‘Con cưng’ của ByteDance mạnh như thế nào: Bán hàng 1 năm bằng Alibaba dày công 6 năm, hiện đặt mục tiêu tạo siêu ứng dụng cạnh tranh với WeChat

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
ByteDance đã dành nhiều năm đặt nền móng cho siêu ứng dụng của riêng mình.

photo2023-06-1511-27-44-1686813783259-1686813783387450328422.jpg

Là một chủ nhà hàng U50, Zhou Meiying không quá quan tâm đến Douyin, ứng dụng video dạng ngắn phổ biến nhất Trung Quốc.

Mọi thứ chỉ thay đổi vào năm ngoái, thời điểm giới chức đóng cửa loạt nhà hàng ở Bắc Kinh để phòng chống đại dịch. Zhou, 44 tuổi, lúc bấy giờ mới bắt đầu học cách livestream để gia tăng đơn hàng trực tuyến, thậm chí liên kết với đơn vị giao hàng nhanh để phục vụ khách tận nơi. Hiện người phụ nữ này nhận được đều đặn hàng trăm đơn đặt hàng mỗi ngày thông qua ứng dụng.

“Nếu không có Douyin, tôi thậm chí không thể trả lương cho nhân viên”, Zhou nói. “Đó chính là cách chúng tôi sống sót”.

‘Con cưng’ của ByteDance mạnh như thế nào: Bán hàng 1 năm bằng Alibaba dày công 6 năm, hiện đặt mục tiêu tạo siêu ứng dụng cạnh tranh với WeChat - Ảnh 2.

Douyin thuộc sở hữu của ByteDance. Công ty chủ yếu tập trung vào phân khúc các ứng dụng truyền thông xã hội và phần lớn doanh thu hàng năm 80 tỷ USD đến từ quảng cáo.

Năm ngoái, ByteDance bắt đầu cung cấp dịch vụ giao đồ ăn và hàng tạp hóa tại các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải. Hình ảnh hiển thị trên Douyin sẽ được đính kèm liên kết đặt hàng giao hàng tận nơi hoặc phiếu giảm giá. Người dùng cũng có thể tìm kiếm rạp chiếu phim, quán bar và thẩm mỹ viện bên trong ứng dụng.

WeChat trước giờ vẫn nổi tiếng với mô hình đa ứng dụng kết hợp mọi thứ vào một dịch vụ duy nhất. Không ai có thể vượt qua đối thủ này, cho đến khi ByteDance thử nghiệm thành công dịch vụ giao đồ ăn Douyin.

Theo Bloomberg, ByteDance dành nhiều năm đặt nền móng cho siêu ứng dụng của riêng mình. Công ty phân nhánh sang trò chơi điện tử, mua sắm trực tuyến và ngày càng tập trung nhiều vào thương mại thông qua các đơn đặt hàng thực phẩm, vé máy bay và phòng khách sạn.

Năm ngoái, 700 triệu người dùng Douyin đã tăng gấp 7 lần chi tiêu cho các dịch vụ theo yêu cầu này. Công ty GuoSheng ước tính đến năm 2025, Douyin có thể tạo ra doanh thu hơn 17 tỷ nhân dân tệ.

Nếu thành công, ByteDance có thể sẽ trở thành đối thủ đáng gờm đối với các tập đoàn internet lớn nhất Trung Quốc, chẳng hạn như Tencent hay Alibaba.
“Douyin là công viên giải trí khổng lồ cho mọi nhà. Khi bạn thấy mệt mỏi, chắc chắn bạn sẽ muốn mua sắm hoặc ăn uống”, Dave Xie thuộc công ty tư vấn Oliver Wyman nói.

Với Douyin và TikTok, thuật toán đề xuất chính là lợi thế. Có lẽ chúng rất giỏi trong việc hướng khách hàng đến những sản phẩm và dịch vụ họ muốn mua. Chẳng hạn, những người dùng yêu thích các video thể thao mùa đông có thể tiếp cận các bài đăng nhúng liên kết sản phẩm ván trượt tuyết hoặc các chuyến bay giá rẻ đến Hokkaido.

Mọi thứ bắt đầu vào năm 2020, khi Douyin “bật công tắc” mua hàng trong ứng dụng. Mô hình của nó, bao gồm việc cho phép những người có tầm ảnh hưởng bán dầu gội đầu và son môi thông qua các buổi truyền phát trực tiếp, đã thu hút được đông đảo giới trẻ.

‘Con cưng’ của ByteDance mạnh như thế nào: Bán hàng 1 năm bằng Alibaba dày công 6 năm, hiện đặt mục tiêu tạo siêu ứng dụng cạnh tranh với WeChat - Ảnh 3.

Chỉ trong năm đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, Douyin đã bán được khoảng 26 tỷ USD hàng hóa - thành tích mà Alibaba phải mất 6 năm mới đạt được.

Khi mở rộng sang lĩnh vực thương mại điện tử, Douyin trở nên nghiêm túc hơn. Vào tháng 6/2022, nó bắt đầu tính phí các phiếu giảm giá sau 2 năm quảng cáo chúng tại các quán cà phê và nhà hàng. ByteDance theo đó cạnh tranh trực tiếp với công ty hàng đầu về giao đồ ăn Meituan - thương hiệu hồi năm 2021 đã tạo ra khoảng 5,6 tỷ USD từ hoạt động kinh doanh phiếu giảm giá.

Theo SCMP, bất kỳ công ty nào nắm được một phần thị trường giao đồ ăn nhanh tại địa lục đều có thể nhận được khoản lãi lớn. Năm 2021, tổng số người sử dụng các nền tảng giao đồ ăn tại Trung Quốc đã tăng gần 30% lên 544 triệu người. Sự phát triển này đã diễn ra từ trước cả khi đại dịch bùng phát và ngày càng trở nên phổ biến thời phong tỏa.

Điều này giúp các ứng dụng trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống kỹ thuật số của người dân Trung Quốc. Meituan và Alibaba lần lượt chiếm 69% và 26% thị phần thị trường giao đồ ăn vào năm 2020, theo dữ liệu của Zhiyan.

Vào tháng 8, Douyin thông báo hợp tác với ứng dụng Ele.me của Alibaba để cung cấp dịch vụ giao đồ ăn. Phía ByteDance cũng đang đàm phán với tập đoàn Dalian Wanda để đạt một thỏa thuận giúp Douyin tiếp cận hàng triệu người mua sắm tại các trung tâm thương mại của Wanda trên khắp các thành phố Trung Quốc.

“Tôi đã bị thuyết phục rằng mình cần học cách bán hàng nhanh và thu hút một lượng lớn người truy cập”, bà chủ Zhou Meiying nói, đồng thời cho biết mỗi ngày đều sẽ livestream 5 tiếng trên Douyin, quay cận cảnh nồi thịt khổng lồ cũng như công đoạn rưới nước sốt thần thánh trước khi bày ra đĩa. Những hình ảnh tuy rất đơn giản nhưng đủ níu chân bất kỳ ai vô tình lướt qua live.

“Douyin đã trở thành một phong cách sống”, Han Shangyou, người điều hành nền tảng Douyin ở Trung Quốc, nói.

Năm ngoái, ByteDance hạn chế các dự án phát triển trò chơi và truyền phát nhạc trực tuyến. Điều này được cho là có thể kìm hãm triển vọng của Douyin trong vai trò một nền tảng ‘all in one’ tất cả trong một.

Trong khi đó, WeChat lại đang tìm cách xâm lấn Douyin bằng nguồn cấp dữ liệu video ngắn của riêng mình. Được biết ứng dụng này đã tăng số lượng mắt xem lên gấp 3 vào năm 2022, đồng thời tạo ra doanh thu quảng cáo hơn 1 tỷ nhân dân tệ trong quý IV.

Dẫu vậy, Douyin vẫn thu hút được rất nhiều những người bán hàng như Zhou Meiying. Xu Mengjie, 24 tuổi, ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, cho biết mỗi ngày mình và 6 người khác đều livestream thay phiên nhau để bán các phiếu giảm giá cho tôm càng cay, chè trân châu và thịt xiên. Với mỗi đơn đặt hàng, Xu sẽ nhận được hoa hồng.

“Đây là một công việc hoàn toàn mới. Nếu biết và làm điều này sớm hơn, tôi đã có thể có một tương lai tươi sáng”, Xu nói.

Theo Genk​
 
Bên trên