Người sáng tạo ra web, rõ ràng không mấy hào hứng với tầm nhìn mà ngành công nghiệp crypto dành cho “đứa con tinh thần” của mình. Và lời khuyên của ông là: Hãy quên nó đi!
Tim Berners-Lee, nhà khoa học máy tính người Anh được biết đến nhờ phát minh ra World Wide Web vào năm 1989, nói hôm thứ 6 tuần trước rằng, ông không xem blockchain là một giải pháp khả thi để xây dựng internet phiên bản tiếp theo.
Tuy nhiên, ông cũng có một dự án web của riêng mình, gọi là Solid.
“Cần phải làm rõ các khái niệm trước khi đi vào thảo luận về những tác động của công nghệ mới” - Berners-Lee phát biểu tại sự kiện Web Summit ở Lisbon (Bồ Đào Nha). “Bạn phải hiểu các thuật ngữ mà chúng ta đang thảo luận có ý nghĩa gì…”
“Thực sự xấu hổ khi cái tên Web3 lại bị cướp mất bởi những gã hâm mộ Ethereum để đưa vào những thứ mà họ đang làm với blockchain. Trên thực tế, Web3 đâu phải là web!”
Web3 là một khái niệm khá mơ hồ trong giới công nghệ, được dùng để miêu tả một phiên bản tương lai của internet, với đặc tính phi tập trung hơn so với internet ngày nay và không bị thao túng bởi những ông lớn quyền lực như Amazon, Microsoft, hay Google.
Nó sử dụng một số công nghệ trọng yếu bao gồm blockchain, tiền mã hóa, và NFT.
Cha đẻ WWW, Tim Berners-Lee, tại Web Summit ở Lisbon
Dù “giải phóng” dữ liệu cá nhân khỏi “xiềng xích” của những ông lớn Big Tech là một tham vọng mà Berners-Lee từ lâu đã ấp ủ, nhưng ông không tin blockchain, công nghệ sổ cái phân tán vốn là nền tảng của các loại tiền mã hóa như bitcoin, sẽ là giải pháp cho điều đó.
“Các giao thức blockchain có thể tốt đối với một vài thứ, nhưng không phải lựa chọn cho Solid”, một dự án web phi tập trung dẫn dắt bởi Berners-Lee. “Chúng quá chậm chạp, quá đắt đỏ, và quá công khai. Việc lưu trữ dữ liệu cá nhân phải nhanh, rẻ, và riêng tư”
“Hãy quên đi những thứ liên quan Web3 được xây dựng trên blockchain” - ông nói. “Chúng tôi sẽ không dùng nó cho Solid”
Berners-Lee từng nói rằng, mọi người thường quy kết Web3 với “Web 3.0” - ý tưởng mà ông đề xuất nhằm tái định hình internet. Startup mới của ông, Inrupt, hướng đến mục tiêu trao cho người dùng quyền kiểm soát đối với dữ liệu của chính họ, bao gồm cách thức truy xuất và lưu trữ chúng. Công ty này đã gọi vốn được 30 triệu USD hồi tháng 12 năm ngoái.
Berners-Lee nói thêm, dữ liệu cá nhân của chúng ta hiện đang nằm trong tay các nền tảng Big Tech, như Google và Facebook, và họ đang lợi dụng nó để “giam chúng ta trên các nền tảng của chính họ”
Được biết, startup mới của Berners-Lee tìm cách giải quyết vấn đề này theo 3 cách:
- Tạo ra một tính năng “đăng nhập độc nhất” sử dụng được trên toàn cầu, cho phép bất kỳ ai đăng nhập từ bất kỳ đâu.
- Tạo ra các ID đăng nhập cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu của họ với những người khác.
- Tạo ra một “hàm API phổ quát chung”, cho phép các ứng dụng lấy dữ liệu từ bất kỳ nguồn nào.
Berners-Lee cũng không phải tên tuổi đáng chú ý duy nhất trong ngành công nghệ hoài nghi về Web3. Những lãnh đạo khác ở Thung lũng Silicon, bao gồm đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey và CEO Tesla Elon Musk, cũng nằm trong số này. Lý do họ đưa ra là Web3 tiềm ẩn nhiều rủi ro giống như tiền mã hóa, ví dụ: lừa đảo và các lỗ hổng bảo mật.
Tim Berners-Lee, nhà khoa học máy tính người Anh được biết đến nhờ phát minh ra World Wide Web vào năm 1989, nói hôm thứ 6 tuần trước rằng, ông không xem blockchain là một giải pháp khả thi để xây dựng internet phiên bản tiếp theo.
Tuy nhiên, ông cũng có một dự án web của riêng mình, gọi là Solid.
“Cần phải làm rõ các khái niệm trước khi đi vào thảo luận về những tác động của công nghệ mới” - Berners-Lee phát biểu tại sự kiện Web Summit ở Lisbon (Bồ Đào Nha). “Bạn phải hiểu các thuật ngữ mà chúng ta đang thảo luận có ý nghĩa gì…”
“Thực sự xấu hổ khi cái tên Web3 lại bị cướp mất bởi những gã hâm mộ Ethereum để đưa vào những thứ mà họ đang làm với blockchain. Trên thực tế, Web3 đâu phải là web!”
Web3 là một khái niệm khá mơ hồ trong giới công nghệ, được dùng để miêu tả một phiên bản tương lai của internet, với đặc tính phi tập trung hơn so với internet ngày nay và không bị thao túng bởi những ông lớn quyền lực như Amazon, Microsoft, hay Google.
Nó sử dụng một số công nghệ trọng yếu bao gồm blockchain, tiền mã hóa, và NFT.
Cha đẻ WWW, Tim Berners-Lee, tại Web Summit ở Lisbon
Dù “giải phóng” dữ liệu cá nhân khỏi “xiềng xích” của những ông lớn Big Tech là một tham vọng mà Berners-Lee từ lâu đã ấp ủ, nhưng ông không tin blockchain, công nghệ sổ cái phân tán vốn là nền tảng của các loại tiền mã hóa như bitcoin, sẽ là giải pháp cho điều đó.
“Các giao thức blockchain có thể tốt đối với một vài thứ, nhưng không phải lựa chọn cho Solid”, một dự án web phi tập trung dẫn dắt bởi Berners-Lee. “Chúng quá chậm chạp, quá đắt đỏ, và quá công khai. Việc lưu trữ dữ liệu cá nhân phải nhanh, rẻ, và riêng tư”
“Hãy quên đi những thứ liên quan Web3 được xây dựng trên blockchain” - ông nói. “Chúng tôi sẽ không dùng nó cho Solid”
Berners-Lee từng nói rằng, mọi người thường quy kết Web3 với “Web 3.0” - ý tưởng mà ông đề xuất nhằm tái định hình internet. Startup mới của ông, Inrupt, hướng đến mục tiêu trao cho người dùng quyền kiểm soát đối với dữ liệu của chính họ, bao gồm cách thức truy xuất và lưu trữ chúng. Công ty này đã gọi vốn được 30 triệu USD hồi tháng 12 năm ngoái.
Berners-Lee nói thêm, dữ liệu cá nhân của chúng ta hiện đang nằm trong tay các nền tảng Big Tech, như Google và Facebook, và họ đang lợi dụng nó để “giam chúng ta trên các nền tảng của chính họ”
Được biết, startup mới của Berners-Lee tìm cách giải quyết vấn đề này theo 3 cách:
- Tạo ra một tính năng “đăng nhập độc nhất” sử dụng được trên toàn cầu, cho phép bất kỳ ai đăng nhập từ bất kỳ đâu.
- Tạo ra các ID đăng nhập cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu của họ với những người khác.
- Tạo ra một “hàm API phổ quát chung”, cho phép các ứng dụng lấy dữ liệu từ bất kỳ nguồn nào.
Berners-Lee cũng không phải tên tuổi đáng chú ý duy nhất trong ngành công nghệ hoài nghi về Web3. Những lãnh đạo khác ở Thung lũng Silicon, bao gồm đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey và CEO Tesla Elon Musk, cũng nằm trong số này. Lý do họ đưa ra là Web3 tiềm ẩn nhiều rủi ro giống như tiền mã hóa, ví dụ: lừa đảo và các lỗ hổng bảo mật.
Theo VN review