Các nhà khoa học Trung Quốc hứa hẹn sẽ hiện thực hóa những gì mà các nhà nghiên cứu đã cố gắng trong nhiều năm qua, đó là tạo ra đĩa quang có dung lượng lên đến 200 TB.
Theo Nature, mặc dù đĩa quang của Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng chúng đã đạt được bước đột phá đáng kinh ngạc ngay từ đầu. Đĩa quang đầy hứa hẹn này có kích thước tương đương với đĩa DVD thông thường cả về độ dày và đường kính. Đồng thời, nó có 100 lớp ghi âm ở mỗi bên. Các lớp được ngăn cách với nhau bằng một lớp trong suốt chỉ dày 1 micron. Ví dụ, đĩa quang 100 lớp do Hitachi (Nhật Bản) phát triển chỉ có 50 lớp mỗi mặt với các lớp ghi cách nhau 60 micron. Điều này khiến giới công nghệ cảm thấy ngạc nhiên với thành tựu mà các nhà khoa học Trung Quốc đạt được.
Đĩa quang 200 TB là thành tựu mà các nhà khoa học Trung Quốc làm giới công nghệ ngạc nhiên
CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Chưa dừng lại ở đó, đĩa quang do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển cho phép ghi lại 1,6 petabit (200 TB) thông tin. Con số này thậm chí còn lớn hơn những gì mà ổ cứng hiện đại có thể chứa được. Do đó, chỉ cần một chồng đĩa quang này cũng có thể chứa thông tin của toàn bộ một trung tâm dữ liệu.
Được biết, thành tích này được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Thượng Hải, Đại học Bắc Kinh, Viện Quang học và Cơ học Tinh tế Thượng Hải cùng Phòng thí nghiệm Quang hóa học Trọng điểm của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Họ đã sử dụng tia laser femto giây cho công việc ghi dữ liệu, vốn là công nghệ mà Hitachi cũng triển khai. Sự khác biệt nằm ở khả năng đảm bảo một dữ liệu lớn được ghi vào một không gian đĩa, điều mà các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng vô cùng khó khăn.
Giải thích về nghiên cứu trên Nature, đại diện nhóm nhà khoa học Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi đã phát triển một phương tiện ghi quang học dựa trên màng quang học được pha tạp chất nhuộm tổng hợp phát xạ có thể được kích thích quang học bằng chùm tia laser femto giây. Lớp màng này có độ trong suốt và tính đồng nhất cao, đồng thời hiện tượng phát xạ do tập hợp gây ra mang lại cơ chế lưu trữ".
Nói một cách đơn giản, nhờ sự kết hợp của các phân tử trong màng quang điện phản ứng với ánh sáng, thuốc nhuộm được cố định dưới tác động của xung laser. Công nghệ này vẫn chưa sẵn sàng cho việc sử dụng thương mại và cần được cải thiện cả về tốc độ ghi/đọc và phát triển các thiết bị để ghi và đọc. Tuy nhiên, đĩa quang này có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực lưu trữ dữ liệu khi các nhà khoa học cho biết chúng có thể tồn tại từ 50 đến 100 năm và chỉ tiêu tốn năng lượng khi ghi và đọc chứ không tiêu tốn năng lượng khi không hoạt động.
Mặc dù đĩa quang 200 TB vẫn chưa thể tung ra thị trường nhưng nó rất có ý nghĩa khi thế giới cần phương tiện lưu trữ dung lượng cao và tiết kiệm chi phí như vậy. AI (trí tuệ nhân tạo) hứa hẹn sẽ tạo ra luồng thông tin mà chúng ta chưa từng gặp và mức tiêu thụ năng lượng lớn của trung tâm dữ liệu.
Theo Thanh Niên
Theo Nature, mặc dù đĩa quang của Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng chúng đã đạt được bước đột phá đáng kinh ngạc ngay từ đầu. Đĩa quang đầy hứa hẹn này có kích thước tương đương với đĩa DVD thông thường cả về độ dày và đường kính. Đồng thời, nó có 100 lớp ghi âm ở mỗi bên. Các lớp được ngăn cách với nhau bằng một lớp trong suốt chỉ dày 1 micron. Ví dụ, đĩa quang 100 lớp do Hitachi (Nhật Bản) phát triển chỉ có 50 lớp mỗi mặt với các lớp ghi cách nhau 60 micron. Điều này khiến giới công nghệ cảm thấy ngạc nhiên với thành tựu mà các nhà khoa học Trung Quốc đạt được.
Đĩa quang 200 TB là thành tựu mà các nhà khoa học Trung Quốc làm giới công nghệ ngạc nhiên
CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Chưa dừng lại ở đó, đĩa quang do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển cho phép ghi lại 1,6 petabit (200 TB) thông tin. Con số này thậm chí còn lớn hơn những gì mà ổ cứng hiện đại có thể chứa được. Do đó, chỉ cần một chồng đĩa quang này cũng có thể chứa thông tin của toàn bộ một trung tâm dữ liệu.
Được biết, thành tích này được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Thượng Hải, Đại học Bắc Kinh, Viện Quang học và Cơ học Tinh tế Thượng Hải cùng Phòng thí nghiệm Quang hóa học Trọng điểm của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Họ đã sử dụng tia laser femto giây cho công việc ghi dữ liệu, vốn là công nghệ mà Hitachi cũng triển khai. Sự khác biệt nằm ở khả năng đảm bảo một dữ liệu lớn được ghi vào một không gian đĩa, điều mà các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng vô cùng khó khăn.
Giải thích về nghiên cứu trên Nature, đại diện nhóm nhà khoa học Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi đã phát triển một phương tiện ghi quang học dựa trên màng quang học được pha tạp chất nhuộm tổng hợp phát xạ có thể được kích thích quang học bằng chùm tia laser femto giây. Lớp màng này có độ trong suốt và tính đồng nhất cao, đồng thời hiện tượng phát xạ do tập hợp gây ra mang lại cơ chế lưu trữ".
Nói một cách đơn giản, nhờ sự kết hợp của các phân tử trong màng quang điện phản ứng với ánh sáng, thuốc nhuộm được cố định dưới tác động của xung laser. Công nghệ này vẫn chưa sẵn sàng cho việc sử dụng thương mại và cần được cải thiện cả về tốc độ ghi/đọc và phát triển các thiết bị để ghi và đọc. Tuy nhiên, đĩa quang này có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực lưu trữ dữ liệu khi các nhà khoa học cho biết chúng có thể tồn tại từ 50 đến 100 năm và chỉ tiêu tốn năng lượng khi ghi và đọc chứ không tiêu tốn năng lượng khi không hoạt động.
Mặc dù đĩa quang 200 TB vẫn chưa thể tung ra thị trường nhưng nó rất có ý nghĩa khi thế giới cần phương tiện lưu trữ dung lượng cao và tiết kiệm chi phí như vậy. AI (trí tuệ nhân tạo) hứa hẹn sẽ tạo ra luồng thông tin mà chúng ta chưa từng gặp và mức tiêu thụ năng lượng lớn của trung tâm dữ liệu.
Theo Thanh Niên