Chuyển lưu trữ từ Betacam sang digital có phức tạp không? Mình đang làm đè án kd về cái này, mà chẳng biết chút gì, mình là con gái, hiixhix
Chào các bác, sau khi đọc bài nhận xét của các bác về hiện trạng lưu trữ trong các đài truyền hình.. mình có vài nhận xét như sau :
- Các đài không hề tiết tiền để đầu tư hệ thống lưu trữ, tuy nhiên cái khó là ở chỗ số hóa tư liệu cũ đã có của các đài. bỏ hết làm mới thì.. cực kỳ dễ chứ duy trì mới khó. từ VCD, DVD, miniDV, P2, SVHS, beta, beta số v.v... nội tính đến đến chuyện capture và convert cho cái đống đó đã phức tạp, chứ chưa nói đến định dạng lưu trữ là gì, format gì, encode bao nhiêu bitrate bi nhiêu.v.v.. ôi thôi đau đầu.
- các Đài làm mới từ đầu thì rất tuyệt vời, từ đầu vào và đầu ra đều là số hóa... thì như ngồi trên rủi ro, hư HDD, xóa nhầm, virus... hoặc chủ quan của con người.v.v....
- nhân lực làm trong cơ quan nhà nước thì... lúa không đủ ăn lấy đâu mà nghiên cứu để cải tiến, tự nhiên đề xuất để rước cái khổ vào thân hay sao các bác.
đây là các thông tin sau nhiều năm thấm thía trong đài truyền hình của em.
việc số hóa và lưu trữ gọi tắt là MAM. cho nên giải pháp các đài chọn hoặc sắp chọn tại VN đều sẽ là giải pháp tổng thể từ đầu vào ( camera digital/ analog, feed vệ tinh, v.v..) đầu ra sẽ gồm luôn 2 dạng 1 là số hóa bằng HDD, 2 là thư viện tape số.
thông tin trên của mình do nhiều chuyên gia trên broadcastengineering nghiên cứu và đút kết !
vài dòng chia sẽ với mọi người. mình mong sẽ trao đổi sâu hơn với chuyên gia về lĩnh vực lưu trữ trong truyền hình cũng như MAM
Đúng là người ta đã sử dụng lưu trữ trung tâm và số hóa trong truyền hình từ lâu trên thế giới rồi. Trong truyền hình chia làm 3 giai đoạn chính: tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng...
Dữ liệu tiền kỳ (từ máy quay) thường rất lớn nên cũng hạn chế lưu trữ tập trung. chỉ một số chương trình hay cần lưu lại để tham khảo
Nên chủ yếu việc số hóa được thực hiện ở 2 khâu sau là hậu kỳ và phát sóng. Về phát sóng thì VTC đã đơn vị đầu tiên phát sóng truyền hình số ở VN, sau có K+ rồi AVG. VTV và các đài khác vẫn analog nhưng có lộ trình số hóa của CP đến 2020 thì phải
Việc sử dụng MAM hoàn chỉnh ở VN thì cũng rất khó vì nó không chỉ yêu cầu về mặt kỹ thuật mà còn vướng cả về quy trình nghiệp vụ của các đài truyền hình khác nhau. Vì vậy tùy theo nghiệp vụ của từng đài mà sẽ có những hệ thống quản lý lưu trữ và phát sóng riêng cho phù hợp
Quay lại việc lưu trữ, việc lưu dữ liệu chỉ là 1 khâu nhỏ trong quá trình nghiệp vụ chung nhưng tương đối quan trọng và thường lưu theo 2 dạng dữ liệu: dữ liệu phát sóng (thường theo chuẩn phát sóng của từng đài VTC MPEG2/4, AVG là MPEG4 chẳng hạn,..) và dữ liệu phục vụ cho việc biên tập (thường để định dạng có thể biên tập lại được như AVI để có thể xử lý hậu kỳ)
Việc quyết địn số hóa từng phần hay toàn bộ tùy tầm nhìn của các bác lãnh đạo. Nhưng theo cá nhân mình thì số hóa được toàn bộ là tốt nhất, có rất nhiều lợi ích từ việc số hóa không chỉ về mặt kỹ thuật mà cả quản lý, biên tập và tránh được rủi ro. Số hóa xử lý tốt sẽ giảm bớt rủi ro chứ không phải tăng rủi ro như bạn nêu.
Mình cũng quan tâm đến đến việc số hóa truyền hình, quản lý và phát sóng tập trung, hệ thống MAM,... rất mong được chia sẻ nâng cao kiến thức với các bạn cùng quan tâm
Bác có câu hỏi thú vị nhỉ? tự nhiên như sinh viên uống trà đá bàn chuyện chính trị.Mình có 1 thắc mắc nhỏ thế này :
Không biết các đài truyền hình hiện nay người ta lưu dữ liệu HD ( như VTC ) bằng gì nhỉ ? nếu lưu bằng HDD dung lượng 1,5Tb như anh em mình thì mỗi đài cần biết bao nhiêu ổ cứng đây .
Anh em nào biết xin chỉ giáo giùm
Mình có 1 thắc mắc nhỏ thế này :
Không biết các đài truyền hình hiện nay người ta lưu dữ liệu HD ( như VTC ) bằng gì nhỉ ? nếu lưu bằng HDD dung lượng 1,5Tb như anh em mình thì mỗi đài cần biết bao nhiêu ổ cứng đây .
Anh em nào biết xin chỉ giáo giùm