Wild Angel
Well-Known Member
Tôi đã một lần lang thang cùng câu chuyện ấy...
Đó là một ban mai lặng lờ những cơn gió, bầu trời sáng trong như vừa trải qua một cơn mê đầy giông tố dẫu rằng đây đó vang vang một tin tức không lành - cơn bão Katrina đang tiến gần thành phố ấy... Rồi trời chuyển mình, phủ lên thân hình đồ sộ từng lớp mây đen sậm, mây vô tình đánh rơi những hạt mưa cường tráng để tràn ngập không gian là cơn mưa rào như khi một cơn bão kiệt quệ đang trút những hơi thở cuối cùng. Mưa trong mắt tôi không hồng như ánh nhìn của Trịnh, người nhạc sĩ mà tôi yêu mến, nhưng trong màn mưa ấy một câu chuyện đang hồi sinh, câu chuyện trong tâm trí tôi thật hồng...
Câu chuyện bắt đầu cùng những vòng xoay của một chiếc đồng hồ kỳ lạ treo tại đại sảnh một nhà ga, một chiếc đồng hồ chạy ngược sống vào thời kỳ thế chiến thứ nhất. Mr Gateau, một người đàn ông mù lòa nhưng tài hoa, đã tạo ra nó với một mong ước giản dị "I made it that way, so that perhaps the boys that we lost in a war might stand and come home again. Home to farm, work, have children, to live long, full lives. Perhaps my own son might come home again." Nhưng có những ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực... bom đạn vẫn ác liệt sống hết cuộc đời của nó...
Vào ngày bom đạn qua đời, khắp nơi vang dội tiếng reo mừng. Chiếc đồng hồ cũng mừng rỡ, nó muốn hòa nhịp vào không khí vui sướng ấy, nó trỗi dậy và len mình vào một bào thai. Định mệnh đã cho người mẹ ấy một người con, một và chỉ một thôi. Tình mẹ cao cả đã cho bà dũng khí để hi sinh sự sống của mình cho một sinh mạng thứ hai, bà lặng lẽ về chốn thiên đường, chỉ để lại cho đời hai người con, một cậu bé và một chiếc đồng hồ chạy ngược. Họ tuy hai nhưng lại là một, chung một thể xác, hưởng thụ cùng một cuộc đời và mang theo mình cùng một cái tên, Benjamin...
Benjamin, cậu là sự hòa hợp tuyệt vời giữa một con người và một kiệt tác, nhưng người ta không biết thế, họ chỉ thấy trong mắt mình một cậu bé nhăn nhúm như bề mặt của não bộ, trên người cậu mang tất cả những bệnh tật của một người đàn ông gần đất xa trời "His body's failing him before his life's begun.". Bố của cậu, ông mang trong tim một tình yêu quá lớn dành cho vợ mình, tình yêu đã hút cạn kiệt sức đề kháng trước nỗi đau của một mất mát quá lớn. Tôi không rõ nỗi đau đã khiến ông mù lòa hay đã đẩy trí tưởng tượng ông đi quá xa, tôi chỉ biết rằng trong mắt ông, thực thể Benjamin không còn là đứa con trai hằng mong đợi, trong mắt ông, cậu là con quái vật đã giết chết vợ mình, trong tâm trí ông, một sự ruồng bỏ đã là một ân huệ với Benjamin, một sự ruồng bỏ đính kèm hi vọng về một tương lai tốt đẹp cho Benjamin...
Cuộc đời có thể có hay không có những phép màu, tùy vào suy nghĩ của mỗi con người mà thôi, nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận, cuộc đời luôn có những tấm lòng rộng mở. Benjamin đã gặp được một tấm lòng như thế khi thế giới dường như đang rời bỏ cậu, tấm lòng tuyệt diệu ấy là người mẹ thứ hai của cậu, bà Queenie. Người phụ nữ da đen ấy đã mang đến cho cậu một gia đình thứ hai, một trại dưỡng lão... "This baby here is a miracle, that's for certain, just not the kind of miracle one hopes to see."... Một điều kỳ diệu không như bao người tưởng tượng, một điều kỳ diệu mà khi nhận ra nó người ta cũng không hi vọng nó tồn tại quá lâu, nhưng trong mắt người đàn bà tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa hơn bất cứ điều gì trong đời ấy, điều kỳ diệu này vẫn mang đến cho bà một hi vọng, một hi vọng tươi sáng cho đứa con trai của bà, một hi vọng để bà đủ can đảm nói với người tình, để thuyết phục chính mình: "You never know what's comin' for you."
"You never know what's comin' for you.", đúng thế thật, bất chấp sự phán quyết của bác sĩ, cậu bé vẫn lớn lên khỏe mạnh. Thân xác cậu già hơn bất kỳ ai trong trại dưỡng lão của bà Queenie, nhưng cậu vẫn sống để chứng kiến sự ra đi của những người quanh cậu, những người dạy cậu biết sống, biết yêu thương, và biết rằng cuộc sống là sự may mắn lớn nhất trong đời người. Cậu sống và nhận ra chiếc đồng hồ chạy ngược đang âm thầm tồn tại trong cậu, cậu sống và nhận ra mình đang dần trẻ lại...
Sống và nhận ra mình ngày càng trẻ lại... thật chẳng khác nào điều kỳ diệu bạn nhỉ. Cơn bão vây quanh câu chuyện này dường như cũng mang trong mình điều kỳ diệu ấy, nó ngày một mạnh mẽ hơn như đang quay lại tuổi thanh xuân của mình, cái thời trai tráng mà nó không chỉ đủ sức tung hoành khắp thành phố mà còn thấm vào câu chuyện màu hồng của tôi những vệt mực đen sẫm... Hồng quyện vào đen hài hòa như buổi bình minh ngày ông Thomas Button - cha của Benjamin - qua đời, buổi bình minh mang một màu hoàng hôn gợi nhiều xúc cảm, bình mình là hoàng hôn, hoàng hôn là bình minh, thời gian như không còn sở hữu những sự phân định rõ ràng trong suốt cuộc đời của Benjamin. Nhưng ai biết rằng, đó không phải là một điều kỳ diệu...
Lễ Tạ Ơn năm 1930, Benjamin ngày ấy vẫn là một cậu nhóc trong thân xác một cụ già, chỉ là một cậu nhóc nhưng trí óc cậu đã đủ hoàn thiện để nhận ra nửa còn lại của cuộc đời mình, đủ hoàn thiện để mãi lưu dấu một đôi mắt xanh ngây thơ của cô bé Daisy. Nhưng câu chuyện tình của hai người lại phải chờ rất lâu sau đó mới bắt đầu, đủ lâu để Benjamin từ một cậu nhóc ngơ ngác trước câu chuyện 7 lần bị sét đánh của một cụ già trong trại dưỡng lão trưởng thành, đủ lâu để Benjamin trở nên từng trải với đời, đủ lâu để giờ đây tôi không còn có thể xưng Benjamin bằng đại từ cậu trong câu chuyện này. Cuộc đời thủy thủ lênh đênh sông nước cùng chiếc tàu Chelsea của thuyền trưởng Mike đã dạy Benjamin nhiều hơn bất cứ trường học nào trên thế giới này. Cuộc đời ấy cũng nuôi lớn bản chất phóng khoáng vốn có của những con người phương Tây trong con người anh, anh đã gặp gỡ và quan hệ với không ít phụ nữ nhưng cho dù phóng khoáng như phương Tây hay kín đáo như phương Đông, con người ta chỉ lưu trong mình một tình yêu duy nhất, với Benjamin, tình yêu đó là đôi mắt xanh lạ lùng hôm nào. Cuộc đời cũng cho anh rất nhiều từ "giá như" để nuối tiếc. Dẫu biết những mệnh đề đứng sau "giá như" không bao giờ trở thành hiện thực, anh vẫn liên tục nhắc đến nó vào cái ngày Daisy bị một chiếc ôtô đâm phải khi đang băng qua đường, nhắc đến vì nếu cuộc sống không có những từ "giá như" con người ta sẽ không thể hiểu rõ giá trị của nỗi đau và niềm hạnh phúc, nhắc đến nó cũng là một cách để lưu dấu những kỷ niệm khó quên. Mà giá như không có ngày hôm đó, Daisy đã không phải là của anh. Tai nạn ấy đã không đưa Daisy ra khỏi cõi đời này mà chỉ lấy đi tài năng ba-lê kiệt xuất của cô như một sự đánh đổi cho một món quà lớn nhất trong cuộc đời Daisy, món quà mang tên Benjamin. Không cần quan tâm họ đã yêu nhau từ trước đó rất lâu, hay tình yêu chỉ thực sự đến sau tai nạn ấy, họ chỉ cần biết từ thời khắc này, họ là của nhau, họ là một thể thống nhất không thể tách rời, cuộc sống thật hạnh phúc khi họ có nhau trên mọi ngõ ngách cuộc đời.Và tất nhiên, cuộc đời cũng không quên mang đến bên anh những phân vân khó xử, những nỗi đau khôn nguôi. Những ngày hạnh phúc bên Daisy rồi cũng mang đến một tin mừng cho bất cứ người đàn ông nào trên thế giới này, nhưng với Benjamin thì không, biết được mình sắp được làm cha thực sự là một gánh nặng đối với anh, gánh nặng không vì anh thiếu trách nhiệm, gánh nặng vì anh là một người quá trách nhiệm, gánh nặng vì những vòng xoay ngược ngạo của chiếc đồng hồ đang hòa nhập trong con người anh. "You could swear, curse the fates, but when it comes to the end, you have to let go..." Cha anh đã dạy cho anh điều đó, đã mách bảo cho con tim anh rằng anh phải ra đi, rằng dù đau đơn thế nào, con gái anh cũng cần một người bố thật sự, một người bố không phải lo sợ rằng vài chục năm nữa mình chỉ là một đứa bé lên 3. Tôi không chắc đó có phải là một quyết định đúng đắn hay không, nhưng chuyện đã xảy ra như vậy, và cuộc đời anh đã có quá nhiều từ giá như để tôi nhắc đến nó một lần nữa trong câu chuyện này, anh đã ra đi, sự thật là thế. Anh ra đi với hai bàn tay trắng sau khi đã để lại toàn bộ tài sản cho Daisy và con gái. Vài năm sau đó, anh có một lần quay lại chốn xưa để gặp lại Daisy sau khi bà đã đi bước nữa, rồi anh lại ra đi. Cho đến một ngày, người ta tìm thấy Benjamin trong hình hài một cậu thiếu niên khi tuổi đã xế chiều và ký ức đã không còn trong ông mà được chuyển toàn bộ sang quyển nhật ký. Nhờ vào quyển nhật ký ấy, người ta tìm được ngôi nhà trước từng là trại dưỡng lão của bà Queenie và gửi ông về đấy, gửi ông về với Daisy, để vào ngày cuối cùng của cuộc đời, ông được ra đi trong vòng tay của người mình yêu trong hình hài một đứa trẻ sơ sinh...
Câu chuyện không phải không chứa những đau thương, mất mát, nhưng trong nó không tồn tại dù chỉ một giọt nước mắt. Vậy mà đến giây phút cuối cùng, tôi đã thấy long lanh một giọt lệ giữa cơn bão đã quay về với tuổi thơ của nó. Tôi không phân định được đó là giọt nước mắt khổ đau hay giọt nước mắt hạnh phúc, hưng tôi chắc một điều giọt nước mắt ấy chứa chan tất cả tình yêu của bà Daisy dành cho cuộc đời này, giọt nước mắt tiến đưa bà về bên kia thế giới, giọt nước mắt kết thúc một câu chuyện. Hình ảnh cuối cùng tôi được thấy trong câu chuyện là sự sống sót của chiếc đồng hồ chạy ngược, có lẽ nó đã rời bỏ Benjamin vào giây phút cuối cùng của cuộc đời ông, có lẽ ở bên kia thế giới, Benjamin và Daisy lại được sống với nhau một cuộc sống bình thường...
Một cơn bão đi ngược hành trình, một chiếc đồng hồ chạy ngược và một con người sống một cuộc đời đảo ngược, tất cả chỉ để làm nên một câu chuyện. Bạn hỏi tôi sao chuyện dài mà kết thúc ngắn ngủi, đột ngột quá... vì tuổi già vốn dài lê thê còn tuổi thơ chỉ thoáng qua như một giấc mộng...
Đó là một ban mai lặng lờ những cơn gió, bầu trời sáng trong như vừa trải qua một cơn mê đầy giông tố dẫu rằng đây đó vang vang một tin tức không lành - cơn bão Katrina đang tiến gần thành phố ấy... Rồi trời chuyển mình, phủ lên thân hình đồ sộ từng lớp mây đen sậm, mây vô tình đánh rơi những hạt mưa cường tráng để tràn ngập không gian là cơn mưa rào như khi một cơn bão kiệt quệ đang trút những hơi thở cuối cùng. Mưa trong mắt tôi không hồng như ánh nhìn của Trịnh, người nhạc sĩ mà tôi yêu mến, nhưng trong màn mưa ấy một câu chuyện đang hồi sinh, câu chuyện trong tâm trí tôi thật hồng...
Câu chuyện bắt đầu cùng những vòng xoay của một chiếc đồng hồ kỳ lạ treo tại đại sảnh một nhà ga, một chiếc đồng hồ chạy ngược sống vào thời kỳ thế chiến thứ nhất. Mr Gateau, một người đàn ông mù lòa nhưng tài hoa, đã tạo ra nó với một mong ước giản dị "I made it that way, so that perhaps the boys that we lost in a war might stand and come home again. Home to farm, work, have children, to live long, full lives. Perhaps my own son might come home again." Nhưng có những ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực... bom đạn vẫn ác liệt sống hết cuộc đời của nó...
Vào ngày bom đạn qua đời, khắp nơi vang dội tiếng reo mừng. Chiếc đồng hồ cũng mừng rỡ, nó muốn hòa nhịp vào không khí vui sướng ấy, nó trỗi dậy và len mình vào một bào thai. Định mệnh đã cho người mẹ ấy một người con, một và chỉ một thôi. Tình mẹ cao cả đã cho bà dũng khí để hi sinh sự sống của mình cho một sinh mạng thứ hai, bà lặng lẽ về chốn thiên đường, chỉ để lại cho đời hai người con, một cậu bé và một chiếc đồng hồ chạy ngược. Họ tuy hai nhưng lại là một, chung một thể xác, hưởng thụ cùng một cuộc đời và mang theo mình cùng một cái tên, Benjamin...
Benjamin, cậu là sự hòa hợp tuyệt vời giữa một con người và một kiệt tác, nhưng người ta không biết thế, họ chỉ thấy trong mắt mình một cậu bé nhăn nhúm như bề mặt của não bộ, trên người cậu mang tất cả những bệnh tật của một người đàn ông gần đất xa trời "His body's failing him before his life's begun.". Bố của cậu, ông mang trong tim một tình yêu quá lớn dành cho vợ mình, tình yêu đã hút cạn kiệt sức đề kháng trước nỗi đau của một mất mát quá lớn. Tôi không rõ nỗi đau đã khiến ông mù lòa hay đã đẩy trí tưởng tượng ông đi quá xa, tôi chỉ biết rằng trong mắt ông, thực thể Benjamin không còn là đứa con trai hằng mong đợi, trong mắt ông, cậu là con quái vật đã giết chết vợ mình, trong tâm trí ông, một sự ruồng bỏ đã là một ân huệ với Benjamin, một sự ruồng bỏ đính kèm hi vọng về một tương lai tốt đẹp cho Benjamin...
Cuộc đời có thể có hay không có những phép màu, tùy vào suy nghĩ của mỗi con người mà thôi, nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận, cuộc đời luôn có những tấm lòng rộng mở. Benjamin đã gặp được một tấm lòng như thế khi thế giới dường như đang rời bỏ cậu, tấm lòng tuyệt diệu ấy là người mẹ thứ hai của cậu, bà Queenie. Người phụ nữ da đen ấy đã mang đến cho cậu một gia đình thứ hai, một trại dưỡng lão... "This baby here is a miracle, that's for certain, just not the kind of miracle one hopes to see."... Một điều kỳ diệu không như bao người tưởng tượng, một điều kỳ diệu mà khi nhận ra nó người ta cũng không hi vọng nó tồn tại quá lâu, nhưng trong mắt người đàn bà tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa hơn bất cứ điều gì trong đời ấy, điều kỳ diệu này vẫn mang đến cho bà một hi vọng, một hi vọng tươi sáng cho đứa con trai của bà, một hi vọng để bà đủ can đảm nói với người tình, để thuyết phục chính mình: "You never know what's comin' for you."
"You never know what's comin' for you.", đúng thế thật, bất chấp sự phán quyết của bác sĩ, cậu bé vẫn lớn lên khỏe mạnh. Thân xác cậu già hơn bất kỳ ai trong trại dưỡng lão của bà Queenie, nhưng cậu vẫn sống để chứng kiến sự ra đi của những người quanh cậu, những người dạy cậu biết sống, biết yêu thương, và biết rằng cuộc sống là sự may mắn lớn nhất trong đời người. Cậu sống và nhận ra chiếc đồng hồ chạy ngược đang âm thầm tồn tại trong cậu, cậu sống và nhận ra mình đang dần trẻ lại...
Sống và nhận ra mình ngày càng trẻ lại... thật chẳng khác nào điều kỳ diệu bạn nhỉ. Cơn bão vây quanh câu chuyện này dường như cũng mang trong mình điều kỳ diệu ấy, nó ngày một mạnh mẽ hơn như đang quay lại tuổi thanh xuân của mình, cái thời trai tráng mà nó không chỉ đủ sức tung hoành khắp thành phố mà còn thấm vào câu chuyện màu hồng của tôi những vệt mực đen sẫm... Hồng quyện vào đen hài hòa như buổi bình minh ngày ông Thomas Button - cha của Benjamin - qua đời, buổi bình minh mang một màu hoàng hôn gợi nhiều xúc cảm, bình mình là hoàng hôn, hoàng hôn là bình minh, thời gian như không còn sở hữu những sự phân định rõ ràng trong suốt cuộc đời của Benjamin. Nhưng ai biết rằng, đó không phải là một điều kỳ diệu...
Lễ Tạ Ơn năm 1930, Benjamin ngày ấy vẫn là một cậu nhóc trong thân xác một cụ già, chỉ là một cậu nhóc nhưng trí óc cậu đã đủ hoàn thiện để nhận ra nửa còn lại của cuộc đời mình, đủ hoàn thiện để mãi lưu dấu một đôi mắt xanh ngây thơ của cô bé Daisy. Nhưng câu chuyện tình của hai người lại phải chờ rất lâu sau đó mới bắt đầu, đủ lâu để Benjamin từ một cậu nhóc ngơ ngác trước câu chuyện 7 lần bị sét đánh của một cụ già trong trại dưỡng lão trưởng thành, đủ lâu để Benjamin trở nên từng trải với đời, đủ lâu để giờ đây tôi không còn có thể xưng Benjamin bằng đại từ cậu trong câu chuyện này. Cuộc đời thủy thủ lênh đênh sông nước cùng chiếc tàu Chelsea của thuyền trưởng Mike đã dạy Benjamin nhiều hơn bất cứ trường học nào trên thế giới này. Cuộc đời ấy cũng nuôi lớn bản chất phóng khoáng vốn có của những con người phương Tây trong con người anh, anh đã gặp gỡ và quan hệ với không ít phụ nữ nhưng cho dù phóng khoáng như phương Tây hay kín đáo như phương Đông, con người ta chỉ lưu trong mình một tình yêu duy nhất, với Benjamin, tình yêu đó là đôi mắt xanh lạ lùng hôm nào. Cuộc đời cũng cho anh rất nhiều từ "giá như" để nuối tiếc. Dẫu biết những mệnh đề đứng sau "giá như" không bao giờ trở thành hiện thực, anh vẫn liên tục nhắc đến nó vào cái ngày Daisy bị một chiếc ôtô đâm phải khi đang băng qua đường, nhắc đến vì nếu cuộc sống không có những từ "giá như" con người ta sẽ không thể hiểu rõ giá trị của nỗi đau và niềm hạnh phúc, nhắc đến nó cũng là một cách để lưu dấu những kỷ niệm khó quên. Mà giá như không có ngày hôm đó, Daisy đã không phải là của anh. Tai nạn ấy đã không đưa Daisy ra khỏi cõi đời này mà chỉ lấy đi tài năng ba-lê kiệt xuất của cô như một sự đánh đổi cho một món quà lớn nhất trong cuộc đời Daisy, món quà mang tên Benjamin. Không cần quan tâm họ đã yêu nhau từ trước đó rất lâu, hay tình yêu chỉ thực sự đến sau tai nạn ấy, họ chỉ cần biết từ thời khắc này, họ là của nhau, họ là một thể thống nhất không thể tách rời, cuộc sống thật hạnh phúc khi họ có nhau trên mọi ngõ ngách cuộc đời.Và tất nhiên, cuộc đời cũng không quên mang đến bên anh những phân vân khó xử, những nỗi đau khôn nguôi. Những ngày hạnh phúc bên Daisy rồi cũng mang đến một tin mừng cho bất cứ người đàn ông nào trên thế giới này, nhưng với Benjamin thì không, biết được mình sắp được làm cha thực sự là một gánh nặng đối với anh, gánh nặng không vì anh thiếu trách nhiệm, gánh nặng vì anh là một người quá trách nhiệm, gánh nặng vì những vòng xoay ngược ngạo của chiếc đồng hồ đang hòa nhập trong con người anh. "You could swear, curse the fates, but when it comes to the end, you have to let go..." Cha anh đã dạy cho anh điều đó, đã mách bảo cho con tim anh rằng anh phải ra đi, rằng dù đau đơn thế nào, con gái anh cũng cần một người bố thật sự, một người bố không phải lo sợ rằng vài chục năm nữa mình chỉ là một đứa bé lên 3. Tôi không chắc đó có phải là một quyết định đúng đắn hay không, nhưng chuyện đã xảy ra như vậy, và cuộc đời anh đã có quá nhiều từ giá như để tôi nhắc đến nó một lần nữa trong câu chuyện này, anh đã ra đi, sự thật là thế. Anh ra đi với hai bàn tay trắng sau khi đã để lại toàn bộ tài sản cho Daisy và con gái. Vài năm sau đó, anh có một lần quay lại chốn xưa để gặp lại Daisy sau khi bà đã đi bước nữa, rồi anh lại ra đi. Cho đến một ngày, người ta tìm thấy Benjamin trong hình hài một cậu thiếu niên khi tuổi đã xế chiều và ký ức đã không còn trong ông mà được chuyển toàn bộ sang quyển nhật ký. Nhờ vào quyển nhật ký ấy, người ta tìm được ngôi nhà trước từng là trại dưỡng lão của bà Queenie và gửi ông về đấy, gửi ông về với Daisy, để vào ngày cuối cùng của cuộc đời, ông được ra đi trong vòng tay của người mình yêu trong hình hài một đứa trẻ sơ sinh...
Câu chuyện không phải không chứa những đau thương, mất mát, nhưng trong nó không tồn tại dù chỉ một giọt nước mắt. Vậy mà đến giây phút cuối cùng, tôi đã thấy long lanh một giọt lệ giữa cơn bão đã quay về với tuổi thơ của nó. Tôi không phân định được đó là giọt nước mắt khổ đau hay giọt nước mắt hạnh phúc, hưng tôi chắc một điều giọt nước mắt ấy chứa chan tất cả tình yêu của bà Daisy dành cho cuộc đời này, giọt nước mắt tiến đưa bà về bên kia thế giới, giọt nước mắt kết thúc một câu chuyện. Hình ảnh cuối cùng tôi được thấy trong câu chuyện là sự sống sót của chiếc đồng hồ chạy ngược, có lẽ nó đã rời bỏ Benjamin vào giây phút cuối cùng của cuộc đời ông, có lẽ ở bên kia thế giới, Benjamin và Daisy lại được sống với nhau một cuộc sống bình thường...
Một cơn bão đi ngược hành trình, một chiếc đồng hồ chạy ngược và một con người sống một cuộc đời đảo ngược, tất cả chỉ để làm nên một câu chuyện. Bạn hỏi tôi sao chuyện dài mà kết thúc ngắn ngủi, đột ngột quá... vì tuổi già vốn dài lê thê còn tuổi thơ chỉ thoáng qua như một giấc mộng...