Nhiều dân chơi HD khi chọn TV LCD thường để ý đến tốc độ dòng quét và thời gian đáp ứng hơn là độ phân giải và độ tương phản động mà nhà sản xuất chú trọng.
"Nếu chi phí đầu tư chỉ đủ cho màn hình LCD không quá 50 inch, thì việc lựa chọn công nghệ Full HD hay HD Ready là điều không quan trọng", anh Việt Anh với nickname Chip, quản trị viên của diễn đàn HD Việt Nam, chia sẻ. Anh phân tích, với kích cỡ trên, mắt thường khó thể nhận biết được sự khác biệt giữa hai độ phân giải này khi ngồi xem phim ở khoảng cách từ 2 tới 4 mét. Chỉ những người chơi tinh ý với chút kinh nghiệm hoặc phải ghé sát mắt vào màn hình thì mới có thể thấy được khác biệt về độ phân giải này. Bên cạnh đó, việc chiếu phim có độ phân giải 720p (chiếm đa số tại VN) trên màn hình Full HD sẽ không khác gì khi chiếu trên màn hình HD Ready.
Các tiêu chí quan trọng được anh đưa ra để người tiêu dùng lựa chọn một chiếc TV LCD ưng ý nhất cho HD là: chi tiết hình ảnh, độ trung thực của màu sắc, góc nhìn (dọc và ngang), thang độ màu đen và tính năng cân chỉnh tự động - những đặc điểm hầu như không nhà sản xuất nào nhấn mạnh khi bán sản phẩm của mình. Để chọn lựa người mua cũng phải có đôi mắt "kinh nghiệm". Một tiêu chí anh tâm đắc khi chọn mua LCD là "LCD tốt hiển thị rõ chi tiết hình ảnh khó thể hiện trong khi LCD không tốt thì làm bết chúng lại". Ví dụ cụ thể trong trường hợp hình ảnh hiển thị trên TV LCD gồm một tấm vải đen và con kiến đen: nếu người xem có thể phân biệt được rõ ràng con kiến và tấm vải thì có thể yên tâm về thông số quan trọng nhất của sản phẩm này. Đây cũng là bài kiểm tra để người tiêu dùng định rõ được độ tương phản thực sự của sản phẩm, loại bỏ thông số “tương phản động” mà nhà sản xuất đưa vào chỉ mang tính quảng cáo.
Bên cạnh đó, thang độ màu đen cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thẩm định TV LCD. Bởi đây là điểm yếu trong công nghệ sản xuất màn hình LCD, nên mặc nhiên trong giới kỹ thuật nó cũng được xem là một tiêu chí để đánh giá loại sản phẩm này. Màn hình LCD được cấu tạo chính từ tấm LCD (panel) và đèn nền. Nếu tấm LCD có chất lượng tốt thì ánh sáng từ đèn nền khi cần có thể bị chặn hầu hết để màn hình thể hiện màu đen sâu thẳm. Đẳng cấp LCD có thể bị phơi bày khi so sánh các dòng LCD với các giá tiền khác nhau. Cùng thể hiện một màu đen, TV cao cấp cho màu đen tuyền, TV tầm trung cho màu đen pha xám, LCD thấp cấp cho màu xám bạc.
Anh Phương, quận Tân Bình, TP HCM, cũng cùng ý kiến trên, nhưng còn lưu ý đến tốc độ dòng quét và thời gian đáp ứng.
Nhiều TV LCD cũ chỉ hỗ trợ tốc độ này ở mức 60 Hz nên thường có hiện tượng giật hoặc nhòe hình ở những hình ảnh chuyển động nhanh. Các dòng TV LCD mới hỗ trợ dòng quét đến 120 Hz hay 240 Hz khắc phục hiệu quả hơn nhược điểm này.
Theo nhiều người chơi khác, thông số về thời gian đáp ứng (respond time) cũng khá quan trọng. Phần lớn các loại TV LCD đang có mặt trên thị trường đều đã được cân bằng ở mức 8 ms - con số này cải thiện rất nhiều chất lượng hình ảnh hiển thị so với thông số cũ 16 ms.
Trong khi đó, định nghĩa chính xác về respond time là khoảng thời gian để một điểm ảnh thay đổi từ trạng thái từ tối sang sáng và ngược lại (rising time và falling time) vẫn không được nhiều người tiêu dùng biết đến. Các nhà sản xuất chỉ đưa ra thông số 5 ms hay thậm chí 2 ms để chạy đua nhưng đều không nêu rõ con số này có được chỉ tính 1/2 chặng đường từ tối sang sáng hay toàn bộ quá trình này.
Nhiều dân chơi dân chơi HD cho biết, họ không chú ý nhiều vào các tiêu chí nổi bật nhằm câu khách do nhà sản xuất đưa ra, như độ tương phản động.
Một chiếc TV LCD được quảng cáo có độ tương phản động lên đến 1.000.000:1, hay tốc độ đáp ứng 2 ms, nhưng "những con số này ảnh hưởng thế nào đến chất lượng của chiếc TV thì không được làm rõ", anh Bùi Văn Hậu, Thủ Đức, TP HCM, cho hay. Theo anh, đó chỉ là những chiêu tiếp thị của nhà sản xuất nhằm ghi "kỷ lục" trong mắt khách hàng.
Với dân chơi HD thì độ tương phản tĩnh quyết định rất nhiều đến việc thể hiện hình ảnh chi tiết hay không, nhưng hầu như con số này không được bất cứ nhà sản xuất TV LCD nào đưa ra, bởi nó không gây ấn tượng bằng độ tương phản động. Nếu như độ tương phản động khoảng 3.000:1 thì độ tương phản tĩnh tương ứng nhỏ hơn nhiều (chỉ khoảng vài trăm). Nhưng độ tương phản tĩnh ở LCD chỉ cần đạt mức khoảng 800:1 là đã có thể hiển thị hình ảnh chi tiết tuyệt vời.
Việc này cũng tương tự như việc nhiều thiết bị nghe nhạc được ghi công suất đỉnh (PMPO) 1.500 Watt để quảng cáo trong khi công suất thực (RMS) của chúng trên thực tế chỉ đạt khoảng 50 Watt.
Thị trường VN có nhiều thương hiệu TV LCD, sự ưa chuộng cũng tùy thuộc vào sở thích của mỗi người, trong đó, Sony, Panasonic, LG, Samsung được dân chơi HD đánh giá cao. Thương hiệu Sharp có nhiều mẫu cao cấp, chất lượng được đánh giá tốt nhưng lại hiếm gặp trong nước.
LCD Full HD và HD Ready tại VN hiện có giá chênh lệch không nhiều. Tuy nhiên, việc quảng cáo ồ ạt cũng như sự chạy đua của các hãng sản xuất cho công nghệ mới này thường khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang.
Ready HD có độ phân giải 1.280 x 720 pixel, còn Full HD có độ phân giải lên tới 1.920 x 1.080 pixel.
Nguyễn Quang
Nguồn: http://sohoa.vnexpress.net/SH/Hinh-anh/2009/03/3B9AFD0C/
"Nếu chi phí đầu tư chỉ đủ cho màn hình LCD không quá 50 inch, thì việc lựa chọn công nghệ Full HD hay HD Ready là điều không quan trọng", anh Việt Anh với nickname Chip, quản trị viên của diễn đàn HD Việt Nam, chia sẻ. Anh phân tích, với kích cỡ trên, mắt thường khó thể nhận biết được sự khác biệt giữa hai độ phân giải này khi ngồi xem phim ở khoảng cách từ 2 tới 4 mét. Chỉ những người chơi tinh ý với chút kinh nghiệm hoặc phải ghé sát mắt vào màn hình thì mới có thể thấy được khác biệt về độ phân giải này. Bên cạnh đó, việc chiếu phim có độ phân giải 720p (chiếm đa số tại VN) trên màn hình Full HD sẽ không khác gì khi chiếu trên màn hình HD Ready.
Các tiêu chí quan trọng được anh đưa ra để người tiêu dùng lựa chọn một chiếc TV LCD ưng ý nhất cho HD là: chi tiết hình ảnh, độ trung thực của màu sắc, góc nhìn (dọc và ngang), thang độ màu đen và tính năng cân chỉnh tự động - những đặc điểm hầu như không nhà sản xuất nào nhấn mạnh khi bán sản phẩm của mình. Để chọn lựa người mua cũng phải có đôi mắt "kinh nghiệm". Một tiêu chí anh tâm đắc khi chọn mua LCD là "LCD tốt hiển thị rõ chi tiết hình ảnh khó thể hiện trong khi LCD không tốt thì làm bết chúng lại". Ví dụ cụ thể trong trường hợp hình ảnh hiển thị trên TV LCD gồm một tấm vải đen và con kiến đen: nếu người xem có thể phân biệt được rõ ràng con kiến và tấm vải thì có thể yên tâm về thông số quan trọng nhất của sản phẩm này. Đây cũng là bài kiểm tra để người tiêu dùng định rõ được độ tương phản thực sự của sản phẩm, loại bỏ thông số “tương phản động” mà nhà sản xuất đưa vào chỉ mang tính quảng cáo.
Bên cạnh đó, thang độ màu đen cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thẩm định TV LCD. Bởi đây là điểm yếu trong công nghệ sản xuất màn hình LCD, nên mặc nhiên trong giới kỹ thuật nó cũng được xem là một tiêu chí để đánh giá loại sản phẩm này. Màn hình LCD được cấu tạo chính từ tấm LCD (panel) và đèn nền. Nếu tấm LCD có chất lượng tốt thì ánh sáng từ đèn nền khi cần có thể bị chặn hầu hết để màn hình thể hiện màu đen sâu thẳm. Đẳng cấp LCD có thể bị phơi bày khi so sánh các dòng LCD với các giá tiền khác nhau. Cùng thể hiện một màu đen, TV cao cấp cho màu đen tuyền, TV tầm trung cho màu đen pha xám, LCD thấp cấp cho màu xám bạc.
Anh Phương, quận Tân Bình, TP HCM, cũng cùng ý kiến trên, nhưng còn lưu ý đến tốc độ dòng quét và thời gian đáp ứng.
Nhiều TV LCD cũ chỉ hỗ trợ tốc độ này ở mức 60 Hz nên thường có hiện tượng giật hoặc nhòe hình ở những hình ảnh chuyển động nhanh. Các dòng TV LCD mới hỗ trợ dòng quét đến 120 Hz hay 240 Hz khắc phục hiệu quả hơn nhược điểm này.
Theo nhiều người chơi khác, thông số về thời gian đáp ứng (respond time) cũng khá quan trọng. Phần lớn các loại TV LCD đang có mặt trên thị trường đều đã được cân bằng ở mức 8 ms - con số này cải thiện rất nhiều chất lượng hình ảnh hiển thị so với thông số cũ 16 ms.
Trong khi đó, định nghĩa chính xác về respond time là khoảng thời gian để một điểm ảnh thay đổi từ trạng thái từ tối sang sáng và ngược lại (rising time và falling time) vẫn không được nhiều người tiêu dùng biết đến. Các nhà sản xuất chỉ đưa ra thông số 5 ms hay thậm chí 2 ms để chạy đua nhưng đều không nêu rõ con số này có được chỉ tính 1/2 chặng đường từ tối sang sáng hay toàn bộ quá trình này.
Nhiều dân chơi dân chơi HD cho biết, họ không chú ý nhiều vào các tiêu chí nổi bật nhằm câu khách do nhà sản xuất đưa ra, như độ tương phản động.
Một chiếc TV LCD được quảng cáo có độ tương phản động lên đến 1.000.000:1, hay tốc độ đáp ứng 2 ms, nhưng "những con số này ảnh hưởng thế nào đến chất lượng của chiếc TV thì không được làm rõ", anh Bùi Văn Hậu, Thủ Đức, TP HCM, cho hay. Theo anh, đó chỉ là những chiêu tiếp thị của nhà sản xuất nhằm ghi "kỷ lục" trong mắt khách hàng.
Với dân chơi HD thì độ tương phản tĩnh quyết định rất nhiều đến việc thể hiện hình ảnh chi tiết hay không, nhưng hầu như con số này không được bất cứ nhà sản xuất TV LCD nào đưa ra, bởi nó không gây ấn tượng bằng độ tương phản động. Nếu như độ tương phản động khoảng 3.000:1 thì độ tương phản tĩnh tương ứng nhỏ hơn nhiều (chỉ khoảng vài trăm). Nhưng độ tương phản tĩnh ở LCD chỉ cần đạt mức khoảng 800:1 là đã có thể hiển thị hình ảnh chi tiết tuyệt vời.
Việc này cũng tương tự như việc nhiều thiết bị nghe nhạc được ghi công suất đỉnh (PMPO) 1.500 Watt để quảng cáo trong khi công suất thực (RMS) của chúng trên thực tế chỉ đạt khoảng 50 Watt.
Thị trường VN có nhiều thương hiệu TV LCD, sự ưa chuộng cũng tùy thuộc vào sở thích của mỗi người, trong đó, Sony, Panasonic, LG, Samsung được dân chơi HD đánh giá cao. Thương hiệu Sharp có nhiều mẫu cao cấp, chất lượng được đánh giá tốt nhưng lại hiếm gặp trong nước.
LCD Full HD và HD Ready tại VN hiện có giá chênh lệch không nhiều. Tuy nhiên, việc quảng cáo ồ ạt cũng như sự chạy đua của các hãng sản xuất cho công nghệ mới này thường khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang.
Ready HD có độ phân giải 1.280 x 720 pixel, còn Full HD có độ phân giải lên tới 1.920 x 1.080 pixel.
Nguyễn Quang
Nguồn: http://sohoa.vnexpress.net/SH/Hinh-anh/2009/03/3B9AFD0C/