lengockhanhi
Film critic
Cổ trang hóa - hướng phát triển đầy tiềm năng của điện ảnh Việt Nam
Trong lịch sử phát triển điện ảnh Á châu, phim cổ trang đóng một vai trò rất quan trọng, nhắm đến mục đích kép là tạo bản sắc văn hóa và tạo tính ưu thế so với phim tây phương. Khán giả châu Á có một sở thích đặc biệt về phim cổ trang, họ hoài cổ hơn tây phương rất nhiều. Đồng thời, khán giả tây phương cũng tò mò tìm đến phim cổ trang châu Á. Phim cổ trang giống như 1 đặc sản, một bản sắc riêng. Và điều này đúng với mọi quốc gia châu Á, như ở Trung quốc, Hong Kong,Nhật, Hàn, Thái Lan, và cả Việt Nam.
Phim hiện đại châu Á ít hơn và thường không được đánh giá cao bằng phim cổ trang. Bản thân khán giả nội địa luôn có thành kiến rằng : phim hiện đại nước mình làm sao hay bằng phim Mỹ ? Càng cố gắng đầu tư vào phim hiện đại, càng bộc lộ nhược điểm cũng như sự sao chép, ăn theo phong cách phim Mỹ. Trong khi đó nếu làm phim cổ trang, chúng ta có thể tự tạo ra con đường của riêng mình và luật chơi của riêng mình.
Cổ trang hóa không chỉ về số lượng, mà còn về đề tài. Điện ảnh châu Á luôn có xu hướng biến những thể loại, đề tài phim tây Âu thành phim cổ trang. Giữ nguyên các yếu tố của 1 thể loại phim, hay 1 câu chuyện, đặt chúng vào thời cổ đại, là cách mà người Trung quốc, Nhật, Hàn Quốc làm hơn chục năm nay, và ngày càng làm nhiều hơn, giỏi hơn.
Ban đầu, phim cổ trang chỉ có tính minh họa lịch sử có thật, ví dụ những phim về các triều đại Trung quốc. Sau đó người ta làm về dã sử, võ hiệp, những phim võ hiệp này ban đầu chỉ mang tính hành động. Sau này, người ta đưa vào phim võ hiệp, cổ trang những yếu tố đến từ phương tây như : thriller, hài hước, tình cảm lãng mạn, và cả khiêu dâm nữa. Đi xa hơn, người ta không chỉ vay mượn yếu tố mà còn vay mượn cả thể loại, ví dụ những dòng phim như western, chiến tranh, tội phạm, trinh thám, kinh dị đều lần lượt được cổ trang hóa. Người tàu đi trước, người Nhật song hành theo sau và người Hàn quốc làm giỏi hơn cả. Về kinh dị cổ trang, Hong Kong có dòng phim cương thi, Nhật có dòng phim samurai ma, Hàn quốc có các phim Ma cung đình, Thái an có phim bùa ngải. Về thể loại western, Nhật biến hóa các chàng cowboy thành những ronin hay samurai trừ gian diệt ác, Hong Kong cũng có 1 số phim hông mấy thành công, như bộ Khách sạn hòa bình, Hoàng Phi Hồng tây Vực hùng sư, Trung quốc có Tây Phong Liệt, Nhượng tử đạn phi, Hàn quốc thì có phim The Good, The bad, the weird. Về trinh thám, Hong Kong có dòng phim kiếm hiệm Sở Lưu Hương, Nhật có thám tử Kindaichi Kosuke, Hàn quốc có 1 số phim trinh thám cổ trang, điển hình là Blood rain, Trung quốc gần đây cũng có phim Địch Nhân Kiệt, Võ Hiệp, Tiêu thất đích tử đạn... có đề tài trinh thám. Trong thời gian gần đây, người ta đã đưa cả dòng phim trôm cắp, cướp, vào thể loại cổ trang (The grand heist của Hàn quốc, Hoàng kim đại kiếp án của Trung quốc, phim super hero (Tứ đại danh bộ nhái x-men...) Ngoài ra còn vô số kể phim có yếu tố thriller, romance thậm chí chuyển thể văn học cổ tây phương thành phim cổ trang (như phim Dạ yến, Untlold scandal…).
Phim Việt Nam chưa thực sự cổ trang hóa. Những phim cổ trang của Việt Nam xưa nay đều chỉ là minh họa hiện thực lịch sử, hoặc võ hiệp hành động. Chúng ta mong rằng các nhà làm phim sẽ năng động sáng tạo thực hiện cổ trang hóa , nó sẽ là một chiến lược phát triển tốt cho điện ảnh Việt nam trong tương lai. Ví dụ thay vì làm phim về giang hồ xã hội đen, ta có thể làm phim về hiệp khách săn bắt cướp thời cổ đại, thay vì làm phim hài pê đê, sao ta không chọc cười bằng những chuyện thờ phong kiến.
Nhà nước VN có đề ra nguyên tắc trong ngành văn hóa nghệ thuật là : tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên nguyên tắc đó cho đến nay chỉ mang tính khẩu hiệu, chứ chưa thực sự trở thành hành động. Thậm chí người ta cũng không thể định nghĩa được bản sắc dân tộc gồm những cái gì, đậm đà đến mức nào, tiên tiến như thế nào ? Có rất ít giải pháp và ý tưởng đặt ra để thực thi 1 chính sách. Việc cổ trang hóa điện ảnh chính là làm đúng tinh thần của nguyên tắc này, một cách thiết thực nhất.
Trong lịch sử phát triển điện ảnh Á châu, phim cổ trang đóng một vai trò rất quan trọng, nhắm đến mục đích kép là tạo bản sắc văn hóa và tạo tính ưu thế so với phim tây phương. Khán giả châu Á có một sở thích đặc biệt về phim cổ trang, họ hoài cổ hơn tây phương rất nhiều. Đồng thời, khán giả tây phương cũng tò mò tìm đến phim cổ trang châu Á. Phim cổ trang giống như 1 đặc sản, một bản sắc riêng. Và điều này đúng với mọi quốc gia châu Á, như ở Trung quốc, Hong Kong,Nhật, Hàn, Thái Lan, và cả Việt Nam.
Phim hiện đại châu Á ít hơn và thường không được đánh giá cao bằng phim cổ trang. Bản thân khán giả nội địa luôn có thành kiến rằng : phim hiện đại nước mình làm sao hay bằng phim Mỹ ? Càng cố gắng đầu tư vào phim hiện đại, càng bộc lộ nhược điểm cũng như sự sao chép, ăn theo phong cách phim Mỹ. Trong khi đó nếu làm phim cổ trang, chúng ta có thể tự tạo ra con đường của riêng mình và luật chơi của riêng mình.
Cổ trang hóa không chỉ về số lượng, mà còn về đề tài. Điện ảnh châu Á luôn có xu hướng biến những thể loại, đề tài phim tây Âu thành phim cổ trang. Giữ nguyên các yếu tố của 1 thể loại phim, hay 1 câu chuyện, đặt chúng vào thời cổ đại, là cách mà người Trung quốc, Nhật, Hàn Quốc làm hơn chục năm nay, và ngày càng làm nhiều hơn, giỏi hơn.
Ban đầu, phim cổ trang chỉ có tính minh họa lịch sử có thật, ví dụ những phim về các triều đại Trung quốc. Sau đó người ta làm về dã sử, võ hiệp, những phim võ hiệp này ban đầu chỉ mang tính hành động. Sau này, người ta đưa vào phim võ hiệp, cổ trang những yếu tố đến từ phương tây như : thriller, hài hước, tình cảm lãng mạn, và cả khiêu dâm nữa. Đi xa hơn, người ta không chỉ vay mượn yếu tố mà còn vay mượn cả thể loại, ví dụ những dòng phim như western, chiến tranh, tội phạm, trinh thám, kinh dị đều lần lượt được cổ trang hóa. Người tàu đi trước, người Nhật song hành theo sau và người Hàn quốc làm giỏi hơn cả. Về kinh dị cổ trang, Hong Kong có dòng phim cương thi, Nhật có dòng phim samurai ma, Hàn quốc có các phim Ma cung đình, Thái an có phim bùa ngải. Về thể loại western, Nhật biến hóa các chàng cowboy thành những ronin hay samurai trừ gian diệt ác, Hong Kong cũng có 1 số phim hông mấy thành công, như bộ Khách sạn hòa bình, Hoàng Phi Hồng tây Vực hùng sư, Trung quốc có Tây Phong Liệt, Nhượng tử đạn phi, Hàn quốc thì có phim The Good, The bad, the weird. Về trinh thám, Hong Kong có dòng phim kiếm hiệm Sở Lưu Hương, Nhật có thám tử Kindaichi Kosuke, Hàn quốc có 1 số phim trinh thám cổ trang, điển hình là Blood rain, Trung quốc gần đây cũng có phim Địch Nhân Kiệt, Võ Hiệp, Tiêu thất đích tử đạn... có đề tài trinh thám. Trong thời gian gần đây, người ta đã đưa cả dòng phim trôm cắp, cướp, vào thể loại cổ trang (The grand heist của Hàn quốc, Hoàng kim đại kiếp án của Trung quốc, phim super hero (Tứ đại danh bộ nhái x-men...) Ngoài ra còn vô số kể phim có yếu tố thriller, romance thậm chí chuyển thể văn học cổ tây phương thành phim cổ trang (như phim Dạ yến, Untlold scandal…).
Phim Việt Nam chưa thực sự cổ trang hóa. Những phim cổ trang của Việt Nam xưa nay đều chỉ là minh họa hiện thực lịch sử, hoặc võ hiệp hành động. Chúng ta mong rằng các nhà làm phim sẽ năng động sáng tạo thực hiện cổ trang hóa , nó sẽ là một chiến lược phát triển tốt cho điện ảnh Việt nam trong tương lai. Ví dụ thay vì làm phim về giang hồ xã hội đen, ta có thể làm phim về hiệp khách săn bắt cướp thời cổ đại, thay vì làm phim hài pê đê, sao ta không chọc cười bằng những chuyện thờ phong kiến.
Nhà nước VN có đề ra nguyên tắc trong ngành văn hóa nghệ thuật là : tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên nguyên tắc đó cho đến nay chỉ mang tính khẩu hiệu, chứ chưa thực sự trở thành hành động. Thậm chí người ta cũng không thể định nghĩa được bản sắc dân tộc gồm những cái gì, đậm đà đến mức nào, tiên tiến như thế nào ? Có rất ít giải pháp và ý tưởng đặt ra để thực thi 1 chính sách. Việc cổ trang hóa điện ảnh chính là làm đúng tinh thần của nguyên tắc này, một cách thiết thực nhất.
Chỉnh sửa lần cuối: