Ðề: Bản quyền ngoại hạng Anh nóng trở lại
http://www.tinthethao.com.vn/news/224/3091AD/Nho-thoi-chua-K
Một bàiviết rất hay.
---------- Post added 07-08-2013 at 20:50 ----------
TinTheThao.com.vn) - Ngày xưa, các trang thiết bị thô sơ hơn. Ngày xưa, công nghệ độ nét cao còn chưa phổ biến. Nhưng ngày xưa, cái không khí bóng đá sao mà đậm đà, ban sơ quá.
• Podolski muốn Running Man dạy lái xe máy 10:16, 4/8/2013
• Nhiều “Sao” Thể thao Việt Nam dính doping 10:08, 4/8/2013
• Giấc mơ chuyên nghiệp 10:06, 4/8/2013
Bóng đá ngày ấy
Nói nghe xa xôi thế thôi, số người yêu bóng đá, văn hóa thưởng thức bóng đá vẫn không thay đổi quá nhiều trong vòng hai thập kỷ qua. Thứ thay đổi là điều kiện vật chất, là cung cách mà các giải đấu đến được với khán giả, và ở chính sự đổi thay của mỗi giải đấu nữa. Bóng đá bản thân nó đã khác xưa, xã hội đã khác, và dĩ nhiên không khí xem bóng đá cũng phải như vậy.
Lối sống thị thành tách biệt, vội vã, những chiếc tivi trở nên quá “cơ bản” khiến những buổi tụ tập anh anh tôi tôi ngoài hè trong xóm cũng bớt phần rôm rả. Tivi ngày xưa bé nhưng nhiều người xem vẫn thấy rất đủ. Tất cả ngồi khoanh chân hoặc bó gối nhìn vào màn hình trong mỗi dịp có trận cầu đinh Ngoại hạng, nơi nơi vang tiếng hò reo không phải “giữ kẽ” mỗi mùa World Cup đến, thậm chí Giải Hạng Nhất (tiền thân của V-League) lúc bấy giờ cũng kéo theo cả lượng lớn fan trung thành như một thú vui mỗi chiều Chủ Nhật.
Bóng đá trực tiếp- món ăn tinh thần không thể thiếu với người hâm mộ. Ảnh: Internet.
Đơn giản lắm, chỉ xoay xoay cây ăng ten cho đỡ “muỗi”, người người nhà nhà đã có thể dõi theo những bữa tiệc bóng đá chất lượng bình dân trên những kênh truyền hình phổ cập của VTV. Đó là thời VTV có Ngoại hạng Anh, Champions League, đài Hà Nội có Serie A, rồi World Cup và những Tiger Cup, SEA Games đều rộn ràng hơi thở nơi phố xá như thể trong kỳ lễ hội. Cái cảm xúc khi ấy chân chất lắm, niềm tự tôn và máu nóng dân tộc khi đá giải cũng thật đẹp, thật vô tư, thật hết mình nơi khán giả Việt.
Các cầu thủ quốc gia khi ấy là những anh hùng, các ngôi sao quốc tế khi ấy là những thần tượng 100% đến từ thực tài trên sân cỏ, cầu thủ đã cống hiến sức lực, cổ động viên cũng cống hiến tình yêu chẳng tiếc ngại gì. Nào có ai biết “cáp” là chi, HD là thế nào, nhà anh dùng truyền hình nọ, nhà tôi dùng đầu thu kia, chẳng cần một mớ kênh quốc tế lẫn ca nhạc, giải trí như hiện nay, người yêu bóng đá vẫn hoàn toàn thỏa mãn với những gì mình xem được. Có lẽ cho dù trong xã hội đương thời, nếu được chọn, không ít người vẫn thèm cái giản đơn ngày ấy.
K+ và thời đại mới
Truyền hình trả tiền đem đến sự phục vụ tốt hơn cho khán giả, nhưng tất nhiên nó không hề miễn phí. Như một công cuộc tất yếu của phát triển, bây giờ hầu hết các gia đình đều sử dụng một loại nào đó trong các gói kênh hấp dẫn được quảng cáo hàng ngày. Xem nét hơn, tín hiệu ổn định hơn, nhiều lựa chọn giải trí, thông tin hơn, nhưng với các fan bóng đá, “quyền lợi thực” của họ lại ngày càng bó hẹp lại.
Ngày nay, ai cũng bận rộn với công việc, internet trở thành người bạn cung cấp thông tin lẫn tính giải trí quen thuộc, luôn kề cận dù ở bất cứ đâu, qua máy tính, qua điện thoại, rồi tablet. Những 40 kênh, 60 kênh gì đó của các hãng truyền hình có lẽ chỉ giành được sự quan tâm nhỉnh hơn một chút từ những người già có nhiều thì giờ, hoặc lứa thiếu nhi, thiếu niên mê các kênh hoạt hình, nhạc trẻ. Bỏ tiền để có được chất lượng hình ảnh và phục vụ gia đình, nhưng những người “yêu bóng” vẫn dần mất đi sự chủ động, họ phải có kênh này, kênh kia để xem trận này, trận nọ, tuy nhiên vẫn ở mức chấp nhận được vì vẫn có những sự chia sẻ, hợp tác giữa các đài.
Đùng một cái, K+ xuất hiện. Họ bỏ cả núi tiền mua bản quyền độc quyền như để chứng minh khả năng, ngang nhiên “giành đất” một cách chớp nhoáng. Tất cả mọi người, khác với những hệ thống truyền hình trước, đều phải ngỡ ngàng khi nhận được thông điệp ngầm từ “tân binh” này: Có K+ thì có Ngoại hạng. Không “ôm” toàn bộ, song việc giữ quyền phát sóng những trận cầu ngày Chủ Nhật, những trận Super Sunday, có nghĩa là K+ đã đem một nửa sự hấp dẫn của Premier League ra bán đồng giá với chiếc đầu thu của mình.
Mặc những hình thức khuyến mãi, những quảng cáo về dịch vụ tốt, khán giả vẫn cảm thấy bị chiếm đoạt, bị đồn ép, bị đẩy vào thế “kẻ khát mua nước”. Chắc hẳn nhiều người không quan tâm hàng loạt kênh sóng của K+ có những gì, mà chỉ biết rằng muốn xem đầy đủ các trận bóng hay, phải có K+ trong nhà. K+ đã dùng một “mồi câu béo” là Ngoại hạng Anh để thay mặt cho cả một chương trình dịch vụ truyền hình, gây ra ấn tượng về một cửa hàng độc quyền bán gạo - thứ ai cũng cần, xung quanh bày bánh trái, đồ gia dụng nhưng chẳng ai quan tâm.
Xem một trận bóng hay sao giờ nó vất vả thế. Anh mua tivi 32 inch cũng chẳng làm gì, anh vẫn phải chật vật tìm link sopcast, torrent trên mạng, vừa xem vừa lo bị “lag”. Cuộc sống đã đủ thứ phải đối phó, những thời gian thảnh thơi muốn giải trí trọn vẹn, đơn thuần cũng không thể “lựa chọn” được loại hình mình muốn, phải mua đầu, phải nạp tiền, và phải là K+. Ai đó sẽ muốn được ra xoay cột ăng ten, được tụ tập đông vui trước một màn hình hơi nhiễu, nghe giọng Quang Huy bình luận, giờ đây nó xa xỉ biết chừng nào.
Nhớ lắm một ngày xưa.