Chắn học Đại cương

vuchaulong

Active Member
Ðề: Chắn học Đại cương

Dạo này uống R có hiện tượng không kiềm chế được rồi. Toàn phải tự chủ động từ chối trước thôi chứ đã vào mâm rồi thì khó đỡ lắm.
 

thanhtung0506

New Member
Ðề: Chắn học Đại cương

Biết thế là đánh tốt rồi. Anh em chỉ cần nhìn mặt quân và nộp tiền thôi. Có 3 chân cứng rồi.
hĩ hĩ, em làm gà , các bác thì ăn gà gì để tự em chế biến mời các bác vậy
Nói chung là món này cứ phải đóng nhiều học phí thì mới tiến bộ được.
sếp là phải gương mẫu anh à.
Toàn ông khát nước thế này. 10:5 đen cũng đã mỡ cả mồm rồi đấy các bố ạ!

có cần chân điếu đóm dâng trà không cho em làm chân thứ 5
 

vohaidong

Active Member
Ðề: Chắn học Đại cương

Bác Quảng ơi cho em xin 1 chân nhé ( kâkaka ) sao mình thật tình cờ và bất ngờ được 1 công đôi việc. Vừa biết được kiến thức HD vừa biết chắn học đại cương
 

quanghaiphong

Well-Known Member
Ðề: Chắn học Đại cương

-Như buổi sáng nay đã bàn luận,các bác gửi cho nhau STK. A e sẽ tổ chức đánh chắn online.Rất mong cập nhật sớm
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Chắn học Đại cương

chắn có phải là tổ tôm không các bác? nếu là tổ tôm thì em biết mỗi con cửu vạn, còn lại thì chịu, phức tạp quá...
 

dragonlee

Well-Known Member
Ðề: Chắn học Đại cương

THƯỜNG THỨC VỀ TỔ TÔM VÀ ĐÁNH CHẮN

Tổ Tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam, có lẽ được du nhập từ Trung Quốc. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử :

totom1.jpg

Làm trai biết đánh Tổ Tôm
Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều

Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật.

Bài Tổ Tôm có 120 quân, gồm có 3 hàng Vạn (萬), Văn (文), Sách (索). Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng". Bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu. Loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa, có thể ghi nhớ bằng hình nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ Tôm cũng được làm bằng bìa, mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài.

Có hai cách chơi đánh chắn, trong dân gian gọi là Bí tứ : chơi chắn 4 người và Bí ngũ : chơi chắn 5 người. Mục đích của trò chơi này là làm tròn bài thông qua chắn và cạ cùng với việc ăn bài theo giá trị của các hàng quân mà bài của mỗi người có thể tiến tới ù.

Trong đánh chắn, bộ bài Tổ Tôm sẽ bị bỏ bớt đi hàng Nhất và hàng Yêu (quân Thang Thang và Lão). Như vậy, bộ bài bây giờ chỉ còn 100 quân, gồm các quân có số Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu (mỗi số đều có 3 hàng Vạn, Văn, Sách, mỗi hàng 4 quân) và Chi Chi (chính là hàng Nhất Văn, có 4 quân). Trong 100 quân có 20 lá bài đỏ (các quân Bát Sách, Bát Vạn, Cửu Sách, Cửu Vạn và Chi Chi) và 80 lá bài trắng (các quân bài còn lại).

Một số thuật ngữ

Chắn : là hai lá bài giống hệt nhau cả về hàng lẫn số. Ví dụ : hai lá bài lục Vạn tạo thành 1 chắn lục Vạn, hai lá bài thất Sách tạo thành 1 chắn thất Sách.

Cạ : là hai lá bài giống nhau về số nhưng khác hàng. Ví dụ : hai lá bài tam Văn và tam Sách tạo thành cạ tam Văn-Sách.

Ba đầu : là ba lá bài cùng số nhưng khác hàng. Ví dụ : tam Văn, tam Sách, tam Vạn được gọi là ba đầu tam.

Cửa trì: là cửa ở bên tay phải người chơi. Đây là cửa người chơi được ưu tiên khi ăn quân và ù.

Tríu: Khi có một người nào đó đánh một quân, mà trên tay người chơi cùng đã có 3 quân cùng tên, cùng số thì người này có quyền lấy lá bài đó về và đánh trả lại một bài khác vào cửa đó. Trong trường hợp này quyền ưu tiên ăn quân ở cửa trì không áp dụng.

Thiên khai: trên bài có 4 quân giống nhau.

Ăn bòn: từ một chắn trên bài, tách ra, ăn thêm được hai chắn để dưới bài. Trường hợp, ăn thêm một chắn mà ù thì gọi là ù bòn.

Lá què : là những lá bài không thể xếp lại với nhau thành chắn hoặc cạ.

Tôm
: Là một nhóm quân gồm thất văn, tam sách, tam vạn

Lèo: là một nhóm quân gồm cửu Vạn, bát Sách, Chi Chi

Ù bạch thủ: khi đã có 5 chắn, và ăn thêm được 1 chắn nữa để ù. Với lá bài chờ ù là Chi Chi, thì chỉ được chờ bạch thủ. Có nghĩa là khi ù, tính cả chắn ù, là 6 chắn và còn lại là 4 cạ.

Bạch định
: là bài không có một quân đỏ nào.

Tám đỏ: khi ù, bài có 8 quân màu đỏ.

Thập thành: là khi ù, bài ù có 10 chắn.


Ù thông
: khi ù ván thứ hai liên tiếp.

Hoa rơi cửa Phật
: là trường hợp khi bài dưới chiếu có một chắn ngũ Vạn hoặc cạ ngũ trong có ngũ Vạn, người chơi lại bốc lên được lá bài nhị Vạn (hình cánh hoa đào) đúng ở cửa trì.

Sưu tầm.​
 

vohaidong

Active Member
Ðề: Chắn học Đại cương

DragonLee lay dau ra bai day chan hay the
( Em xin loi vi may o co quan tu nhienbi hong mat Vietkey )
Thu 7 tuan nay tai nha em cac bac nhe
 

please_helpme

Active Member
Ðề: Chắn học Đại cương

DragonLee lay dau ra bai day chan hay the
( Em xin loi vi may o co quan tu nhienbi hong mat Vietkey )
Thu 7 tuan nay tai nha em cac bac nhe

may cho Bác Súp-Lơ-Mốc buihung đang đưa Vợ đi ăn sáng Café
Bác sử dụng bộ gõ của Forum cũng đc mà.
 

linhuyen

Active Member
Ðề: Chắn học Đại cương

Em thấy tiêu đề là Chắn học đại cương , nhưng vô chưa thấy ai phổ biến về cách chơi và luật , em nghĩ đổi tên là : " buôn chuyện về đánh chắn " thì đúng hơn hehe...
 

vuchaulong

Active Member
Ðề: Chắn học Đại cương

Em thấy tiêu đề là Chắn học đại cương , nhưng vô chưa thấy ai phổ biến về cách chơi và luật , em nghĩ đổi tên là : " buôn chuyện về đánh chắn " thì đúng hơn hehe...

- Luật khi chơi mới phổ biến vì mỗi nơi một khác (tý thôi).
- Cái món này mà học rồi chơi thì nộp khiếp lắm nên không muốn sát thương anh em.
- Phải chơi nhiều lần khi có quân số cố định và phong cách mới hình thành Đại Cương được.
 

dragonlee

Well-Known Member
Ðề: Chắn học Đại cương

Chắn cạ đại cương (phần 1)

HỌC ĐÁNH CHẮN

“Nghề ăn nghề chơi cũng lắm công phu” – tục ngữ Việt Nam.

Tổ Tôm và Chắn là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam, có lẽ nó được du nhập từ Trung Quốc, hiện nay chỉ thấy được chơi ở Việt Nam. Tên gọi của Tổ Tôm được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử :
Làm trai biết đánh Tổ Tôm
Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều.
Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật.

Tổ tôm được các cụ ưa chuộng hơn, tuy nhiên thanh niên lại thích chơi chắn. Người chơi đều cảm giác rất hồi hộp khi được chờ ù và vui sướng như thế nào khi ù được. Đánh chắn sướng hơn đánh phỏm nhiều vì hầu hết các ván, bạn đều có cảm giác chờ ù và khi xướng: ”tám đỏ lèo” rõ ràng là sướng hơn nhiều so với ù trong đánh phỏm chỉ hô được mỗi tiếng ù. Cứ mỗi khi mọi người tụ họp được đầy đủ, lại có thời gian dông dài, ai cũng muốn ngồi xuống chiếu làm vài ván chắn. Đánh chắn rất mất thời gian vì tính lôi cuốn của nó khi được hô ù rồi chíu chít tính điểm. Thường thì ít ai đánh chắn suông mà đánh ăn tiền. Ít thì đánh vài nghìn, nhiều thì đánh cả chục thậm chí cả trăm nghìn. Nhưng nếu đánh bạc dạng to thì người ta ít chọn chắn làm phương tiện vì có những hình thức khác tiện lợi hơn như 3 cây, xóc đĩa. Bởi vậy chắn thường được anh em trong gia đình, bạn bè thân thiết hoặc hàng xóm gần gũi chọn trong các chiếu vì nó ít mang tính sát phạt hơn. Những người đánh chắn quen thường rất thích thú món chắn này và cảm thấy đánh phỏm nhạt nhẽo và đơn điệu. Nó cũng giống như khi chuyển từ chơi cờ vua sang chơi cờ tướng vậy.

Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu khám phá những điều thú vị về môn “khoa học của những khoa học” này nhé.

1. QUÂN BÀI

Chắn và Tổ Tôm ít nhiều giống nhau. Bài Tổ Tôm có 120 quân, gồm có 3 hàng Vạn (萬), Văn (文), Sách (索). Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng".

Van%2BVan%2BSach.JPG

Hình 1: Vạn vuông - Văn chéo - Sách loằng ngoằng

Bộ chắn bao gồm 100 cây được rút ra từ 120 cây của bộ Tổ Tôm (bỏ đi 20 cây là nhất văn, nhất vạn, nhất sách, thang thang). Bộ bài chắn chỉ có 20 cây đỏ, tức là 5 quân Chi chi, Cửu vạn, Cửu Sách, Bát Vạn, Bát Sách, còn lại là 80 cây đen. Trong đó có 4 cây “chi chi” còn lại 94 cây, số cây còn lại này đều có một nguyên tắc để gọi và nhận mặt quân là tên quân bài được hợp thành từ phần số (từ 2 đến 9 , tiếng Khựa bẩn là nhị, tam, tứ, ngũ,lục, thất , bát, cửu) và phần chữ (bao gồm văn ,vạn, sách). Ví dụ : nhị vạn,tam văn ... như vậy tổ hợp của những quân bài này sẽ có 8 x 3=24 quân. Mỗi quân bài này có 4 con giống nhau , như vậy tổng số quân bài là 24 x 4 = 96 quân thường và 4 quân chi chi ( còn gọi là ông cụ). Bên phải các quân bài Chắn có chữ số từ Nhị đến Cửu. Khi ghép với các hàng Vạn, Văn, Sách sẽ tạo ra các quân tương ứng.

Hang%2BVan.JPG

Hình 2: Nhị vạn, tam vạn, tứ van, ngũ vạn, lục vạn, thất vạn, bát vạn, cửu vạn.

Hang%2BVan%2B1.JPG

Hình 3: Nhị văn, tam văn, tứ văn, ngũ văn, lục văn, thất văn, bát văn, cửu văn.

Sach.JPG

Hình 4: Nhị sách, tam sách, tứ sách, ngũ sách, lục sách, thất sách, bát sách, cửu sách, chi chi.

Như vậy để nhận mặt nhanh các quân bài thì trước hết bạn nên nhận mặt các số từ nhị đến cửu. Những người mới chơi thường hay nhìn nhầm thất với cửu vì hai ký hiệu này thoáng nhìn có vẻ giống. Khi đã nhận được mặt chữ rồi thì bạn cũng nên thử tìm hiểu xem các hình ứng với các chữ đấy xem thế nào khi đó bạn sẽ hiểu được tại sao trong dân gian người ta gọi là cửu vạn, bát sách … Tại sao một số đức ông sau khi bia rượu xong ròi cứ đòi “bát sách”.

2. CÁCH ĐÁNH CHẮN

Có hai cách chơi đánh chắn, trong dân gian gọi là Bí tứ : chơi chắn 4 người và Bí ngũ: chơi chắn 5 người. Mục đích của trò chơi này là làm tròn bài thông qua chắn và cạ cùng với việc ăn bài theo giá trị của các hàng quân mà bài của mỗi người có thể tiến tới ù. Sau đây là một số khái niệm cơ bản:

Chắn: là hai lá bài giống hệt nhau cả về hàng lẫn số. Ví dụ: hai lá bài Lục Vạn tạo thành 1 chắn Lục Vạn, hai lá bài Thất Sách tạo thành 1 chắn Thất Sách.
Cạ: là hai lá bài giống nhau về số nhưng khác hàng. Ví dụ : hai lá bài tam Văn và tam Sách tạo thành cạ tam Văn-Sách.
Ba đầu: là ba lá bài cùng số nhưng khác hàng. Ví dụ : tam Văn, tam Sách, tam Vạn được gọi là ba đầu tam.
Cửa trì: là cửa ở trước mặt người chơi. Đây là cửa người chơi được ưu tiên khi ăn quân và ù.
Tríu (chíu?!): Khi có một người nào đó đánh một quân, mà trên tay người chơi cùng đã có 3 quân cùng tên, cùng số thì người này có quyền lấy lá bài đó về và đánh trả lại một bài khác vào cửa đó. Trong trường hợp này quyền ưu tiên ăn quân ở cửa trì không áp dụng.
Thiên khai: trên bài có sẵn 4 quân giống nhau (sau khi chia).
Ăn bòn: từ một chắn trên bài, tách ra, ăn thêm được hai chắn để dưới bài. Trường hợp, ăn thêm một chắn mà ù thì gọi là ù bòn.
Lá què: là những lá bài không thể xếp lại với nhau thành chắn hoặc cạ.
Tôm: Là một nhóm quân gồm tam vạn, tam sách, thất văn.

3047586085_a9647331f4.jpg

Hình 5: Tam vạn, tam sách, thât văn

Lèo:
là một nhóm quân gồm cửu Vạn, bát Sách, Chi Chi.

3047585955_526b134ee5.jpg

Hình 6: Cửu vạn, bát sách, chi chi

Ù bạch thủ: khi đã có 5 chắn, và ăn thêm được 1 chắn nữa để ù. Bạch thủ ở đây nghĩa là chỉ chờ được 1 quân. Vì vậy khi có sẵn 5 chắn và ba đầu, chẳng hạn ba đầu ngũ, bốc nọc lên được bất kỳ con ngũ gì thì cũng ù. Trong trường hợp này mặc dù ù 6 chắn nhưng cũng không phải là ù bạch thủ. Với lá bài chờ ù là Chi Chi, thì chỉ được chờ bạch thủ. Có nghĩa là khi ù, tính cả chắn ù, là 6 chắn và còn lại là 4 cạ.
Bạch định: là bài không có một quân đỏ nào.
Tám đỏ: khi ù, bài có 8 quân màu đỏ.
Thập thành: là khi ù, bài ù có 10 chắn.
Ù thông: khi ù ván thứ hai liên tiếp.
Ù rộng: Khi chơi bài mỗi người có 19 cây, khi ăn một cây bạn phải đánh trả đi một cây nên số cây không đổi và vẫn là 19 cây. Khi bài bạn đủ điều kiện chờ ù ghép với 1 cây ăn sau cùng (để ù) là vừa tròn 20 cây. Bài đang chờ ù rộng có nghĩa là trên tay bạn và cả ở dưới chiếu nữa (Khi ăn chẵn học cạ thì bạn phải hạ chắn hoặc cạ mình ăn xuống chiếu) đã có ít nhất 6 chắn, 3 cạ và một con què chính là con chờ ù . khi rút nọc con ở nọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn hoặc một cạ nữa thì có nghĩa là bạn ù. Ù đã có 6 chắn sẵn thì gọi là ù rộng.
Hoa rơi cửa Phật: là trường hợp khi bài dưới chiếu có một chắn ngũ Vạn hoặc cạ ngũ trong có ngũ Vạn, người chơi lại bốc lên được lá bài nhị Vạn (hình cánh hoa đào) đúng ở cửa trì.
Mặt trời hồng: là trường hợp bạn ù khi trên tay bạn có 20 quân bài đều là quân đỏ. Cả bộ chắn có đúng 20 quân đỏ là: Chi Chi, Cửu Vạn, Cửu Sách, Bát Vạn, Bát Sách, do đó cước ù này đặt ra hầu như là cho vui, như kiểu là một bí kíp thất truyền trong giang hồ. Đời đánh chắn 14, 15 năm của tớ cũng chưa có may mắn gặp trường hợp này bao giờ.

Như vậy có thể hiểu Ù thời điểm đầu tiên bài của bạn và bài nọc hợp lại chỉ có chắn và cạ. Nói chung chỉ có đủ chắn và cạ thì mới “thăng” được. Nếu có đúng 6 chắn thì là ù bạch thủ, nhiều hơn 6 chắn là ù rộng. Khi chờ bạch thủ (còn gọi là chờ hẹp) nghĩa là chờ thêm chắn nữa còn chờ rộng thì chờ hoặc cạ hoặc chắn đều ù được chờ hẹp thì bạn chỉ có tối đa 3 cơ hội ù còn chờ rộng thì bạn sẽ có tối đa 11 cơ hội ù, thử nghĩ xem có đúng không. Bạn có thấy ù trong chơi phỏm và trong chơi chắn có nguyên tắc cũng “rưa rứa” đúng không ? Tuy nhiên khi ù chắn bạn có điều thú vị hơn là nó còn các cước sắc – hô sướng mồm hơn phỏm nhiều. Bây giờ thử ngâm cứu quả cước sắc trong chắn xem thế nào nhé..... (còn tiếp)

Sưu tầm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Chắn học Đại cương

Bái phục bác Lý Long về bộ "Chắn cạ đại cương này"!

Thật đúng là "Nghề chơi cũng lắm công phu"

Em ước 1 lần "mặt trời hồng" :)):)):))
 

dragonlee

Well-Known Member
Ðề: Chắn học Đại cương

Chắn cạ đại cương (phần 2)

3. CƯỚC SẮC VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM CƯỚC SẮC

Xuông: 2 điểm, ù rộng và ko có cước nào, còn gọi là ù nhạt.

Thông: 3 điểm, 1dịch: Ván trước vừa ù, thì ván ù tiếp theo sẽ có cước thông.

Thiên ù: 3 điểm, 1dịch: Người có cái là người có 20 cây trên bài, nếu có đủ luôn chắn, cạ và ít nhất đáp ứng yêu cầu cơ bản thì ù luôn, gọi là Thiên ù.

Địa ù: 3 điểm, 1dịch: Cây đầu tiên từ dưới nọc lật lên cho phép mình ù luôn, thì ù này là địa ù.

Trì: 3 điểm, 1dịch: tất cả các trường hợp ù tại Cửa mình thì gọi là Ù trì, tức là cây để ù hiện lên ở Cửa mình.

Các cước trên là những cước trời cho- may mắn thì được và không cần gò bài còn những cước sau đây thì phải tính toán để gò bài (gò bài ở đây là chọn quân ăn và chờ ù).

Tôm: 4 điểm, 1dịch: trên bài có Thất Văn, Tam sách, Tam vạn. Nếu có 3 chắn này thì tức là có đôi Tôm.

Lèo: 5điểm, 2dịch: trên bài có Chi chi, Cửu vạn, Bát sách. Nếu có 3 đôi này thì tức là có đôi Lèo.

Bạch định: 6điểm, 3dịch: Trên bài ko có 1 cây đỏ nào, toàn cây đen.

3048424362_28d5c44bc1.jpg

Hình 7: Điếm tổ tôm

Tám đỏ: 7điểm, 4dịch: Trên bài có 8 cây màu đỏ, 12 cây đen.

Kính tứ Chi: tính điểm bằng 8 đỏ 2 lèo: 11điểm, 8 dịch: Trên bài có 4 con Chi Chi, còn lại là toàn cây đen.

Thập thành:
tính điểm bằng 8 đỏ 2 lèo : 11điểm, 8dịch: Bài ù toàn Chắn, kô có 1 cạ nào.

Có thiên khai:
3 điểm, 1dịch : Trên bài có sẵn 4 cây giống hệt nhau.

Có ăn bòn: 3điểm, 1dịch: Trên bài có sẵn 1 chắn nào đó, ví dụ có chắn Tam vạn, nếu ăn được thêm 2 cây Tam vạn nữa để có 2 chắn Tam vạn để dưới chiếu thì gọi là có ăn bòn. Nếu ăn bòn để ù thì phải Hô là Ù bòn. Nếu ăn bòn xong mà chưa ù, thì sau này, khi ù rồi, nhớ hô thêm cước có ăn bòn để thêm điểm.

Có Chíu: 3điểm, 1dịch: trên bài có 3 cây giống y hệt nhau, nếu ai đánh ra hoặc nếu từ lọc lật lên 1 cây y hệt 3 cây này thì có thể chíu nếu thích, và phải hạ cả 3 cây trên bài xuống để tạo với cây vừa ăn được thành 1 cột 4 cây (2 chắn). Nếu chíu rồi ù ngay (bất kể là cây bị chíu được đánh ra hay dược lật từ nọc) thì phải hô là chíu ù, nếu chíu xong mà chưa ù thì sau này khi ù rồi nhớ phải hô là có chíu để thêm điểm. Nhớ là sau khi chíu xong thì phải Trả Cửa, tức là mình lấy về cây chíu được từ chỗ nào, thì phải trả lại (đánh ra) 1 cây vào vị trí đó; trừ trường hợp cây chíu được là cây mà người ở Cửa trên (ngồi bên trái mình) đánh xuống vị trí Cửa trên của mình(**), sau khi chíu xong thì không cần Trả cửa mà có thể đánh như bình thường 1 cây nào đó xuống Cửa mình.

Bạch thủ: 4 điểm, Nếu tính cả trên bài và dưới chiếu có 5 chắn và 4 cạ, thì coi như là đang đợi ù bạch thủ con lẻ còn lại. Từ lọc lật lên con nào y hệt con lẻ này thì mình sẽ được ù. Riêng bạch thủ ù chi được 5 điểm.

Gà: Những cước sau là có thêm Gà, tức là sẽ được cộng thêm 5 điểm: Trì bạch thủ, Bạch thủ ù bòn. Bị chê là “gà” nhưng cứ thỉnh thoàng lại có gà là lại ấm rồi.

4. MỘT SỐ LƯU Ý

- Nếu là ù bạch thủ = điểm ù bạch thủ+dịch của các cước còn lại+gà(nếu có).

Ví dụ : bạch thủ ù chi tám đỏ hai lèo có chiếu =bạch thủ ù chi 5+tám đỏ 5+hailèo*2 +chiếu 1 =15 điểm.

- Nếu là ù rộng = Điểm của cước to nhất + dịch của các cước còn lại + gà (nếu có).

Ví dụ : chì tám đỏ lèo có tôm có chiếu =tám đỏ 7+lèo 2+tôm 1+chiếu 1+chì 1=12 điểm.

Tùy theo từng nơi còn có thêm một số cước nữa và cách tính điểm của từng cước cũng khác nhau, nhưng phổ biến giang hồ nhất là những Cước và cách tính điểm như trên.

- Nếu đợi ù con Chi Chi, chỉ được phép đợi ù bạch thủ, nếu đã có 6 chắn trở lên thì được phép ăn Chi chi để tạo thành Chắn Chi, rồi tính toán để đợi ù con khác.

- Khi ù ba đầu thì không được hô bạch thủ, ví dụ Nếu trên bài có 5 chắn, 3 cạ, và 3 đầu:Tam sách, Tam Vạn, Tam Văn, thì gọi là Ba đầu Tam; nếu dưới nọc lật ra 1 con Tam bất kỳ nào, thì sẽ đựơc ù, nhưng ko được phép hô là ù bạch thủ.

- Không được ăn cạ đổi chờ : ví dụ : trên bài đang đợi ù bạch thủ con Tam Sách, và có 1 cạ Nhị vạn Nhị văn, nếu dưới nọc lật ra 1 con Tam Vạn thì tức là chưa ù được, nhưng mình sẽ không được phép ăn con Tam Vạn này (để thành Cạ Tam sách, Tam Vạn) rồi đánh ra 1 trong 2 con Nhị để đợi ù con Nhị.

- Nếu đã khhông ăn cạ hoặc chắn ở cửa trên thì cũng không được ăn cạ hoặc chắn ở cửa trì.

- Nếu người bên tay trái đánh 1 cây ra Cửa trên, hoặc lật lọc vào Cửa trên hay Cửa trì mà bị người khác Chíu, cây Trả cửa được phép ăn, không được phép ù, dĩ nhiên là trừ trường hợp Chíu ù.

- Nếu mình đánh ra hoặc Trả cửa vào Cửa mình mà bị người khác Chíu thì dĩ nhiên là cây Trả của người đó không được ăn, chỉ được phép Chíu ù.

- Nếu gặp trường hợp mình Trả cửa vào Cửa trên, và cây này bị người khác Chíu, thì cây Trả cửa của người đó mình vẫn có thể ăn được.

- Được phép đánh ra 1 cây y hệt cây Trả cửa của người khác vào Cửa mình (cái cây Trả cửa này trước đó mình kô được phép ăn theo . Ngoài ra thì không được phép đánh ra 1 cây giống y hệt 1 cây bất kỳ ở Cửa trên, Cửa mình, hay Chắn, Cạ của mình ở dưới chiếu.

- Nếu chơi chéo cánh, không được phép chíu ù cây mà người chéo cánh mình đánh ra.

- Nếu chơi chéo cánh, người chéo cánh mình bị báo thì mình ù không được tiền, nhưng ván sau nếu ù thì vẫn được hô thêm cước thông.

- Nếu mình bị ù báo, ván sau cho dù có ù thì cũng không được hô thêm cước thông.

- Những trường hợp ù mà không bị mất tiền, kô được thu tiền là do bị lỗi Treo Tranh thường, lỗi Trái vỉ (sẽ trình bày về những lỗi này ở dưới), ván ngay sau có ù thì cũng không được hô thêm cước thông, trừ trường hợp như chú ý nêu trên.

- Không được ăn cạ rồi lại đánh đi một cạ trên bài mình cũng như nếu đã đánh đi một cạ rồi thì chỉ được ăn chắn.

- Xướng (tức đọc các cước ù của mình sau khi ù) là một khâu rất quan trọng, thông thường người mới chơi chưa quen xướng ù, có thể nhờ người chơi cùng xướng hộ.

Xướng thiếu (tức xướng thiếu những cước bài mình ù, VD bạch thủ trì chỉ xướng bạch thủ): Xướng bao nhiêu, ăn bấy nhiêu.

- Xướng thừa (tức xướng những cước bài mình không có): Xướng bao nhiêu, đền bấy nhiêu.

- Xướng lỗi/sai (xướng nhầm cước hoặc trong khi xướng đọc 2 lần từ ù): xướng những cước nào thì đền những cước ấy. Đặc biệt chú ý từ ù mỗi lần xướng chỉ được đọc một lần, và có thể không đọc từ ù, VD đọc thông trì bạch thủ ù chi ù có chíu là lỗi.

5. CHIA BÀI VÀ CẮT CÁI


Sau khi ù thì ván bài đó kết thúc và chuyển chơi ván tiếp theo ,người thắng và người đối diện người thắng sẽ không phải chia bài, 2 người còn lại đều phải chia, mỗi người chia đều 5 phần rồi 2 bên ném bài hợp lại nhau theo kiểu gì cũng được, số cây lẻ ra sau khi chia hợp lại bằng 5 tức là chia đủ .Chia đúng tức là bài nọc có 24 cây còn bốn phần còn lại mỗi phần 19 cây. Người bắt cái phải kiểm tra nọc trước khi bắt cái và thông báo nọc thừa thiếu để các nhà biết. Sau khi xếp bài xong, phải kiểm tra xem mình có thừa thiếu hay không. Sau vòng đầu tiên mới phát hiện mình bị thừa, thiếu thì ngồi im… không được ù, dĩ nhiên là cũng kô bị báo, bị đền, ngồi mà đì nhà dưới cánh, hehe… Người làm cái phải vứt 5 cây kia vào 1 trong 5 bài vừa chia, vứt vào bài nào cũng được, bài đó sẽ được gọi là nọc, sau đó chọn ra 1 cây bất kì trong Nọc để ném ngửa vào 1 bài bất kì trong 4 bài còn lại, cây này sau khi ngửa ra thì làng sẽ biết được nó có thứ tự thế nào, và dựa vào đó mà phân cái theo chiều ngược kim đồng hồ, nhất là Chi, nhị là người bên phải, tam là người trước mặt, tứ là người bên trái, ngũ lại là nhất, lục lại là người bên phải…

Khi có kinh nghiệm có thể lấy bài theo nguyên tắc:

Chi,ngũ,cửu: nhất cái (cái người bắt).

Nhị,lục: cái tiến (cái người bên phải người bắt).

Tam, thất: cái đối (cái người đối diện người bắt).

Tứ, bát:
cái lùi (cái người bên trái người bắt).

Mọi người nhặt bài theo chiều ngược kim đồng hồ, xếp bài, rồi bắt đầu chơi. Những cước quên không hô sẽ kô được tính điểm; hô sai, hô thừa cước thì bị báo(*), bị phạt bằng đúng số điểm hô sai, hô thừa; còn ù phá bạc tức là chưa ù mà đã hô láo(vô tình hoặc cố ý) thì sẽ bị phạt nặng bằng 8 đỏ, hay như thế nào thì tùy thuộc vào từng nơi.

6. CÁC NGÓN NGHỀ VÀ THUẬT NGỮ


Đơn giản như đánh phỏm cũng cần một số thủ thuật và ngón nghề như “câu bài”, “bắt móm”. Nếu các bạn đã hiểu qua cách đánh cơ bản thì cũng nên tìm hiểu các kỹ thuật nâng cao, tạm gọi là ngón nghề. Mỗi người chơi sau một thời gian đều rút cho mình những chiêu cao thấp khác nhau. Dưới đây là một số ngón nghề cơ bản, nếu áp dụng thường xuyên cũng mang lại hiệu quả rất cao.

Câu: là cái tưởng như dễ nhất trong các cái trên. Giống hệt như khi câu kéo trong phỏm. Không có gì nhiều để nói. Chỉ lưu ý là khi câu con gì thì cũng phải tính xem liệu nó có còn hay không, liệu thằng đầu cánh có què con đó hay không? Làm thế nào để tính được như vậy thì không có cách nào khác là các chú phải chịu khó nộp học phí nhiều nhiều chút vì chính đoạn này mới là high-tech.

3047585557_92654528d9.jpg

Hình8: Chiếu chắn các cụ ngày xưa

Xé cạ (chắn): Thường khi đánh chắn thì bài càng “tròn” (nhiều chắn và cạ, ít cây què) càng tốt. Nhưng có khi vì một lý do nào đó mà ta không có cây thích hợp để đánh cho nhà dưới (VD như không dám đánh vì biết nó đang rình ăn cây đó của mình, bài tròn vo, thèm ăn cây gì đó nên phải đánh để câu, đang chờ bạch thủ bị lấp lỗ…) thì ta phải xé cạ, thậm chí trong một số trường hợp phải xé cả chắn. Xé cạ nói đơn giản là đánh 1 cây trong 1 cạ trên tay xuống, nhưng đánh con nào thì lại là cả một nghệ thuật, đặc biệt khi xé cạ chờ ù. Đánh con nào để thằng dưới cánh không ăn hoặc phải ăn (đánh để bắt nó ăn còn khó hơn đánh để nó không ăn được), để con nào để có cơ hội thằng nhà dưới tự thúc vào đít mình hay vồ được dưới nọc) thì phải nhìn bài trên mặt, tính bài trong nọc và nếu có thể, nhìn bài thằng bên cạnh . Xé chắn thì nói chung ít khi làm, vì xé cạ thì còn đánh được cả cạ (nếu các chú chỉ ăn toàn chắn dưới mặt), còn nếu đã xé chắn thì bị bó chờ, không thể đánh cả chắn đi được.

Đì: Trong Chắn học, đì là chỉ một sê-ri đòn đánh cho thằng dưới cánh những quân mà nó không thể ăn được, hoặc là có thể ăn được nhưng mà ăn thì sẽ dở cười dở mếu. Đì là một thuật ngữ mang tính chuyên môn cao. Đì mang tính trừu tượng nên người ta thường hiểu Đì qua những ví dụ của nó. Ví dụ: Thằng ấy bị sếp đì sấp mặt. Hoặc Mày mà làm vậy thì thế nào cũng bị nó đì. Áp dụng Đì thế nào? Thực ra không có một cách chính tắc nào nói về Đì. Đì phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và sự tính toán bài trước đó, nhìn bài hiện tại và nhìn vào tâm trạng của bọn cầm bài. Nhớ bài trước đó là một đòn rất lợi hại, nếu càng nhớ được nhiều ván trước đó thì khả năng Chờ, Đì và Ù là rất cao. Tuy nhiên khả năng này ít người có, hoặc có thì cũng không cao nên thường nhìn vào bài hiện tại. Ở chắn việc này không mấy khó khăn bởi ăn vào là đặt ngay xuống nên việc nhìn bài đánh là khá dễ dàng. Nhìn vào tâm trạng của bọn cầm bài cũng là một biện pháp hay nhưng thường chỉ áp dụng được với newbie, còn với bọn già đời lọc lõi thì cực khó. Đì đặc biệt hữu hiệu với những kiểu đánh chéo cánh (Đặc biệt là đánh hội ăn ngô cay), một thằng đì, một thằng nhẩn nha ăn rồi chờ ù. Một số chú y khi Đì: Chú trọng Đì nhưng nếu đánh lẻ thì vẫn phải chú y Ù. Nếu đánh chéo cánh cần phân công rõ thằng nào Ù, thằng nào Đì. Có thể dùng mật hiệu.

Tẩy:
Thuật ngữ chuyên dùng chỉ việc đánh hết các quân đỏ trên tay đi để ù bạch định. Thường xảy ra khi bài các chú có hai hoặc ba đỏ. Nếu các con đỏ này đều trơ lơ (què) thì dễ ra quyết định tẩy hơn vì ngoài hậu quả là nhà dưới có thể ù 8 đỏ ra thì không khó khăn gì khi thực hiện. Nếu dính một hoặc hai cạ thì công việc khó khăn hơn nhiều. Trường hợp cả hai cây trong cạ đều đỏ thì bắt buộc phải tẩy cả cạ. Nếu là cạ có một con văn thì thường cũng phải tẩy cả cạ, nhưng đôi khi nhà dưới hoặc nọc sẽ cho ta ăn con văn ấy và công việc lại trở nên dễ dàng như các Hải đăng đi cóp & pết. Tuy vậy cũng không nên hy vọng nhiều quá. Và nhiều khi các chú sẽ phải cầm chính cái con văn ấy để chờ ù. Trong trường hợp này thì cố gắng chờ bạch thủ. Đôi khi bài các chú có quá nhiều đỏ đến mức phải đánh bớt đi để ù tám đỏ. Quả này ít xảy ra nhưng khong phải không có. Vụ này cũng là tẩy đỏ, nhưng là tẩy ngược.

Gò: Đây là kỹ thuật thường áp dụng khi bài các đồng chí có nhiều khả năng sẽ ù suông mà lại muốn kiếm tí cước sắc để xướng cho sang mồm. Có nhiều loại hình gò khác nhau, tớ sẽ mô tả lần lượt từ dễ đến khó.

Gò tôm: Thường diễn ra khi các chú cầm một con thất sách/vạn, một con tam sách/vạn hoặc mọt chắn tam sách/vạn và 1 con tam văn. Gò tôm nói chung dễ. Chỉ cần ăn con thất văn hoặc con tam còn thiếu rồi chờ cây còn lại. (Trường hợp ăn được cả tam lẫn thất rồi chờ nhị thì ko noi làm gì)

Gò lèo: Diễn ra khi các chú cầm một cạ cửu/ bát, một con chi và một con bat/cửu trơ lơ mà lại không dám hoặc không muốn tẩy đi để ù bạch định. Lúc này cũng giống như gò tôm, cần ăn cho được một/hai con cần thiết rồi chờ con còn lại. Thường là sẽ chờ chi, nếu nhà dưới nó thúc chi vào đít rồi hoặc chi nổi sớm thì chờ bát hoặc cửu.

Gò tám đỏ:
Nói chung là khó. Nếu đã có từ năm đỏ trên tay thì công việc tương đối dễ dàng và không gọi là gò nữa. Gò là khi ta chỉ có bốn, thậm chí ba đỏ cùng hai con văn. Bốn đỏ gò tám đỏ thì dễ hình dung hơn, cứ một ăn một. Ba đỏ gò tám đỏ thì thiên nan vạn nan. Thường chỉ gò kiểu này khi nhà dưới khát đỏ ra mặt và nhà trên thì tẩy thật lực. Cộng với nọc chiều thì cũng có thể thành công.

Cũng tương tự với gò bạch định: khi bài chỉ có 1-2 cây đỏ thì ta tẩy đỏ đi để cày cước bạch định (trên bài không có con đỏ nào là bạch định). Bên cạnh đó khó hơn là không được ăn thêm cây đỏ nào. Cày Bạch định khó ở luật nếu ta không ăn cây nào thì cũng không được đánh cây đó đi (chỉ có cách ghép cạ hoặc cầm chờ ù), nên VD bài bạn đang có Chi Chi mà bị nhà trên đút Chi vào mồm thì không ăn không được, dở khóc dở cười.

Chíu: Cầm ba con giống hệt nhau trên tay, khi con còn lại do bất cứ nhà nào đánh ra hoặc do rút nọc mà lên, dù ở bất cứ đâu, thì hô chíu rồi lôi về cửa mình mà chén. Quả này thường được 1 dịch.

Ăn bòn: Cầm một chắn bài trên tay, thường do tránh treo tranh, đôi khi do cố tình (cấu lại của nhà dưới một cây nó thèm ra mặt chẳng hạn) nên tách chắn ra đưa xuống mặt một cây, trên tay còn lại một cạ hoặc 1 cây trơ lơ mà lại ăn được nốt cây còn lại thì gọi là ăn bòn. Quả này cũng được 1 dịch.

Ăn cạ đổi chờ: Ví dụ trên bài có cạ thất văn vạn, 1 con tam vạn. Đang chờ tam sách lên lấy tôm, thằng trên đánh ra thì tham (đã đủ tôm), ăn vào, đánh thất vạn chờ thất lấy tôm cho chắc cờ<--- ăn cạ tam đổi chờ từ tam sang thất <--- không được ù, nếu ù bị đền.

3048424296_253b4bca96.jpg

Hình 9: Các cụ trên chiếu chắn ngày nay

Treo tranh: Khi ăn 1 cây nào đó để tạo thành 1 Cạ để dưới chiếu, ví dụ như trên bài có cây Nhị Văn, ta ăn cây Nhị vạn để tạo thành Cạ Nhị vạn Nhị văn, phải để ý xem trên bài có Chắn nhị vạn không. Nếu có phải hạ cây Nhị vạn trên bài xuống chiếu để tạo thành Chắn nhị vạn đặt dưới chiếu, còn trên bài thì ta đã có Cạ nhị vạn nhị văn. Nếu có chắn này mà không phát hiện ra, thì mình sẽ bị mắc lỗi Treo Tranh. Ở những nơi nghiêm khắc, hạ tịch bất hồi, vi phạm lỗi là phải để nguyên, ai phát hiện ra thì nói, ko thì thôi. Còn thông thường thì sau 1 vòng mới bắt lỗi, tức là ta có thể thay đổi, trong ví dụ trên: giả sử nhầm lẫn hạ con Nhị văn xuống, ta có thể thay đổi ngay, hạ con Nhị vạn trên bài xuống, cầm con Nhị văn lên. Để tránh trường hợp này, thông thường khi ăn để tạo Cạ, người ta thường úp cây từ trên bài xuống rồi đánh đi cây khác cho nhanh ván bài, rồi kiểm tra xem trên bài mình có chắn nào trùng với cây vừa ăn không. Một lỗi Treo Tranh nghiêm trọng là nếu mình Chíu mà lại không hạ cả 3 cây xuống, thường là do mình quên mà ra, tức là sẽ dẫn đến việc không Trả cửa, nếu may mắn rơi vào trường hợp (**) thì sẽ chỉ bị lỗi Treo Tranh thường, ván sau có ù thì kô được hô thông, còn không thì sẽ bị nặng hơn là bị báo.

Gà: nói chung cái này vô biên không biết quy định thế nào, có chỗ gà mỗi bạch thủ trì, có chỗ ù linh tinh cũng được gà. Nhớ hồi xưa, mãi không được gà bèn nghĩ ra cước thông trì chíu (ăn bòn hoặc ù bòn, thiên khai) cũng được gà <--- tùy chỗ chơi quy định. Nói chung thường những cái sau được gà: trì bạch thủ, bạch định, 8 đỏ, thập thành, kính tứ chi ( 2 cái sau tính bằng 8 đỏ 2 lèo, thường là thế).

Suông: ù không có cước gọi là ù suông, các bác cho em bao nhiêu thì cho. Có nơi quy định không được ù suông, cho nó vui thôi. Khi đó thì được bỏ ù, chờ nó lên cửa trì ù lấy cước trì cũng đc. À nói đến bỏ chờ, có nghĩa là ví dụ bác chờ rộng, trên tay bác có đôi thất văn, lẻ con tam vạn chờ ù. Bài nó lên tam văn (or tam vạn)<-- bác chỉ ù suông. Nếu bác không ù, tham chờ tam sách lên để ù tôm <- bỏ ù tam trước (văn hoặc vạn)<-- tam sau (sách) lên không được ù.

Báo (phải đền): không có cước mà lúc ù lại nói thì là báo. Ví dụ rõ nhất vừa nêu trên, không có thông mà đòi hô <-- báo.

Trái vỉ: ăn con gì xếp con đó nằm dưới, chỉ áp dụng cho ăn cạ vì ăn chắn thì con nào chẳng như con nào. Ví dụ trên bài có tam vạn, ăn tam sách/tam văn thì khi xếp cạ, con tam vạn phải nằm trên con tam văn/tam sách. "Con" nào "ăn" "con" khác thì nằm trên còn "gay" thì "con" nào nằm trên cũng được nhờ bà con nhờ. Làm như thế để thiên hạ có thể phỏng đoán bài. Nếu vi phạm thì gọi là bị lỗi Trái vỉ.

Bí ngũ: ko còn là tám đỏ mà là mười đỏ (các cụ xướng là thập điều) vì sử dụng hết cả 120 cây nên nhiều đỏ hơn , ngoài ra còn có cước "kính cụ", tương đương bạch định nhưng có một con yêu "ông cụ" duy nhất trong bài. Thêm phát nữa là "kính tứ cố", tương tự "kính tứ chi" nhưng thay 4 con chi bằng 4 con "ông cụ" trên nền bài đen xì Nhưng cước này đặc biệt kiêng hô nhất là khi trong hội đánh có cụ cao tuổi hoặc là trong dịp Tết nhất vì là điềm xấu các cụ cao tuổi dễ "đi". Nên trong trường hợp đó cứ hô "kính tứ chi", làng sẽ không phạt mà vẫn trả tiền như thường.

7. BÊN LỀ CHIẾU CHẮN

Bên lề chiếu chắn cũng hình thành những câu, từ tiếng lóng hình thành từ quân bài chắn hoặc có liên quan đến những quân bài chắn cũng khá thú vị.

Cửu vạn = chỉ dân bốc vác ( hình Cửu Vạn là anh chàng vác đồ).

Đi một lèo (ví dụ như Vợ bỏ , Hết Tiền , Cháy nhà cũng một lúc).

Đồ tam văn (thằng thọt).

Nhà trên đì nhà dưới thật lực. Nhà dưới oánh con nào, nhà trên đì con đấy! Làng gọi đấy là: Nhà máy in.

Thấy bác nào hơi giống Lưu Dung thì gọi là cụ Nhị Sách.

Chú nào có bồ ngồi bên đếm tiền mấy lị mái xùy, làng gọi là: ấp Bát Sách. Các cô ở đây cẩn thận! Nhỡ có chú nào khen là "Em đẹp như nàng Bát Sách!" thì phải xét lại chú ấy ngay.

Bài không có cơ cấu lấy cước sắc, gọi là Tôm cong Lèo cụt.

Chíu ở cửa trì nhà mình thì gọi là: chíu tại mả!

Bác ngồi dưới em, nọc ra con bát sách bác thèm lắm, nhưng mà em cấu xừ mất, đánh trả con khác bác không ăn, bốc nọc lại nguyên con bát sách. Người ta gọi đấy là cấu lại mọc.

Đang đánh, bác buồn quá, đứng dậy đi thăm anh WC không ngờ bốc cái đúng bác, thế là cả hội phải ngồi chờ bác. Thế gọi là cái thằng đi đái.

Đang chơi có thằng bảo tao đi thăm anh WC cái, rồi chờ mãi 1 đi không trở lại, thôi chết mẹ nó ăn non bùng mất rồi. Anh em chửi: bố cái thằng đi đái Sài Ghềnh.

Đang đánh đen quá bảo chéo cánh đổi chỗ gọi là xoay bàn thờ.

Đang oánh thì đi đái gọi là: đi đếm tiền giả làng.

Nhà cái bận chuyện riêng để làng chờ gọi là: bắt cái đúng thằng đi đái.

8. CHẮN VÀ VĂN HỌC

Nhà thơ Nguyễn Khuyến có nhắc đến Tổ Tôm trong bài "Tự trào" :

...Mở miệng nói ra gàn bát Sách
Mềm môi chén mãi tít cung Thang
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng.

Còn nhà thơ Trần Tế Xương cũng có đề cập đến trò chơi này:

Bực chăng nhẽ anh hùng khi vị ngộ
Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm.

3048424210_3778c94fb6.jpg


Riêng nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã viết cả một bài thơ, câu nào cũng có tên một quân bài Tổ Tôm, theo tương truyền là để khất nợ :

Thân "bát văn" tôi đã xác vờ.
Trong nhà còn biết "bán chi" giờ?
Của trời cũng muốn "không thang" bắc,
Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ.
Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu.
Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa.
Đã không "nhất sách" kêu chi nữa?
"Ông lão" tha cho cũng được nhờ!

Trên đây là tổng kết khá đầy đủ về một môn khoa học giải trí có rất nhiều “ thống khoái” là chắn học. Biết chơi chắn là có thể được ngồi “chiếu trên” hầu các cụ rồi. Hy vọng vài lòng trên đây có thể giúp ích cho những ai quan tâm đến môn “đan quạt” thú vị này.

Sưu tầm.​
 

vuchaulong

Active Member
Ðề: Chắn học Đại cương

chắn có phải là tổ tôm không các bác? nếu là tổ tôm thì em biết mỗi con cửu vạn, còn lại thì chịu, phức tạp quá...

Phải biết cả Bát Sách nữa chứ. Mợ đó mà không biết thì coi như chưa full.
 

dragonlee

Well-Known Member
Ðề: Chắn học Đại cương

Bái phục bác Lý Long về bộ "Chắn cạ đại cương này"!

Thật đúng là "Nghề chơi cũng lắm công phu"

Em ước 1 lần "mặt trời hồng" :)):)):))

Thấy anh em quan tâm post lên hầu các bác, mặc dù em vẫn chẳng biết chơi =))
 

vuchaulong

Active Member
Ðề: Chắn học Đại cương

Bổ sung ngoài lề:

- Bác nào thua nhiều quá rồi cà cuống bài mình không bốc, bốc luôn bài nọc thì gọi là bốc bát hương.
- Cái giống đánh chắn này mà lâu không ù thì hay hòa lắm đấy!
- Nhiều nơi chơi Trì (chì) Bạch Thủ to tương đương với Tám Đỏ nên dân tình rất ham xướng Chì Bạch Thủ. Tuy nhiên phải đúng cửa của mình mới xướng được như vậy. Có bác háo quá khi quân vào của nhà khác cũng xướng Chì Bạch Thủ nhưng vôi nhớ ra như thế bị đền nên Xướng thành Bạch Thủ Chì nhà thằng hàng xóm - nói chung vẫn bị đền thôi.
 

vohaidong

Active Member
Ðề: Chắn học Đại cương

Bác Châu long sao lại tính 8 đỏ cơ 7 dịch ( HP quê mình tính tám đỏ là 8 dịch, bạch định 7 dịch, bạch thủ ù chi 6 dịch. Nếu đánh bằng đầu thì 10 dịch hết )
Đề nghị bác sớm đưa ra luật chơi cố địch để thứ 7 này con Fang
Notes : Phần chú thik :
+ Chi chi : Thường gọi là Achilêfu, Maicơn Owen, No one, ông nhất
+ Các con nhị, tam thì gọi nhanh là , hai, ba...Vd như : Nhị văn = Hai văn...
+ Nếu bị nhà trươcs cánh đì dúng chữ : Plippo Inzaghi
Hêhê đấy là 1 phấn em thu thập được góp vui với các Pác cho xôm tụ
 
Bên trên