Một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc đã tung ra hệ điều hành "cây nhà lá vườn" đầu tiên của nước này dành cho máy tính lượng tử, thách thức sự thống trị của Mỹ trong việc phát triển các máy móc thế hệ tiếp theo.
Theo Independent, Origin Quantum - công ty có trụ sở tại tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc, đã giới thiệu hệ điều hành Origin Pilot. Đây là sản phẩm mới nhất trong một loạt đột phá về điện toán lượng tử sắp ra mắt của Trung Quốc. Hệ điều hành sẽ được sử dụng trên nền tảng đám mây để cung cấp khả năng tính toán lượng tử cho hơn 100 công ty đã đăng ký.
Máy tính lượng tử có tiềm năng biến đổi hoàn toàn nhiều lĩnh vực, từ khám phá không gian đến điều trị bệnh tật nhờ sức mạnh to lớn của chúng so với các hệ thống máy tính hiện tại.
Công nghệ lượng tử lần đầu tiên được nhà vật lý Richard Feynman đưa ra lý thuyết vào năm 1982 và đến nay đã có những bước đột phá quan trọng. Các nhóm nghiên cứu của Trung Quốc và Mỹ đã đạt được cột mốc có tên gọi “ưu thế lượng tử”, nhờ đó một máy tính lượng tử thực hiện phép tính mà siêu máy tính mạnh nhất thế giới phải mất hàng nghìn năm mới hoàn thành.
Máy tính lượng tử đạt được sức mạnh to lớn của chúng bằng cách thay thế các bit truyền thống 0 và 1 - được sử dụng để lưu trữ và truyền dữ liệu - bằng qubit, có thể hoạt động như cả 1 và 0 cùng lúc bằng cách tác động vào trạng thái chồng chập. Khả năng này đồng nghĩa sức mạnh xử lý của máy tính lượng tử tăng lên theo cấp số nhân với mỗi qubit mới được thêm vào, thay vì tuyến tính.
Để khai thác sức mạnh to lớn này, cần có một hệ điều hành chức năng hoạt động như một giao diện phần mềm để người dùng xây dựng các ứng dụng thực tế. "Nếu so sánh chip lượng tử với trái tim của con người thì hệ điều hành máy tính lượng tử tương đương với bộ não và phần mềm ứng dụng lượng tử là máu thịt", Guo Guangcan từ Viện Khoa học Trung Quốc cho biết.
Hệ điều hành đầu tiên dành cho máy tính lượng tử được phát triển bởi các nhà nghiên cứu ở Cambridge vào năm 2015. Các hệ thống khác kể từ đó đã được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford, mở đường cho các nhóm ở Mỹ xây dựng ứng dụng thế hệ tiếp theo cho máy tính lượng tử.
Bước đột phá mới nhất ở Trung Quốc diễn ra khi Origin Quantum bảo đảm các khoản tiền bổ sung trong chuỗi tài trợ Series A từ quỹ đầu tư internet liên kết với nhà nước Trung Quốc trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách với các đối thủ hàng đầu của Mỹ như Google và IBM.
Theo Independent, Origin Quantum - công ty có trụ sở tại tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc, đã giới thiệu hệ điều hành Origin Pilot. Đây là sản phẩm mới nhất trong một loạt đột phá về điện toán lượng tử sắp ra mắt của Trung Quốc. Hệ điều hành sẽ được sử dụng trên nền tảng đám mây để cung cấp khả năng tính toán lượng tử cho hơn 100 công ty đã đăng ký.
Máy tính lượng tử có tiềm năng biến đổi hoàn toàn nhiều lĩnh vực, từ khám phá không gian đến điều trị bệnh tật nhờ sức mạnh to lớn của chúng so với các hệ thống máy tính hiện tại.
Công nghệ lượng tử lần đầu tiên được nhà vật lý Richard Feynman đưa ra lý thuyết vào năm 1982 và đến nay đã có những bước đột phá quan trọng. Các nhóm nghiên cứu của Trung Quốc và Mỹ đã đạt được cột mốc có tên gọi “ưu thế lượng tử”, nhờ đó một máy tính lượng tử thực hiện phép tính mà siêu máy tính mạnh nhất thế giới phải mất hàng nghìn năm mới hoàn thành.
Máy tính lượng tử đạt được sức mạnh to lớn của chúng bằng cách thay thế các bit truyền thống 0 và 1 - được sử dụng để lưu trữ và truyền dữ liệu - bằng qubit, có thể hoạt động như cả 1 và 0 cùng lúc bằng cách tác động vào trạng thái chồng chập. Khả năng này đồng nghĩa sức mạnh xử lý của máy tính lượng tử tăng lên theo cấp số nhân với mỗi qubit mới được thêm vào, thay vì tuyến tính.
Để khai thác sức mạnh to lớn này, cần có một hệ điều hành chức năng hoạt động như một giao diện phần mềm để người dùng xây dựng các ứng dụng thực tế. "Nếu so sánh chip lượng tử với trái tim của con người thì hệ điều hành máy tính lượng tử tương đương với bộ não và phần mềm ứng dụng lượng tử là máu thịt", Guo Guangcan từ Viện Khoa học Trung Quốc cho biết.
Hệ điều hành đầu tiên dành cho máy tính lượng tử được phát triển bởi các nhà nghiên cứu ở Cambridge vào năm 2015. Các hệ thống khác kể từ đó đã được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford, mở đường cho các nhóm ở Mỹ xây dựng ứng dụng thế hệ tiếp theo cho máy tính lượng tử.
Bước đột phá mới nhất ở Trung Quốc diễn ra khi Origin Quantum bảo đảm các khoản tiền bổ sung trong chuỗi tài trợ Series A từ quỹ đầu tư internet liên kết với nhà nước Trung Quốc trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách với các đối thủ hàng đầu của Mỹ như Google và IBM.
Theo Thanh Niên