Ðề: Chính thức “cấm cửa” game online sau 22 giờ
Tôi đồng tình 1 số quan điểm trên của bạn cũng như rất thông cảm cho thế hệ trẻ hiện nay, tuy nhiên cần làm sáng tỏ vài vấn đề:
Giả sử nếu không có Internet, chúng ta đâu thiếu game để chơi! Đúng không? Thậm chí là hơi bị nhiều đấy! Mọi người hãy nhớ và phải nhìn nhận; trước khi các loại game "ma túy" xuất hiện từ Trung Quốc, giới trẻ VN vẫn có 1 nguồn
game giải trí hay (copy hoặc cài đĩa) khá phong phú, đồ họa đẹp, đề cao tính trí tuệ...
Không phủ nhận video games trên thế giới hiện nay là ngành kinh doanh giải trí có doanh thu cao, nhưng... mô hình kinh doanh games của VN (TQ...) khác hẳn với trào lưu chơi video games của các game thủ ở những quốc gia phát triển! So sánh với nước ngoài về vấn đề này thì chúng ta nên nghiên cứu ở khía cạnh chi tiết hơn! Những nhà sản xuất video games ở phương Tây và các nước phát triển, doanh thu của họ tính trên sản phẩm: bán đĩa và máy chơi game! Trường hợp này nói nôm na giống như:"Bán mực tặng... máy in" vậy!*-
Bản thân tôi và không ít 1 bộ phận giới trẻ vẫn
trung thành với các dòng games của nhiều thể loại đang lưu hành trên các kệ CDs, DVDs (gốc hoặc lậu) Có nghĩa: Cho dù không có games online và Internet xuất hiện trên đời này, chúng ta vẫn có rất nhiều game
BỔ ÍCH để giải trí và thư giãn! (Chơi xong là nghỉ để còn làm việc khác) Vậy thì bất cứ ai đang làm nô lệ và miệt mài "cày" games online hãy tự hỏi lòng mình: Games
Online có ưu điểm và hay hơn Games
Offline ở chỗ nào???
P/s: Ngoại trừ những game mang tính chất đỏ đen, mua bán tài sản ảo; có lẽ dòng game hành động - bắn súng Counter-Strike (Online & LAN) vẫn được nhiều game thủ trên toàn Thế giới ưa chuộng!
Bạn dẫn chứng nhiều nhưng chứng tỏ bạn chả hiểu gì về game mấy

Với thể loại game "chặt chém", phiêu lưu (adventure), hành động (action), đi màn (scene), chiến thuật (tactic), giả lập (emulation), .... tính tương tác cộng đồng không cao nên người ta ít khi chơi online, chỉ bó hẹp trong khuôn khổ "offline", tức là đấu trí với AI.
Khi đẳng cấp game thủ trở lên cao hơn, tính hướng cộng đồng cao hơn thì người ta sẽ nghĩ tới chuyện chơi game trực tuyến.
Ví dụ nếu chỉ đơn thuần chơi Need for speed 1 mình thì chỉ 1 tháng là bạn sẽ chơi hết các màn, con xế được độ tới mức tối đa, không 1 đối thủ AI nào có thể đánh bại được bạn nữa, các màn đua cũng nhàm chán khi chỉ có vài chục màn cài sẵn, các con xế độ cũng chỉ có bấy nhiêu. Nhưng khi chuyển lên chơi online, các màn đua mới được cập nhật liên tục, các đối thủ cũng đa dạng và ngày càng mạnh hơn, các kiểu độ xe cũng quái đản hơn, không giống ai hơn, chưa kể khi đua đồng đội còn gọi bộ đài chí chóe cho nhau, cảm giác chả phải lôi cuốn hơn là cặm cụi 1 mình à?
Ngay cả dòng game First Person Shooting cũng vậy. Các đối thủ AI không bao giờ là tay súng xứng tầm nếu bạn đã quen "tay chuột", tính phối hợp đồng đội không có, toàn những kẻ chạy ngu ngơ bắn linh tinh không chủ định.
Hầu hết các game online đang lôi kéo người chơi hiện nay thuộc thể loại nhập vai thời gian thực. Chính vì vậy khi chiến đấu đồi hỏi người chơi không chỉ có tư duy cao mà cần cả kỹ năng tốt và kinh nghiệm. Ở các thể loại nhập vai nói chung, sự cầy cuốc là rất cần thiết để tăng khả năng chiến đấu cho nhân vật, kiếm thêm ngân lượng và trang bị cho quá trình chơi. Chính vì điểm này mà nhiều game thủ bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ học, bỏ cả gia đình để lao đầu vào chơi.
Tuy nhiên ở những dòng game này, có tới 90% lượng game thủ tham gia trò chơi là các autobot =)) (được điều khiển bằng các chương trình chơi game tự động)
ĐÃ QUA LÂU RỒI, CÁI THỜI MÀ NGƯỜI TA PHẢI THỨC CẶM CỤI BÊN CỖ MÁY TÍNH ĐỂ CHƠI GAME NHẬP VAI THỜI GIAN THỰC.
Em chỉ nghe thấy Tây nó có các Hệ thống phân loại game theo lứa tuổi, còn cmt điện tử thì chưa biết. Bác có link không?
Hệ thống phân loại game theo lứa tuổi đây
http://www.esrb.org/index-js.jsp
Một số ký hiệu của bẳng xếp hạng ESRB
M: (Mature) game có yêu tố bạo lực, ngôn ngữ không phù hợp với người 17 tuổi trở xuống
E: (Everyone) dành cho mọi lứa tuổi
T: (Teen) game dành cho lứa tuổi teen
A: (Adult) game dành cho người lớn
RP: (Rating pending) đang đánh giá, chưa phân loại