Nguồn: Chistina Larson, Foreign Policy http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/08/16/a_tourist_in_pyongyang?page=0,0
Patrick Chivanec, một giáo sư doanh thương người Mỹ từng được đi thực địa, thăm các sòng bạc, và các trường mẫu giáo ở Bắc Triều Tiên – đã giải thích Vương quốc ẩn dật này ra sao và không giống như kinh thành Mordor (một thành phố giả tưởng trong trường thiên tiểu thuyết Lord of The Rings của Mỹ - người dịch chú dẫn) như thế nào.
Nhân các chuyến đi đặc biệt có hướng dẫn, bố trí cho khách du lịch và được phép của Bình Nhưỡng, Patrick Chovanec, một giáo sư tại Trường Đại học Thanh Hoa của môn Kinh tế và Quản lý tại Bắc Kinh, đã hai lần được viếng thăm Bắc Triều Tiên. Trên mỗi chuyến đi, ông và những người du khách cùng đi của mình đều bị theo sát bởi những người hướng dẫn chính thức, chỉ được phép đến một số khu vực và bị yêu cầu phải xóa những hình ảnh “khó coi” từ máy ảnh digital của họ. Tuy nhiên, các chuyến viếng thăm đã cho Chovanec một cái nhìn hiếm hoi vào bên trong Vương quốc ẩn dật.
Tạp chí mạng FP gần đây đã gặp được Chovanec để chia sẻ kinh nghiệm của mình và để thay mặt đưa chúng ta vào bên trong lăng mộ của Kim Il Sung, một lớp học ở Bắc Triều Tiên và một sòng bạc mạ vàng cho thấy các phần đời sống tốt đẹp hơn. Những gì chúng ta học được chính là: Bắc Triều Tiên thực sự là một nơi những con người bình thường phải uốn mình để sống vì các hoàn cảnh hết sức bất thường.
FP: Ông đã ở đâu trong Bắc Triều Tiên – và ông đã thăm những nơi nào?
PC (Patrick Chovanec): Tôi đã làm hai chuyến đi tới Bắc Triều Tiên. Chuyến thứ nhất là cách đây hai năm, trong Tháng 10 năm 2008. Tôi đến thăm thủ đô Bình Nhưỡng và các vùng chung quanh, bao gồm cả khu phi quân sự [DMZ]. Chuyến đi đã được tổ chức như một phần của một tour du lịch đặc biệt dành cho công dân Hoa Kỳ được mời đến chứng kiến Cuộc Thi đấu Thể thao lớn (The Mass Games). Khi ấy, chúng tôi được cho biết là nhóm của chúng tôi đã đánh dấu người công dân Hoa Kỳ thứ 1000 đến thăm đất nước này kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.
Tôi vừa trở về từ chuyến đi thứ nhì của tôi trong tháng Bảy. Lần này tôi được thấy "đặc khu kinh tế" Rason, một phần rất khác của đất nước ở góc xa phía đông bắc của Bắc Triều Tiên, giáp biên giới Nga và Trung Quốc. Chỉ có một số người Mỹ - hoặc người phương Tây từng được phép đến đó. Đây là khu vực biên giới, nơi hai nhà báo Mỹ, Euna Lee và Laura Ling, đã bị bắt hồi năm ngoái.
FP: Du khách nước ngoài phải đối diện với những hạn chế gì ? Ông có được tự do đi lại ở đấy không ?
PC: Hầu hết người Mỹ thường có xu hướng cho rằng đi đi du lịch tới Bắc Triều Tiên là bất hợp pháp như Cuba, nhưng điều đó là không chính xác. Có các trừng phạt về kinh tế, vì vậy bạn không thể làm kinh doanh ở đó, và vì không có quan hệ ngoại giao nên Bộ Ngoại giao cảnh báo rằng chủ yếu bạn đang tự mình xoay sở. Nhưng những rào cản chính lại luôn luôn ở phía bên Bắc Triều Tiên, vốn hiếm khi cấp thị thực cho công dân Mỹ. Điều đó bắt đầu thay đổi trong vài năm qua, nhưng mỗi năm chỉ có một vài nhóm được cho phép.
Tham quan Bắc Triều Tiên không giống như đi thăm bất kỳ nước nào khác. Rất hạn chế. Bạn không thể mang điện thoại di động của mình vào trong nước. Khi bạn vào, họ đánh dấu bất kỳ cuốn sách nào mình mang đi và bạn đang phải mang đủ số đó ra khỏi nước. Kinh Thánh hay bất cứ sách vở gì liên quan đến [Nam] Triều Tiên đều bị cấm. Mỗi nhóm có hai "kẻ trông nom" để canh chừng tất cả mọi người. Bạn không thể rời khỏi khách sạn mà không có một người canh chừng và khi đi ra bên ngoài, bạn phải luôn luôn đi cùng với nhóm (và đừng đùa với việc này, trong năm 2008, một người Hàn Quốc 53 tuổi, tự mình đi lang thang ra ngoài để xem mặt trời mọc đã bị một người lính bắn vào đầu và giết chết). Bạn phải hỏi phép người canh chừng khi muốn chụp bất kỳ hình ảnh gì, mặc dù sau cùng thì hầu hết du khách cũng chụp được hàng trăm bức ảnh. Tuy nhiên, khi bạn ra khỏi đất nước, những người lính biên phòng có thể xem lại các bức ảnh trong máy của bạn và bắt bạn phải xóa bỏ bất kỳ hình ảnh gì họ cho là chướng mắt.
FP: Các ấn tượng của ông đối với Bình Nhưỡng là gì ?
PC: Bình Nhưỡng là nơi phô trương của đất nước. Cuộc sống ở đó là một thứ đặc quyền chỉ dành cho các đối tượng trung thành và hữu ích nhất với chế độ. Nhưng ngoài các tượng đài lớn - gồm một phiên bản Arc de Triump của Paris lớn hơn thật - tất cả các tòa nhà còn lại đều là các cấu trúc bằng bê tông màu xám xịt. Rất ít tòa nhà cao hơn tám từng bởi vì họ không có thang máy. Nếu bạn nhìn qua các cửa sổ, tất cả các phòng ốc- dù là văn phòng làm việc hoặc căn hộ để ở - đều có hai bức chân dung Kim Il Sung và Kim Jong Il treo trên tường. Dọc đường, không hề có quảng cáo hoặc biển báo thương mại, chỉ có các áp phích và bảng hiệu tuyên truyền. Mỗi vài góc phố lại có các kiốt nhỏ màu xanh và trắng bán nước giải khát. Các vỉa hè không đông đúc như ở Trung Quốc và các đường phố là rất rộng. Tại mỗi giao lộ đều có một nữ cảnh sát viên mặc đồng phục - họ nói mình được tuyển lựa vì sắc đẹp - để chỉ đạo giao thông với các điệu bộ diễu hành rất chuẩn xác. Một điều thực sự làm tôi ngạc nhiên là con số của những chiếc sedan và SUV sang trọng, với những thương hiệu như BMW và Mercedes trên đường phố trong thành phố. Rõ ràng là ai đó có tiền mặt và các mối quan hệ.
Ở khắp nơi bạn đi tại Bình Nhưỡng, đường chân trời đều bị chi phối bởi khách sạn Ryugyong, một kim tự tháp bằng bê tông cao 105 tầng, phủ bóng lên các thành phố như Bộ Sự Thật hình Kim tự tháp trong tiểu thuyết 1984 của Orwell. Khách sạn này định trở thành một khách sạn cao nhất thế giới, nhưng cuối cùng vì cấu trúc không an toàn nó đã không bao giờ được hoàn thành. Nó đứng đó, bị bỏ rơi, từ năm 1992. Không hề xuất hiện trên bất kỳ bản đồ chính thức, và cũng không một ai buồn nói về nó, bởi vì đấy là một sự xấu hổ kinh khủng.
Dù sao, điều đáng nhớ nhất về Bình Nhưỡng là bóng tối mù mịt hoàn toàn phủ xuống vào ban đêm. Bởi vì thiếu điện thành ra khó có đèn chiếu sáng - chỉ một vài bóng đèn ở đây đó và ánh đèn pha của xe buýt chạy ngang qua mà thôi. Mọi người thức dậy đi ra ngoài nhưng tất cả những gì có thể thấy là các bóng lù mù ngay cạnh mình. Quay lại khách sạn nhìn ra ngoài cửa sổ và cũng chỉ không có gì. Tựa như cả thành phố đã bị bóng đêm nuốt chửng.
FP: Thế còn khu vực mà ông vừa viếng thăm gần đây hơn ở phía đông bắc ? Ông so sánh thấy khu ấy thế nào ?
PC: Rason ở cách Bình Nhưỡng rất xa trong mọi ý nghĩa mà bạn có thể nghĩ đến, nhưng Rason cũng quan trọng không kém trong nhiều phương diện. Vùng đông bắc đã là tâm điểm của nạn đói khủng khiếp từng diễn ra trong thập niên 1990. Người dân ở đó đã phải sáng tạo để tồn tại. Họ dựng nên các khu chợ tư nhân để bán rau quả mà họ trồng được trong khu vườn của mình, hoặc những con thỏ họ tự nuôi lấy. Vùng biên giới dọc theo sông Tumen đã trở thành điểm vượt chính cho người tị nạn chạy trốn sang Trung Quốc, và cho hàng hoá buôn lậu từ Trung Quốc vào lại Bắc Triều Tiên. Sau nạn đói, chính phủ đã cố gắng để hòa hợp với tình huống bằng cách thiết lập một khu kinh tế đặc biệt, mục đích là để thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy thế, ngoài một sòng đánh bạc lớn ra thực chẳng có gì nhiều đã xảy ra.
Vì vậy, Rason mang lại một khung cửa sổ hé mở về một thực tế bạo dạn hơn so với Bình Nhưỡng. Hầu hết các tuyến đường được trải nhựa. Khu quảng trường chính của thành phố - trang trí bằng khẩu hiệu "Kim Il Sung là mặt trời của thế kỷ 21!" - từ lâu đã đổ nát loang lổ lỗ chỗ. Khi bình minh, cả thành phố thức dậy từ các bài hát và khẩu hiệu yêu nước inh ỏi từ những cái loa phóng thanh. Trong ngày, người dân đi lại kéo đẩy đồ đạc - kể cả con cái của họ - trong những xe đẩy tạm bợ. Ban đêm, xe jeep cảnh sát ngược xuôi trong bóng tối như loài cá mập, hò hét những mệnh lệnh khắc nghiệt qua loa phóng thanh của mình vào những người qua lại. Kinh tế rất cơ bản. Giới nông dân phụ thuộc vào những con bò gầy trơ xương để cày ruộng. Đội tàu đánh cá địa phương bao gồm những con tàu cũ rỉ sét khạc ra quá nhiều dầu khói trông như thể chúng đang bốc cháy. Khi đến thăm Bình Nhưỡng, bạn đã bị che đậy khỏi rất nhiều những thứ này, nhưng ở Rason, bạn sẽ có được một cái nhìn tốt hơn vào cuộc sống là thực sự như thế nào đối với hầu hết người Bắc Hàn.
FP: Có phải tôi nghe ông vừa đề cập đến một sòng đánh bạc?
PC: Đúng thế, thoạt đầu khi người Bắc Hàn thiết lập đặc khu kinh tế Rason, họ đạt được một thỏa thuận với một nhà tài phiệt kinh doanh mờ ám người Hong Kong để xây dựng khách sạn Hoàng đế và Sòng bạc, một khu nghỉ mát năm sao trị giá 180 triệu bên bờ biển. Nơi này thực sự trở thành một điểm thu hút các nhóm tham quan Trung Quốc đến đánh bạc. Sau đó, vào năm 2004, một quan chức địa phương từ Yanbian, ngay bên kia biên giới Trung Quốc, thua 3.5 triệu RMB (gần nửa triệu đô la) tiền biển thủ công quỹ ở các bàn đánh bạc tại sòng Hoàng đế. Trung Quốc đã phát động một cuộc đàn áp lớn vào các du khách, và địa điểm này đã trở thành hoang địa từ đấy. Chúng tôi có ghé qua để kiểm tra sự tình. Khách sạn có mở cửa và đầy đủ nhân viên. Có một quầy điện thoại của Anh Quốc màu đỏ tươi tại hành lang, một bếp ăn tự chọn cầu kỳ trông ra biển, và các em gái chạy lăng xăng xung quanh với những cái đập ruồi điện có hình dạng như những chiếc vợt tennis. Tất cả mọi thứ như đang sẵn sàng hoạt động, nhưng tôi không nghĩ rằng có khách nào đã đến ở đấy trong nhiều năm rồi. Đẹp siêu thực.
FP: Bạn có gặp bất kỳ nhà đầu tư khác trong vùng "kinh tế đặc biệt" hay không ?
PC: Sự thực là, chúng tôi có gặp một số người Mỹ. Đúng ra, họ là những nhà truyền giáo có bản doanh ngay bên kia biên giới ở Trung Quốc. Dĩ nhiên, họ không thể giảng đạo ở Bắc Triều Tiên nhưng họ đã đến như những "nhà đầu tư" để xây dựng và tổ chức một trại trẻ mồ côi, một nhà máy bánh mì và một nhà máy sản xuất sữa đậu nành-. Những "nhà doanh nghiệp" này không làm ra tiền, họ chỉ ở đó để giúp đỡ mọi người. Cho đến nay, một trong những chủ đề phổ biến nhất trong tuyên truyền của Bắc Triều Tiên là có liên quan đến những người truyền giáo Christian ác độc đã tiêm vào trẻ em Triều tiên các mầm bệnh chết người trước cuộc cách mạng. Họ thậm chí còn đưa câu chuyện vào sách truyện tranh cho trẻ em xem. Về mặt chính thức, họ là những quái vật vô nhân đạo. Về mặt không chính thức, chính phủ mời họ vì họ là những người duy nhất sẵn lòng nới dài sợi dây cứu mạng.
FP: Một trong các mục tin tức lớn trong năm qua của Bắc Triều Tiên là vụ tái định giá tiền tệ tai hại. Trong chuyến thăm cuối cùng này, ông có nhìn thấy bất kỳ bằng chứng nào về tác dụng của các vụ việc ấy không ?
PC: Chỉ có những bằng chứng gián tiếp. Một trong những phần thú vị nhất của chuyến đi của chúng tôi là khi họ đã cho chúng tôi đến xem thị trường địa phương ở Rason. Như tôi đã nói, những khu chợ búa này tự mọc lên để đáp ứng với nạn đói, và chính phủ là rất mâu thuẫn, vừa chấp nhận vừa phản đối chúng, do đó rất hiếm khi người nước ngoài được phép thăm những khu chợ này. Không được phép chụp ảnh,và họ còn gọi thêm những người dự bị khác đến - khoảng nửa chục người trông nom nữa - để canh chừng chúng tôi.
Khu chợ khá sinh động, rõ ràng bao gồm mọi giới từ tất cả các tầng lớp xã hội - quân nhân, trẻ em còn đi học, các gia đình. Chợ được đặt trong một tòa nhà bằng kim loại lớn gấp nếp, với các khu khác nhau dành cho giày dép, quần áo, đồ dùng lặt vặt bằng nhựa và những dụng cụ học đường. Hầu hết các hàng hóa trông như đều được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tất cả những người bán là những phụ nữ tuổi trung niên. Vì các vụ đàn áp gần đây, họ là những người duy nhất vẫn được phép bán; các giới khác đều bị buộc phải trở lại đơn vị làm việc của mình. Vụ thay đổi tiền cũng rất tác hại. Rất nhiều người buôn bị mất tất cả vốn lẫn lời mà họ có thể đã từng dành dụm được. Một số người suy đoán rằng đó là dụng ý của vụ thay đổi giá tiền.
Các thành phần khác bị ảnh hưởng hết sức nặng nề bởi sự tái định giá tiền tệ là những thương nhân Trung Quốc. Họ cũng bị lột sạch và rất nhiều người trong số họ đã thôi không còn đi buôn được nữa. Chúng tôi chỉ thấy một số ít thương nhân Trung Quốc ở tại khách sạn của mình. Mặc dù thực tế là Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc để tồn tại, đất nước này chính xác không phải một môi trường dễ dàng cho những người Trung Quốc từng cố làm ăn ở đó. Mùa hè này, trên một khu vực khác dọc biên giới, có hai thương nhân Trung Quốc đã bị bắt và bị đánh đến chết vì các Bộ đội biên phòng Bắc Triều Tiên nghi ngờ họ làm gián điệp.
FP: Thế còn tình hình thực phẩm thì ra sao ? Có tin đồn là Bắc Triều Tiên có thể sắp bị một nạn đói khác.
PC: Đến chợ, có một phần ngoài trời nơi mọi người đang bán rau có lẽ là trồng trên mảnh vườn riêng của họ. Khi rời đi, tôi hỏi liệu chúng tôi có thể đi nhanh dọc theo các dãy bán hàng. Họ trả lời là "Không, dứt khoát không được phép". Thực phẩm là một vấn đề quá nhạy cảm và sự việc người tự trồng, bán thực phẩm của họ thực sự là một nỗi đau cho chế độ.
Một số các thành viên khác trong nhóm của chúng tôi, những người hiểu biết nhiều về nghề nông hơn tôi, đã cho biết là những cây bắp trong các cánh đồng chúng tôi đi ngang qua nhìn còi cọc - chỉ cao đến đầu gối tại một thời điểm trong mùa mà lẽ ra chúng phải cao ngang vai. Nếu đó là sự thật, chính là vì không có phân bón hóa học, vốn cần đến dầu nhập khẩu để làm ra. Những phân bón duy nhất họ có được là phân chuồng - chất thải của con người - mà họ thu thập từ những chiếc xe bò kéo. Họ cũng đã trồng năm này qua năm khác làm suy giảm các chất dinh dưỡng trong đất. Tôi đoán có thể vì đã sống sát cạnh cơn đói nên họ không thể để cho bất kỳ cánh đồng nào bỏ hoang, nhưng kết quả là đã gây ra giảm sản lượng và cuối cùng là mất mùa.
Chỉ một lần có một thanh niên đã đến chỗ chúng tôi để xin thức ăn. Rất nhanh chóng anh ta bị những người trông nom chúng tôi xua đi và bị họ nghiêm khắc lên lớp. Tôi hy vọng chỉ xảy ra đến thế thôi. Đó là một tình trạng rất đau khổ. Ngay cả nếu như người dân không đói, cũng khá rõ ràng là cuộc sống khó khăn.
FP: Ông có còn khám phá ra điều gì khác nữa không ?
PC: Chúng tôi đã đến thăm một nhà trẻ ở Rason để xem một buổi biểu diễn của các học sinh. Trong khi chờ đợi buổi biểu diễn bắt đầu, chúng tôi đã có được một cái nhìn bao quát. Trên một trong những bức tường là một bức tranh từ một bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Bắc Triều Tiên cho thấy một con vật dễ thương trong rừng khòm lưng sau một cỗ súng máy bắn dạt kẻ thù của mình đi. Một số tranh vẽ của trẻ em đã được dán trên một bức tường khác ở hành lang. Một bức cho thấy chiếc xe tăng của Bắc Triều Tiên chạy cán lên quân địch và một bức cho thấy máy bay phản lực của Bắc Triều Tiên bắn hạ máy bay địch. Cạnh đấy là các bức vẽ tiêu biểu của tuổi thơ gồm bong bóng bay, chim và các chú thỏ con. Sự tương phản này làm quặn đau lòng bạn. Một số thành viên khác trong nhóm của chúng tôi tình cờ vào một phòng học dành cho việc giảng dạy về tội ác chiến tranh của Mỹ. Sự trớ trêu, sau này chúng tôi phát hiện ra là các trường được tài trợ một phần bởi sự đóng góp của những người Mỹ gốc Hàn Quốc.
FP: Có bao nhiêu ngưuời Bắc Triều Tiên có thể đi du lịch quanh đất nước của họ ?
PC: Người Bắc Triều Tiên không được phép đi lại tự do, họ phải có giấy tờ. Nếu trú lại ở bất cứ nơi nào ngoài quê quán của mình mà không có giấy tờ thích hợp, họ có thể bị bắt và bị bỏ tù một năm hoặc hơn. Tuy nhiên, các đơn vị lao động có tổ chức các "chuyến tham quan" cưỡng bách đến các khu vực yêu nước quan trọng, như bảo tàng Chiến tranh Triều Tiên ở Bình Nhưỡng chẳng hạn, như một phần giáo dục tư tưởng cho mọi công dân.
Đỉnh cao của mạch hành hương là lăng mộ của Kim Il Sung. Lăng mộ này nằm trong một cung điện rộng lớn ở ngoại ô Bình Nhưỡng và làm cho ngay cả ngôi mộ của Mao ở Thiên An Môn trông chỉ như một căn nhà nhỏ khi so sánh với nó. Cuộc viếng thăm trông giống như một kinh nghiệm vô cùng căng thẳng đối với hầu hết người Bắc Hàn, khi họ được dẫn ngang qua một bức tượng bằng đá cẩm thạch trắng rất lớn của vị lãnh đạo vĩ đại với ánh nắng mặt trời rực rỡ phía sau ông ta, sau đó vào một phòng chờ, nơi họ được nghe chuyện kể về những người trên thế giới đã khóc lóc và bứt tóc bứt tai đau khổ như thế nào khi biết được tin cái chết của Kim vào năm 1994. Cuối cùng họ được đi vào phòng thánh linh thiêng, nơi quàn thi hài của Kim. [Khi tôi đến đấy vào năm 2008] phòng quàn kêu răng rắc bởi những năng lượng xúc cảm. Xung quanh thì hài, tôi thấy người Hàn Quốc - đặc biệt là các phụ nữ lớn tuổi trong bộ áo choàng truyền thống - thổn thức trong nước mắt. Đó là một kinh nghiệm suy nhược và bất ngờ.
Một điểm đến quan trọng khác là "Triển lãm Hữu nghị Quốc tế" đào sâu trong rặng núi Myohyangsan, khoảng hai giờ lái xe về phía bắc của Bình Nhưỡng. Về bản chất, đây là hai khu phức hợp bảo tàng chìm dưới đất, dành để trưng bày hàng ngàn quà tặng ngoại giao mà Kim Il Sung và Kim Jong Ill, con trai ông nhận được. (Bố Kim, dù đã chết, vẫn còn chính thức là vị chủ tịch của đất nước, do đó, ngay cả hiện nay ông vẫn còn được hưởng quà). Những quà nổi bật bao gồm một chiếc xe chống đạn quà tặng từ Stalin, một con cá sấu tươi cười từ Sandinistas của Nicaragua và bóng rổ có chữ ký của Michael Jordan do Madeleine Albright mang đến cho Kim Jong Il. Nhưng phòng trưng bày sản phẩm thú vị nhất là - thường là những băng hình video lỗi thời, màn hình máy tính và máy nghe nhạc MP3 - gửi đến từ các công ty Hàn Quốc theo cam kết của các công ty Nam Hàn trong chính sách “ánh nắng mặt trời ". Tuyệt đối không có gì diễn đạt được ngăn cách rộng lớn giữa thế giới của chúng tôi và họ hơn là việc nhìn vào khuôn mặt các đơn vị công tác của Bắc Triều Tiên khi họ dí mũi vào tủ kính để cố nhìn cho được rõ hơn những thứ chưa- bao giờ-được-nhìn-thấy mà đối với chúng tôi, trông giống như những thứ bán clearance ở cửa tiệm Best Buy.
FP: Dân chúng phản ứng ra sao khi nhìn thấy đoàn của ông ?
PC: Dân Bắc Triều Tiên là một lũ người khá thận trọng – tôi nghĩ, không phải chỉ thận trọng với nước ngoài mà còn cả với lẫn nhau nữa. Tối thiểu là trước công chúng, họ rất dè dặt. Trong chuyến thăm đến lăng Kim Il Sung, chúng tôi gặp những oán giận và sợ hãi không thể nhầm lẫn được có lẽ vì họ vừa trải qua một kinh nghiệm rất mạnh của riêng mình. Thường xuyên hơn, hoặc là chúng tôi nhận được những cái nhìn ngạc nhiên thất thần hoặc những người giả vờ như không để ý đến chúng tôi - mặc dù bạn có thể nhận được một nụ cười e thẹn nếu như chúng đặc biệt buồn cười. Những người phụ nữ bán hàng ở chợ Rason đã thực sự mỉm cười, cười to và vẫy tay chào chúng tôi, vốn đấy là điều không bình thường. Nhưng bạn biết đấy, luôn luôn có những chuyện ngạc nhiên. Một anh bộ đội biên phòng, khi kiểm tra hành lý của tôi xong, đã nói "cảm ơn ông" bằng tiếng Anh nặng giọng khiến đã khiến tôi bật ra một nụ cười toe toét tự hào.
Mọi người thường hỏi liệu chúng tôi có bao giờ có cơ hội để được nói chuyện với những người dân thường. Câu trả lời là không. Đơn giản là không được phép. Tất cả mọi người Bắc Triều Tiên đều biết như thế vì vậy họ sẽ chủ động trong bắt đầu bất kỳ liên hệ nào. Thực ra, đến gần một người dân Bắc Triều Tiên và cố gắng tìm cách nói chuyện với họ có thể đưa họ đến sự nguy hiểm. Và dù sao thì tôi cũng không nói được tiếng Hàn Quốc, do đó, có ích lợi gì đâu? Bạn có thể nói chuyện với những kẻ trông nom mình, tuy nhiên, và đáng ngạc nhiên, là cuối cùng thì họ cũng chỉ cho mình một cánh cửa tiết lộ rất ít vào cách nghĩ của người Bắc Triều Tiên. Rõ ràng họ là những người không điển hình, và họ có một nguyên nhân cho sự hiện diện của họ, nhưng ngay cả khi họ đang che dấu hoặc đang đốn đẽo vào đường lối của đảng hay chỉ hành động một cách kỳ cục, nếu lắng nghe và suy nghĩ bạn có thể biết được rất nhiều từ sự tương tác này.
FP: Cuộc thi Đấu Thể Thao Lớn (The Mass Games) đang diễn ra trong tháng này - hãy cho chúng tôi biết về sự kiện này.
PC: Cuộc thi Đấu Thể thao Lớn không phải là các thi đấu thể thao trong ý nghĩa tranh tài. Đó là cuộc biểu diễn lớn diễn ra tại một sân vận động có kích cỡ Olympic, trình diễn một đội "diễn viên" hơn 100.000 người tham gia. Gần như tất cả những người trẻ tuổi ở bên trong và xung quanh thành phố Bình Nhưỡng dành phần lớn thì giờ hàng năm để tập luyện và biểu diễn. Nửa số họ ngồi trong những hàng đối diện với khán giả, giơ cao những tấm bìa màu để tạo nên những hình ảnh tỉ mỉ theo lối chắp nối mosaic để tán dương đất nước và các nhà lãnh đạo. Phần còn lại trình diễn các điệu nhảy tập thể đồng bộ, karate và thể dục dụng cụ ngay trong khu vực của mình. Kết quả ngoạn mục là một loại pha trộn giữa gánh xiếc Cirque du Soleil và một cuộc biểu tình ở Nuremberg. Thật là khó để biết rằng liệu nên đứng lên cổ vũ hoặc là cứ hoàn toàn sững người vì kinh hoàng. Một số người đã so sánh Cuộc Thi Đấu Thể Thao Lớn của Bắc Triều Tiên với lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh, nhưng những gì tôi thấy ở Bình Nhưỡng đã dễ dàng thổi bay so sánh ấy. Tôi có ý muốn nói rằng, họ thực sự bắn phóng những người biểu diễn nhào lộn ngang qua khán đài, nhào lộn không dây trên không trung và chụp bắt được họ lại trong những cái lưới. Đúng hơn phải nói là không có gì trên trái đất này giống như thế.
FP: Ông có thấy nhân vật nổi tiếng nào trong các chuyến đi không ?
PC: Ngoài các xác của Kim Il Sung, người mà dân Bắc Triều Tiên tin là con người vĩ đại nhất từng sống? Này, khó mà vươn cao hơn thế nhé. Nhưng nếu bạn hỏi liệu chúng tôi có được gặp Kim Jong Il hay cậu con trai, người đang chuẩn bị nối ngôi, kẻ còn bí ẩn hơn ông ta thì không, tôi xin lỗi đã làm bạn thất vọng. Mặc dù, nghiêm chỉnh mà nói, có một lần trùng hợp khá ngạc nhiên, trong chuyến đi đầu tiên của tôi. Trên xe buýt xuống đến vùng phi quân sự, một người nào đó nói rằng Christopher Hill, khi ấy là đặc sứ đàm phán Mỹ đã dự tính sẽ đến Bình Nhưỡng bất kỳ ngày nào kề từ hôm ấy. Nhưng tôi nghĩ rằng ông ta sẽ bay đến. Một vài giờ sau đó, chúng tôi đang đi bộ đến các gian hàng tiếp nhận Bắc Triều Tiên, ngay trên vùng Phi Quân sự, khi ra cửa sau thì thấy anh chàng da trắng này đang được bao quanh bởi một số trợ lý, cách chúng tôi chừng 20 bộ. Đó chính là Chris Hill. Tôi muốn hét to: "Này, chúng tôi là người Mỹ đây !" - Nhưng đó không phải điều bạn có thể làm ở phía bắc của cùng Phi quân sự, bao quanh bởi rất nhiều bộ đội biên phòng vũ trang. Ở đó khá căng thẳng. Vì vậy, chúng tôi chỉ nhìn theo khi anh ta nhảy vào trong một chiếc xe van quay đầu về hướng Bình Nhưỡng. Đó là cuộc chạm trán với lịch sử của chúng tôi.
Một nhóm du lịch khác được người Bắc Hàn dẩn đi để chứng kiến việc họ cho nổ tung một phần của cơ sở nguyên tử Yongbyon. Vì vậy, thực sự, bạn không bao giờ biết được mình sẽ được xem gì.
FP: Điều quan trọng nhất mà bạn học được là gì?
PC: Khác biệt lớn là giờ đây đối với tôi, CHDCND Triều Tiên là một nơi chốn có thực. Tôi nghĩ rằng, đối với hầu hết chúng ta, Bắc Triều Tiên ở cùng mặt phẳng tưởng tượng của một sự tồn tại như thành Mordor. Nhưng nó là có thật, và một điều tôi thấy rõ nhất là người dân Bắc Triều Tiên là những người bình thường sống trong hoàn cảnh bất thường. Đó là thế giới duy nhất mà họ biết được, họ cố gắng làm cho nó có ý nghĩa và đối phó với nó với tất cả nỗ lực. Tôi không biết mọi điều sẽ diễn ra như thế nào, nhưng chỉ có thể hy vọng họ sẽ tìm được cách của họ để tham gia nguyên vẹn được vào phần còn lại của chúng ta.
Việc quan trọng thứ hai tôi học được là lòng biết ơn. Nghe thì xưa cũ, nhưng thực không phải như thế. Chẳng phải là lâu lắc gì cho lắm mà một số đông nhân loại phải sống dưới một cơ chế như thế này. Bây giờ chúng tôi nhìn lại và có vẻ như không thể tránh khỏi - sự sụp đổ của Bức tường Berlin, Trung Quốc mở cửa - nhưng nó đã không không tránh khỏi được. Tôi biết ơn là mình có thể về nhà vào cuối chuyến đi của tôi, và tôi biết ơn những người có niềm tin, đã chịu hy sinh để làm cho nơi chốn này trở nên một sự bất thường chứ không phải là quy luật trong thế giới ngày nay.
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
16.08.2010
Patrick Chivanec, một giáo sư doanh thương người Mỹ từng được đi thực địa, thăm các sòng bạc, và các trường mẫu giáo ở Bắc Triều Tiên – đã giải thích Vương quốc ẩn dật này ra sao và không giống như kinh thành Mordor (một thành phố giả tưởng trong trường thiên tiểu thuyết Lord of The Rings của Mỹ - người dịch chú dẫn) như thế nào.
![NorthKorea2.jpg](http://www.foreignpolicy.com/files/NorthKorea2.jpg)
Nhân các chuyến đi đặc biệt có hướng dẫn, bố trí cho khách du lịch và được phép của Bình Nhưỡng, Patrick Chovanec, một giáo sư tại Trường Đại học Thanh Hoa của môn Kinh tế và Quản lý tại Bắc Kinh, đã hai lần được viếng thăm Bắc Triều Tiên. Trên mỗi chuyến đi, ông và những người du khách cùng đi của mình đều bị theo sát bởi những người hướng dẫn chính thức, chỉ được phép đến một số khu vực và bị yêu cầu phải xóa những hình ảnh “khó coi” từ máy ảnh digital của họ. Tuy nhiên, các chuyến viếng thăm đã cho Chovanec một cái nhìn hiếm hoi vào bên trong Vương quốc ẩn dật.
Tạp chí mạng FP gần đây đã gặp được Chovanec để chia sẻ kinh nghiệm của mình và để thay mặt đưa chúng ta vào bên trong lăng mộ của Kim Il Sung, một lớp học ở Bắc Triều Tiên và một sòng bạc mạ vàng cho thấy các phần đời sống tốt đẹp hơn. Những gì chúng ta học được chính là: Bắc Triều Tiên thực sự là một nơi những con người bình thường phải uốn mình để sống vì các hoàn cảnh hết sức bất thường.
FP: Ông đã ở đâu trong Bắc Triều Tiên – và ông đã thăm những nơi nào?
PC (Patrick Chovanec): Tôi đã làm hai chuyến đi tới Bắc Triều Tiên. Chuyến thứ nhất là cách đây hai năm, trong Tháng 10 năm 2008. Tôi đến thăm thủ đô Bình Nhưỡng và các vùng chung quanh, bao gồm cả khu phi quân sự [DMZ]. Chuyến đi đã được tổ chức như một phần của một tour du lịch đặc biệt dành cho công dân Hoa Kỳ được mời đến chứng kiến Cuộc Thi đấu Thể thao lớn (The Mass Games). Khi ấy, chúng tôi được cho biết là nhóm của chúng tôi đã đánh dấu người công dân Hoa Kỳ thứ 1000 đến thăm đất nước này kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.
Tôi vừa trở về từ chuyến đi thứ nhì của tôi trong tháng Bảy. Lần này tôi được thấy "đặc khu kinh tế" Rason, một phần rất khác của đất nước ở góc xa phía đông bắc của Bắc Triều Tiên, giáp biên giới Nga và Trung Quốc. Chỉ có một số người Mỹ - hoặc người phương Tây từng được phép đến đó. Đây là khu vực biên giới, nơi hai nhà báo Mỹ, Euna Lee và Laura Ling, đã bị bắt hồi năm ngoái.
FP: Du khách nước ngoài phải đối diện với những hạn chế gì ? Ông có được tự do đi lại ở đấy không ?
PC: Hầu hết người Mỹ thường có xu hướng cho rằng đi đi du lịch tới Bắc Triều Tiên là bất hợp pháp như Cuba, nhưng điều đó là không chính xác. Có các trừng phạt về kinh tế, vì vậy bạn không thể làm kinh doanh ở đó, và vì không có quan hệ ngoại giao nên Bộ Ngoại giao cảnh báo rằng chủ yếu bạn đang tự mình xoay sở. Nhưng những rào cản chính lại luôn luôn ở phía bên Bắc Triều Tiên, vốn hiếm khi cấp thị thực cho công dân Mỹ. Điều đó bắt đầu thay đổi trong vài năm qua, nhưng mỗi năm chỉ có một vài nhóm được cho phép.
Tham quan Bắc Triều Tiên không giống như đi thăm bất kỳ nước nào khác. Rất hạn chế. Bạn không thể mang điện thoại di động của mình vào trong nước. Khi bạn vào, họ đánh dấu bất kỳ cuốn sách nào mình mang đi và bạn đang phải mang đủ số đó ra khỏi nước. Kinh Thánh hay bất cứ sách vở gì liên quan đến [Nam] Triều Tiên đều bị cấm. Mỗi nhóm có hai "kẻ trông nom" để canh chừng tất cả mọi người. Bạn không thể rời khỏi khách sạn mà không có một người canh chừng và khi đi ra bên ngoài, bạn phải luôn luôn đi cùng với nhóm (và đừng đùa với việc này, trong năm 2008, một người Hàn Quốc 53 tuổi, tự mình đi lang thang ra ngoài để xem mặt trời mọc đã bị một người lính bắn vào đầu và giết chết). Bạn phải hỏi phép người canh chừng khi muốn chụp bất kỳ hình ảnh gì, mặc dù sau cùng thì hầu hết du khách cũng chụp được hàng trăm bức ảnh. Tuy nhiên, khi bạn ra khỏi đất nước, những người lính biên phòng có thể xem lại các bức ảnh trong máy của bạn và bắt bạn phải xóa bỏ bất kỳ hình ảnh gì họ cho là chướng mắt.
FP: Các ấn tượng của ông đối với Bình Nhưỡng là gì ?
PC: Bình Nhưỡng là nơi phô trương của đất nước. Cuộc sống ở đó là một thứ đặc quyền chỉ dành cho các đối tượng trung thành và hữu ích nhất với chế độ. Nhưng ngoài các tượng đài lớn - gồm một phiên bản Arc de Triump của Paris lớn hơn thật - tất cả các tòa nhà còn lại đều là các cấu trúc bằng bê tông màu xám xịt. Rất ít tòa nhà cao hơn tám từng bởi vì họ không có thang máy. Nếu bạn nhìn qua các cửa sổ, tất cả các phòng ốc- dù là văn phòng làm việc hoặc căn hộ để ở - đều có hai bức chân dung Kim Il Sung và Kim Jong Il treo trên tường. Dọc đường, không hề có quảng cáo hoặc biển báo thương mại, chỉ có các áp phích và bảng hiệu tuyên truyền. Mỗi vài góc phố lại có các kiốt nhỏ màu xanh và trắng bán nước giải khát. Các vỉa hè không đông đúc như ở Trung Quốc và các đường phố là rất rộng. Tại mỗi giao lộ đều có một nữ cảnh sát viên mặc đồng phục - họ nói mình được tuyển lựa vì sắc đẹp - để chỉ đạo giao thông với các điệu bộ diễu hành rất chuẩn xác. Một điều thực sự làm tôi ngạc nhiên là con số của những chiếc sedan và SUV sang trọng, với những thương hiệu như BMW và Mercedes trên đường phố trong thành phố. Rõ ràng là ai đó có tiền mặt và các mối quan hệ.
Ở khắp nơi bạn đi tại Bình Nhưỡng, đường chân trời đều bị chi phối bởi khách sạn Ryugyong, một kim tự tháp bằng bê tông cao 105 tầng, phủ bóng lên các thành phố như Bộ Sự Thật hình Kim tự tháp trong tiểu thuyết 1984 của Orwell. Khách sạn này định trở thành một khách sạn cao nhất thế giới, nhưng cuối cùng vì cấu trúc không an toàn nó đã không bao giờ được hoàn thành. Nó đứng đó, bị bỏ rơi, từ năm 1992. Không hề xuất hiện trên bất kỳ bản đồ chính thức, và cũng không một ai buồn nói về nó, bởi vì đấy là một sự xấu hổ kinh khủng.
Dù sao, điều đáng nhớ nhất về Bình Nhưỡng là bóng tối mù mịt hoàn toàn phủ xuống vào ban đêm. Bởi vì thiếu điện thành ra khó có đèn chiếu sáng - chỉ một vài bóng đèn ở đây đó và ánh đèn pha của xe buýt chạy ngang qua mà thôi. Mọi người thức dậy đi ra ngoài nhưng tất cả những gì có thể thấy là các bóng lù mù ngay cạnh mình. Quay lại khách sạn nhìn ra ngoài cửa sổ và cũng chỉ không có gì. Tựa như cả thành phố đã bị bóng đêm nuốt chửng.
FP: Thế còn khu vực mà ông vừa viếng thăm gần đây hơn ở phía đông bắc ? Ông so sánh thấy khu ấy thế nào ?
PC: Rason ở cách Bình Nhưỡng rất xa trong mọi ý nghĩa mà bạn có thể nghĩ đến, nhưng Rason cũng quan trọng không kém trong nhiều phương diện. Vùng đông bắc đã là tâm điểm của nạn đói khủng khiếp từng diễn ra trong thập niên 1990. Người dân ở đó đã phải sáng tạo để tồn tại. Họ dựng nên các khu chợ tư nhân để bán rau quả mà họ trồng được trong khu vườn của mình, hoặc những con thỏ họ tự nuôi lấy. Vùng biên giới dọc theo sông Tumen đã trở thành điểm vượt chính cho người tị nạn chạy trốn sang Trung Quốc, và cho hàng hoá buôn lậu từ Trung Quốc vào lại Bắc Triều Tiên. Sau nạn đói, chính phủ đã cố gắng để hòa hợp với tình huống bằng cách thiết lập một khu kinh tế đặc biệt, mục đích là để thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy thế, ngoài một sòng đánh bạc lớn ra thực chẳng có gì nhiều đã xảy ra.
Vì vậy, Rason mang lại một khung cửa sổ hé mở về một thực tế bạo dạn hơn so với Bình Nhưỡng. Hầu hết các tuyến đường được trải nhựa. Khu quảng trường chính của thành phố - trang trí bằng khẩu hiệu "Kim Il Sung là mặt trời của thế kỷ 21!" - từ lâu đã đổ nát loang lổ lỗ chỗ. Khi bình minh, cả thành phố thức dậy từ các bài hát và khẩu hiệu yêu nước inh ỏi từ những cái loa phóng thanh. Trong ngày, người dân đi lại kéo đẩy đồ đạc - kể cả con cái của họ - trong những xe đẩy tạm bợ. Ban đêm, xe jeep cảnh sát ngược xuôi trong bóng tối như loài cá mập, hò hét những mệnh lệnh khắc nghiệt qua loa phóng thanh của mình vào những người qua lại. Kinh tế rất cơ bản. Giới nông dân phụ thuộc vào những con bò gầy trơ xương để cày ruộng. Đội tàu đánh cá địa phương bao gồm những con tàu cũ rỉ sét khạc ra quá nhiều dầu khói trông như thể chúng đang bốc cháy. Khi đến thăm Bình Nhưỡng, bạn đã bị che đậy khỏi rất nhiều những thứ này, nhưng ở Rason, bạn sẽ có được một cái nhìn tốt hơn vào cuộc sống là thực sự như thế nào đối với hầu hết người Bắc Hàn.
FP: Có phải tôi nghe ông vừa đề cập đến một sòng đánh bạc?
PC: Đúng thế, thoạt đầu khi người Bắc Hàn thiết lập đặc khu kinh tế Rason, họ đạt được một thỏa thuận với một nhà tài phiệt kinh doanh mờ ám người Hong Kong để xây dựng khách sạn Hoàng đế và Sòng bạc, một khu nghỉ mát năm sao trị giá 180 triệu bên bờ biển. Nơi này thực sự trở thành một điểm thu hút các nhóm tham quan Trung Quốc đến đánh bạc. Sau đó, vào năm 2004, một quan chức địa phương từ Yanbian, ngay bên kia biên giới Trung Quốc, thua 3.5 triệu RMB (gần nửa triệu đô la) tiền biển thủ công quỹ ở các bàn đánh bạc tại sòng Hoàng đế. Trung Quốc đã phát động một cuộc đàn áp lớn vào các du khách, và địa điểm này đã trở thành hoang địa từ đấy. Chúng tôi có ghé qua để kiểm tra sự tình. Khách sạn có mở cửa và đầy đủ nhân viên. Có một quầy điện thoại của Anh Quốc màu đỏ tươi tại hành lang, một bếp ăn tự chọn cầu kỳ trông ra biển, và các em gái chạy lăng xăng xung quanh với những cái đập ruồi điện có hình dạng như những chiếc vợt tennis. Tất cả mọi thứ như đang sẵn sàng hoạt động, nhưng tôi không nghĩ rằng có khách nào đã đến ở đấy trong nhiều năm rồi. Đẹp siêu thực.
FP: Bạn có gặp bất kỳ nhà đầu tư khác trong vùng "kinh tế đặc biệt" hay không ?
PC: Sự thực là, chúng tôi có gặp một số người Mỹ. Đúng ra, họ là những nhà truyền giáo có bản doanh ngay bên kia biên giới ở Trung Quốc. Dĩ nhiên, họ không thể giảng đạo ở Bắc Triều Tiên nhưng họ đã đến như những "nhà đầu tư" để xây dựng và tổ chức một trại trẻ mồ côi, một nhà máy bánh mì và một nhà máy sản xuất sữa đậu nành-. Những "nhà doanh nghiệp" này không làm ra tiền, họ chỉ ở đó để giúp đỡ mọi người. Cho đến nay, một trong những chủ đề phổ biến nhất trong tuyên truyền của Bắc Triều Tiên là có liên quan đến những người truyền giáo Christian ác độc đã tiêm vào trẻ em Triều tiên các mầm bệnh chết người trước cuộc cách mạng. Họ thậm chí còn đưa câu chuyện vào sách truyện tranh cho trẻ em xem. Về mặt chính thức, họ là những quái vật vô nhân đạo. Về mặt không chính thức, chính phủ mời họ vì họ là những người duy nhất sẵn lòng nới dài sợi dây cứu mạng.
FP: Một trong các mục tin tức lớn trong năm qua của Bắc Triều Tiên là vụ tái định giá tiền tệ tai hại. Trong chuyến thăm cuối cùng này, ông có nhìn thấy bất kỳ bằng chứng nào về tác dụng của các vụ việc ấy không ?
PC: Chỉ có những bằng chứng gián tiếp. Một trong những phần thú vị nhất của chuyến đi của chúng tôi là khi họ đã cho chúng tôi đến xem thị trường địa phương ở Rason. Như tôi đã nói, những khu chợ búa này tự mọc lên để đáp ứng với nạn đói, và chính phủ là rất mâu thuẫn, vừa chấp nhận vừa phản đối chúng, do đó rất hiếm khi người nước ngoài được phép thăm những khu chợ này. Không được phép chụp ảnh,và họ còn gọi thêm những người dự bị khác đến - khoảng nửa chục người trông nom nữa - để canh chừng chúng tôi.
Khu chợ khá sinh động, rõ ràng bao gồm mọi giới từ tất cả các tầng lớp xã hội - quân nhân, trẻ em còn đi học, các gia đình. Chợ được đặt trong một tòa nhà bằng kim loại lớn gấp nếp, với các khu khác nhau dành cho giày dép, quần áo, đồ dùng lặt vặt bằng nhựa và những dụng cụ học đường. Hầu hết các hàng hóa trông như đều được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tất cả những người bán là những phụ nữ tuổi trung niên. Vì các vụ đàn áp gần đây, họ là những người duy nhất vẫn được phép bán; các giới khác đều bị buộc phải trở lại đơn vị làm việc của mình. Vụ thay đổi tiền cũng rất tác hại. Rất nhiều người buôn bị mất tất cả vốn lẫn lời mà họ có thể đã từng dành dụm được. Một số người suy đoán rằng đó là dụng ý của vụ thay đổi giá tiền.
Các thành phần khác bị ảnh hưởng hết sức nặng nề bởi sự tái định giá tiền tệ là những thương nhân Trung Quốc. Họ cũng bị lột sạch và rất nhiều người trong số họ đã thôi không còn đi buôn được nữa. Chúng tôi chỉ thấy một số ít thương nhân Trung Quốc ở tại khách sạn của mình. Mặc dù thực tế là Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc để tồn tại, đất nước này chính xác không phải một môi trường dễ dàng cho những người Trung Quốc từng cố làm ăn ở đó. Mùa hè này, trên một khu vực khác dọc biên giới, có hai thương nhân Trung Quốc đã bị bắt và bị đánh đến chết vì các Bộ đội biên phòng Bắc Triều Tiên nghi ngờ họ làm gián điệp.
FP: Thế còn tình hình thực phẩm thì ra sao ? Có tin đồn là Bắc Triều Tiên có thể sắp bị một nạn đói khác.
PC: Đến chợ, có một phần ngoài trời nơi mọi người đang bán rau có lẽ là trồng trên mảnh vườn riêng của họ. Khi rời đi, tôi hỏi liệu chúng tôi có thể đi nhanh dọc theo các dãy bán hàng. Họ trả lời là "Không, dứt khoát không được phép". Thực phẩm là một vấn đề quá nhạy cảm và sự việc người tự trồng, bán thực phẩm của họ thực sự là một nỗi đau cho chế độ.
Một số các thành viên khác trong nhóm của chúng tôi, những người hiểu biết nhiều về nghề nông hơn tôi, đã cho biết là những cây bắp trong các cánh đồng chúng tôi đi ngang qua nhìn còi cọc - chỉ cao đến đầu gối tại một thời điểm trong mùa mà lẽ ra chúng phải cao ngang vai. Nếu đó là sự thật, chính là vì không có phân bón hóa học, vốn cần đến dầu nhập khẩu để làm ra. Những phân bón duy nhất họ có được là phân chuồng - chất thải của con người - mà họ thu thập từ những chiếc xe bò kéo. Họ cũng đã trồng năm này qua năm khác làm suy giảm các chất dinh dưỡng trong đất. Tôi đoán có thể vì đã sống sát cạnh cơn đói nên họ không thể để cho bất kỳ cánh đồng nào bỏ hoang, nhưng kết quả là đã gây ra giảm sản lượng và cuối cùng là mất mùa.
Chỉ một lần có một thanh niên đã đến chỗ chúng tôi để xin thức ăn. Rất nhanh chóng anh ta bị những người trông nom chúng tôi xua đi và bị họ nghiêm khắc lên lớp. Tôi hy vọng chỉ xảy ra đến thế thôi. Đó là một tình trạng rất đau khổ. Ngay cả nếu như người dân không đói, cũng khá rõ ràng là cuộc sống khó khăn.
FP: Ông có còn khám phá ra điều gì khác nữa không ?
PC: Chúng tôi đã đến thăm một nhà trẻ ở Rason để xem một buổi biểu diễn của các học sinh. Trong khi chờ đợi buổi biểu diễn bắt đầu, chúng tôi đã có được một cái nhìn bao quát. Trên một trong những bức tường là một bức tranh từ một bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Bắc Triều Tiên cho thấy một con vật dễ thương trong rừng khòm lưng sau một cỗ súng máy bắn dạt kẻ thù của mình đi. Một số tranh vẽ của trẻ em đã được dán trên một bức tường khác ở hành lang. Một bức cho thấy chiếc xe tăng của Bắc Triều Tiên chạy cán lên quân địch và một bức cho thấy máy bay phản lực của Bắc Triều Tiên bắn hạ máy bay địch. Cạnh đấy là các bức vẽ tiêu biểu của tuổi thơ gồm bong bóng bay, chim và các chú thỏ con. Sự tương phản này làm quặn đau lòng bạn. Một số thành viên khác trong nhóm của chúng tôi tình cờ vào một phòng học dành cho việc giảng dạy về tội ác chiến tranh của Mỹ. Sự trớ trêu, sau này chúng tôi phát hiện ra là các trường được tài trợ một phần bởi sự đóng góp của những người Mỹ gốc Hàn Quốc.
FP: Có bao nhiêu ngưuời Bắc Triều Tiên có thể đi du lịch quanh đất nước của họ ?
PC: Người Bắc Triều Tiên không được phép đi lại tự do, họ phải có giấy tờ. Nếu trú lại ở bất cứ nơi nào ngoài quê quán của mình mà không có giấy tờ thích hợp, họ có thể bị bắt và bị bỏ tù một năm hoặc hơn. Tuy nhiên, các đơn vị lao động có tổ chức các "chuyến tham quan" cưỡng bách đến các khu vực yêu nước quan trọng, như bảo tàng Chiến tranh Triều Tiên ở Bình Nhưỡng chẳng hạn, như một phần giáo dục tư tưởng cho mọi công dân.
Đỉnh cao của mạch hành hương là lăng mộ của Kim Il Sung. Lăng mộ này nằm trong một cung điện rộng lớn ở ngoại ô Bình Nhưỡng và làm cho ngay cả ngôi mộ của Mao ở Thiên An Môn trông chỉ như một căn nhà nhỏ khi so sánh với nó. Cuộc viếng thăm trông giống như một kinh nghiệm vô cùng căng thẳng đối với hầu hết người Bắc Hàn, khi họ được dẫn ngang qua một bức tượng bằng đá cẩm thạch trắng rất lớn của vị lãnh đạo vĩ đại với ánh nắng mặt trời rực rỡ phía sau ông ta, sau đó vào một phòng chờ, nơi họ được nghe chuyện kể về những người trên thế giới đã khóc lóc và bứt tóc bứt tai đau khổ như thế nào khi biết được tin cái chết của Kim vào năm 1994. Cuối cùng họ được đi vào phòng thánh linh thiêng, nơi quàn thi hài của Kim. [Khi tôi đến đấy vào năm 2008] phòng quàn kêu răng rắc bởi những năng lượng xúc cảm. Xung quanh thì hài, tôi thấy người Hàn Quốc - đặc biệt là các phụ nữ lớn tuổi trong bộ áo choàng truyền thống - thổn thức trong nước mắt. Đó là một kinh nghiệm suy nhược và bất ngờ.
Một điểm đến quan trọng khác là "Triển lãm Hữu nghị Quốc tế" đào sâu trong rặng núi Myohyangsan, khoảng hai giờ lái xe về phía bắc của Bình Nhưỡng. Về bản chất, đây là hai khu phức hợp bảo tàng chìm dưới đất, dành để trưng bày hàng ngàn quà tặng ngoại giao mà Kim Il Sung và Kim Jong Ill, con trai ông nhận được. (Bố Kim, dù đã chết, vẫn còn chính thức là vị chủ tịch của đất nước, do đó, ngay cả hiện nay ông vẫn còn được hưởng quà). Những quà nổi bật bao gồm một chiếc xe chống đạn quà tặng từ Stalin, một con cá sấu tươi cười từ Sandinistas của Nicaragua và bóng rổ có chữ ký của Michael Jordan do Madeleine Albright mang đến cho Kim Jong Il. Nhưng phòng trưng bày sản phẩm thú vị nhất là - thường là những băng hình video lỗi thời, màn hình máy tính và máy nghe nhạc MP3 - gửi đến từ các công ty Hàn Quốc theo cam kết của các công ty Nam Hàn trong chính sách “ánh nắng mặt trời ". Tuyệt đối không có gì diễn đạt được ngăn cách rộng lớn giữa thế giới của chúng tôi và họ hơn là việc nhìn vào khuôn mặt các đơn vị công tác của Bắc Triều Tiên khi họ dí mũi vào tủ kính để cố nhìn cho được rõ hơn những thứ chưa- bao giờ-được-nhìn-thấy mà đối với chúng tôi, trông giống như những thứ bán clearance ở cửa tiệm Best Buy.
FP: Dân chúng phản ứng ra sao khi nhìn thấy đoàn của ông ?
PC: Dân Bắc Triều Tiên là một lũ người khá thận trọng – tôi nghĩ, không phải chỉ thận trọng với nước ngoài mà còn cả với lẫn nhau nữa. Tối thiểu là trước công chúng, họ rất dè dặt. Trong chuyến thăm đến lăng Kim Il Sung, chúng tôi gặp những oán giận và sợ hãi không thể nhầm lẫn được có lẽ vì họ vừa trải qua một kinh nghiệm rất mạnh của riêng mình. Thường xuyên hơn, hoặc là chúng tôi nhận được những cái nhìn ngạc nhiên thất thần hoặc những người giả vờ như không để ý đến chúng tôi - mặc dù bạn có thể nhận được một nụ cười e thẹn nếu như chúng đặc biệt buồn cười. Những người phụ nữ bán hàng ở chợ Rason đã thực sự mỉm cười, cười to và vẫy tay chào chúng tôi, vốn đấy là điều không bình thường. Nhưng bạn biết đấy, luôn luôn có những chuyện ngạc nhiên. Một anh bộ đội biên phòng, khi kiểm tra hành lý của tôi xong, đã nói "cảm ơn ông" bằng tiếng Anh nặng giọng khiến đã khiến tôi bật ra một nụ cười toe toét tự hào.
Mọi người thường hỏi liệu chúng tôi có bao giờ có cơ hội để được nói chuyện với những người dân thường. Câu trả lời là không. Đơn giản là không được phép. Tất cả mọi người Bắc Triều Tiên đều biết như thế vì vậy họ sẽ chủ động trong bắt đầu bất kỳ liên hệ nào. Thực ra, đến gần một người dân Bắc Triều Tiên và cố gắng tìm cách nói chuyện với họ có thể đưa họ đến sự nguy hiểm. Và dù sao thì tôi cũng không nói được tiếng Hàn Quốc, do đó, có ích lợi gì đâu? Bạn có thể nói chuyện với những kẻ trông nom mình, tuy nhiên, và đáng ngạc nhiên, là cuối cùng thì họ cũng chỉ cho mình một cánh cửa tiết lộ rất ít vào cách nghĩ của người Bắc Triều Tiên. Rõ ràng họ là những người không điển hình, và họ có một nguyên nhân cho sự hiện diện của họ, nhưng ngay cả khi họ đang che dấu hoặc đang đốn đẽo vào đường lối của đảng hay chỉ hành động một cách kỳ cục, nếu lắng nghe và suy nghĩ bạn có thể biết được rất nhiều từ sự tương tác này.
FP: Cuộc thi Đấu Thể Thao Lớn (The Mass Games) đang diễn ra trong tháng này - hãy cho chúng tôi biết về sự kiện này.
PC: Cuộc thi Đấu Thể thao Lớn không phải là các thi đấu thể thao trong ý nghĩa tranh tài. Đó là cuộc biểu diễn lớn diễn ra tại một sân vận động có kích cỡ Olympic, trình diễn một đội "diễn viên" hơn 100.000 người tham gia. Gần như tất cả những người trẻ tuổi ở bên trong và xung quanh thành phố Bình Nhưỡng dành phần lớn thì giờ hàng năm để tập luyện và biểu diễn. Nửa số họ ngồi trong những hàng đối diện với khán giả, giơ cao những tấm bìa màu để tạo nên những hình ảnh tỉ mỉ theo lối chắp nối mosaic để tán dương đất nước và các nhà lãnh đạo. Phần còn lại trình diễn các điệu nhảy tập thể đồng bộ, karate và thể dục dụng cụ ngay trong khu vực của mình. Kết quả ngoạn mục là một loại pha trộn giữa gánh xiếc Cirque du Soleil và một cuộc biểu tình ở Nuremberg. Thật là khó để biết rằng liệu nên đứng lên cổ vũ hoặc là cứ hoàn toàn sững người vì kinh hoàng. Một số người đã so sánh Cuộc Thi Đấu Thể Thao Lớn của Bắc Triều Tiên với lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh, nhưng những gì tôi thấy ở Bình Nhưỡng đã dễ dàng thổi bay so sánh ấy. Tôi có ý muốn nói rằng, họ thực sự bắn phóng những người biểu diễn nhào lộn ngang qua khán đài, nhào lộn không dây trên không trung và chụp bắt được họ lại trong những cái lưới. Đúng hơn phải nói là không có gì trên trái đất này giống như thế.
FP: Ông có thấy nhân vật nổi tiếng nào trong các chuyến đi không ?
PC: Ngoài các xác của Kim Il Sung, người mà dân Bắc Triều Tiên tin là con người vĩ đại nhất từng sống? Này, khó mà vươn cao hơn thế nhé. Nhưng nếu bạn hỏi liệu chúng tôi có được gặp Kim Jong Il hay cậu con trai, người đang chuẩn bị nối ngôi, kẻ còn bí ẩn hơn ông ta thì không, tôi xin lỗi đã làm bạn thất vọng. Mặc dù, nghiêm chỉnh mà nói, có một lần trùng hợp khá ngạc nhiên, trong chuyến đi đầu tiên của tôi. Trên xe buýt xuống đến vùng phi quân sự, một người nào đó nói rằng Christopher Hill, khi ấy là đặc sứ đàm phán Mỹ đã dự tính sẽ đến Bình Nhưỡng bất kỳ ngày nào kề từ hôm ấy. Nhưng tôi nghĩ rằng ông ta sẽ bay đến. Một vài giờ sau đó, chúng tôi đang đi bộ đến các gian hàng tiếp nhận Bắc Triều Tiên, ngay trên vùng Phi Quân sự, khi ra cửa sau thì thấy anh chàng da trắng này đang được bao quanh bởi một số trợ lý, cách chúng tôi chừng 20 bộ. Đó chính là Chris Hill. Tôi muốn hét to: "Này, chúng tôi là người Mỹ đây !" - Nhưng đó không phải điều bạn có thể làm ở phía bắc của cùng Phi quân sự, bao quanh bởi rất nhiều bộ đội biên phòng vũ trang. Ở đó khá căng thẳng. Vì vậy, chúng tôi chỉ nhìn theo khi anh ta nhảy vào trong một chiếc xe van quay đầu về hướng Bình Nhưỡng. Đó là cuộc chạm trán với lịch sử của chúng tôi.
Một nhóm du lịch khác được người Bắc Hàn dẩn đi để chứng kiến việc họ cho nổ tung một phần của cơ sở nguyên tử Yongbyon. Vì vậy, thực sự, bạn không bao giờ biết được mình sẽ được xem gì.
FP: Điều quan trọng nhất mà bạn học được là gì?
PC: Khác biệt lớn là giờ đây đối với tôi, CHDCND Triều Tiên là một nơi chốn có thực. Tôi nghĩ rằng, đối với hầu hết chúng ta, Bắc Triều Tiên ở cùng mặt phẳng tưởng tượng của một sự tồn tại như thành Mordor. Nhưng nó là có thật, và một điều tôi thấy rõ nhất là người dân Bắc Triều Tiên là những người bình thường sống trong hoàn cảnh bất thường. Đó là thế giới duy nhất mà họ biết được, họ cố gắng làm cho nó có ý nghĩa và đối phó với nó với tất cả nỗ lực. Tôi không biết mọi điều sẽ diễn ra như thế nào, nhưng chỉ có thể hy vọng họ sẽ tìm được cách của họ để tham gia nguyên vẹn được vào phần còn lại của chúng ta.
Việc quan trọng thứ hai tôi học được là lòng biết ơn. Nghe thì xưa cũ, nhưng thực không phải như thế. Chẳng phải là lâu lắc gì cho lắm mà một số đông nhân loại phải sống dưới một cơ chế như thế này. Bây giờ chúng tôi nhìn lại và có vẻ như không thể tránh khỏi - sự sụp đổ của Bức tường Berlin, Trung Quốc mở cửa - nhưng nó đã không không tránh khỏi được. Tôi biết ơn là mình có thể về nhà vào cuối chuyến đi của tôi, và tôi biết ơn những người có niềm tin, đã chịu hy sinh để làm cho nơi chốn này trở nên một sự bất thường chứ không phải là quy luật trong thế giới ngày nay.
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
16.08.2010