Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

warhorse

New Member
Re: Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

Dây HDMI nó còn phụ thuộc vào chiều dài của dây nữa các bác ạ.
Đối với HDMI của các hãng nổi tiếng và có chất lượng thì dây dài hơn 3.6 m thì màu đã giảm và truyền dữ liệu cũng giảm nhiều. các bác thử 1 dây 5m và dây 10m có giá < 300k sẽ biết liền

Chỉ sợ bị đứt thôi do chất lượng vỏ bọc không tốtchứ em chẳng thấy khác nhau gì. Nếu Test mù bằng 2 sợi, một sợi 150K và một sợi gấp 10 lần tiền đố bác nào nhận ra sự khác biệt. Tốt nhất là dành tiền nâng cấp đầu phát và mua HDD
 

tunghdag

Member
Chưa từng dùng đến cable>2m,chỉ dùng qua loại theo máy,1.4 Sony cao cấp và 1.3 thường xem 3D iso chẳng thấy khác biệt.
 

love HD

Member
Ðề: Re: Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

Chỉ sợ bị đứt thôi do chất lượng vỏ bọc không tốtchứ em chẳng thấy khác nhau gì. Nếu Test mù bằng 2 sợi, một sợi 150K và một sợi gấp 10 lần tiền đố bác nào nhận ra sự khác biệt. Tốt nhất là dành tiền nâng cấp đầu phát và mua HDD
Nếu không thấy sự khác biệt (về hình ảnh, màu sắc, âm thanh) thì bác nên đi khám tai, khám mắt được rồi đó !
 

hdd-hdp

New Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

Nếu không thấy sự khác biệt (về hình ảnh, màu sắc, âm thanh) thì bác nên đi khám tai, khám mắt được rồi đó !

Khám cái quái gì mà khám nhi?! Tét bất ngờ ko được giới thiệu sợi nọ sợi kia, tôi đố ông nào phân biệt được đấy?! haha
 

quanghaith2

Well-Known Member
Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

Tuy nhiên, khi truyền dữ liệu với mật độ lớn ở tốc độ cao hơn sẽ xuất hiện lỗi nhiều hơn (chủ yếu xuất phát từ cáp HDMI) dẫn đến hình ảnh phát ra có thể bị mất đường viền và độ nét. Hầu hết các lỗi này hoàn toàn có thể được giảm đi bằng việc nâng cao chất lượng dây dẫn.

Tín hiệu bị sai lệch do đường truyền (vì cáp HDMI) đến nổi hình ảnh mất đường viền và độ nét luôn hả bác ? Bác nên xem lại "kỹ thuật truyền số liệu" và tìm hiểu thêm ảnh hưởng của việc mất mát, sai lệch tín hiệu trên đường truyền số.
 

quanghaith2

Well-Known Member
Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

Xin lỗi động chạm các bác chứ cái món truyền số liệu này em đọc nát cả cuốn từ hồi còn sinh viên, nói gì cũng phải có căn cứ, các bác chỉ được đào tạo về maketing không biết tí gì về kỹ thuật cứ chém gió cho mạnh để bán hàng. Em đọc xong mà cười sặc sụa.
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

Xin lỗi động chạm các bác chứ cái món truyền số liệu này em đọc nát cả cuốn từ hồi còn sinh viên, nói gì cũng phải có căn cứ, các bác chỉ được đào tạo về maketing không biết tí gì về kỹ thuật cứ chém gió cho mạnh để bán hàng. Em đọc xong mà cười sặc sụa.

Bác cần em có ngay!
Chắc truyền dữ liệu của bác có sửa lỗi, nó "bắn" kèm theo cái parity bit, hỗ trợ thêm sửa những lỗi truyền không nặng lăm. Bên nhận so sánh nếu không trùng thì nó bắt truyền lại, cứ truyền đi, nhận đúng packet trước nó mới cho truyền các packets tiếp theo, nếu đường truyền tồi thì từ giga xuống thành kilo hoặc thấp hơn nữa. Dữ liệu không bao giờ sai -> bác suy ra chất lượng âm thanh và hình ảnh không bị thay đổi!
Nhưng 1 bài hát hay 1 bộ film thì cái phần hiển thị chúng chẳng chờ đợi như vậy, mà đơn giản là hơi sai nó sẽ sửa gần đúng (tín hiệu âm hay hình ảnh không đòi hỏi chính xác như truyền file), cách sửa lỗi cho gần đúng thì tuỳ cách họ sử dụng (em tránh dùng từ "thuật toán"). Còn khó quá thì nó cho hình giật, âm thanh xoẹt xoẹt rất quen thuộc từ khi cái đĩa CD hay VCD được đưa vào...
Em đã dùng cái đầu (hỏng rồi) Koeber với cái dây HDMI kèm theo để phát film 2D, nghe cả âm thanh DTS-HD, DD-MA... vô tư. Nhưng đến khi có 1 file film 3D Bluray thì âm thanh bắt đầu xoẹt, xoẹt như vậy, nhiều lúc âm thanh mất hẳn. Em lại phải đi tìm 1 cái dây 1.4 (hồi ấy họ vẫn ghi 1.4 trên dây HDMI) về cắm vào, film và âm thanh lại mượt!
Mấy hôm nay thay lại mấy cái tụ xuất âm của cái đầu Pi S9 đang làm DAC cho lossless. Họ dùng đôi tụ cắm đối đầu nhau làm tụ "không cực", mạch nối tiếp nhưng chưa đủ chỗ cho mấy cái tụ MKP em thay vào cho nên phải dùng dây dẫn ra. Do lười em dùng 2 sợi dây đôi (có bọc chống nhiễu được nối ra mass). Lắp vào nghe thử thì như CD bị lỗi, với cả các tiếng xoẹt xoẹt như vẫn nghe mấy cái CD xước nhiều. Âm cao kéo đuôi (chứ không phải âm thấp như hay gặp ở Sub). Lại phải tháo toàn bộ ra, cho mỗi đầu vào, đầu ra 1 sợi riêng (tất nhiên bọc chống nhiễu vẫn được nối mass) và tiếng nghe khác hẳn luôn (em so với trước khi modding ấy). Tất nhiên đó là phần analog, nhưng đoạn dây nối thêm cho mấy cái tụ chỉ dài chưa được 5cm (để gắn được trên bo) nhưng nhiễu giữa chúng với nhau như vậy, chứ trong 1 bó dây dầy đặc như trong 1 sợi HDMI thì chúng ảnh hưởng đến nhau như thế nào nữa?
Ngoài ra còn tiếp xúc của 2 đầu cắm, chất lượng của 2 cái đầu cắm cũng rất quan trọng, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của VN mình nữa!
Tất nhiên dù dây rẻ đến mấy thì người ta cũng phải làm tối thiểu để ảnh hưởng không đến nỗi hình cắm lên là "giật", với màn hình và bộ giàn không tốt lắm thì khó phân biệt!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

quanghaith2

Well-Known Member
Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

Bác cần em có ngay!
Chắc truyền dữ liệu của bác có sửa lỗi, nó "bắn" kèm theo cái parity bit, hỗ trợ thêm sửa những lỗi truyền không nặng lăm. Bên nhận so sánh nếu không trùng thì nó bắt truyền lại, cứ truyền đi, nhận đúng packet trước nó mới cho truyền các packets tiếp theo, nếu đường truyền tồi thì từ giga xuống thành kilo hoặc thấp hơn nữa. Dữ liệu không bao giờ sai -> bác suy ra chất lượng âm thanh và hình ảnh không bị thay đổi!
Nhưng 1 bài hát hay 1 bộ film thì cái phần hiển thị chúng chẳng chờ đợi như vậy, mà đơn giản là hơi sai nó sẽ sửa gần đúng (tín hiệu âm hay hình ảnh không đòi hỏi chính xác như truyền file), cách sửa lỗi cho gần đúng thì tuỳ cách họ sử dụng (em tránh dùng từ "thuật toán"). Còn khó quá thì nó cho hình giật, âm thanh xoẹt xoẹt rất quen thuộc từ khi cái đĩa CD hay VCD được đưa vào...
Em đã dùng cái đầu (hỏng rồi) Koeber với cái dây HDMI kèm theo để phát film 2D, nghe cả âm thanh DTS-HD, DD-MA... vô tư. Nhưng đến khi có 1 file film 3D Bluray thì âm thanh bắt đầu xoẹt, xoẹt như vậy, nhiều lúc âm thanh mất hẳn. Em lại phải đi tìm 1 cái dây 1.4 (hồi ấy họ vẫn ghi 1.4 trên dây HDMI) về cắm vào, film và âm thanh lại mượt!
Mấy hôm nay thay lại mấy cái tụ xuất âm của cái đầu Pi S9 đang làm DAC cho lossless. Họ dùng đôi tụ cắm đối đầu nhau làm tụ "không cực", mạch nối tiếp nhưng chưa đủ chỗ cho mấy cái tụ MKP em thay vào cho nên phải dùng dây dẫn ra. Do lười em dùng 2 sợi dây đôi (có bọc chống nhiễu được nối ra mass). Lắp vào nghe thử thì như CD bị lỗi, với cả các tiếng xoẹt xoẹt như vẫn nghe mấy cái CD xước nhiều. Âm cao kéo đuôi (chứ không phải âm thấp như hay gặp ở Sub). Lại phải tháo toàn bộ ra, cho mỗi đầu vào, đầu ra 1 sợi riêng (tất nhiên bọc chống nhiễu vẫn được nối mass) và tiếng nghe khác hẳn luôn (em so với trước khi modding ấy). Tất nhiên đó là phần analog, nhưng đoạn dây nối thêm cho mấy cái tụ chỉ dài chưa được 5cm (để gắn được trên bo) nhưng nhiễu giữa chúng với nhau như vậy, chứ trong 1 bó dây dầy đặc như trong 1 sợi HDMI thì chúng ảnh hưởng đến nhau như thế nào nữa?
Ngoài ra còn tiếp xúc của 2 đầu cắm, chất lượng của 2 cái đầu cắm cũng rất quan trọng, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của VN mình nữa!
Tất nhiên dù dây rẻ đến mấy thì người ta cũng phải làm tối thiểu để ảnh hưởng không đến nỗi hình cắm lên là "giật", với màn hình và bộ giàn không tốt lắm thì khó phân biệt!

Ở đây mình đang nói về sai lệch khi tín hiệu truyền trên dây. Truyền 1 chuỗi tín hiệu số từ đầu A->B thì tỉ lệ sai lệch là bao nhiêu? cực thấp. Vấn đề truyền file qua giao thức mạng TCP/IP có sửa lỗi và xác nhận thì tỉ lệ gặp lỗi vẫn thấp cho dù khoảng cách cực xa. Việc tốc độ giảm không phải nguyên nhân truyền sai dữ liệu mà do đường truyền kém, rồi vấn đề băng thông do bị chia sẽ tài nguyên.
Mình không biết bạn tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì, nhưng bạn đưa ra những luận điểm trên e là chưa phải chính xác cho lắm.
Trở lại vấn đề chính, không nói lệch qua vấn đề khác. Đó là: việc truyền dữ liệu với quảng đường chỉ 2m mà tín hiệu sai lệch đến nỗi mất hình ảnh mất đường viền và độ nét là không đúng. 1 sợi cáp mạng cực kì rởm, truyền từ nhà bạn, đến ISP, từ Việt Nam qua bao nhiêu là nốt mạng, rồi đến tận Mỹ tỉ lệ gặp lỗi còn không cao đến mức đó, huống chi truyền có 2m.
Việc âm thanh lẹt xẹt rồi hình ảnh mất đường viền này nọ không phải là do sai lệch dữ liệu số trên đường truyền, mà do các mối nối quá kém, do chuẩn sợi dây chưa đúng, do lõi dây bị đứt, lõi quá bé và kém dẫn đến chập hoặc các lý do khác chứ không phải lý do sai lệch dữ liệu số trên đường truyền.
Giả sử dữ liệu có mất mát thì khi gặp lỗi kiểu: 1000000001 thành 100000011 nó sẽ khác với kiểu mất đường viền 1 cách liên tục.

Cuối cùng, nói thật chứ bạn khó mà phân biệt được đâu là 1 sợi dây 200k và 1 sợi dây 2tr... không tin cứ thử test mù 10 lần là ra ngay.
 

davidhand

Moderator
Re: Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

Ở đây mình đang nói về sai lệch khi tín hiệu truyền trên dây. Truyền 1 chuỗi tín hiệu số từ đầu A->B thì tỉ lệ sai lệch là bao nhiêu? cực thấp. Vấn đề truyền file qua giao thức mạng TCP/IP có sửa lỗi và xác nhận thì tỉ lệ gặp lỗi vẫn thấp cho dù khoảng cách cực xa. Việc tốc độ giảm không phải nguyên nhân truyền sai dữ liệu mà do đường truyền kém, rồi vấn đề băng thông do bị chia sẽ tài nguyên.
Mình không biết bạn tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì, nhưng bạn đưa ra những luận điểm trên e là chưa phải chính xác cho lắm.
Trở lại vấn đề chính, không nói lệch qua vấn đề khác. Đó là: việc truyền dữ liệu với quảng đường chỉ 2m mà tín hiệu sai lệch đến nỗi mất hình ảnh mất đường viền và độ nét là không đúng. 1 sợi cáp mạng cực kì rởm, truyền từ nhà bạn, đến ISP, từ Việt Nam qua bao nhiêu là nốt mạng, rồi đến tận Mỹ tỉ lệ gặp lỗi còn không cao đến mức đó, huống chi truyền có 2m.
Việc âm thanh lẹt xẹt rồi hình ảnh mất đường viền này nọ không phải là do sai lệch dữ liệu số trên đường truyền, mà do các mối nối quá kém, do chuẩn sợi dây chưa đúng, do lõi dây bị đứt, lõi quá bé và kém dẫn đến chập hoặc các lý do khác chứ không phải lý do sai lệch dữ liệu số trên đường truyền.
Giả sử dữ liệu có mất mát thì khi gặp lỗi kiểu: 1000000001 thành 100000011 nó sẽ khác với kiểu mất đường viền 1 cách liên tục.

Cuối cùng, nói thật chứ bạn khó mà phân biệt được đâu là 1 sợi dây 200k và 1 sợi dây 2tr... không tin cứ thử test mù 10 lần là ra ngay.

Bác nói cái vụ test mù HDMI e mới nhớ cách đây 2 năm e test 3 cọng 2m giá chênh nhau gấp mấy lần mà kết quả của 5 ông "giám khảo" mắt "sáng như sao" phán ra cười bể bụng! Cuối cùng cũng phải thừa nhận toàn ... đoán mò! :)
 

quanghaith2

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

Bác nói cái vụ test mù HDMI e mới nhớ cách đây 2 năm e test 3 cọng 2m giá chênh nhau gấp mấy lần mà kết quả của 5 ông "giám khảo" mắt "sáng như sao" phán ra cười bể bụng! Cuối cùng cũng phải thừa nhận toàn ... đoán mò! :)

Cái vụ test mù này em cũng có nghe phong phanh, nghe đâu toàn đoán sai hết. Rốt cuộc là có phân biệt được đâu.
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

Ở đây mình đang nói về sai lệch khi tín hiệu truyền trên dây. Truyền 1 chuỗi tín hiệu số từ đầu A->B thì tỉ lệ sai lệch là bao nhiêu? cực thấp. Vấn đề truyền file qua giao thức mạng TCP/IP có sửa lỗi và xác nhận thì tỉ lệ gặp lỗi vẫn thấp cho dù khoảng cách cực xa. Việc tốc độ giảm không phải nguyên nhân truyền sai dữ liệu mà do đường truyền kém, rồi vấn đề băng thông do bị chia sẽ tài nguyên.
Mình không biết bạn tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì, nhưng bạn đưa ra những luận điểm trên e là chưa phải chính xác cho lắm.
Trở lại vấn đề chính, không nói lệch qua vấn đề khác. Đó là: việc truyền dữ liệu với quảng đường chỉ 2m mà tín hiệu sai lệch đến nỗi mất hình ảnh mất đường viền và độ nét là không đúng. 1 sợi cáp mạng cực kì rởm, truyền từ nhà bạn, đến ISP, từ Việt Nam qua bao nhiêu là nốt mạng, rồi đến tận Mỹ tỉ lệ gặp lỗi còn không cao đến mức đó, huống chi truyền có 2m.
Việc âm thanh lẹt xẹt rồi hình ảnh mất đường viền này nọ không phải là do sai lệch dữ liệu số trên đường truyền, mà do các mối nối quá kém, do chuẩn sợi dây chưa đúng, do lõi dây bị đứt, lõi quá bé và kém dẫn đến chập hoặc các lý do khác chứ không phải lý do sai lệch dữ liệu số trên đường truyền.
Giả sử dữ liệu có mất mát thì khi gặp lỗi kiểu: 1000000001 thành 100000011 nó sẽ khác với kiểu mất đường viền 1 cách liên tục.
Cuối cùng, nói thật chứ bạn khó mà phân biệt được đâu là 1 sợi dây 200k và 1 sợi dây 2tr... không tin cứ thử test mù 10 lần là ra ngay.

Chẳng cần tết mù, mà nên mở mắt thật to quan sát: truyền dữ liệu có thể so sánh với đọc 1 cái đĩa quang vì kết quả cần nhận đều là dữ liệu dạng số (âm thanh, hình ảnh sau đó mới được chuyển sang phần DAC).
Copy 1 cái đĩa DVD dữ liệu, nếu nó xước quá thì không thể copy được nữa, còn không xước nhiều quá để không thể sửa lỗi được thì những files dữ liệu của đĩa copy cũng "gần giống", hay rất giống những files trong đĩa gốc. Đĩa cực xấu (nhưng vẫn đọc được để copy) và đĩa rất mới (nhưng chắc bụi,... vẫn có thể gây lỗi cho 1 số bits) sẽ chỉ khác nhau ở tốc độ copy, đĩa mới copy khá nhanh, đĩa xước nhiều copy rất chậm...!
Copy cái đia DVD film, xước quá không đọc được thì không nói, còn copy được thì chương trình copy sẽ sửa lỗi gần như trên. Nhưng nếu 1 chương trình xem film đọc cái đĩa đó thì hình ảnh sẽ bị giật liên tục, âm thanh phát kèm thiết rít chói tai... Giữa 2 loại đĩa mới và bị xước nhiều nhưng vẫn đọc được còn có đủ các loại khác trung gian. Và như trên đã viết, chương trình đọc nhạc (và video) khi sửa lỗi sẽ không khắt khe như với dữ liệu file, cách sửa lỗi cũng dễ tính hơn rất nhiều có rất nhiều bits nằm ở vết xước trên đĩa không đọc được vẫn được suy luận ra. Chính do sự "dễ tính" này mà tín hiệu analog tái hiện sẽ giống hay chỉ hơi giống hay khá khác...với tín hiệu gốc, tât cả phụ thuộc vào mức độ lỗi gặp phải khi đọc đĩa. Còn mặt khác là tín hiệu analog của video hay âm thanh không chờ như trường hợp dữ liệu files (trường hợp buffer ở reciever bị rỗng). Đó là nguyên nhân của lúc hình chớp, tối đen,... hay âm thanh xoẹt, rít...!
 

quanghaith2

Well-Known Member
Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

Chẳng cần tết mù, mà nên mở mắt thật to quan sát: truyền dữ liệu có thể so sánh với đọc 1 cái đĩa quang vì kết quả cần nhận đều là dữ liệu dạng số (âm thanh, hình ảnh sau đó mới được chuyển sang phần DAC).
Copy 1 cái đĩa DVD dữ liệu, nếu nó xước quá thì không thể copy được nữa, còn không xước nhiều quá để không thể sửa lỗi được thì những files dữ liệu của đĩa copy cũng "gần giống", hay rất giống những files trong đĩa gốc. Đĩa cực xấu (nhưng vẫn đọc được để copy) và đĩa rất mới (nhưng chắc bụi,... vẫn có thể gây lỗi cho 1 số bits) sẽ chỉ khác nhau ở tốc độ copy, đĩa mới copy khá nhanh, đĩa xước nhiều copy rất chậm...!
Copy cái đia DVD film, xước quá không đọc được thì không nói, còn copy được thì chương trình copy sẽ sửa lỗi gần như trên. Nhưng nếu 1 chương trình xem film đọc cái đĩa đó thì hình ảnh sẽ bị giật liên tục, âm thanh phát kèm thiết rít chói tai... Giữa 2 loại đĩa mới và bị xước nhiều nhưng vẫn đọc được còn có đủ các loại khác trung gian. Và như trên đã viết, chương trình đọc nhạc (và video) khi sửa lỗi sẽ không khắt khe như với dữ liệu file, cách sửa lỗi cũng dễ tính hơn rất nhiều có rất nhiều bits nằm ở vết xước trên đĩa không đọc được vẫn được suy luận ra. Chính do sự "dễ tính" này mà tín hiệu analog tái hiện sẽ giống hay chỉ hơi giống hay khá khác...với tín hiệu gốc, tât cả phụ thuộc vào mức độ lỗi gặp phải khi đọc đĩa. Còn mặt khác là tín hiệu analog của video hay âm thanh không chờ như trường hợp dữ liệu files (trường hợp buffer ở reciever bị rỗng). Đó là nguyên nhân của lúc hình chớp, tối đen,... hay âm thanh xoẹt, rít...!

Thứ nhất: Việc đọc dữ liệu từ đĩa CD bị xước và đĩa kém chất lượng khác hoàn toàn với việc truyền 1 dữ liệu số từ A->B. Nếu bạn tìm được tài liệu chuyên ngành nào nói về vấn đề đọc CD và vấn đề truyền dữ liệu số là cùng 1 bản chất thì cứ post lên đây.

Thứ hai: để chứng minh 1 lý thuyết thì việc đưa nó ra thực tiễn nhằm đo đạc là bắt buộc. Hầu hết các lý thuyết đều dựa vào thực tiễn mà hình thành, nhưng cũng có 1 số lý thuyết do suy diễn mà ra, trường hợp này cần được chứng minh bằng thực tế. Việc khăng khăng khẳng định lý thuyết của mình là đúng trong khi thực tế ngược lại đồng nghĩa với bảo thủ. Vì vậy, phải test mù chứ không thể cứ nói miệng là được
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

không biết bác không biết hay cố ý lờ về test mù!
Test mù là 1 việc rất phụ thuộc vào cảm tính. Có labor họ mời các chuyên gia, cho nghe thử nhạc gốc và nhạc được trộng thêm nhiễu, thì 9/10 chấm cho nhạc trộn nhiễu hay. Ngay ở VN mình các nác bên VNAV cãi nhau về nghe hay, không hay rủ nhau đến viện Tai-Mũ-Họng. Họ cho đeo tai nghe và cho từng âm thanh tần số xác định đến từng cái tai của từng người. Kết quả các bác nhà ta đều ít nhất bị kém 1 giải tần số nào đó (trong vùng 30-15KHz)!
Còn tại sao HDMI lại ra các tiêu chuẩn của họ và có compliance test!
Còn tranh luận nhiều chắc chẳng dẫn đến đâu cả, chỉ có mỗi một điều chắc đúng là khi 1 sợi cáp HDMI đạt tiêu chuẩn (compiance test passed) thì muốn nâng thêm chất lựong của nó sẽ rất khó nếu nó không quá dài. Còn rất dài thì cũn glaji là 1 chuyện khác nữa...
Em cứ trích thử cái bài viết về truyền video chuẩn H.264/AVC (bằng wireless để khuếch đại thêm một chút về sự ngăt quãng so với yêu cầu realtime của luồng video vì tất nhiên truyền qua HDMI nhanh hơn wireless rất nhiều lần). Họ giải thích rất rõ dù qua đủ mọi loại sửa lỗi, đoán trước frame... chuyện mất frame, nhiễu muỗi (jitter), artefact... vẫn tồn tại.
https://docs.google.com/viewer?a=v&...tN5Leo&sig=AHIEtbR9M8LGt2iN0pL55cr7qpvkaqTnpw
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cho mình hỏi? truyền dữ liệu của HDMI từ nơi phát đến nơi nhận là bao nhiêu mét là đảm bảo chất lượng hình ảnh và âm thanh vậy? kể cả qua bộ chia? em xin cảm ơn!!
 

davidhand

Moderator
Re: Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

không biết bác không biết hay cố ý lờ về test mù!
Test mù là 1 việc rất phụ thuộc vào cảm tính. Có labor họ mời các chuyên gia, cho nghe thử nhạc gốc và nhạc được trộng thêm nhiễu, thì 9/10 chấm cho nhạc trộn nhiễu hay. Ngay ở VN mình các nác bên VNAV cãi nhau về nghe hay, không hay rủ nhau đến viện Tai-Mũ-Họng. Họ cho đeo tai nghe và cho từng âm thanh tần số xác định đến từng cái tai của từng người. Kết quả các bác nhà ta đều ít nhất bị kém 1 giải tần số nào đó (trong vùng 30-15KHz)!
Còn tại sao HDMI lại ra các tiêu chuẩn của họ và có compliance test!
Còn tranh luận nhiều chắc chẳng dẫn đến đâu cả, chỉ có mỗi một điều chắc đúng là khi 1 sợi cáp HDMI đạt tiêu chuẩn (compiance test passed) thì muốn nâng thêm chất lựong của nó sẽ rất khó nếu nó không quá dài. Còn rất dài thì cũn glaji là 1 chuyện khác nữa...
Em cứ trích thử cái bài viết về truyền video chuẩn H.264/AVC (bằng wireless để khuếch đại thêm một chút về sự ngăt quãng so với yêu cầu realtime của luồng video vì tất nhiên truyền qua HDMI nhanh hơn wireless rất nhiều lần). Họ giải thích rất rõ dù qua đủ mọi loại sửa lỗi, đoán trước frame... chuyện mất frame, nhiễu muỗi (jitter), artefact... vẫn tồn tại.
https://docs.google.com/viewer?a=v&...tN5Leo&sig=AHIEtbR9M8LGt2iN0pL55cr7qpvkaqTnpw

Nghe nó khác với nhìn Bác ơi. E thì ko giỏi về điện tử và truyền số nên chỉ test bằng mắt được thôi. Cái vụ test mù của e trước đây cũng là do mấy Bác chơi HD ở VT tranh cãi vụ cáp rẻ tiền hay đắt tiền mà ra đó, e ko biết người ta test kiểu gì và bằng gì nhưng bằng mắt thì đúng là chẳng thể phân biệt được. E còn dùng cả cái cọng 15m (hồi đó e mua hơn 700k) vào thử với mấy cọng 2, 3m đắt tiền nữa kìa, vậy mà nhiều Bác vẫn đoán sai đấy thôi. Qua vụ đó đến giờ e chơi cả bluray iso và 3D Iso vẫn chơi cáp 15m giá có 32 AUD mà hình thì mượt chẳng chê vào đâu được, nhiều bác đã qua nhà e xem có thể xác nhận điều này. Nói thật là nếu hình nó mà đẹp hơn thật thì cáp có đắt gấp 10 lần e sẵn sàng mua ngay. Dẫn chứng là e đã phải bỏ hết 1 loạt đầu phát hiện có để rước cái OPPO 93 về cũng chỉ vì phần hình nó nhỉnh hơn thôi đó.
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

...e ko biết người ta test kiểu gì và bằng gì nhưng bằng mắt thì đúng là chẳng thể phân biệt được...

Nói chung là tùy nhu cầu!
Nhưng mà ai khẳng định cáp (cáp gì cũng thế) làm hình đẹp hơn gốc thì không thể đúng được. Cáp tối đa là có thể làm cho hình ảnh (hay cả âm thanh) không thay đổi so với gốc thôi, còn lại là ít thay đổi so với gốc!
Còn như em đã viết từ các phần trước, mang lý thuyết truyền dữ liệu ra để khẳng định bit phải là bit trong truyền âm thanh và hình ảnh số thì không đúng lắm. Mô tả đơn giản em viết là sửa lỗi cho âm thanh và hình ảnh "dễ tính" nhưng chắc các bác làm chuyên môn phản đối khi đọc từ này. Nhưng đọc kỹ về truyền hình ảnh (âm thanh số) sẽ thấy cái "hình tượng" em sử dụng không sai lắm nếu đem hình ảnh tái tạo lại sau khi mã hóa - truyền - giải mã lại so với hình ảnh gốc. Còn để phân biệt được sự khác nhau lại là 1 chuyện khác, với thiết bị hiển thị (phát) rất tốt thì có thể, còn không thì đúng là kỹ thuật hiện nay (xin đọc về chuẩn video H.264/AVC) khá tốt để tạo lại bằng ghép các phần nhận được, tạo ra phần không nhận được bằng ghép so sánh với frames trước/dự đoán để xây dựng 1 frame ảnh hoàn chỉnh dù đường truyền không tốt, dữ liệu bị gián đoạn...!
Tuy vậy, mọi người đều công nhận khi dây khá dài thì lỗi gây ra làm chất lượng hình ảnh giảm rõ rệt. Và ngay cái chuẩn HDMI này cũng còn bị giới hạn ở độ dài (không phải 15 mét như ở topic kia khẳng định) dù cáp có đắt đến đâu (hình như với video 1080i khoảng hơn 40 mét và 1080p còn 1/2 chiều dài thì lỗi làm cho việc truyền tìn hiệu hầu như không được nữa)!
 

tunghdag

Member
Đề tài này tranh cãi nhau nhiều rồi,hai quan điểm chẳng ai chịu ai.
Còn đây là quan điểm của mình: khi sử dụng thử qua cả hai loại-mắt thấy,tai nghe-nếu cảm nhận hai loại không có sự khác biệt thì nhằm loại rẻ tiền mà quất,chừng nào nó hư thì thay sợi khác;không có chuyện chơi sợi cáp đắt tiền cho xứng tầm với các thiết bị khác đâu.
Chấm hết.
 

caphdmi

New Member
Ðề: Re: Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

Nói chung là tùy nhu cầu!
Nhưng mà ai khẳng định cáp (cáp gì cũng thế) làm hình đẹp hơn gốc thì không thể đúng được. Cáp tối đa là có thể làm cho hình ảnh (hay cả âm thanh) không thay đổi so với gốc thôi, còn lại là ít thay đổi so với gốc!
Còn như em đã viết từ các phần trước, mang lý thuyết truyền dữ liệu ra để khẳng định bit phải là bit trong truyền âm thanh và hình ảnh số thì không đúng lắm. Mô tả đơn giản em viết là sửa lỗi cho âm thanh và hình ảnh "dễ tính" nhưng chắc các bác làm chuyên môn phản đối khi đọc từ này. Nhưng đọc kỹ về truyền hình ảnh (âm thanh số) sẽ thấy cái "hình tượng" em sử dụng không sai lắm nếu đem hình ảnh tái tạo lại sau khi mã hóa - truyền - giải mã lại so với hình ảnh gốc. Còn để phân biệt được sự khác nhau lại là 1 chuyện khác, với thiết bị hiển thị (phát) rất tốt thì có thể, còn không thì đúng là kỹ thuật hiện nay (xin đọc về chuẩn video H.264/AVC) khá tốt để tạo lại bằng ghép các phần nhận được, tạo ra phần không nhận được bằng ghép so sánh với frames trước/dự đoán để xây dựng 1 frame ảnh hoàn chỉnh dù đường truyền không tốt, dữ liệu bị gián đoạn...!
Tuy vậy, mọi người đều công nhận khi dây khá dài thì lỗi gây ra làm chất lượng hình ảnh giảm rõ rệt. Và ngay cái chuẩn HDMI này cũng còn bị giới hạn ở độ dài (không phải 15 mét như ở topic kia khẳng định) dù cáp có đắt đến đâu (hình như với video 1080i khoảng hơn 40 mét và 1080p còn 1/2 chiều dài thì lỗi làm cho việc truyền tìn hiệu hầu như không được nữa)!

đúng như bác nói. các bác cầm thử 1 sợi hdmi 20m (dây thường nha) và 1 sợi 15m (dây thường luôn) dây 20m sẽ to hơn dây 15m nhiều, vì dây thân 20m cần loại lớn để truyền tín hiệu đi xa sẽ không bị nhiễu, 25m 30m các bác sẽ có 1 thiết bị khuếch đại tín hiệu trong dây lên nên giá nó sẽ đội hơn rất nhiều,
thứ 2: bác nào nói dây hdmi ko bị nhiễu (1 là có 2 là không) cứ qua em test trên 2 sợi 10m cùng 1 PC ra tivi, dây 10m đầu tiên e xài 1 năm rồi đang đi trên tường, còn dây thứ 2 em tháo trong bịch nguyên ra thử là biết 1 là có 2 là không liền
nếu các bác muôn đi xa 40M hdmi thì chỉ có dùng bộ chia hdmi hoặc gộp hdmi, nó sẽ khuếch đại tín hiệu lên, xa hơn 80m thì mình có cách khác.hihi
p/s: topic nào khẳng định đi dây hdmi 15m bị nhiễu, qua em test sợi 20m bị nhiễu em cho luôn
 

quanghaith2

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Cáp HDMI - Có Hay Không Sự Khác Biệt?

đúng như bác nói. các bác cầm thử 1 sợi hdmi 20m (dây thường nha) và 1 sợi 15m (dây thường luôn) dây 20m sẽ to hơn dây 15m nhiều, vì dây thân 20m cần loại lớn để truyền tín hiệu đi xa sẽ không bị nhiễu, 25m 30m các bác sẽ có 1 thiết bị khuếch đại tín hiệu trong dây lên nên giá nó sẽ đội hơn rất nhiều,
thứ 2: bác nào nói dây hdmi ko bị nhiễu (1 là có 2 là không) cứ qua em test trên 2 sợi 10m cùng 1 PC ra tivi, dây 10m đầu tiên e xài 1 năm rồi đang đi trên tường, còn dây thứ 2 em tháo trong bịch nguyên ra thử là biết 1 là có 2 là không liền
nếu các bác muôn đi xa 40M hdmi thì chỉ có dùng bộ chia hdmi hoặc gộp hdmi, nó sẽ khuếch đại tín hiệu lên, xa hơn 80m thì mình có cách khác.hihi
p/s: topic nào khẳng định đi dây hdmi 15m bị nhiễu, qua em test sợi 20m bị nhiễu em cho luôn

Ở đây đang nói đến cái sợi dây người ta hay dùng là 2-3m, bác đưa mấy sợi dài loằng ngoằng ra làm gì ? Việc truyền tín hiệu đi xa bị nhiễu do chiều dài chủ yếu là do chuẩn truyền chứ chả phải do sợi dây. Với chiều dài > so với chuẩn truyền/kết nối đó quy định thì đừng nói là nhiễu mà tín hiệu còn không nhận được. Ví dụ làm 1 sợi 100m coi, dây có đắt đến đâu cũng bó tay. Cũng như cái sợi cáp mạng thôi, cứ dài quá, cỡ 100m là hết nhận được tín hiệu rồi, cho dù dây có dùng loại tốt. Vậy nên chúng ta đang bàn đến ở đây là dây dùng ở gia đình, các thiết bị kê gần nhau, dài cỡ 2-3m. Không bàn đến các loại quá dài, trách đi lệch vấn đề đang tranh luận.
 
Bên trên