Ðề: Re: Các đài truyền hình đề nghị Canal+ chia sẻ bản quyền
ai thắc mắc kệ họ, do họ không hiểu luật nên thắc mắc, muốn hết thắc mắc thì tự tìm hiểu.
Chắc là cái này phải không em Điêu:
Bản hợp đồng giữa VCTV và Canal+ International Development (CO) cho thấy trách nhiệm của VCTV hết sức nặng nề. Do không góp vốn bằng tiền mặt như CO (9,78 triệu USD), VCTV đã phải chuyển giao gần như toàn bộ thuê bao của mình cùng toàn bộ hệ thống kỹ thuật truyền dẫn vệ tinh đang đặt tại thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Nhưng theo đánh giá của tổng giám đốc VSTV Cao Văn Liết, điều này hoàn toàn phù hợp và bình thường do đối tác góp tiền mặt thì VCTV góp cơ sở vật chất cùng các thuê bao mà VCTV có. Ông Liết cho rằng hiện nay trên thế giới, việc chuyển giao chủ sở hữu của các doanh nghiệp hay tập đoàn kinh tế là hết sức bình thường nên việc CO chấp nhận cách góp vốn này cũng rất tốt.
Để có đủ số vốn đầu tư 54,1 triệu USD, ngoài 20,1 triệu USD là vốn điều lệ do VCTV và CO góp, sau khi thành lập VSTV đã vay một khoản tín dụng trị giá 34 triệu USD và đối tượng cho VSTV vay chính là công ty mẹ CO tại Pháp. Tất cả các điều luật vay mượn được thực hiện theo quy định của nước Cộng hòa Pháp.
Khi hợp đồng được VCTV và CO ký kết, VCTV phải thực hiện nhiều trách nhiệm rất quan trọng như: 1-Phải chịu trách nhiệm và giám sát nội dung chương trình của VSTV. 2-Phải đảm bảo cho VSTV được tiếp cận dễ dàng với mạng lưới phân phối thương mại của VCTV. 3-Phải nỗ lực tối đa để quảng bá cho VSTV trên khắp VN và đảm bảo VTV sẽ phải quảng cáo trên các kênh truyền hình mặt đất của VTV cho các gói dịch vụ của VSTV với mức phí được áp dụng. 4- Phải thương lượng và ký hợp đồng với Công ty Viễn thông quốc tế (Vietnam Telecom International) để có quyền sử dụng độc quyền ít nhất 10 trạm chuyển tiếp tín hiệu trên vệ tinh Vinasat cho thời hạn 10 năm và với mức giá có lợi nhất. VCTV phải chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng Vinasat miễn phí cho VSTV.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Cao Văn Liết nói VSTV là một trong những dự án kinh doanh có thu để đem lại nguồn thu cho VTV. Do VSTV là đơn vị đi sau nên chưa có nhiều thuê bao. Vì vậy, VSTV phải thu hút thuê bao bằng hai cách: nội dung đặc sắc và thực hiện dịch vụ truyền hình không quảng cáo. Vì không có quảng cáo nên thuê bao bắt buộc phải đắt hơn để VSTV có nguồn thu. Điều này đi đúng hướng phát triển của truyền hình trả tiền.
Ông Liết cho biết ba năm đầu VSTV xác định không có lãi và vốn hiện nay của VSTV đa số là vốn đi vay. “Muốn có lãi, trả vốn vay và đem lại lợi nhuận để đóng góp cho VTV, chúng tôi phải có chính sách kinh doanh riêng. Tuy nhiên, VSTV vẫn thực hiện nhiệm vụ chính trị của VCTV bằng việc giữ nguyên 21 kênh mà VCTV chuyển sang, trong đó có nhiều kênh như VTV1, VTV2, VTV3, HTV, VOV... Để phát những kênh này, VSTV cũng phải trả tiền cho Vinasat”.
Mặc dù VSTV đang được thừa hưởng toàn bộ hạ tầng DTH của VCTV chuyển sang nhưng ông Liết cho rằng hệ thống cơ sở vật chất này sau 10 năm hoạt động giờ đã xuống cấp và phải tốn rất nhiều tiền để nâng cấp. Việc VCTV phải chuyển giao hợp đồng Vinasat miễn phí cho VSTV chỉ là khi ký hợp đồng, bởi sau đó VSTV phải trả chi phí để mua tín hiệu từ vệ tinh Vinasat chứ không được miễn phí.
Về việc chuyển giao các thuê bao của VCTV sang VSTV mà các thuê bao không hề được thông báo, ông Liết khẳng định VSTV đã có thông báo trên các chương trình của VCTV và VTV về việc này. “Trong suốt quá trình thông báo đến giờ, chúng tôi không thấy có thuê bao nào thắc mắc gì hết” - ông nói.
Về việc độc quyền các trận đấu ngày chủ nhật của Giải ngoại hạng Anh, ông Liết cho biết: “Nếu VSTV không mua thì VTV cũng không có tiền để mua độc quyền gói này. Chỉ có truyền hình trả tiền mới có thể mua được với giá đắt như vậy và chúng tôi đang phải dùng tiền đi vay để mua bản quyền truyền hình, trả tiền cho Vinasat... Dù VCTV và VSTV có liên quan nhưng hiện vẫn cạnh tranh nhau bởi VTCV (gồm truyền hình vệ tinh DTH và truyền hình cáp) chỉ chuyển giao cho VSTV hệ thống DTH mà thôi”.