Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.
Kết luận của Thanh tra Bộ VH-TT&DL khẳng định việc ký kết hợp đồng giữa VFF và An Viên được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, được pháp luật thừa nhận.
Kết luận thanh tra bản quyền truyền hình: VFF - AVG đúng luật - Toàn cảnh cuộc chiến bản quyền truyền hình bóng đá
13h30 chiều nay, 16.2, tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Thanh tra Bộ VH-TT&DL đã công bố kết luận thanh tra việc ký hợp đồng chuyển nhượng thương quyền đối với các giải bóng đá thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) năm 2011-2030.
Theo thông tin của Dân Việt, kết luận thanh tra do ông Vũ Xuân Thành - Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL ký ngày 15.2.2012, có 7 vấn đề được đặt ra.
Thứ nhất, về quyền của VFF đối với thương quyền các giải bóng đá do VFF tổ chức. Căn cứ vào các quy định pháp luật bao gồm Khoản 2, Điều 53 Luật Thể dục, thể thao; Khoản 1, Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26.6.2007 của Chính phủ và Khoản 14, Điều 4 của Điều lệ VFF thì VFF có quyền sở hữu các giải bóng đá do VFF tổ chức.
Thứ hai, về thẩm quyền ký kết hợp đồng của VFF. Điều lệ của VFF đã được các thành viên, trong đó có các CLB thông qua, được xây dựng theo hướng dẫn của FIFA, được Bộ Nội vụ Việt Nam phê duyệt ngày 19.3.2010. Điều lệ này có giá trị như một thỏa thuận giữa VFF và các thành viên, được FIFA và pháp luật Việt Nam bảo hộ. Khi gia nhập VFF, các CLB đã hoàn toàn thừa nhận tôn chỉ mục đích, Điều lệ, tự nguyện chấp hành nghiêm chỉnh các Điều lệ, các Nghị quyết, chủ trương, quy định của Ban chấp hành.
Khoản 2 điều 74 Điều lệ VFF quy định: “Ban chấp hành Liên đoàn quyết định phương thức và mức độ sử dụng những quyền được quyết định ở khoản 1 Điều 74, đồng thời đưa ra các quy định đặc biệt cho mục đích này. Ban chấp hành có quyền quyết định sử dụng độc quyền các quyền trên hoặc liên kết với một bên thứ ba hoặc hoàn toàn thông qua bên thứ ba”.
Đồng thời, Điều 75 Điều lệ VFF quy định: “Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là cơ quan duy nhất được trao quyền cho các đối tác về phân phối hình ảnh, âm thanh và những dự liệu khác của các trận bóng cũng như các sự kiện hoạt động bóng đá do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức và không có bất kỳ giới hạn nào về nội dung thời gian, địa điểm, các vấn đề kỹ thuật và pháp lý”.
Theo những quy định trên thì VFF có đủ thẩm quyền trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với các giải bóng đá thuộc VFF cho An Viên.
Thứ ba, về việc VFF thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng.
- Ngày 8.6.2010, VFF đã có Công văn 513/CV-LĐBĐVN-2010 gửi Bộ VH-TT&DL báo cáo về việc hợp tác khai thác bản quyền truyền hình, và đã được Bộ VH-TT&DL chấp nhận (Công văn số 2026/BVHTTDL-VP ngày 15.6.2010).
- Ngày 5.7.2010, BCH VFF đã ra Nghị quyết số 280/NQ-LĐBĐVN ủy quyền cho Thường trực BCH VFF đàm phán hợp đồng với An Viên về việc khai thác bản quyền truyền hình trong 20 năm.
- Ngày 30.11.2010, Thường trực BCH VFF đã ra Nghị quyết số 444/NQTT-LĐBĐVN, trong đó đã thống nhất chủ trương hợp tác với AVG trong thời hạn 20 năm (2011-2030) và ủy quyền cho Ban Tiếp thị vận động tài trợ tiếp tục đàm phán một số điểm còn vướng mắc liên quan đến quyền lợi của các CLB.
- Ngày 7.12.2010, Đại hội thường niên VFF 2010 đã ra Nghị quyết số 446/NQ-ĐHTNLĐBĐVN 2010-VI, trong đó có nội dung biểu quyết thông qua việc cho phép VFF ký kết hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình cho An Viên trong giai đoạn 2011-2030.
- Ngày 8.12.2010, VFF ký hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá do VFF tổ chức cho An Viên giai đoạn 2011 – 2030.
Như vậy, VFF đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo đúng các quy định của pháp luật và các quy định của tổ chức này khi ký kết hợp đồng với An Viên.
Thứ tư, về việc tuân thủ Luật Đấu thầu. Đối tượng chuyển nhượng của hợp đồng là thương quyền các giải bóng đá do VFF tổ chức, trong đó có thương quyền của các đội tuyển quốc gia, nhưng theo quy định của Điều 1, Luật Đấu thầu thì chỉ khi lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hòa, xây lắp đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn của nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của VFF mới thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Đấu thầu.
Như vậy, việc ký kết hợp đồng giữa VFF và An Viên không trái Luật Đấu thầu.
Thứ năm, về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của An Viên. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của An Viên được Sở KH&ĐT Khánh Hòa cấp ngày 7.12.2010 có nội dung thứ 03 (mã ngành 74909) là “Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác còn lại chưa được phân vào đâu (Chi tiết:
Mua bán, nhận chuyển nhượng bản quyền các công trình khoa học – kỹ thuật, sự kiện trong các lĩnh vực giải trí, thể thao, văn hóa xã hội, ca nhạc)”.
Theo các quy định của pháp luật, nội đung mã ngành 74909 trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của An Viên được Sở KH&ĐT Khánh Hòa cấp là không trái với các quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thứ sáu, về giấy phép hoạt động truyền hình của An Viên. Tại công văn số 90/PTTH&TTĐT ngày 3.2.2012 của
Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: “Quy định pháp luật về báo chí không giới hạn chỉ có các cơ quan có giấy phép hoạt động báo chí mới được phép mua, bán, chuyển nhượng bản quyền các chương trình truyền hình, bao gồm cả các chương trình thể thao”.
(Cả Bộ tư pháp lẫn Cục QL phát thanh TH đều đứng về phía VFF, vậy thì VPF kiện củ khoai rồi, đau thật).
Như vậy, việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá thuộc VFF giai đoạn 2011-2030 với An Viên không phụ thuộc vào giấy phép hoạt động truyền hình.
Thứ bảy, về nội dung của hợp đồng.
- Về thời hạn hợp đồng: Từ khi hợp đồng được thực hiện, thời lượng phát són trực tiếp các trận bóng đá năm 2011 tăng hơn 200% so với năm 2010, từ 148 trận năm 2010 lên 345 trận năm 2011, trong đó có cả các kênh truyền hình quảng bá. Như vậy, người hâm mộ đang có lợi, vì có nhiều sự lựa chọn xem truyền hình trực tiếp các trận thi đấu bóng đá trong nước, trên kênh truyền hình quảng bá hoặc kênh truyền hình có thu tiền.
Các quy định của pháp luật của Việt Nam về dân sự, thương mại, chưa thấy có quy định nào giới hạn về thời hạn của hợp đồng. Đó đó, căn cứ vào nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 4 và Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì thỏa thuận thời hạn 20 năm về chuyển nhượng thương quyền bóng đá giữa VFF và An Viên là không trái pháp luật.
- Về một số nội dung khác của hợp đồng. Kết luận thanh tra chỉ ra 4
điểm, trong đó đáng chú ý như hợp đồng quy định việc tính phí theo kết quả kinh doanh bằng một công thức phức tạp, gây khó khăn trong việc thực hiện; (
Lỗi vớ vẩn chẳng ảnh hưởng gì).
Trong hợp đồng có các thỏa thuận về quyền tương lai mà VFF có được một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu của các giải bóng đá khác, ngoài các giải được liệt kê tại Phụ lục 1 của hợp đồng. Đối với thỏa thuận này, các bên cần thỏa thuận bằng một văn bản khác, không được tự động cập nhật, bổ sung vào Phụ lục 1 của hợp đồng;
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng, VFF và An Viên thỏa thuận là sẽ được giải quyết tại Tòa án Nhân dân TP Hà Nội nhưng
Điều 62, Điều lệ VFF quy định VFF không được đưa bất cứ tranh chấp nào liên quan đến bóng đá ra tòa án trong hệ thống Nhà nước. Như vậy, VFF và An Viên xem xét điều khoản này theo hướng giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, nếu thương lượng không thành thì được giải quyết tại Tòa Trọng tài Thể thao (CAS) đặt tại Thụy Sỹ. (Như vậy là tòa án không có quyền can thiệp vào tranh chấp liên quan đến bóng đá! chắc sợ FIFA tuýt còi. Mịa nó, cao tay thật. Bầu Kiên có kiện ra tòa thì tòa cũng chẳng giám giải quyết. hic hic).
Hợp đồng đã thực hiện được một mùa giải 2011, An Viên đã thanh toán đủ số tiền 6 tỷ đồng cho VFF. Phí theo kết quả kinh doanh (20% lợi nhuận) An Viên chưa thanh toán cho VFF nhưng thời hạn thanh toán phí theo kết quả kinh doanh năm 2011 là ngày 31.3.2012.
VFF đã chuyển tiền bản quyền truyền hình cho CLB Navibank Sài Gòn, còn lại các CLB khác, sau khi đối chiếu công nợ, VFF sẽ chuyển tiền tiếp.
Theo nhận xét của thanh tra, năm 2011, các bên đã thực hiện tốt hợp đồng, góp phần phổ biến hình ảnh các giải bóng đá trong nước đến nhiều người hâm mộ hơn. Điều này cũng giúp VFF nâng cao giá trị của các giải bóng đá trong nước.
Tại thời điểm thanh tra, VFF chưa ký Hợp đồng giao quyền khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cho Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Như vậy, về mặt pháp lý, VPF chưa được pháp luật công nhận là đơn vị khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp năm 2012. (Như vậy là VPF đang đòi cái mình không có?? VFF hiểm thật!).
Từ những căn cứ nêu trên, Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL kết luận: Việc ký kết hợp đồng giữa VFF và An Viên được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên có một số nội dung chưa phù hợp (phần nội dung khác của hợp đồng nêu trên) nhưng những nội dung này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của hợp đồng.
Kết luận thanh tra kiến nghị VFF và An Viên thực hiện nghiêm túc các điều khoản của hợp đồng. Đối với các nội dung chưa phù hợp nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của hợp đồng, hai bên cần trao đổi thống nhất cho phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định tại khoản 1, Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26.6.2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao.
VFF yêu cầu VPF, các CLB, các ban tổ chức địa phương thực hiện nghiêm túc hợp đồng giữa VFF và An Viên. VFF có văn bản đề nghị các đài truyền hình tôn trọng hợp đồng mà VFF đã ký với An Viên.
Kiến nghị Tổng cục Thể dục Thể thao tăng cường công tác quản lý Nhà nước, chỉ đạo Sở VH-TT&DL các địa phương có đội bóng tham gia và có văn bản đề nghị các đài truyền hình, đảm bảo hiệu lực của hợp đồng giữa VFF và An Viên.
Được biết, 15h30 chiều nay tại Bộ VH-TT&DL sẽ có họp báo về vấn đề này. Vào 16h15 cùng chiều, Thường trực HĐQT VPF sẽ gặp gỡ với báo chí xung quanh kết luận thanh tra này tại khách sạn Hilton Opera Hà Nội.