Chuyên Mục Bình Loạn film của anh em ĐN

kglick83

New Member
Ðề: Chuyên Mục Bình Loạn film của anh em ĐN

Thân gửi toàn thể anh em thành viên của HD Đà nẵng
Dạo này thấy tình hình anh em chăm nhậu hơn xem film nên Tôi mạn phép mở chuyên mục này để anh em có chỗ vào chém gió về các Bộ film đang hot trong tuần. Mỗi tuần chúng ta sẽ bình loạn 1 bộ film. Các Bác cứ thoải mái cho ý kiến về bộ film đó vì mỗi một người chúng ta xem film sẽ có những cảm nhận khác nhau nên thoải mái bình loạn.
Cấm chỉ định chém gió khi chưa xem xong film keke :D
Mở đầu tuần này chúng ta sẽ bình loạn bộ film 13 :D anh em chịu khó xem rồi tham gia cho vui nhé. Mong anh em tham gia nhiệt tình.
Em chưa xem 13 nên chưa có cảm nhận gì :D

13 Thirteen (2010) 1080p BluRay DTS x264-DNL

Video
Format : AVC
Format/Info : Advanced Video Codec
Codec ID : V_MPEG4/ISO/AVC
Duration : 1h 33mn
Bit rate : 12.1 Mbps
Width : 1 920 pixels
Height : 816 pixels
Display aspect ratio : 2.35:1
Frame rate : 25.000 fps

Audio
Format : DTS
Format/Info : Digital Theater Systems
Codec ID : A_DTS
Duration : 1h 33mn
Bit rate mode : Constant
Bit rate : 1 510 Kbps
Channel(s) : 6 channels
Channel positions : Front: L C R, Side: L R, LFE
Sampling rate : 48.0 KHz
Language : English

Subtitles : english,bulgarian,dutch,portuguese,spanish,romanian,croatian,turkish

IMDB
http://www.imdb.com/title/tt0798817/
Trò chơi trong film tương tự như trò "cò quay nga" nhưng hấp dẫn ở số người tham gia nhiều hơn và bắn nối tiếp . Coi rất hấp dẫn hehe
 

Tomykhoai

Active Member
Ðề: Chuyên Mục Bình Loạn film của anh em ĐN

Asia 67 Vs TN101​

Anh em tham gia chấm điểm đi nhé
 

Tomykhoai

Active Member
Ðề: Chuyên Mục Bình Loạn film của anh em ĐN

Outrage - 1 bộ film quá hay, rất đáng xem.
 

anbinhdo

Well-Known Member
Ðề: Chuyên Mục Bình Loạn film của anh em ĐN

Kiểu phải kiếm cái để xem tết và bình loạn #-o
 

anbinhdo

Well-Known Member
Ðề: Chuyên Mục Bình Loạn film của anh em ĐN

Cảnh nóng ‘Người tình’ được quay tại Việt Nam

Nhà báo Thiên Nam, người từng theo đoàn phim trong suốt bốn năm ròng, nói về những thông tin không chính xác xung quanh "L’amant” - tác phẩm của Pháp đứng đầu danh sách những bộ phim tình dục táo bạo nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới.
L’amant (Người tình) là câu chuyện tình cuồng nhiệt của cô gái người Pháp da trắng mới 15 tuổi rưỡi, với một thanh niên người Hoa giàu có, lớn hơn cô 12 tuổi tại Đông Dương thời thuộc địa những năm đầu thế kỷ 20. Phim dựa theo cuốn tiểu thuyết tự truyện cùng tên của nữ văn sĩ Marguerite Duras, đoạt giải văn chương Goncourt năm 1984, được dịch ra 43 thứ tiếng và là tác phẩm bán chạy nhất tại Pháp của Duras (2,4 triệu bản).


Cô gái gặp chàng Hoa kiều trên chuyến phà.

lamant01.jpg


Phim thực hiện trong bốn năm, từ cuối 1986 đến 1990, trong đó hơn hai năm đầu chỉ làm công việc tiền trạm và thiết kế. Phim do hãng Cinematic Hongkong và Liên hiệp điện ảnh băng từ TP HCM làm dịch vụ. Trang Wikipedia tiếng Việt đưa thông tin, bộ phim bắt đầu được bấm máy tại Việt Nam từ năm 1992 và hoàn thành trong năm này. Thực tế, cuối năm 1991, Người tình đã được công chiếu ở TP HCM. Việt Nam là quốc gia đầu tiên có vinh dự xem bộ phim nổi tiếng này. Tuy nhiên, bản phim chiếu tại Việt Nam là bản tiếng Pháp đã bị cắt hầu hết cảnh nóng so với bản tiếng Hoa và tiếng Anh.

Nhà báo Thiên Nam khi đó theo đoàn phim với tư cách là người của Liên hiệp Điện ảnh băng từ TP HCM để học hỏi kinh nghiệm tổ chức phim trường của một đoàn phim Tây Âu, từ khâu chọn diễn viên phụ, chọn cảnh đến phân cảnh góc quay. Anh cho biết, đoàn phim chuyên nghiệp và bài bản, nhưng thời đó, máy móc còn lạc hậu, đạo diễn xem lại cảnh quay trên màn hình monitor bé xíu, độ nhạy sáng kém.

Kinh phí Người tình gần 400 nghìn USD chứ không phải là 30 triệu USD như một tờ báo Việt Nam đưa tin. Con số này so với phim Việt Nam khi đó là khá lớn, nhưng so với hai bộ phim Pháp cùng lúc quay ở phía Bắc là Đông Dương và Điện Biên Phủ thì quá "bèo bọt". Đông Dương có kinh phí 2 triệu USD trong khi kinh phí của Điện Biên Phủ là 3 triệu USD.


Chàng người Hoa dẫn cô gái về nhà trên đường Mai Xuân Thưởng ngang qua Chợ Lớn.
lamant02.jpg




Phim do Jean-Jacques Annaud - đạo diễn nổi tiếng với Cuộc chiến giành lửa, Con Gấu, Tên của hoa hồng đảm nhận. Phần kịch bản được viết lại rành mạch nhờ nhà biên kịch Gérard Brach từ câu chuyện khá phức tạp trong nguyên tác với trường liên tưởng không thuận thời gian của Marguerite Duras. “Tôi đánh giá vai trò của biên kịch và đạo diễn trong phim quá tuyệt vời. Họ đã lột xác cô đào hạng C và anh kép hạng B thành diễn viên hạng A. Với Người tình, Jane March và Lương Gia Huy đã bước chân vào đẳng cấp diễn viên thế giới. Nhưng tiếc rằng sau đó, họ không trụ lại vị trí đó được lâu” - Thiên Nam nhìn nhận.

Jane March hơi già hơn so với tưởng tượng của những người từng đọc Người tình về nữ nhân vật chính. Cô được chọn năm 19 tuổi và khi đóng xong phim đã ở tuổi 22. Cô được vợ đạo diễn Annaud phát hiện trên một tạp chí tuổi teen. Sau vai diễn đầy tranh cãi với những màn làm tình nóng bỏng trong L’amant, Jane March tiếp tục đảm nhận những cảnh táo bạo trong Color of the night. Lương Gia Huy sinh năm 1958, khi vào vai chàng Hoa kiều giàu có, anh hơn 30 tuổi - gần với hình dung về nhân vật nam chính. Bắt đầu sự nghiệp từ đầu thập kỷ 80, Lương Gia Huy được coi là diễn viên triển vọng của điện ảnh Hong Kong nhưng mãi phải đến Người tình, tên tuổi của anh mới vượt ra ngoài cộng đồng Hoa ngữ.

Thiên Nam cho biết, hai cảnh nóng đầu và cuối trong phim được quay tại Việt Nam trong khi những cảnh nóng khác quay tại Hồng Kong. Bộ phim được thực hiện hoàn toàn ngoài nước Pháp và không có người đóng thế, không giống như nguồn tin một báo mới đây đưa rằng: tất cả cảnh yêu đương đều được thực hiện một cách bí mật tại trường quay ở Paris với sự biên đạo cẩn thận và các diễn viên đóng thế. Ban đầu, đạo diễn muốn thực hiện các cảnh quay ở Việt Nam nhưng lúc đó, việc quay phim ở Việt Nam chịu nhiều sự kiểm soát và kiểm tra rất gắt. Cảnh nóng mở màn lúc trời mưa khi chàng người Hoa dẫn cô gái về nhà trên đường Mai Xuân Thưởng ngang qua Chợ Lớn. Đây là cảnh quay công phu và nhiều hiệu ứng kỹ thuật nhất. Để thực hiện cảnh này, đạo diễn yêu cầu hai diễn viên chính mặc áo măng-tô giữa thời tiết 35 độ C, chạy 3 vòng quanh trường quay rồi cởi áo nằm lên nhau để lấy cận cảnh mồ hôi toát ra từ những lỗ chân lông trên đường cong của lưng nhân vật nữ và phần đùi trái của nhân vật nam. Trong cảnh nóng cuối, chàng trai ném mạnh nhân vật nữ lên góc giường, ném tiền vào mặt cô sau khi làm tình một cách thô bạo rồi bỏ đi, để mặc người tình nằm trên giường nhìn trân trân lên trần nhà. Cả hai cảnh này đều được thực hiện với sự có mặt của cả êkíp chứ không phải chỉ riêng đạo diễn và quay phim.


Đôi tình nhân trên chiếc xe Limousine của chàng người Hoa. Chiếc xe sang trọng này có vị trí đặc biệt trong trí nhớ của cô gái da trắng về người tình.


lamant03.jpg

Tất cả cảnh nóng đều được Jane March và Lương Gia Huy thực hiện. Chỉ có hai trợ lý diễn viên thực hiện theo yêu cầu đạo diễn, thị phạm cho nhân vật chính. Đạo diễn không cho diễn thử vì sợ diễn nhiều lần sẽ làm diễn viên mất cảm xúc. Nguyên bản khi hoàn thành ở Hong Kong đúng nghĩa với một bộ phim cấp ba vì có quá nhiều cảnh nóng. Khi ra mắt, 80% cảnh làm tình đã bị cắt bỏ nhưng hai cảnh quay tại Việt Nam vẫn được giữ trọn vẹn.

Phim chủ yếu là các diễn viên nước ngoài, chỉ có ít diễn viên Việt tham gia trong các vai quần chúng như người làm, lái xe, kéo xe, người đi chợ. Dù vậy, đây vẫn được xem là bộ phim lớn tái hiện cuộc sống, con người Việt Nam. Lúc làm tiền trạm và biên kịch, đạo diễn đã dành nhiều thời gian tiếp xúc với nhiều nhà văn như Sơn Nam, Minh Hương, Trần Bạch Đằng, Huỳnh Ngọc Trảng… để nhờ tư vấn về văn hóa, giao tiếp của người Việt Nam lẫn Hoa kiều thời thuộc địa. Đại cảnh mở đầu khi cô gái da trắng lần đầu gặp chàng Hoa kiều ngồi trong chiếc Limousine trên phà không phải quay ở bến phà Cát Lái, cách TP HCM khoảng 10 km hay Mỹ Thuận - Vĩnh Long như nhiều nguồn tin mà thực hiện ở phà Vàm Cống - Đồng Tháp. Cảnh ký túc xá nơi cô gái ở được quay khu ký túc xá trường Sư phạm Mẫu giáo TP HCM và nội thất trường PTTH Lê Quý Đôn. Bối cảnh Sài Gòn trong phim, theo nhà báo Thiên Nam, được thực hiện tại bến Nhà Rồng, Kho Bình Đông khu vực cầu chữ U trước đây và bến Mễ Cốc, Chợ Bình Tây, Thảo Cầm Viên, xung quanh dinh Độc Lập đoạn góc đường Lê Quý Đôn và cổng trường PTTH Lê Quý Đôn.
st/nguồn vnexpress.
 

Tomykhoai

Active Member
Ðề: Chuyên Mục Bình Loạn film của anh em ĐN

Hot News :D Shaoling
Tân Thiếu Lâm Tự lấy bối cảnh Trung Quốc vào những năm 1920, sau khi nhà Thanh sụp đổ, các thủ lĩnh quân sự địa phương thay nhau nắm quyền, gây ra nhiều cuộc chiến đẫm máu. Lưu Đức Hoa vào vai tổng tư lệnh Hầu Kiệt - một vị tướng ngạo mạn, độc tài và đa nghi. Với chính sách “ra tay trước không bao giờ sai”, Hầu Kiệt đã bị Tào Man (Tạ Đình Phong) lợi dụng, khiến anh ra tay sát hại Tống Hổ - người anh em kết nghĩa của mình. Sai lầm này của Hầu Kiệt khiến anh mất đi con gái yêu dấu và niềm tin của vợ (Phạm Băng Băng thể hiện).


Lưu Đức Hoa thể hiện vai có tính cách khá phức tạp, từ một vị tướng độc tài trở thành một anh hùng có trái tim nhân hậu.
Đau khổ, tuyệt vọng và cũng như để trốn tránh sự truy đuổi của Tào Man, Hầu Kiệt tìm đến Thiếu Lâm Tự - nơi mà anh từng nhiều lần đem quân quấy phá khi còn nắm binh quyền trong tay. Tại đây, Hầu Kiệt đã gặp các nhà sư, trong đó có Tịnh Lăng (Ngô Kinh đóng) và lão đầu đếp do Thành Long thủ vai.

Sống trong chùa Thiếu Lâm, Hầu Kiệt dần dần tỉnh ngộ. Anh quyết định bỏ qua hận thù với Tào Man và quy y cửa Phật để chuộc lại những lỗi lầm năm xưa. Tuy nhiên, với dã tâm của mình, Tào Man quyết không buông tha cho Hầu Kiệt. Y đem binh tấn công, quyết tâm san bằng Thiếu Lâm Tự. Cùng với các nhà sư Thiếu Lâm Tự, Hầu Kiệt đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ ngôi chùa Thiếu Lâm...


Tạo hình nhân vật của Thành Long. Trong phim, Thành Long chỉ thể hiện một vai nhỏ nhưng mang tiếng cười và cảm xúc đến cho khán giả.
Đậm chất phim hành động của Hollywood, nửa phần đầu của Tân Thiếu Lâm Tự lôi cuốn khán giả màn ảnh rộng với nhiều đại cảnh hoành tráng. Những cảnh đánh đấm, binh lính càn quét và nhịp phim nhanh gấp tạo nên độ dồn nén hấp dẫn ngay từ đầu. Cảnh Hầu Kiệt chuẩn bị ám sát đại ca của mình là Tống Hổ dẫn đến tan nhà nát cửa, phải cắp con gái chạy trốn trên chiếc xe ngựa cheo leo bên vực thẳm mang đến nhiều màn thót tim cho khán giả.

Quang cảnh sinh hoạt của chùa Thiếu Lâm cùng các buổi luyện kungfu khí thế ít nhiều tạo cảm xúc cho người xem. Tuy vậy, bỏ qua yếu tố kỹ xảo, càng về cuối, phim càng cho thấy sự đuối dần về kịch bản cũng như xây dựng tính cách nhân vật. Lưu Đức Hoa thể hiện vai có tính cách khá phức tạp, từ một vị tướng độc tài trở thành một anh hùng có trái tim nhân hậu. Nhưng vai diễn của anh lại quá nhiều nước mắt, tính cách không phù hợp với bản chất dũng tướng. Tào Man của Tạ Đình Phong được miêu tả là tên thâm hiểm, đại gian đại ác, giết người không gớm tay nhưng lại dễ dàng từ bỏ bản chất này chỉ vì thấy Hầu Kiệt chết sau khi tỷ thí với mình. Bên cạnh đó, việc quá nhiều nhân vật được khắc họa trên màn ảnh khiến bộ phim kết thúc có phần rời rạc, tản mạn.


Diễn viên nhí trong phim vào vai con gái Hầu Kiệt khiến nhiều người xem cảm động vì diễn xuất tự nhiên, thông minh.
Tân Thiếu Lâm Tự của đạo diễn Trần Mộc Thắng thiên về tinh thần Phật giáo. Tuy không có quá nhiều cảnh chiến đấu và biểu diễn kungfu nhưng võ thuật trong phim đẹp mắt và ấn tượng. Dàn diễn viên ngôi sao như: Thành Long, Lưu Đức Hoa, Tạ Đình Phong, Phạm Băng Băng, Ngô Kinh... là nhân tố quan trọng khiến Tân Thiếu Lâm Tự hấp dẫn khán giả.

Dù nội dung không hoàn toàn giống nhau, nhưng phim vẫn được xem là phiên bản thứ 2 của Thiếu Lâm Tự (Shaolin Temple) - bộ phim của đạo diễn Trương Hâm Viêm từng gây vang dội khắp châu Á và đưa tên tuổi của Lý Liên Kiệt lên hàng ngôi sao. Có nhiều yếu tố mang lại thành công cho bộ phim này, nhưng yếu tố đầu tiên vẫn là sức hấp dẫn của đề tài về Thiếu Lâm Tự và kungfu Thiếu Lâm.

Theo Trần Mộc Thắng, Tân Thiếu Lâm Tự là bộ phim thứ hai (sau Thiếu Lâm Tự của Lý Liên Kiệt vào năm 1982) được phép quay ở chùa Thiếu Lâm (Hà Nam - Trung Quốc). Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến chùa Thiếu Lâm thật, đoàn phim đầu tư 10 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,5 triệu USD) để xây một Thiếu Lâm Tự giả tại phim trường Hoành Điếm (tỉnh Chiết Giang), với kích thước và kiến trúc giống hệt chùa Thiếu Lâm. Dù tốn rất nhiều kinh phí để xây dựng bối cảnh này, cuối cùng đoàn phim cũng phải phá hủy nó để phục vụ cho các cảnh quay chiến đấu trong phim.

Tại Việt Nam, phim công chiếu từ ngày 18/2 tại TP HCM, Biên Hòa, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.
 

anbinhdo

Well-Known Member
Ðề: Chuyên Mục Bình Loạn film của anh em ĐN

Bác Tuấn xem chưa vậy, có gì alo bình loạn cùng cafe nhé !
 

anbinhdo

Well-Known Member
Ðề: Chuyên Mục Bình Loạn film của anh em ĐN

Nghe nói hay nhưng thiếu cafe và phim nên chưa xem được [-O<
 

Tomykhoai

Active Member
Ðề: Chuyên Mục Bình Loạn film của anh em ĐN

Shaoling 2011 : Tân Thiếu Lâm Tự
Theo cảm nhận của em fiml của TQ làm rất hay.
Nội dung mang rất nhiều ý nghĩa. Nhà sư cũng có thể đi ăn trộm - Đánh nhau để giúp người giúp đời. Tu là tu tại tâm :D Anh Lưu Đức Hòa giác ngộ từ 1 tên giết người không gớm tay trở thành người sẵn sàng hy sinh bản thân mình để làm người khác giác ngộ hihi Thiện tai thiện tai.
Hành động : Đẹp - gọn gàng - không hoa mỹ
Kỹ xảo : Ok mỗi tội cháy nổ làm hơn đuối 1 tí
Tóm lại : Rất đáng xem
Các bác xem film rồi thì cùng em bình luận vài dòng cho vui đi :D
 

anbinhdo

Well-Known Member
Ðề: Chuyên Mục Bình Loạn film của anh em ĐN

Đoạn cuối khi Tịnh Giác ( Lưu Đức Hòa ) ra tay cứu Mao tại chùa để thoát chết cho Mao , không biết kết cuộc tên Mao này có giác ngộ ra điều gì không (%)
 

ghexu

Member
Ðề: Chuyên Mục Bình Loạn film của anh em ĐN

Phim hay phải không anh, lúc mà Lưu Đức Hòa cầm kéo xuống tóc thấy ... hay quá.

Đặc biệt là lúc cuối cảm động khi các sư chùa làm lá chắn cho dân được chạy lên núi. Tuyệt :D
 
Bên trên