nguyenthanhvan
Member
Chuyện K+, Megastar và Bản quyền
Trước đây là Megastar còn bây giờ là K+. Lại chuyện có bản quyền mà không chịu chia sẻ. Chẹp chẹp. Thật là tinh vi. Thật là ích kỷ. Thật là...tốt.
Mua bản quyền làm gì nếu sẽ bị ép phải chia sẻ bản quyền đó? Điều đó làm mất đi định nghĩa của từ bản quyền.
Nếu có một người đàn bà trong xã mua ô-tô, rồi nhiều người hàng xóm của bà ấy lại nói với chủ tịch xã rằng họ cũng có nhu cầu đi ô-tô, thì bà ấy có nên bị chủ tịch xã ép buộc phải chia sẻ ô-tô không?
Tất nhiên là không rồi.
Vấn đề ở đây là khái niệm về từ “quyền”.
Ai cũng có quyền được uống nước sạch. Người già có quyền được chăm sóc. Trẻ em có quyền được đi học. Đó là những điều ai cũng có quyền thưởng thức và thực hiện, dù người ở đâu, tên gì.
Một người phụ nữ đã li dị chồng có quyền gặp con và ngược lại.
Nhưng truyền hình và phim thì khác. Người dân có quyền xem thời sự phát miễn phí trên hệ thống truyền hình quảng bá. Những sự kiện giải trí quan trọng mang tính văn hóa Việt Nam? Có. Nhưng giải ngoại hạng Anh vào ngày Chủ nhật? Tôi nghĩ không. Giải ngoại hạng Anh là sản phẩm mua bán bình thường, không khác gì trà xanh không độ hay Dr. Thanh.
Còn trường hợp của Megastar (mua bản quyền của phim bom tấn, không thỏa thuận để các rạp nhỏ chiếu cùng lúc với giá rẻ). Đơn giản, không phải ai cũng “có quyền” xem phim bom tấn của Hollywood với giá rẻ ngay lúc được phát hành. Kể cả trong thị trấn Hollywood luôn có nhiều gia đình không đủ tiền rủ nhau xem phim hàng tháng. Đời là vậy.
Megastar đầu tư tại Việt Nam để làm ra tiền.
Những năm gần đây, người dân Việt Nam đã được thưởng thức nhiều dịch vụ miễn phí (hay giá rẻ) mà dân nước ngoài phải trả tiền bình thường mới thưởng thức được. Được xem hết các trận bóng đá của ManU miễn phí, được tải xuống hết các bài hát của Shakira miễn phí....(Giới trẻ kêu “chơi bẩn” khi nghĩ một ca sỹ Việt đạo nhạc của ca sỹ nước ngoài, nhưng ít ai kêu “chơi bẩn” khi các trang giải trí của Việt Nam cho phép giới trẻ tải xuống miễn phí những bài hát đã đăng ký bản quyền.)
Sự chia sẻ miễn phí/giá rẻ đó đã giúp Việt Nam đoàn kết với thế giới, cũng đã giúp người Việt nghèo đoàn kết với người Việt giàu. Nhưng trong một giai đoạn thôi. Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng sữa mẹ không thể uống mãi được.
Xét về mức độ quen thuộc thì (a) xem giải ngoại hạng Anh miễn phí, hay (b) buổi sáng cho con đi học... nằm ở mức độ như nhau. Hai việc đó đều quen thuộc như nhau. Nhưng xét về mức độ nhân quyền thì hai việc đó khác hẳn nhau.
Nhiều người đang nhầm “quen làm” với “có quyền làm”. Chỉ có việc đi học mới gắn bó với từ quyền. Xem Wayne Rooney và Didier Drogba đá trực tiếp trên tivi – dù vui đến mấy, dù người dân vất vả và mong muốn đến mấy nhưng không thuộc danh sách nhân quyền nào cả.
Vậy tôi đang đứng ở bên phía K+ và Megastar. Thường tôi không thích đứng bên phía các công ty lớn. (Nếu bài này viết về công ty Vedan thì tôi chửi từ đầu đến cuối.) Tôi thích đứng bên phía người dân nghèo, cũng như lúc xem bóng đá tôi thích đứng bên phía các đội nhỏ (như Nottingham Forest của tôi!)
Hơn nữa, tôi biết cảm giác “đứng ngoài sân bản quyền”. Hồi cấp một, bố mẹ tôi không thích tiêu tiền giải trí. Bố mẹ tôi cho là phí quá. Nhà tôi không có truyền hình cáp – nếu thích xem trận bóng rổ của Mỹ tôi phải sang nhà bạn. Tôi không đi xem phim nhiều, không ăn ở nhà hàng nhiều, không được bố mẹ mua băng casette. Nhưng tôi luôn được đi thư viện đọc sách, được ăn uống một cách rất dinh dưỡng (mẹ tôi vừa là “đầu bếp” vừa là “nhà khoa học”), và nhiều điều khác nữa tôi phải lớn lên mới biết là bổ ích.
Hành động độc quyền phát sóng của K+ và Megastar là đúng. Họ bảo vệ bản quyền của họ sẽ không gây ra bất bình đẳng trong xã hội như nhiều người nói đâu. Xã hội Na-uy thường được gọi là xã hội bình đẳng nhất thế giới (mức lương của người phục vụ nhà hàng không xa mức lương của luật sư), mà chính quyền Na-uy đã bảo vệ bản quyền phát hành phim và chương trình truyền hình từ lâu.
Điều dễ gây bất bình đẳng nhất là sự không công bằng trong việc chia số tiền khổng lồ đang mọc lên tại Việt Nam. Nếu Việt Nam chia thu nhập cả nước một cách bình đẳng hơn (người giàu đóng nhiều tiền thuế hơn, tiền đó được dùng để hỗ trợ người nghèo) thì những chuyện “K+, Megastar, và bản quyền” sẽ lùi vào ngày xưa.
Tập trung vào con kiến, mất con bò.
K+ không chia sẻ bản quyền với cách dịch vụ truyền hình quảng bá miễn phí? Thế thôi vậy. K+ không chia sẻ bản quyền với cách dịch vụ truyền hình trả tiền khác? (Theo báo chí nói, điều đó là do các dịch vụ trả tiền khác không muốn tạo hệ thống minh bạch thông báo về số lượng người xem). Đó là do K+ quyết định. K+ đã mua bản quyền.
Và điều cuối cùng tôi nghĩ là thị trường giải trí của Việt Nam sẽ chỉ thực sự phát triển khi bản quyền được xem là bản quyền thật, không phải là quyền của cả bản.
Joe
Nguồn:http://dantri.com.vn/c135/s702-415789/chuyen-k-megastar-va-ban-quyen.htm
Hôm nay lướt web thấy bài này của Mr.Dâu, mời các bác xem ý kiến của hắn
Trước đây là Megastar còn bây giờ là K+. Lại chuyện có bản quyền mà không chịu chia sẻ. Chẹp chẹp. Thật là tinh vi. Thật là ích kỷ. Thật là...tốt.
Mua bản quyền làm gì nếu sẽ bị ép phải chia sẻ bản quyền đó? Điều đó làm mất đi định nghĩa của từ bản quyền.
Nếu có một người đàn bà trong xã mua ô-tô, rồi nhiều người hàng xóm của bà ấy lại nói với chủ tịch xã rằng họ cũng có nhu cầu đi ô-tô, thì bà ấy có nên bị chủ tịch xã ép buộc phải chia sẻ ô-tô không?
Tất nhiên là không rồi.
Vấn đề ở đây là khái niệm về từ “quyền”.
Ai cũng có quyền được uống nước sạch. Người già có quyền được chăm sóc. Trẻ em có quyền được đi học. Đó là những điều ai cũng có quyền thưởng thức và thực hiện, dù người ở đâu, tên gì.
Một người phụ nữ đã li dị chồng có quyền gặp con và ngược lại.
Nhưng truyền hình và phim thì khác. Người dân có quyền xem thời sự phát miễn phí trên hệ thống truyền hình quảng bá. Những sự kiện giải trí quan trọng mang tính văn hóa Việt Nam? Có. Nhưng giải ngoại hạng Anh vào ngày Chủ nhật? Tôi nghĩ không. Giải ngoại hạng Anh là sản phẩm mua bán bình thường, không khác gì trà xanh không độ hay Dr. Thanh.
Còn trường hợp của Megastar (mua bản quyền của phim bom tấn, không thỏa thuận để các rạp nhỏ chiếu cùng lúc với giá rẻ). Đơn giản, không phải ai cũng “có quyền” xem phim bom tấn của Hollywood với giá rẻ ngay lúc được phát hành. Kể cả trong thị trấn Hollywood luôn có nhiều gia đình không đủ tiền rủ nhau xem phim hàng tháng. Đời là vậy.
Megastar đầu tư tại Việt Nam để làm ra tiền.
Những năm gần đây, người dân Việt Nam đã được thưởng thức nhiều dịch vụ miễn phí (hay giá rẻ) mà dân nước ngoài phải trả tiền bình thường mới thưởng thức được. Được xem hết các trận bóng đá của ManU miễn phí, được tải xuống hết các bài hát của Shakira miễn phí....(Giới trẻ kêu “chơi bẩn” khi nghĩ một ca sỹ Việt đạo nhạc của ca sỹ nước ngoài, nhưng ít ai kêu “chơi bẩn” khi các trang giải trí của Việt Nam cho phép giới trẻ tải xuống miễn phí những bài hát đã đăng ký bản quyền.)
Sự chia sẻ miễn phí/giá rẻ đó đã giúp Việt Nam đoàn kết với thế giới, cũng đã giúp người Việt nghèo đoàn kết với người Việt giàu. Nhưng trong một giai đoạn thôi. Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng sữa mẹ không thể uống mãi được.
Xét về mức độ quen thuộc thì (a) xem giải ngoại hạng Anh miễn phí, hay (b) buổi sáng cho con đi học... nằm ở mức độ như nhau. Hai việc đó đều quen thuộc như nhau. Nhưng xét về mức độ nhân quyền thì hai việc đó khác hẳn nhau.
Nhiều người đang nhầm “quen làm” với “có quyền làm”. Chỉ có việc đi học mới gắn bó với từ quyền. Xem Wayne Rooney và Didier Drogba đá trực tiếp trên tivi – dù vui đến mấy, dù người dân vất vả và mong muốn đến mấy nhưng không thuộc danh sách nhân quyền nào cả.
Vậy tôi đang đứng ở bên phía K+ và Megastar. Thường tôi không thích đứng bên phía các công ty lớn. (Nếu bài này viết về công ty Vedan thì tôi chửi từ đầu đến cuối.) Tôi thích đứng bên phía người dân nghèo, cũng như lúc xem bóng đá tôi thích đứng bên phía các đội nhỏ (như Nottingham Forest của tôi!)
Hơn nữa, tôi biết cảm giác “đứng ngoài sân bản quyền”. Hồi cấp một, bố mẹ tôi không thích tiêu tiền giải trí. Bố mẹ tôi cho là phí quá. Nhà tôi không có truyền hình cáp – nếu thích xem trận bóng rổ của Mỹ tôi phải sang nhà bạn. Tôi không đi xem phim nhiều, không ăn ở nhà hàng nhiều, không được bố mẹ mua băng casette. Nhưng tôi luôn được đi thư viện đọc sách, được ăn uống một cách rất dinh dưỡng (mẹ tôi vừa là “đầu bếp” vừa là “nhà khoa học”), và nhiều điều khác nữa tôi phải lớn lên mới biết là bổ ích.
Hành động độc quyền phát sóng của K+ và Megastar là đúng. Họ bảo vệ bản quyền của họ sẽ không gây ra bất bình đẳng trong xã hội như nhiều người nói đâu. Xã hội Na-uy thường được gọi là xã hội bình đẳng nhất thế giới (mức lương của người phục vụ nhà hàng không xa mức lương của luật sư), mà chính quyền Na-uy đã bảo vệ bản quyền phát hành phim và chương trình truyền hình từ lâu.
Điều dễ gây bất bình đẳng nhất là sự không công bằng trong việc chia số tiền khổng lồ đang mọc lên tại Việt Nam. Nếu Việt Nam chia thu nhập cả nước một cách bình đẳng hơn (người giàu đóng nhiều tiền thuế hơn, tiền đó được dùng để hỗ trợ người nghèo) thì những chuyện “K+, Megastar, và bản quyền” sẽ lùi vào ngày xưa.
Tập trung vào con kiến, mất con bò.
K+ không chia sẻ bản quyền với cách dịch vụ truyền hình quảng bá miễn phí? Thế thôi vậy. K+ không chia sẻ bản quyền với cách dịch vụ truyền hình trả tiền khác? (Theo báo chí nói, điều đó là do các dịch vụ trả tiền khác không muốn tạo hệ thống minh bạch thông báo về số lượng người xem). Đó là do K+ quyết định. K+ đã mua bản quyền.
Và điều cuối cùng tôi nghĩ là thị trường giải trí của Việt Nam sẽ chỉ thực sự phát triển khi bản quyền được xem là bản quyền thật, không phải là quyền của cả bản.
Joe
Nguồn:http://dantri.com.vn/c135/s702-415789/chuyen-k-megastar-va-ban-quyen.htm
Hôm nay lướt web thấy bài này của Mr.Dâu, mời các bác xem ý kiến của hắn