TT - Cách đây vài hôm, trên đường chở con trai đang học lớp 11 về nhà, ngay trước mắt tôi là một cô gái trông dáng vẻ hiện đại, tóc nhuộm hoe hoe đỏ, cưỡi chiếc @ màu đen tuyền.
Cô gái ấy sẽ như bao cô gái khác nếu không mặc chiếc áo khoác màu đen làm mọi người phải đỏ mặt vì xấu hổ.
Chiếc áo ấy có gì mà ghê thế? Đầu tiên là một chữ fuck (tiếng Anh) màu trắng nổi trên nền áo đen. Bao quanh cái chữ mà người nước ngoài dùng để chửi mắng nhau một cách thô tục ấy là những hình ảnh cách điệu các tư thế quan hệ nam nữ (ảnh)!
Tôi cố tình chạy chậm phía sau xe cô gái ấy để dò xét phản ứng của con trai thế nào. Đầu tiên, nó bảo: “Chạy lẹ qua đi ba, thấy tởm quá”. Tôi thăm dò thêm: ”Áo của họ thì quyền của họ chứ, mắc mớ gì mình”. Thằng nhóc không chịu, cãi ngay: ”Áo của mình nhưng hình ảnh, chữ nghĩa trên áo đập vào mắt người khác. Vì vậy áo của mình nhưng đâu thể đưa những chữ nghĩa, hình ảnh bậy bạ đó ra phố được”.
Tạm yên tâm về thằng nhóc, nhưng tôi lại vẩn vơ nghĩ về chuyện “cái áo của mình...”. Cách đây cũng không lâu lắm, trên một trang web thu hút khá đông đảo cư dân mạng, thiên hạ ầm ầm vào bàn tán về một bài viết lấy từ báo Mực Tím mang tên “Choáng” với slogan trên áo.
Bài viết ấy nêu ra ba trường phái ưa mặc áo khoe chữ, hình. Một là loại có ý nghĩa thú vị như “Heal the world” (Hàn gắn thế giới), “Life is beautiful” (Cuộc sống thật đẹp), “Tôi yêu thành phố”, “Bỏ rác vào thùng”... Loại thứ hai là vô thưởng vô phạt. Và loại thứ ba, đáng bàn nhất là những câu viết gây choáng kiểu một bạn nữ mặc chiếc áo có chữ “99,9% zin”, “I’m les... I love girls” (Tôi là đồng tính nữ... Tôi yêu con gái), “Sorry girl, I’m gay!” (Xin lỗi em, anh là gay)...
So với cô gái mặc áo khoác trong ảnh thì những chuyện vừa nêu còn quá nhẹ đô! Ấy vậy mà đa số cư dân mạng đã lên án gay gắt. Trước một ý kiến có ý khoe ta đây mới học Mỹ về, kiểu như: “Có gì đâu mà ầm ĩ, tôi mới đi học ở Mỹ về, thấy bên ấy người ta đưa ra nhiều câu còn choáng hơn. Đó là quyền tự do của mỗi người mà”, ngay lập tức mọi người lên tiếng: “Thế thì qua Mỹ mà ở. Làm ơn nhớ giùm đây là VN”.
Vâng, đây là VN. Vì vậy, đặc biệt các cô gái, làm ơn giữ một chút duyên cuối cùng để cuộc sống được yên bình và sạch sẽ.
H.THỌ
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=349005&ChannelID=7
Cô gái ấy sẽ như bao cô gái khác nếu không mặc chiếc áo khoác màu đen làm mọi người phải đỏ mặt vì xấu hổ.
Chiếc áo ấy có gì mà ghê thế? Đầu tiên là một chữ fuck (tiếng Anh) màu trắng nổi trên nền áo đen. Bao quanh cái chữ mà người nước ngoài dùng để chửi mắng nhau một cách thô tục ấy là những hình ảnh cách điệu các tư thế quan hệ nam nữ (ảnh)!
Tôi cố tình chạy chậm phía sau xe cô gái ấy để dò xét phản ứng của con trai thế nào. Đầu tiên, nó bảo: “Chạy lẹ qua đi ba, thấy tởm quá”. Tôi thăm dò thêm: ”Áo của họ thì quyền của họ chứ, mắc mớ gì mình”. Thằng nhóc không chịu, cãi ngay: ”Áo của mình nhưng hình ảnh, chữ nghĩa trên áo đập vào mắt người khác. Vì vậy áo của mình nhưng đâu thể đưa những chữ nghĩa, hình ảnh bậy bạ đó ra phố được”.
Tạm yên tâm về thằng nhóc, nhưng tôi lại vẩn vơ nghĩ về chuyện “cái áo của mình...”. Cách đây cũng không lâu lắm, trên một trang web thu hút khá đông đảo cư dân mạng, thiên hạ ầm ầm vào bàn tán về một bài viết lấy từ báo Mực Tím mang tên “Choáng” với slogan trên áo.
Bài viết ấy nêu ra ba trường phái ưa mặc áo khoe chữ, hình. Một là loại có ý nghĩa thú vị như “Heal the world” (Hàn gắn thế giới), “Life is beautiful” (Cuộc sống thật đẹp), “Tôi yêu thành phố”, “Bỏ rác vào thùng”... Loại thứ hai là vô thưởng vô phạt. Và loại thứ ba, đáng bàn nhất là những câu viết gây choáng kiểu một bạn nữ mặc chiếc áo có chữ “99,9% zin”, “I’m les... I love girls” (Tôi là đồng tính nữ... Tôi yêu con gái), “Sorry girl, I’m gay!” (Xin lỗi em, anh là gay)...
So với cô gái mặc áo khoác trong ảnh thì những chuyện vừa nêu còn quá nhẹ đô! Ấy vậy mà đa số cư dân mạng đã lên án gay gắt. Trước một ý kiến có ý khoe ta đây mới học Mỹ về, kiểu như: “Có gì đâu mà ầm ĩ, tôi mới đi học ở Mỹ về, thấy bên ấy người ta đưa ra nhiều câu còn choáng hơn. Đó là quyền tự do của mỗi người mà”, ngay lập tức mọi người lên tiếng: “Thế thì qua Mỹ mà ở. Làm ơn nhớ giùm đây là VN”.
Vâng, đây là VN. Vì vậy, đặc biệt các cô gái, làm ơn giữ một chút duyên cuối cùng để cuộc sống được yên bình và sạch sẽ.
H.THỌ
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=349005&ChannelID=7