lộn chỗ rồifan Mu điểm danh
Tuyệt!o0o CHELSEA FAN CLUB o0o
CHELSEA F.C.
(2013 - 2014)
o0o WELCOME TO CHELSEA FAN CLUB o0o
Chi tiết tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chelsea_(câu_lạc_bộ_bóng_đá)
Trang chủ: Chelsea Football Club - Official Site for News, Tickets, Fixtures, Video, Mobile & the Chelsea Megastore Shop
Sân vận động: Stamford Bridge
A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI BÓNG:
Câu lạc bộ bóng đá Chelsea (Chelsea Football Club), đôi khi được gọi ngắn là Chelsea, là một câu lạc bộ bóng đá Anh, trụ sở tại Stamford Bridge ở phía tây thủ đô London.
Các bạn có thể xem trước 2 video clip sau để hiểu thêm phần nào đội bóng!
[video=youtube;YsrxVT01K7A]1. Lịch sử ra đời:
[video=youtube;XiyNUwm4HgU]
Ngày 10 tháng 3 năm 1905, một nhóm thanh niên yêu bóng đá tại Quận Chelsea - một quận phía tây London - đã tập hợp nhau tại quán rượu Rising Sun (nay đổi tên thành Butcher's Hook) trên đường Fulham Road, quyết định thành lập đội bóng mang tên Chelsea - cái tên không hề thay đổi sau 100 năm. Vì có trang phục truyền thống là màu xanh, nên đội đã có một tên gọi thân mật là "The Blues".
(*) Những ngày đầu thành lập:
Ngày 29 tháng 5 năm 1905, Chelsea đã được Liên đoàn bóng đá Anh lựa chọn tham dự giải hạng Nhì. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Chelsea đã chọn cho mình một lối chơi bóng đẹp mắt, phóng khoáng, với lối chơi này họ đã có những kết quả ban đầu khá tốt đẹp. Mùa giải đầu tiên, Chelsea xếp thứ 3 chung cuộc với 22 trận thắng, 9 trận hòa và chỉ thua 7 trận, thậm chí còn ghi được tới 90 bàn và chỉ để lọt lưới 37 bàn.
Mùa giải sau đó, Chelsea còn thi đấu thuyết phục hơn khi họ xếp thứ 2 và thắng tới 26 trận và hòa 5 trận. Với kết quả này Chelsea đã chính thức được lên hạng Nhất - giải đấu cao nhất nước Anh khi đó.
Đội hình năm 1905
(*) Những năm tháng long đong:
Sau khi lên hạng Nhất, Chelsea không tạo được nhiều ấn tượng và đã phải rời giải đấu này vào năm 1910, sau 3 mùa giải khó khăn. Tuy nhiên khi trở lại hạng Nhì, Chelsea nhanh chóng vượt trội và họ lại trở lại hạng Nhất 2 mùa giải sau đó.
Bắt đầu từ đó Chelsea đã có chuỗi thời gian dài thi đấu ở giải hạng Nhất, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ là nửa dưới bảng xếp hạng. Như một hệ quả tất yếu, Chelsea phải trở lại hạng Nhì vào cuối mùa giải 1924. Lần trở lại này không còn dễ dàng như trước nữa, và Chelsea đã phải mất 6 mùa giải để trở lại giải đấu cao nhất.
Đây là thời kỳ Chelsea đã thi đấu ổn định hơn, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ cũng chỉ là ở giữa bảng xếp hạng. Năm 1940, giải đấu phải gián đoạn vì Thế chiến thứ hai nổ ra.
Năm 1947, giải đấu tiếp tục sau 7 năm gián đoạn, Chelsea tiếp tục thi đấu không thành công, và luôn ở vị trí nguy hiểm trong bảng xếp hạng. Năm 1952, Ted Drake đã đến nhằm vực dậy đội bóng giàu tham vọng nhưng thiếu ý chí Chelsea.
(*) Thành công bắt đầu đến:
Khi Ted Drake đến với Chelsea, đội bóng này chỉ còn là đống đổ nát, 3 năm liền họ chỉ đứng trên bờ vực xuống hạng. Tuy nhiên ông không mất nhiều thời gian để xây dựng lại đội bóng. Mùa giải đầu tiên của Ted Drake, ông đã đưa Chelsea đến vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng chung cuộc.
Một năm sau, mùa bóng 1954-1955, Ted Drake đã đi vào lịch sử của Chelsea khi lần đầu tiên đưa đội bóng đến danh hiệu cao quý nhất nước Anh, đó là giành danh hiệu vô địch giải hạng Nhất của Anh (nay là giải Ngoại hạng). Đây là danh hiệu lớn đầu tiên của Chelsea sau rất nhiều năm tháng thăng trầm, mở ra một thời kỳ mới cho Chelsea.
Chelsea tiếp tục dành thêm danh hiệu nữa trong năm đó khi đánh bại Câu lạc bộ bóng đá Newcastle United với tỷ số đẹp 3-0 tại trận tranh Cúp Community Shield.
Đội hình năm 1955
Năm 1965, Chelsea dành chiếc Cúp Liên đoàn khi đánh bại Leicester City với tổng tỷ số 3-2 sau 2 lượt trận.
Năm 1970, Chelsea sưu tập đủ bộ cúp nội địa khi đánh bại Leeds United 2-1 trong trận chung kết cúp FA.
Một năm sau, mùa giải 1970-1971 Chelsea chơi rất thành công tại Cúp C2 và giành danh hiệu vô địch sau khi đánh bại những chú "kền kền trắng" Real Madrid tại trận chung kết, đây là chiếc Cúp châu Âu đầu tiên của Chelsea, nhưng danh hiệu vô địch này cũng chấm dứt những năm tháng thành công của Chelsea, đội bóng này rơi vào giai đoạn khủng hoảng.
Đoạt cúp FA năm 1970
(*) Giai đoạn suy thoái:
Từ năm 1975 đến năm 1990, Chelsea chơi cực kỳ thất thường và đã có tới 3 lần lên hạng rồi lại xuống hạng.
Mùa giải 1989-1990 Chelsea lại trở lại hạng Nhất, đây là lần cuối cùng Chelsea phải từ hạng Nhì lên hạng Nhất đồng kết thúc thời kỳ suy thoái và bắt đầu xây dựng một kỷ nguyên mới.
(*) Thời kỳ Ngoại hạng Anh:
Năm 1993, khi giải vô địch bóng đá Anh đổi tên thành Premier League (Giải ngoại hạng), Chelsea bắt đầu có những thay đổi về chính sách của mình. HLV của Chelsea là Glenn Hoddle, một HLV trẻ tuổi và giàu tham vọng, đã có những chính sách mới mẻ nhằm xây dựng đội bóng đi lên từng bước. Ông nổi tiếng với việc biến Chelsea thành đội bóng "đa quốc gia" với việc mang về hàng loạt các cầu thủ quốc tế như Ruud Gullit, Frank Sinclair, Frank Leboeuf, Mark Hughes,... và chính sách này đã mang lại những thành công nhất định. Năm 1994, ông đã đưa Chelsea vào tới trận chung kết cúp FA, tuy nhiên đội bóng của ông đã chấp nhận chịu thua trước Manchester United. Dù vậy Chelsea vẫn được dự Cúp C2 vì MU năm đó đoạt cú đúp. Tại Cúp C2, Chelsea thi đấu khá thành công, họ vào đến trận bán kết và chỉ chịu thua trước Real Zaragoza bằng 1 bàn duy nhất.
Mùa hè năm 1995, Chelsea lôi kéo được ngôi sao người Hà Lan Ruud Gullit bằng một bản hợp đồng tự do từ U.C. Sampdoria, và tay săn bàn chủ chốt của Manchester United là Mark Hughes với giá 1,5 triệu bảng Anh. Mùa bóng này, Chelsea xếp thứ 11 tại bảng xếp hạng, còn Glenn Hoddle thì trở thành HLV Quốc gia trẻ tuổi nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Người lên chèo lái đội bóng chính là Ruud Gullit, anh trở thành một cầu thủ kiêm HLV.
Và cựu cầu thủ của Serie A này quyết tâm theo đuổi chính sách "Ý hóa" bằng việc đem về hàng loạt các ngôi sao đã và đang chơi bóng ở Serie A như Gianluca Vialli, Roberto Di Matteo, Gianfranco Zola, Marcel Desailly, Pierluigi Casiraghi... Mặc dù vậy lối đá của Chelsea lại hoàn toàn không chịu nhiều ảnh hưởng của Serie A khi họ chơi một thứ bóng đá tấn công hấp dẫn, quyến rũ tạo ra một thứ bóng đá trái ngược với bóng đá Anh truyền thống đơn điệu và tẻ nhạt, đó là thứ bóng đá mà Gullit đặt tên là "Bóng đá quyến rũ" (sexy football), tuy nhiên thời kỳ này Chelsea lại cực kỳ thất thường và thiếu ổn định. Đó cũng chính là lý do khiến Ruud Gullit buộc phải ra đi, mặc dù vậy ông cũng kịp giúp Chelsea giành danh hiệu cúp FA sau 26 năm khát danh hiệu, sau khi hạ Middlesbrough F.C. tại trận chung kết đồng thời đưa Chelsea vào nhóm 6 đội dẫn đầu của BXH.
Tháng 2 năm 1998, Gianluca Vialli được ban lãnh đạo tin tưởng và trao cho anh chức HLV trưởng, anh cũng trở thành một cầu thủ kiêm HLV, và vị HLV trẻ tuổi người Ý này tỏ ra rất có duyên với các Cúp, chỉ ngay trong năm đó, Vialli trở thành một trong những HLV thành công nhất trong lịch sử Chelsea khi giúp CLB của mình dành liên tiếp các danh hiệu lớn: vô địch Cúp Liên đoàn bóng đá Anh, Cúp C2 và Siêu cúp bóng đá châu Âu, trong đó đặc biệt kể đến chiếc Cúp C2 giúp Chelsea trở thành CLB Anh duy nhất giành Cúp này 2 lần, còn chiếc Siêu cúp châu Âu cũng là một điều tuyệt vời sau khi các cầu thủ hạ nhà ĐKVĐ UEFA Champions League Real Madrid. Đồng thời ông còn đưa đội bóng vào Top 4 hai năm liên tiếp, những kết quả đủ giúp Chelsea lần đầu tiên có mặt tại đấu trường danh giá Champions League.
Đoạt cúp FA năm 1997
Năm 2000, Gianluca Vialli tiếp tục giúp Chelsea chơi thành công tại các Cúp khi giúp Chelsea giành cup FA sau trận thắng Newcastle United và giành tiếp Cúp Community Shield. Tuy nhiên, BHL đội bóng nhận thấy Gianluca Vialli không thích hợp với kế hoạch của mình nữa và họ đã mời về một trong những HLV có kinh nghiệm nhất châu Âu đến đó là Claudio Ranieri.
Siêu cúp năm 1998
Thay vì chính sách mua các ngôi sao đã thành danh như trước, ông bắt đầu xây dựng lại Chelsea trở thành một đội bóng trẻ trung có tinh thần chiến đấu cao mà thủ lĩnh là một người gốc Chelsea - John Terry, có thể nói trước khi Roman Abramovich đến thì Ranieri cũng đã kịp xây dựng cho mình một bộ khung rất mạnh gồm có: Carlo Cudicini, Celestine Babayaro, John Terry, Marcel Desailly, William Gallas, Mario Melchiot, Gronkiaer, Frank Lampard, Eidur Gudjohnsen, Jimmy Floyd Hasselbaink, ngoài ra phải kể đến các cầu thủ trẻ tiềm năng như: Robert Huth, Carlton Cole, Rubén Olivera...
Chelsea dưới thời Ranieri chơi khá ổn định và thành công, đội bóng dần có những bước tiến đáng kể. Năm 2002, Chelsea lại vào chung kết cúp FA, tuy nhiên lần này đội bóng đã chịu thất thủ trước người hàng xóm Arsenal F.C.
Mùa giải 2002/2003, Chelsea có suất dự UEFA Champions League sau khi hạ đối thủ cạnh tranh trực tiếp Liverpool F.C. 2-1 ở vòng đấu cuối cùng. Kết quả này không chỉ giúp Chelsea giành vé dự Champions League sau 4 năm vắng bóng mà còn giúp Chelsea trở nên cực kỳ hấp dẫn trước con mắt các nhà đầu tư, trong số đó có Abramovich.
(*) "Đế chế" Abramovich:
Mùa hè năm 2003, một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử Chelsea, đó là việc tỷ phú người Nga Roman Abramovich đã mua CLB này. Chelsea từ chỗ đang còn nợ chồng chất, nay đã có vị cứu tinh, không những thế Chelsea nay đã có thể ngồi ngắm chân cẳng các cầu thủ ưa thích rồi phán: mua mà không phải nghĩ ngại nhiều lắm đến vấn đề tiền nong. Ngay trong mùa hè này, hàng loạt các ngôi sao đang nổi đã cập bến Chelsea: Adrian Mutu, Hernán Crespo, Juan Sebastián Verón, Damien Duff, Claude Makélélé, Wayne Bridge, Glen Johnson, Joe Cole. Với sự bổ sung kịp thời cả về lượng và chất, Chelsea chơi khá thành công mùa giải đó, xếp thứ 2 tại giải Ngoại hạng, vào tới bán kết UEFA Champions League. Nhưng như vậy là chưa đủ với những kỳ vọng mà ông chủ mới mong muốn, và Ranieri đã buộc phải thanh lý hợp đồng của mình. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận Ranieri chính là người có công lớn nhất cho việc xây dựng một bộ khung mạnh cho Chelsea.
Người mà ban điều hành của Chelsea ngắm tới là một HLV trẻ tuổi, người đang dẫn dắt F.C. Porto đi từ hết câu chuyện huyền thoại này đến câu chuyện huyền thoại khác. Và mặc dù phía Porto phản đối dữ dội nhưng José Mourinho vẫn đến với Chelsea, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ Chelsea - Mourinho.
Roman Abramovich
(*) Chelsea dưới thời Mourinho (2004-2007):
Khi Mourinho đến với Chelsea thì đội bóng này đã có bộ khung rất mạnh và ông chỉ cần bổ sung thêm 2 học trò cũ tại Porto là Ricardo Carvalho và Paulo Ferreira với một tiền đạo là Didier Drogba; ông cũng bắt đầu thanh lý sớm một số hợp đồng: Jimmy Floyd Hasselbaink, Gronkiaer; đẩy đi một số cầu thủ không còn phù hợp: Juan Sebastián Verón, Hernán Crespo; chấm dứt hợp đồng với đứa con hư Adrian Mutu.
Và Chelsea bắt đầu khác, họ mạnh mẽ hơn, khát khao hơn nhưng cũng chắc chắn và ổn định hơn, Chelsea đã giành danh hiệu vô địch Premier League sau 50 năm chờ đợi một cách hoàn thuyết phục, trước đó họ đã giành Cúp Liên đoàn bóng đá Anh và vào đến bán kết Champions League, không những thế Chelsea còn xô đổ hàng loạt các kỷ lục mà tưởng chừng là không thể làm được.
José Mourinho
Ba kỷ lục bị phá là: Kỷ lục về số trận thắng (29 trận), Kỷ lục về điểm số (95 điểm) và Kỷ lục để thủng lưới ít nhất (15 bàn). Với 29 trận thắng trong mùa giải này, Chelsea đã phá kỷ lục 28 trận thắng trước đó của Manchester United. Niềm tự hào của Arsenal với chỉ 17 bàn thua trong mùa giải 1998/1999 cũng đã bị The Blues vượt qua. Đặc biệt, kỷ lục về điểm số mà Manchester United lập được với 92 điểm sau 42 trận ở mùa giải 1993-94 cũng bị các cầu thủ Chelsea phá vỡ chỉ với 38 trận trong mùa giải này.
Vô địch Premier League 2005
Năm 2005, Chelsea kỷ niệm 100 năm thành lập bằng một năm cực kỳ ý nghĩa, họ có chức vô địch thứ hai trong lịch sử, và tiếp tục thi đấu rất ấn tượng, xô đổ các kỷ lục khác, tràn trề cơ hội bảo vệ chức vô địch Premier League.
Năm 2006, Chelsea lần thứ 2 liên tiếp vô địch Anh bằng trận thắng đối thủ trực tiếp Manchester United 3-0 ngay trên sân Stamford Bridge.
Tháng 2 năm 2007, Chelsea cùng Mourinho giành thêm một chiếc cúp Liên đoàn (League Cup) nữa sau khi đánh bại đối thủ cùng thành phố Arsenal 2-1 trong trận chung kết bằng hai bàn thắng của tiền đạo Didier Drogba. Tuy nhiên, sau đó Chelsea mất chức vô địch Premier League về tay Manchester United và dừng bước ở bán kết Champion League trước Liverpool. Cuối mùa giải 2006/2007 Chelsea giành được chiếc cúp FA thứ 4 trong lịch sử sau khi đánh bại Manchester United trong trận chung kết dài 120 phút bằng bàn thắng duy nhất của Didier Drogba... Nhưng sau này, do phong độ sa sút của đội trong mùa bóng mới và bất hòa với ban lãnh đạo nên ngày 18 tháng 9 năm 2007, Mourinho đã từ chức.
Frank Lampard (2006)
(*) Sang thời Avram Grant (2007-2008):
Avram Grant bắt đầu huấn luyện cho Chelsea từ mùa giải 2007-2008, thay cho Jose Mourinho. Ông cũng đã có những thành công nhất định như đưa Chelsea vào trận chung kết Champion League, giành vị trí thứ 2 tại Giải bóng đá ngoại hạng Anh - sau Manchester United, đưa Chelsea vào chung kết Cúp Liên đoàn bóng đá Anh trước Tottenham Hotspur nhưng lại chịu thất bại 1-2 bởi "Vua đấu Cup" Juande Ramos. Với cú hat trick về nhì này khiến BLĐ Chelsea không hài lòng và đến ngày 24 tháng 5 năm 2008 HLV người Israel đã bị sa thải sau 8 tháng cầm quyền.
(*) Thời Luiz Felipe Scolari (2008-2009):
Luiz Felipe Scolari chính thức làm HLV của Chelsea sau ngày 1 tháng 7 năm 2008. Thông báo này được đưa ra sau trận đấu giữa Bồ Đào Nha và Cộng hòa Séc trong khuôn khổ lượt thứ 2 vòng bảng Euro 2008 vào ngày 11 tháng 6 năm 2008. Mọi chuyện đều diễn ra tốt đẹp trong khoảng 3 tháng đầu tiên dưới bàn tay Felipe: Chelsea đều có những chiến thắng hủy diệt đúng với những mong đợi của vị chủ tịch người Nga, tuy nhiên sau đó đội bóng thành London sa sút thảm hại, đặc biệt là thành tích yếu kém trong các cuộc đối đầu với nhóm top 4 (Chelsea chỉ hòa 1 và thua 4 trận trong 5 lần đối đầu). Kết quả dẫn đến việc HLV người Brazil bị Ban lãnh đạo Chelsea sa thải vào ngày 10 tháng 2 năm 2009.
(*) Thời Guus Hiddink (2009):
Sau khi sa thải huấn luyện viên Scolari, ban lãnh đạo Chelsea chính thức bổ nhiệm Guus Hiddink làm huấn luyện viên trưởng. Hiddink vào thời điểm đó cũng đang đồng thời làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển Nga. Dưới sự dẫn dắt của ông, Chelsea đã giành được FA Cup, vào đến tận bán kết Champion League và kết thúc Premier League ở vị trí thứ ba. Thành tích của Hiddink tại Chelsea còn là một chuỗi các trận thắng tại đấu trường trong nước và Châu Âu, chỉ có 2 trận hòa và 1 trận thua trong khoảng 4 tháng dẫn dắt đội bóng thành London. Tuy nhiên, Hiddink đã từ chối tiếp tục dẫn dắt Chelsea và sẽ quay lại đội tuyển Nga sau khi mùa bóng kết thúc. Sau khi có trận đấu cuối cùng với Chelsea là trận chung kết FA Cup gặp Everton tại sân Wembley, nơi Chelsea thắng 2-1, Hiddink đã có cuộc chia tay đầy ý nghĩa. Hai ngày sau trận đấu này, vị trí của ông được thay thế bởi huấn luyện viên người Italia Carlo Ancelotti còn Hiddink cũng đồng ý làm cố vấn kĩ thuật cho Chelsea.
(*) Thời Carlo Ancelotti (2009-2011):
Ông đến với Chelsea vào năm 2009 sau khi rời câu lạc bộ AC Milan. Dưới sự dẫn dắt của ông, Chelsea ngay đầu tiên đã giành được Siêu cúp nước Anh sau khi đánh bại được Manchester United trên chấm phạt đền 11m, quan trọng hơn là giành đuợc một cú đúp mùa giải 2009-2010 đó là Premier League và FA Cup và lập được kỷ lục đội bóng ghi bàn nhiều nhất (103 bàn thắng) tại giải ngoại hạng Anh kể từ khi đổi tên cho dù mùa giải đó Chelsea đã bị loại khỏi Champion League tại vòng 1/16 bởi câu lạc bộ Inter Milan sau khi để thua với tổng tỷ số hai lượt trận là 1-3 .
Sang mùa giải 2010-2011, Carlo Ancelotti không mua cầu thủ nào và đã lên kế hoạch đôn cầu thủ trẻ lên đội hình một và bán đi một số trụ cột đã ngoài 30 để nhằm trẻ hoá đội hình . Đầu tiên Chelsea đã để thua 1-3 trước Manchester United trong trận chung kết Siêu cúp nước Anh. Đây là một mùa giải trắng tay, một mùa giải nhiều chấn thương cũng như cuộc khủng hoảng. Tại Premier League Carlo Ancelotti cũng chỉ có thể giúp Chelsea về nhì và nhìn Manchester United vô địch. Tại FA Cup thì bị loại sau khi để thua Everton trong cuộc sút luân lưu. Tại Champion League, ông đã sai lầm khi cho Drogba ngồi dự bị và để Torres, người vừa đến Chelsea vào mùa đông vào sân trong trận gặp Manchester United và hậu quả là Chelsea thua 1-3 sau hai lượt trận và lại nhìn Manchester United. Kết quả là sau khi kết thúc trận đấu cuối cùng của giải Premier League, huấn luyện viên người Italia đã bị sa thải sau 2 năm gắn bó với Chelsea. Đây là huấn luyện viên thứ 7 phải rời Chelsea dưới triều đại của ông chủ Roman Abramovich kể từ năm 2003.
(*) Thời André Villas-Boas (2011-2012):
Chelsea đã chi ra 13,3 triệu bảng đều giải phóng cho chiến lược gia Bồ Đào Nha - André Villas-Boas khỏi ràng buộc hợp đồng với Porto. Đây được xem là kỷ lục trong thế giới bóng đá. Giai đoạn đầu có thể nói là rất suôn sẻ với CLB nhưng chỉ kể từ nửa cuối mùa giải trở đi, Chelsea đã thể hiện một phong độ bất ổn, bạc nhược và những bất đồng giữa 1 số cầu thủ và HLV. Vậy là vị HLV người Bồ Đào Nha chính thức bị sa thải vào ngày 4/3/2012 sau khi để thua 0-1 trước CLB Westbrom tại Giải bóng đá ngoại hạng Anh 2011-2012. Vậy là ông đã phải rời Chelsea sau 8 tháng cầm quyền, tổng số tiền mà chủ tịch Roman Abramovich đã bỏ ra để mang André Villas-Boas về lẫn tiền giải phóng hợp đồng lên tới hơn 50 triệu bảng.
(*) Thời Roberto Di Matteo (2012-nay):
Sau khi Villas-Boas rời Chelsea, trợ lý HLV Roberto Di Matteo lên nắm quyền HLV tạm thời. Chỉ trong 3 tháng ông đã giúp Chelsea hồi sinh mạnh mẽ bằng những chiếc thắng vang dội. Chelsea giành được FA Cup sau khi đánh bại Liverpool và bất ngờ lớn nhất là giành chức vô địch UEFA Champions League sau khi đánh bại Bayern Munich trên chấm phạt đền may rủi ngay tại sân Allianz Arena của Bayern Munich giúp Chelsea dưới sự chỉ đạo của Di Matteo lần đầu tiên đăng quang tại giải đấu này, chức vô địch này cũng đã giúp giấc mơ vô địch châu Âu của ông Abramovich trở thành hiện thực. Như vậy ông đã giúp Chelsea giành được cú đúp tại giải đấu năm nay, điều đó đã giúp ông được mệnh danh là "người đóng thế vĩ đại". Sau khi giành chức vô địch, Terry, Lampard và tất cả mọi người đều kêu gọi chủ tịch Abramovich trao cho Di Matteo chiếc ghế HLV chính thức của CLB.
Mặc dù giúp Chelsea giành chức vô địch Champions League đầu tiên trong lịch sử CLB và được các công thần của Chelsea hết lòng ủng hộ nhưng ông vẫn không được ông chủ Abramovich tin tưởng.
Ngày 13/06/2012, sau khi không thuyết phục được Pep Guardiola, Chelsea chính thức bổ nhiệm Roberto Di Matteo làm HLV trưởng CLB với bản hợp đồng có thời hạn là 2 năm, cả hai bên đều có quyền đơn phương chấm dứt bản hợp đồng nếu mâu thuẫn xảy ra.
B. CÁC THÀNH TÍCH VÀ KỶ LỤC CỦA ĐỘI BÓNG:
1. Thành tích:
(*) Trong nước:
%%- 4 lần vô địch quốc gia vào các năm: 1955, 2005, 2006, 2010.
%%- 2 lần vô địch hạng nhất nước Anh vào các năm: 1984, 1989.
%%- 7 lần đoạt cúp FA vào các năm: 1970, 1997, 2000, 2007, 2009, 2010, 2012.
%%- 4 lần đoạt cúp Liên đoàn Anh vào các năm: 1965, 1998, 2005, 2007.
%%- 4 lần đoạt Siêu cúp nước Anh vào các năm: 1955, 2000, 2005, 2009.
%%- Full Members Cup: 2.
(*) Châu Âu
%%- Vô địch UEFA Champions League mùa giải 2011–2012.
%%- Á quân UEFA Champions League mùa giải 2007–2008.
%%- 2 lần vô địch UEFA Cup Winners' Cup các mùa: 1970–1971, 1997–1998.
%%- Vô địch siêu cúp châu Âu năm 1998.
2. Kỷ lục:
%%- Cầu thủ có số lần khoác áo CLB nhiều nhất: Ron Harris với 795 trận.
%%- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho CLB: Bobby Tambling (202 bàn/ 370 trận).
%%- Số trận thắng trong 1 mùa giải: 29.
%%- Kỷ lục điểm số cao nhất trong 1 mùa giải ngoại hạng Anh: 95.
%%- Kỷ lục số bàn thắng cao nhất trong giải bóng đá ngoại hạng Anh (kể từ khi đổi tên):103 bàn thắng (mùa giải 2009-2010).
%%- Kỷ lục số bàn thua ít nhất trong 1 mùa giải: 15.
%%- Chuỗi trận bất bại trên sân nhà: 86.
%%- Chuỗi trận liên tiếp không bị thủng lưới: 10.
%%- Trận thắng đậm nhất: 21-0 (đá với Jeunesse Hautcharage trận vòng 1 Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Âu năm 1971-1972).
%%- Đội cuối cùng giành cúp FA trên sân Wembley cũ (2000), đồng thời cũng là đội đầu tiên đoạt được cúp này trên sân Wembley mới (2007).
3. Kỉ lục bất bại trên sân nhà:
Đây có thể coi là kỉ lục đáng tự hào nhất của Chelsea. Kỉ lục kéo dài suốt 86 trận (chỉ tính riêng trong giải Premier League) trong khoảng thời gian 4 năm và 8 tháng (tổng cộng 1709 ngày). Trong khoảng thời gian đó, Chelsea thi đấu khá tốt và không để thua một trận nào trên sân nhà Stamford Bridge.
Kỉ lục bắt đầu được tính sau trận thua 1-2 của Chelsea trước Asenal vào ngày 21 tháng 02 năm 2004 với các bàn thắng của Eidur Gudjohnsen (giây thứ 27) bên phía Chelsea, Patrick Vieira (15') và Edu (21') bên phía Asenal. Rất lâu sau đó, đến ngày 26 tháng 10 năm 2008 mới có một đội bóng có thể hạ gục Chelsea sân nhà của The Blue, đó là Liverpool với tỉ số 0-1. Bàn thắng duy nhất của trận đấu này là của Xabi Alonso, được ghi ở phút thứ 10 của trận đấu. Aloso đã sút bóng bằng chân trái từ ngoài vòng cấm địa, bóng đi không hiểm nhưng lại đập vào người của hậu vệ Jose Bosingwa bên phía Chelsea khiến bóng đổi hướng, đi thẳng vào khung thành trong khi thủ môn Petr Cech đã đổ người sang bên phải. Bàn thắng có phần may mắn đó đã chấm dứt kỉ lục đáng tự hào 86 trận bất bại trên sân nhà của Chelsea. Cho đến nay, ở Premier League, vẫn chưa có một đội bóng nào có thể xô đổ được kỉ lục đó.
C. THÀNH PHẦN CẦU THỦ VÀ BAN HUẤN LUYỆN ĐỘI BÓNG:
(*) Đội hình hiện tại (tính đến ngày 26 tháng 7 năm 2012):
1. Petr Čech
2. Branislav Ivanović
3. Ashley Cole
4. David Luiz
5. Michael Essien
6. Oriol Romeu
7. Ramires
8. Frank Lampard (Đội phó)
9. Fernando Torres
10. Juan Mata
11. Oscar
12. John Obi Mikel
15. Florent Malouda
16. Raul Meireles
17. Eden Hazard
19. Paulo Ferreira
20. Josh McEachran
21. Marko Marin
22. Ross Turnbull
23. Daniel Sturridge
24. Gary Cahill
26. John Terry (Đội trưởng)
30. Yossi Benayoun
31. Gaël Kakuta
34. Ryan Bertrand
40. Henrique Hilário
46. Lucas Piazón
(*) Huấn luyện viên trưởng:José Mourinho
(*) Chủ tịch câu lạc bộ:Roman Abramovich
Nguồn: Wikipedia, VN-Zoom, ...
Biên tập: HVTXXTVH