ở mức chấp nhận được, nhưng sẽ không phải ý kiến hay khi sử dụng tai nghe này trong lúc di chuyển bằng xe máy, nó sẽ bị lọt gió và mình đã phải tăng âm lượng lên khá cao để có thể nghe được.
Kết luận
Tổng kết lại thì Huawei FreeClip có những ưu điểm như kiểu dáng vị lai độc đáo, khả năng điều khiển nhanh nhạy, tiện lợi, chất âm thích hợp cho các dòng nhạc nhẹ, trữ tình. Nếu không tính do kiểu thiết kế mở nên khiến FreeClip gặp bất lợi khi lọt gió trong trường hợp di chuyển bằng xe máy thì mình thấy đây là sản phẩm tai nghe rất đáng để trải nghiệm.