Huawei không phải là đối tượng duy nhất gặp khó khăn do lệnh cấm vận của Mỹ. Đối tác gia công chip của họ cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, thay vì có thể giúp đồng hương Huawei tránh được lệnh cấm nhập khẩu linh kiện của Mỹ, bản thân tập đoàn này cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực.
SMIC lao đao vì lệnh cấm của Mỹ. Ảnh: Nikkei.
Theo Phone Arena, Huawei có thể tìm cách này hay cách khác nhằm khắc phục tình trạng không được phép dùng Android và các dịch vụ của Google, song lệnh cấm sử dụng chip và công nghệ sản xuất ra linh kiện qua trọng này đã ảnh hưởng rất lớn.
Năm ngoái, Huawei đã trang bị chip Kirin 9000 tiến trình 5 nm cho Mate 40, dòng smartphone cao cấp với những công nghệ và tính năng tốt nhất của hãng. Nhưng phần lớn đó là linh kiện tồn kho, được dự trữ khi lệnh cấm chưa có hiệu lực. Giờ đây có lẽ nguồn cung này của Huawei đã cạn.
Khi áp lực từ Mỹ gia tăng, Huawei chuyển giao một số thiết kế chip HiSilicon cho SMIC sản xuất. Trong năm 2020, nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất Trung Quốc là đối tác cung cấp Kirin 710A, một chipset tầm trung, sử dụng tiến trình 14 nm cho Huawei.
Trong khi đó, chip tiên tiến nhất của hãng này, Kirin 9000 5nm vẫn được cung cấp bởi TSMC. Về mặt kỹ thuật, Kirin 9000 chứa 15,3 tỷ bóng bán dẫn, con số cao hơn rất nhiều so với số lượng bóng bán dẫn trên Kirin 710A.
Không có khả năng cung cấp chip 5 nm, thậm chí 7 nm, SMIC không thể giúp Huawei vượt qua lệnh cấm. Ngoài ra, một số thiết bị SMIC sử dụng để sản xuất chip có nguồn gốc từ Mỹ.
Đến tháng 9/2020, chính quyền của cựu Tổng tống Mỹ Donald Trump tiếp tục đưa ra lệnh cấm bổ sung. Theo đó, Huawei không được sử dụng linh kiện sản xuất trên dây chuyền công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ, trường trường hợp được Bộ Thương mại nước này cho phép.
Tỷ lệ đóng góp cho doanh thu của dòng chip tiên tiến cho tổng doanh thu của SMIC rơi thẳng đứng sau lệnh cấm của Mỹ. Ảnh: Phone Arena.
Điều đó khiến cho SMIC không thể tiếp tục gia công các chip 14 nm và 28 nm cho Huawei. Ngay lập tức, đóng góp của những dòng sản phẩm này đối với doanh thu SMIC đã giảm mạnh, từ 14,6% trong quý III/2020 xuống chỉ còn 5% vào quý kế tiếp.
Sang tháng 12/2020, bản thân SMIC bị chính quyền Mỹ đưa vào danh sách cấm vận. Đồng nghĩa với việc hãng chip Trung Quốc phải được cấp phép trước khi sản xuất bất cứ linh kiện nào trên dây chuyền công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ.
Tuy nhiên, Bộ Thương mại nước này chỉ cho phép SMIC sản xuất các dòng chip tiến trình lớn hơn 10 nm. Lệnh cấm đã chặn đứng kế hoạch tung ra các chip 10 nm và 7 nm của tập đoàn Trung Quốc.
“Chúng tôi không cho phép bất kỳ công nghệ tiên tiến nào của Mỹ được dùng để xây dựng lực lượng quân đội một kẻ thù ngày càng hiếu chiến”, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tuyên bố hồi tháng 12/2020, ngay sau khi đưa 60 công ty Trung Quốc vào danh sách cấm vận.
Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, thay vì có thể giúp đồng hương Huawei tránh được lệnh cấm nhập khẩu linh kiện của Mỹ, bản thân tập đoàn này cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực.
SMIC lao đao vì lệnh cấm của Mỹ. Ảnh: Nikkei.
Theo Phone Arena, Huawei có thể tìm cách này hay cách khác nhằm khắc phục tình trạng không được phép dùng Android và các dịch vụ của Google, song lệnh cấm sử dụng chip và công nghệ sản xuất ra linh kiện qua trọng này đã ảnh hưởng rất lớn.
Năm ngoái, Huawei đã trang bị chip Kirin 9000 tiến trình 5 nm cho Mate 40, dòng smartphone cao cấp với những công nghệ và tính năng tốt nhất của hãng. Nhưng phần lớn đó là linh kiện tồn kho, được dự trữ khi lệnh cấm chưa có hiệu lực. Giờ đây có lẽ nguồn cung này của Huawei đã cạn.
Khi áp lực từ Mỹ gia tăng, Huawei chuyển giao một số thiết kế chip HiSilicon cho SMIC sản xuất. Trong năm 2020, nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất Trung Quốc là đối tác cung cấp Kirin 710A, một chipset tầm trung, sử dụng tiến trình 14 nm cho Huawei.
Trong khi đó, chip tiên tiến nhất của hãng này, Kirin 9000 5nm vẫn được cung cấp bởi TSMC. Về mặt kỹ thuật, Kirin 9000 chứa 15,3 tỷ bóng bán dẫn, con số cao hơn rất nhiều so với số lượng bóng bán dẫn trên Kirin 710A.
Không có khả năng cung cấp chip 5 nm, thậm chí 7 nm, SMIC không thể giúp Huawei vượt qua lệnh cấm. Ngoài ra, một số thiết bị SMIC sử dụng để sản xuất chip có nguồn gốc từ Mỹ.
Đến tháng 9/2020, chính quyền của cựu Tổng tống Mỹ Donald Trump tiếp tục đưa ra lệnh cấm bổ sung. Theo đó, Huawei không được sử dụng linh kiện sản xuất trên dây chuyền công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ, trường trường hợp được Bộ Thương mại nước này cho phép.
Tỷ lệ đóng góp cho doanh thu của dòng chip tiên tiến cho tổng doanh thu của SMIC rơi thẳng đứng sau lệnh cấm của Mỹ. Ảnh: Phone Arena.
Điều đó khiến cho SMIC không thể tiếp tục gia công các chip 14 nm và 28 nm cho Huawei. Ngay lập tức, đóng góp của những dòng sản phẩm này đối với doanh thu SMIC đã giảm mạnh, từ 14,6% trong quý III/2020 xuống chỉ còn 5% vào quý kế tiếp.
Sang tháng 12/2020, bản thân SMIC bị chính quyền Mỹ đưa vào danh sách cấm vận. Đồng nghĩa với việc hãng chip Trung Quốc phải được cấp phép trước khi sản xuất bất cứ linh kiện nào trên dây chuyền công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ.
Tuy nhiên, Bộ Thương mại nước này chỉ cho phép SMIC sản xuất các dòng chip tiến trình lớn hơn 10 nm. Lệnh cấm đã chặn đứng kế hoạch tung ra các chip 10 nm và 7 nm của tập đoàn Trung Quốc.
“Chúng tôi không cho phép bất kỳ công nghệ tiên tiến nào của Mỹ được dùng để xây dựng lực lượng quân đội một kẻ thù ngày càng hiếu chiến”, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tuyên bố hồi tháng 12/2020, ngay sau khi đưa 60 công ty Trung Quốc vào danh sách cấm vận.
Theo ICT News