Re: Ðề: Re: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn
Con em.. Đêm kia sốt nóng 39.5 độ...
Sáng nay loay hoay.. bác sĩ này... Bệnh viện nọ....
Cháu đã hạ sốt... Hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh.. Tuy nhiên.. Đêm khuya hôm nay, tự nhiên lại sốt tiếp. gần 40 độ luôn.. 2 vợ chồng em lo quá. . . Em thức đến giờ vì lẽ thế...
Các bác, các chú, các anh, ai có kinh nghiệm về bệnh tình..giúp em với nhé... Em google rồi.. nhưng Kinh nghiệm bản thân vẩn tốt hơn.. Thanks cả nhà.
Rồi , sẵn pha sữa rồi chỉ luôn,
Lấy 6 cái khăn , nhúng nước lạnh rồi đắp vào nách , trán , 2 bên háng nhé
Còn muốn hết sốt nhanh thì lấy thao nước ấm ấm, tắm cho bé, bảo đảm hết sốt ngay, con a hay làm thế :
Chúc bé mau chóng khoẻ, mà con e mấy tháng rồi. Nhớ làm liền nhé :-L
con e 1 t nhưng sốtthi2 sau thuốc thang bs thì e vẫn lau mát tích cực và chưa dám tắm nóng như a Trường ah
À, vậy e k biết rồi, mỗi lần con a bị sốt a đều tắm nước lạnh luôn đó, bảo đảm 100% hết sốt, vì lần nào F1 a bị a đưa vô bệnh viện, các bác sỹ đều bảo làm thế nên a bắt chướt luôn, công nhận hết sốt liền, e k tin cứ thử nhé, vì con Vinh a k biết bao nhiêu tháng nên a chỉ cho tắm nước ấm ấm, chứ k cứ nước lạnh mà phan,
Mới đây trước khi đi Nha Trang con a cũng nóng và sốt, a cho tắm nước lạnh và hết liền luôn nè, cái này là thật đó:-??
Cái này chính xác 100% nè . Bác nào ko tin vô bv nhi đồng sẽ thây bs nhúng em bé vô thau nước để giải nhiệt . Có nhiều bà mẹ k biết còn bảo tắm vậy nó cảm thì sao . Bs bảo giờ bà muốn nó hạ sốt hay muốn nó tèo vì sốt cao .=))=))=))=))=))
Đúng là lúc đầu mình cũng sợ sợ, sau này vô thấy hoài nên làm luôn ở nhà , bé sẽ giảm tức thì, đừng sợ mà k tắm =P~
Giờ chỉ chờ a Quang vô xác nhận thôi, bình thường a Quang dậy sớm chào ae lắm mà ta^#(^
ok xác nhận đúng 100% vợ e làm điều dưỡng và ba vợ ở Mỹ mới xác nhận là ở nước ngoài làm trước lâu lắm rồi,nghĩ lạ nhỉ mình sợ thí mồ
Trẻ em thì nóng sốt là chuyện bình thường (chích ngừa, mọc răng, trườn, lật, bò, ...) chỉ cần cho uống thuốc, giữ mát, ... là ok. Biện pháp tắm như truonghd là hữu hiệu nhất (hầu hết bác sỹ trong bệnh viện đều áp dụng phương pháp này tuy cha mẹ chứng kiến đều xót cho con mình nhưng rất hiệu quả).
Khi trẻ em bị sốt thì vấn đề
nhanh chóng hạ sốt rất quan trọng để bảo vệ tế bào não khỏi bị tổn thương.
Tùy vào mức độ sốt mà áp dụng biện pháp hạ nhiệt. Vd bé đang sốt cao, tri giác bắt đầu lơ mơ, có tiền căn động kinh, co giật, ..... thì có khi phải nhúng vào thau nước lạnh. Còn nếu sốt nhẹ thì chỉ cân lau mát là được rồi.
VẤN ĐỀ DÙNG NƯỚC NÓNG HAY NƯỚC LẠNH RẤT QUAN TRỌNG.
Cơ thể muốn tỏa nhiệt nhanh thì máu phải đến bề mặt da nhiều. Khi da tiếp xúc nước lạnh thì nhiệt độ trên mặt da giảm xuống rất nhanh. Tuy nhiên nếu tiếp xúc lạnh kéo dài thì các mạch máu trên bề mặt da co lại, làm giảm lượng máu đến bề mặt da. Lúc này dẫn đến tình trạng bề mặt da sờ thấy mát, cặp nhiệt ở nách thấy nhiệt độ hạ xuống, nhưng nhiệt độ bên trong cơ thể lại tăng rất cao gây tổn thương các nội tạng. Trường hợp này tương tự như khi vô sốc nhiễm trùng: thân nhiệt tăng rất cao nhưng sờ da mát lạnh do tình trạng co mạch toàn thân. Vì vậy dùng nước lạnh, nước đá chỉ áp dụng khi cấp cứu trẻ bị sốt cao có các nguy cơ cao.
Nói chung khi bắt đầu bị sốt, khi sốt không cao, khi thấy bề mặt da lạnh thì nên dùng nước ấm.
NGƯNG LAU MÁT khi bắt đầu thấy rịn mồ hôi trên mặt da. Đối với trẻ lớn thì ngưng lau mát khi trẻ bắt đầu CẢM THẤY NÓNG.
KHI BỊ SỐT TA CẢM THẤY NÓNG HAY CẢM THẤY LẠNH?
Khi thân nhiệt đang tăng dần: bệnh nhân sẽ CẢM THẤY LẠNH, mặc dù biểu đồ thân nhiệt tăng dần. Nếu thân nhiệt tăng chậm, bn chỉ thấy ớn lạnh, nhưng nếu thân nhiệt tăng nhanh, bn sẽ lạnh run cầm cập, lạnh "thấu xương" từng đợt.
Khi thân nhiệt đang giảm dần: bệnh nhân sẽ CẢM THẤY NÓNG, sau đó vã mồ hôi và hết sốt.
Do vậy khi bé than lạnh nhưng cặp nhiệt thấy tăng thì phải nhanh chóng lau mát, đừng quấn mền ủ, đừng mặt thêm áo lạnh sẽ làm tăng sốt. Lúc này lau bằng khăn ấm sẽ làm bé dễ chịu và nhanh chóng hạ sốt.
Khi bé vã mồ hôi thì dùng KHĂN KHÔ lau mình. Lúc này nếu tiếp tục lau nước sẽ làm thân nhiệt hạ quá mức, bị "cảm lạnh".
CHO UỐNG NHIỀU NƯỚC để bù lượng nước mất qua da và hơi thở, giúp tăng thể tích tuần hoàn (tăng lượng máu lưu thông qua da).