Tuy nhiên một số chuyên gia lại cho rằng lời khẳng định của CEO Nvidia là quá sớm.
Mới đây tại sự kiện World Goverment Summit ở Dubai, CEO Jensen Huang của Nvidia đã có những chia sẻ thẳng thắn về việc trẻ em không nên học code, một tuyên bố gây sốc cho nhiều người.
"Tôi muốn nói một điều mà có lẽ sẽ đi ngược lại quan điểm của nhiều người. Trong suốt 10-15 năm qua, các diễn giả đã liên tục nói với mọi người rằng việc dạy con trẻ học về công nghệ thông tin là điều cực kỳ quan trọng. Mọi người cần phải biết lập trình. Tuy nhiên trên thực tế lại là điều ngược lại", CEO Huang cho hay.
"Công việc của chúng tôi là tạo ra sản phẩm giúp không ai cần phải lập trình nữa. Thậm chí ngôn ngữ lập trình sẽ trở thành mệnh lệnh thông thường từ con người. Bất kỳ ai cũng có thể lập trình dễ dàng. Đây là phép màu của công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI)", ông Jensen Huang nói thêm.
Theo nhà sáng lập Nvidia, hãng cung ứng chip phát triển AI lớn nhất thế giới hiện nay, bất kỳ ai trên toàn cầu cũng có thể trở thành lập trình viên nhờ những công cụ AI vô cùng tiện lợi và tiên tiến.
Bởi vậy, vai trò quan trọng nhất của con người mà cụ thể là các học sinh trong tương lai là nâng tầm kiến thức, kỹ năng từ việc lập trình thủ công lên những lĩnh vực cao hơn như sinh học, giáo dục, sản xuất...
Nhà sáng lập Nvidia cho rằng thay vì học các kỹ năng thủ công như lập trình, viết code thì con người có thể chuyển sang các mảng kiến thức hữu dụng khác mà AI chưa làm được, qua đó tận dụng công cụ tự động một cách hiệu quả hơn so với hiện nay.
Thứ ngôn ngữ lập trình mà con người cần duy nhất trong tương lai chính là tiếng mẹ đẻ khi AI có thể hiểu được mệnh lệnh đơn giản này.
Video đăng tải trên mạng xã hội Twitter-X về bài phát biểu của CEO Jensen Huang đã thu hút 7 triệu lượt xem.
Nghề viết code sẽ không chết?
Trước đó, giám đốc Matthew Candy phụ trách mảng AI của IBM dự đoán công nghệ mới này sẽ giúp ngay cả những người không có kỹ năng máy tính cũng có thể lập trình hay viết code.
Thậm chí vào năm 2023, CEO Emad Mostaque của Stability AI còn cho rằng nghề lập trình viên trong 5 năm tới sẽ biến mất.
Tuy nhiên chuyên gia phân tích Patrick Moorhead trong ngành công nghệ lại cho rằng lời tuyên bố của CEO Jensen Huang là còn quá sớm.
"Trong hơn 30 năm qua, tôi đã nhiều lần nghe thấy ‘công nghệ XYZ sẽ giết chết nghề viết code’ nhưng cho đến hiện tại thì chúng ta vẫn thiếu lập trình viên", chuyên gia Moorhead đăng trên Twitter-X.
Để dẫn chứng, ông Moorhead đưa ra một loạt công cụ phần mềm hay ngôn ngữ được cho là sẽ giết chết nghề viết code nhưng cho đến nay vẫn chẳng thể làm được điều đó.
Theo Moorhead, AI sẽ không giết chết nghề viết code mà chỉ khiến nghề này cần tuyển nhiều người hơn, cũng tương tự như nghề xuất bản, báo chí trực tuyến sẽ không giết chết nghề báo mà chỉ mở rộng chúng thêm nữa.
Báo cáo của Bloomberry cho thấy kể từ khi CHatGPT xuất hiện, lượng yêu cầu công việc về phát triển phần mềm đã tăng 6%, trong khi mảng dịch thuật và viết lách tự do mới là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Theo Genk
Mới đây tại sự kiện World Goverment Summit ở Dubai, CEO Jensen Huang của Nvidia đã có những chia sẻ thẳng thắn về việc trẻ em không nên học code, một tuyên bố gây sốc cho nhiều người.
"Tôi muốn nói một điều mà có lẽ sẽ đi ngược lại quan điểm của nhiều người. Trong suốt 10-15 năm qua, các diễn giả đã liên tục nói với mọi người rằng việc dạy con trẻ học về công nghệ thông tin là điều cực kỳ quan trọng. Mọi người cần phải biết lập trình. Tuy nhiên trên thực tế lại là điều ngược lại", CEO Huang cho hay.
"Công việc của chúng tôi là tạo ra sản phẩm giúp không ai cần phải lập trình nữa. Thậm chí ngôn ngữ lập trình sẽ trở thành mệnh lệnh thông thường từ con người. Bất kỳ ai cũng có thể lập trình dễ dàng. Đây là phép màu của công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI)", ông Jensen Huang nói thêm.
Theo nhà sáng lập Nvidia, hãng cung ứng chip phát triển AI lớn nhất thế giới hiện nay, bất kỳ ai trên toàn cầu cũng có thể trở thành lập trình viên nhờ những công cụ AI vô cùng tiện lợi và tiên tiến.
Bởi vậy, vai trò quan trọng nhất của con người mà cụ thể là các học sinh trong tương lai là nâng tầm kiến thức, kỹ năng từ việc lập trình thủ công lên những lĩnh vực cao hơn như sinh học, giáo dục, sản xuất...
Nhà sáng lập Nvidia cho rằng thay vì học các kỹ năng thủ công như lập trình, viết code thì con người có thể chuyển sang các mảng kiến thức hữu dụng khác mà AI chưa làm được, qua đó tận dụng công cụ tự động một cách hiệu quả hơn so với hiện nay.
Thứ ngôn ngữ lập trình mà con người cần duy nhất trong tương lai chính là tiếng mẹ đẻ khi AI có thể hiểu được mệnh lệnh đơn giản này.
Video đăng tải trên mạng xã hội Twitter-X về bài phát biểu của CEO Jensen Huang đã thu hút 7 triệu lượt xem.
Nghề viết code sẽ không chết?
Trước đó, giám đốc Matthew Candy phụ trách mảng AI của IBM dự đoán công nghệ mới này sẽ giúp ngay cả những người không có kỹ năng máy tính cũng có thể lập trình hay viết code.
Thậm chí vào năm 2023, CEO Emad Mostaque của Stability AI còn cho rằng nghề lập trình viên trong 5 năm tới sẽ biến mất.
Tuy nhiên chuyên gia phân tích Patrick Moorhead trong ngành công nghệ lại cho rằng lời tuyên bố của CEO Jensen Huang là còn quá sớm.
"Trong hơn 30 năm qua, tôi đã nhiều lần nghe thấy ‘công nghệ XYZ sẽ giết chết nghề viết code’ nhưng cho đến hiện tại thì chúng ta vẫn thiếu lập trình viên", chuyên gia Moorhead đăng trên Twitter-X.
Để dẫn chứng, ông Moorhead đưa ra một loạt công cụ phần mềm hay ngôn ngữ được cho là sẽ giết chết nghề viết code nhưng cho đến nay vẫn chẳng thể làm được điều đó.
Theo Moorhead, AI sẽ không giết chết nghề viết code mà chỉ khiến nghề này cần tuyển nhiều người hơn, cũng tương tự như nghề xuất bản, báo chí trực tuyến sẽ không giết chết nghề báo mà chỉ mở rộng chúng thêm nữa.
Báo cáo của Bloomberry cho thấy kể từ khi CHatGPT xuất hiện, lượng yêu cầu công việc về phát triển phần mềm đã tăng 6%, trong khi mảng dịch thuật và viết lách tự do mới là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Theo Genk