Bàn luận về K+

Ðề: Bàn luận về K+

Tại sao K+ ko lấy giá cả, chất lượng dịch vụ ra cạnh tranh, đằng này lại lấy chiêu ko có quảng cáo ra để hô hào, chắc ko thu được kết quả tốt đâu
 

minhdt49

New Member
Ðề: Bàn luận về K+

Xem "Quảng cáo" để giảm chi phí trả tiền TH thì có gì là hại đâu ,dân còn nghèo trong khi các doanh nghiệp có khối tiền ,ko xin của doanh nghiệp mà lại đè người lao động xin ăn, dể ăn đòn không ?
 

danvt

Well-Known Member
Ðề: Bàn luận về K+

Xem "Quảng cáo" để giảm chi phí trả tiền TH thì có gì là hại đâu ,dân còn nghèo trong khi các doanh nghiệp có khối tiền ,ko xin của doanh nghiệp mà lại đè người lao động xin ăn, dể ăn đòn không ?

Chuẩn, DN nhiều tiền không xin, cứ đi xin dân đen để rồi bị chửi. Nhưng mà cái khái niệm không quảng cáo của K+ là thế nào nhỉ, chỉ là các đài do nó tự sản xuất mới không quảng cáo, chứ tiếp sóng các đài TH khác như đài địa phương hay SCTV, VCTV thì quảng cáo vẫn ầm ầm
 

ahhanh

Active Member
Ðề: Bàn luận về K+

Những năm đầu khi mới lên sóng VCTV, VTC làm gì có quảng cáo, thế mà bây giờ quảng cáo loạn lên =))
Vậy nên khi K+ tuyên bố không quảng cáo bà con xin chớ tưởng mừng, hãy chờ xem 1 vài năm nữa lời cam kết của K+ có theo gió bay về tận đẩu tận đâu không =))

Sao lại đánh đồng VTC với K+ được!
 

ahhanh

Active Member
Ðề: Bàn luận về K+

Tại sao K+ ko lấy giá cả, chất lượng dịch vụ ra cạnh tranh, đằng này lại lấy chiêu ko có quảng cáo ra để hô hào, chắc ko thu được kết quả tốt đâu

Nói thật là đang xem tivi, đến đoạn gay cấn thì có mà cụt hết cả hứng. E k biết thế nào, nhưng nếu là paytivi thì e ủng hộ k có quảng cáo!
 

khuatquangthin

New Member
Ðề: Bàn luận về K+

Sự kiện kênh K+ tuyên bố độc quyền phát sóng đầy đủ Giải bóng đá Anh; Ý; Tây Ban Nha đã gây làn sóng phản ứng tiêu cực từ phía những người hâm mộ suốt tuần qua. VNR500 tổng hợp hàng trăm ý kiến của độc giả tổng kết sự “độc quyền trên thương quyền quốc gia” này.

Bạn đọc và VNR500 mong chờ những phản hồi và giải pháp từ phía VTV và các cơ quan Nhà nước có liên quan.

Câu chuyện về việc Công ty VSTV - một liên doanh giữa Đài Truyền hình Việt Nam (51% vốn điều lệ) và kênh Canal Oversea của Pháp độc quyền kênh K+ - tuyên bố rằng muốn xem bóng đá giải các câu lạc bộ châu Âu (Anh; Ý; Tây Ban Nha… ) phải thuê và chỉ có trên kênh K+ đã gây phẫn nộ trong dư luận, kể cả những khán giả không hẳn vì lợi ích và quyền xem môn thể thao “Vua” ảnh hưởng.

Cơ quan Nhà nước bội tín?

Sự bức xúc chuyển sang thái độ phẫn nộ ngày càng tăng lên khi người dân được biết đã có một “kịch bản” cho sự độc quyền của K+: tất cả các kênh truyền hình thể thao của VTV đều lần lượt, nghiễm nhiên và “vui vẻ” nhường sân cho K+.

Một cơ quan truyền hình của Nhà nước khác là VTC (Bộ Thông Tin và Truyền Thông) cũng phản ứng nhẹ nhàng khi bị “tước quyền” từ góc độ của một nhà kinh doanh, người phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Khác hẳn cuộc khẩu chiến và bút chiến cách đây 3 năm khi VTV bị VTC lấy mất quyền phát sóng Giải ngoại hạng Anh.

Do vậy, từ thái độ trách cứ, phê phán hành vi cửa quyền, độc đoán của K+, hầu hết bạn đọc của VNR500 (Báo điện tử VietNamNet đã chuyển sang đặt câu hỏi: phải chăng VTV đã bội tín với khách hàng để soạn sẵn một doanh nghiệp “sân sau” cho một nhóm lợi ích, trong đó có những nhân sự sẽ rời vị thế lãnh đạo ở VTV ? Và, với sự bàng quang của VTC và thái độ “im lặng” của cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Thông tin Truyền thông; Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương... dường như đã có một kế hoạch định sẵn, được vạch ra từ khi mời ngoại binh là Canal Oversea vào để VTV “núp” sau bóng liên doanh kiếm lời ?

Các đài: VTV; VTC đều là cơ quan sự nghiệp của Nhà nước lấy mục tiêu phục vụ nhu cầu thông tin; giải trí của người dân làm mục tiêu, và đó cũng là lý do Nhà nước sử dụng tiền đóng thuế của dân để nuôi bộ máy, đầu tư trang thiết bị và tài sản lớn nhất mà họ được hưởng là Thương quyền quốc gia. Nhờ Thương quyền là đài quốc gia, không ít lần VTV đã gạt bỏ được những hãng truyền hình nước ngoài muốn xâm chiếm thị phần trong nước và ngăn cản các đài địa phương trong việc mở rộng diện và nội dung chương trình.

Nhiều lần, trên sóng các chương trình VTV3, Bóng đá TV; VCTV…, VTV đều cam kết với khách hàng là họ sẽ phục vụ các trận bóng đá đỉnh cao, các giải đấu quốc tế quan trọng đang thu hút sự hâm mộ của khán giả… Và khán giả tin họ, trước hết vì họ là người Nhà nước và đang sống bằng nguồn đóng góp của chính mình, đi mua và thuê bao các loại thiết bị kỹ thuật cần có, theo yêu cầu của chính VTV, để hy vọng sẽ được thỏa mãn nhu cầu nâng cao dân trí và giải trí.

Cùng đó, VTC - cũng là Doanh nghiệp Nhà nước - đưa ra những chào mời các thượng đế môn thể thao “vua” những gói sản phẩm cao cấp hơn nhờ vào chất lượng hình ảnh và đội ngũ bình luận viên, được tự đánh giá, là sinh động hơn. Một vài thương đế, cũng lại tin vào Nhà nước, chạy theo họ mua thiết bị; bỏ tiền thuê bao...

Có thể, khán giả đang chiêm nghiệm xem sự cạnh tranh, một môi trường kinh doanh rất được mong chờ, giữa hai đơn vị Nhà nước có đem lại hiệu quả cao hơn về chất lượng và thái độ phục vụ tốt hơn hay không.

Và bây giờ, những thương đế môn thể thao “vua” của cả hai tổ chức kinh doanh, dịch vụ Nhà nước này đã thất vọng, vỡ niềm tin và mất tiền. Không những thế, trong tương lai, muốn xem thời sự chính trị để nâng cao dân trí họ phải thuê một kênh; mua lắp đặt một loại thiết bị, còn khi muốn thưởng thức bóng đá đỉnh cao lại bỏ tiền thuê và mua thiết bị của kênh khác.

Không hiểu khi những người lao động thu nhập trung bình phải chọn lựa hoặc xem đá bóng hoặc xem thời sự chính trị thì họ sẽ chọn thuê kênh nào: K+ hay VTV? Trong mỗi gia đình Việt Nam, người đàn ông, ông Bố luôn là người điều khiển, mà các bà thì chỉ quan tâm đến thời trang và giá cả ngoài chợ thôi - những nhu cầu đó không có chương trình hấp dẫn trên VTV. Có lẽ đợi K+ phát thì họ xem một thể…

Những thượng đế mắc bẫy vì cả tin?

Khách hàng của VTV, VTC trước đây khi mua thiết bị, ký hợp đồng thuê kênh đều được lời bảo đảm công khai trên truyền thông và các đại lý rằng họ sẽ được hưởng bao nhiêu chương trình, nội dung gì... Họ tin và mua, thuê mà không cần văn bản khế ước, hợp đồng kinh tế được đăng ký bảo hộ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Sự vi phạm cũng không có điều khoản nào quy trách nhiệm, lỗi và cơ quan tài phán xét xử, luật áp dụng… Tóm lại là hợp đồng thuê bảo không đủ yếu tố của một hợp đồng kinh tế.

Đây là lỗi của khách hàng vì không biết tự bảo vệ quyền lợi của chính mình, là sự lạm dụng lòng tin của nhà cung cấp để trốn tránh trách nhiệm… Nhưng niềm tin ấy khó có thể trách cứ họ vì họ tin Nhà nước, tin vào chế độ của chúng ta là chăm sóc và cũng cấp dịch vụ xã hội; dịch vụ và hàng hóa công bình đẳng cho mọi công dân.


Trước lời tuyên bố của K+, bạn đọc đang thống nhất ý chí tẩy chay kênh truyền hình này, mua thiết bị thu sóng trôi nổi trên thị trường, để chứng tỏ bản lĩnh họ không phải là những người làm mà thiếu trách nhiệm; họ không chặt chẽ về pháp lý trong khi giao kết hợp đồng thì nay họ sẵn sàng gánh chịu hậu quả. Những khán giả xem truyền hình chỉ để thưởng thức bóng đá quốc tế thì vận động nhau chuyển sang xem các giải bóng đá khác ở châu Mỹ, nơi cũng có những “nghệ sỹ sân cỏ” đích thực.

Những người xem truyền hình phản ứng một cách có lý trí hơn thì yêu cầu các cơ quan quản lý chuyên ngành, cần can thiệp và kết luận có hay không yếu tố độc quyền, bội tín khách hàng của VTV.

Cũng có ý kiến đề xuất: Giá trị độc quyền của K+ có thể được san sẻ bớt cho các đài địa phương và và bộ ngành khác, hợp nhất đồng bộ thiết bị kỹ thuật của K+ với thiết bị sẵn có của các thuê bao VCTV hoặc VTC để người xem truyền hình không lãng phí khỏan tiền đã đầu tư, hạ tầng kỹ thuật công cộng không chen thêm một đường dây; mọc thêm “chảo” vốn đang như mạng nhện khắp các trục đường ở thành phố lớn…

Có nên chỉ có duy nhất đài có thương quyền quốc gia?

Việc VTV bỏ một phần thương quyền quốc gia cũng đã cho thấy hệ thống kỹ thuật và bộ máy nhân sự ở đây không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú của khán giả về chương trình cũng như đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng kỹ thuật. Vì thế, họ đã phải dùng thương quyền để mặc cả với một đối tác nước ngoài để có thiết bị và độc quyền sản phẩm trên thị trường.

Nên chăng, Nhà nước tổ chức lại ngành truyền hình theo hướng: VTV bảo đảm các chương trình chính luận, thời sự chính trị quan trọng, các chương trình phủ sóng đến vùng sâu, vùng xa và được ngân sách cấp toàn bộ chi phí có liên quan. Đây được coi là cơ quan sự nghiệp của Nhà nước.

Các chương trình sản xuất, cung cấp dịch vụ sản phẩm văn hóa; nghệ thuật; thể thao hoặc quảng bá thương hiệu, hình ảnh quốc gia nhằm mục tiêu có nguồn thu để bù đắp chi phí sẽ được giao cho các đài thuộc bộ; ngành khác và ngân sách chỉ đầu tư ban đầu, còn chi phí hoạt động và nâng cấp bổ sung hoàn toàn do các đài này lấy thu để tự trang trải.

Hệ thống đài truyền hình địa phương hiện nay, sau khi dành thời lượng cố định trong ngày phát chương trình thời sự kinh tế tổng hợp của VTV, có quyền thương thảo và đưa các dịch vụ gia tăng vào chương trình phát sóng và có nguồn thu để duy trì hoạt động tương tự như cơ chế của đài thuộc bộ; ngành kể trên.

Bộ Thông Tin và Truyền Thông sẽ là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động của các đài truyền hình cả nước trên phương diện kỹ thuật và nội dung chương trình.

Đã đến lúc cần thị trường hóa và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh ở một phân khúc nhu cầu của khán giả? Có lẽ như vậy, mới không chỉ có độc nhất K+, duy nhất VTV và người xem phải nối một búi dây cáp hoặc đặt vài cái chảo trên cao để thỏa mãn nhu cầu nâng cao dân trí và giải trí qua kênh truyền hình.

Trong lúc bài báo này lên khuôn, VNR500 được biết VTV đã đạt được thỏa thuận sẽ phát một số trận trong giải bóng đá Anh vào tối thứ 7 và trận đấu bù vào tối thứ 2 trên kênh VCTV3 và Bóng đá TV.
Hy vọng, đây không phải là động thái của VTV và K+ hỗ trợ nhau để "thoát" khỏi một vụ kiện dân sự từ phía khách hàng thuê bao truyền hình cáp VCTV.


Chúng ta hãy cùng chờ xem bọn K+ và VTV làm gì tiếp theo. Bị phản đối đe dọa tẩy chay nên Cao Viết Lãm phải xuống nước và xoa dịu dư luận. Làm TGĐ của một doanh nghiệp mà hàng ngày phải nghe phải nhìn thấy những dòng chữ tẩy chay mình nên từ chức quách cho xong.
 

HD FAN

New Member
Ðề: Bàn luận về K+

Sao lại đánh đồng VTC với K+ được!

Một bên thì coi bóng đá chỉ dành cho người giàu, một bên toàn hứa hươu hứa vượn với khách hàng. Rất giống nhau ở cái khoản mất uy tín. Đánh đồng được quá đi chứ bác. thật là xứ đôi vừa lứa.
 

Thichxem

New Member
Ðề: Bàn luận về K+

kênh truyền hình quảng bá làm qué có tiền mua bản quyền mấy giải tư nhân này: chỉ mua Worldcup với mấy cái giải Olympic mang tính toàn cầu - các bác EPL này bán bản quyền thì mới có tiền tổ chức giải chứ./ Thế thì nghiễm nhiên là ko có truyền hình trả tiền mua --> dân Việt Nam nghỉ xem. Chẳng qua K+ mua thì các bác bon chen chửi nó. thằng khác mua thì cũng bị chửi đều à. :))

Chốt lại, cố hiểu đúng vấn đề thì có gì là nghiêm trọng đâu. Đắt quá thì cố gắng tiết kiệm mà mua đầu. Không đủ nữa thì đi xem nhờ, ra quán .... chứ rảnh quá ngồi đây chửi nó thì cũng chả ích gì.

Bác này nói đúng nè, phải tập trung kiếm tiền, phải mở rộng thuê bao, phải online PR...
Em biết bác này làm gì để cố gắng tiết kiệm mà mua đầu rồi nhé...
 

ahhanh

Active Member
Ðề: Bàn luận về K+

Bác nói rất chính xác, K+ nó nhằm ngay sở thích của ae ta là EPL mà bóp, thế mới có chuyện để nói. Nói thật nếu K+ ko chơi chiêu độc quyền các giải bóng đá thì các gói kênh của họ, dù đặc sắc đến mấy cũng ko hơn gì so với truyền hình cáp

NÓ nhiều kênh hơn hẳn, ở gói premium có tới 70 kênh, trong đó có khá nhiều những kênh lạ mà ở những đài khác k có. Mấy bác này chưa xem K+ mà đã phán như đúng rôi!
 

ahhanh

Active Member
Ðề: Bàn luận về K+

Sự kiện kênh K+ tuyên bố độc quyền phát sóng đầy đủ Giải bóng đá Anh; Ý; Tây Ban Nha đã gây làn sóng phản ứng tiêu cực từ phía những người hâm mộ suốt tuần qua. VNR500 tổng hợp hàng trăm ý kiến của độc giả tổng kết sự “độc quyền trên thương quyền quốc gia” này.

Bạn đọc và VNR500 mong chờ những phản hồi và giải pháp từ phía VTV và các cơ quan Nhà nước có liên quan.

Câu chuyện về việc Công ty VSTV - một liên doanh giữa Đài Truyền hình Việt Nam (51% vốn điều lệ) và kênh Canal Oversea của Pháp độc quyền kênh K+ - tuyên bố rằng muốn xem bóng đá giải các câu lạc bộ châu Âu (Anh; Ý; Tây Ban Nha… ) phải thuê và chỉ có trên kênh K+ đã gây phẫn nộ trong dư luận, kể cả những khán giả không hẳn vì lợi ích và quyền xem môn thể thao “Vua” ảnh hưởng.

Cơ quan Nhà nước bội tín?

Sự bức xúc chuyển sang thái độ phẫn nộ ngày càng tăng lên khi người dân được biết đã có một “kịch bản” cho sự độc quyền của K+: tất cả các kênh truyền hình thể thao của VTV đều lần lượt, nghiễm nhiên và “vui vẻ” nhường sân cho K+.

Một cơ quan truyền hình của Nhà nước khác là VTC (Bộ Thông Tin và Truyền Thông) cũng phản ứng nhẹ nhàng khi bị “tước quyền” từ góc độ của một nhà kinh doanh, người phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Khác hẳn cuộc khẩu chiến và bút chiến cách đây 3 năm khi VTV bị VTC lấy mất quyền phát sóng Giải ngoại hạng Anh.

Do vậy, từ thái độ trách cứ, phê phán hành vi cửa quyền, độc đoán của K+, hầu hết bạn đọc của VNR500 (Báo điện tử VietNamNet đã chuyển sang đặt câu hỏi: phải chăng VTV đã bội tín với khách hàng để soạn sẵn một doanh nghiệp “sân sau” cho một nhóm lợi ích, trong đó có những nhân sự sẽ rời vị thế lãnh đạo ở VTV ? Và, với sự bàng quang của VTC và thái độ “im lặng” của cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Thông tin Truyền thông; Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương... dường như đã có một kế hoạch định sẵn, được vạch ra từ khi mời ngoại binh là Canal Oversea vào để VTV “núp” sau bóng liên doanh kiếm lời ?

Các đài: VTV; VTC đều là cơ quan sự nghiệp của Nhà nước lấy mục tiêu phục vụ nhu cầu thông tin; giải trí của người dân làm mục tiêu, và đó cũng là lý do Nhà nước sử dụng tiền đóng thuế của dân để nuôi bộ máy, đầu tư trang thiết bị và tài sản lớn nhất mà họ được hưởng là Thương quyền quốc gia. Nhờ Thương quyền là đài quốc gia, không ít lần VTV đã gạt bỏ được những hãng truyền hình nước ngoài muốn xâm chiếm thị phần trong nước và ngăn cản các đài địa phương trong việc mở rộng diện và nội dung chương trình.

Nhiều lần, trên sóng các chương trình VTV3, Bóng đá TV; VCTV…, VTV đều cam kết với khách hàng là họ sẽ phục vụ các trận bóng đá đỉnh cao, các giải đấu quốc tế quan trọng đang thu hút sự hâm mộ của khán giả… Và khán giả tin họ, trước hết vì họ là người Nhà nước và đang sống bằng nguồn đóng góp của chính mình, đi mua và thuê bao các loại thiết bị kỹ thuật cần có, theo yêu cầu của chính VTV, để hy vọng sẽ được thỏa mãn nhu cầu nâng cao dân trí và giải trí.

Cùng đó, VTC - cũng là Doanh nghiệp Nhà nước - đưa ra những chào mời các thượng đế môn thể thao “vua” những gói sản phẩm cao cấp hơn nhờ vào chất lượng hình ảnh và đội ngũ bình luận viên, được tự đánh giá, là sinh động hơn. Một vài thương đế, cũng lại tin vào Nhà nước, chạy theo họ mua thiết bị; bỏ tiền thuê bao...

Có thể, khán giả đang chiêm nghiệm xem sự cạnh tranh, một môi trường kinh doanh rất được mong chờ, giữa hai đơn vị Nhà nước có đem lại hiệu quả cao hơn về chất lượng và thái độ phục vụ tốt hơn hay không.

Và bây giờ, những thương đế môn thể thao “vua” của cả hai tổ chức kinh doanh, dịch vụ Nhà nước này đã thất vọng, vỡ niềm tin và mất tiền. Không những thế, trong tương lai, muốn xem thời sự chính trị để nâng cao dân trí họ phải thuê một kênh; mua lắp đặt một loại thiết bị, còn khi muốn thưởng thức bóng đá đỉnh cao lại bỏ tiền thuê và mua thiết bị của kênh khác.

Không hiểu khi những người lao động thu nhập trung bình phải chọn lựa hoặc xem đá bóng hoặc xem thời sự chính trị thì họ sẽ chọn thuê kênh nào: K+ hay VTV? Trong mỗi gia đình Việt Nam, người đàn ông, ông Bố luôn là người điều khiển, mà các bà thì chỉ quan tâm đến thời trang và giá cả ngoài chợ thôi - những nhu cầu đó không có chương trình hấp dẫn trên VTV. Có lẽ đợi K+ phát thì họ xem một thể…

Những thượng đế mắc bẫy vì cả tin?

Khách hàng của VTV, VTC trước đây khi mua thiết bị, ký hợp đồng thuê kênh đều được lời bảo đảm công khai trên truyền thông và các đại lý rằng họ sẽ được hưởng bao nhiêu chương trình, nội dung gì... Họ tin và mua, thuê mà không cần văn bản khế ước, hợp đồng kinh tế được đăng ký bảo hộ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Sự vi phạm cũng không có điều khoản nào quy trách nhiệm, lỗi và cơ quan tài phán xét xử, luật áp dụng… Tóm lại là hợp đồng thuê bảo không đủ yếu tố của một hợp đồng kinh tế.

Đây là lỗi của khách hàng vì không biết tự bảo vệ quyền lợi của chính mình, là sự lạm dụng lòng tin của nhà cung cấp để trốn tránh trách nhiệm… Nhưng niềm tin ấy khó có thể trách cứ họ vì họ tin Nhà nước, tin vào chế độ của chúng ta là chăm sóc và cũng cấp dịch vụ xã hội; dịch vụ và hàng hóa công bình đẳng cho mọi công dân.


Trước lời tuyên bố của K+, bạn đọc đang thống nhất ý chí tẩy chay kênh truyền hình này, mua thiết bị thu sóng trôi nổi trên thị trường, để chứng tỏ bản lĩnh họ không phải là những người làm mà thiếu trách nhiệm; họ không chặt chẽ về pháp lý trong khi giao kết hợp đồng thì nay họ sẵn sàng gánh chịu hậu quả. Những khán giả xem truyền hình chỉ để thưởng thức bóng đá quốc tế thì vận động nhau chuyển sang xem các giải bóng đá khác ở châu Mỹ, nơi cũng có những “nghệ sỹ sân cỏ” đích thực.

Những người xem truyền hình phản ứng một cách có lý trí hơn thì yêu cầu các cơ quan quản lý chuyên ngành, cần can thiệp và kết luận có hay không yếu tố độc quyền, bội tín khách hàng của VTV.

Cũng có ý kiến đề xuất: Giá trị độc quyền của K+ có thể được san sẻ bớt cho các đài địa phương và và bộ ngành khác, hợp nhất đồng bộ thiết bị kỹ thuật của K+ với thiết bị sẵn có của các thuê bao VCTV hoặc VTC để người xem truyền hình không lãng phí khỏan tiền đã đầu tư, hạ tầng kỹ thuật công cộng không chen thêm một đường dây; mọc thêm “chảo” vốn đang như mạng nhện khắp các trục đường ở thành phố lớn…

Có nên chỉ có duy nhất đài có thương quyền quốc gia?

Việc VTV bỏ một phần thương quyền quốc gia cũng đã cho thấy hệ thống kỹ thuật và bộ máy nhân sự ở đây không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú của khán giả về chương trình cũng như đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng kỹ thuật. Vì thế, họ đã phải dùng thương quyền để mặc cả với một đối tác nước ngoài để có thiết bị và độc quyền sản phẩm trên thị trường.

Nên chăng, Nhà nước tổ chức lại ngành truyền hình theo hướng: VTV bảo đảm các chương trình chính luận, thời sự chính trị quan trọng, các chương trình phủ sóng đến vùng sâu, vùng xa và được ngân sách cấp toàn bộ chi phí có liên quan. Đây được coi là cơ quan sự nghiệp của Nhà nước.

Các chương trình sản xuất, cung cấp dịch vụ sản phẩm văn hóa; nghệ thuật; thể thao hoặc quảng bá thương hiệu, hình ảnh quốc gia nhằm mục tiêu có nguồn thu để bù đắp chi phí sẽ được giao cho các đài thuộc bộ; ngành khác và ngân sách chỉ đầu tư ban đầu, còn chi phí hoạt động và nâng cấp bổ sung hoàn toàn do các đài này lấy thu để tự trang trải.

Hệ thống đài truyền hình địa phương hiện nay, sau khi dành thời lượng cố định trong ngày phát chương trình thời sự kinh tế tổng hợp của VTV, có quyền thương thảo và đưa các dịch vụ gia tăng vào chương trình phát sóng và có nguồn thu để duy trì hoạt động tương tự như cơ chế của đài thuộc bộ; ngành kể trên.

Bộ Thông Tin và Truyền Thông sẽ là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động của các đài truyền hình cả nước trên phương diện kỹ thuật và nội dung chương trình.

Đã đến lúc cần thị trường hóa và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh ở một phân khúc nhu cầu của khán giả? Có lẽ như vậy, mới không chỉ có độc nhất K+, duy nhất VTV và người xem phải nối một búi dây cáp hoặc đặt vài cái chảo trên cao để thỏa mãn nhu cầu nâng cao dân trí và giải trí qua kênh truyền hình.

Trong lúc bài báo này lên khuôn, VNR500 được biết VTV đã đạt được thỏa thuận sẽ phát một số trận trong giải bóng đá Anh vào tối thứ 7 và trận đấu bù vào tối thứ 2 trên kênh VCTV3 và Bóng đá TV.
Hy vọng, đây không phải là động thái của VTV và K+ hỗ trợ nhau để "thoát" khỏi một vụ kiện dân sự từ phía khách hàng thuê bao truyền hình cáp VCTV.


Chúng ta hãy cùng chờ xem bọn K+ và VTV làm gì tiếp theo. Bị phản đối đe dọa tẩy chay nên Cao Viết Lãm phải xuống nước và xoa dịu dư luận. Làm TGĐ của một doanh nghiệp mà hàng ngày phải nghe phải nhìn thấy những dòng chữ tẩy chay mình nên từ chức quách cho xong.

ĐI đâu cũng thấy lôi bài này ra làm gì??? Thế các bác chưa đọc bài "Vấn đề bản quyền giải bóng đá Anh: Nhiều thông tin chưa chính xác, gây hiểu lầm…" chưa???? Đừng post bài mà k nêu ý kiến của mình ra, bởi như thế chỉ là quảng cáo, spam mà thôi!
 

dualshock

Member
Ðề: Bàn luận về K+

Ước gì có tiền lắp K+, ước gì có tiền lắp VTC HD. Em đành trung thành với cáp 65k/tháng nhiễu hơn cả antena analog .
 

danvt

Well-Known Member
Ðề: Bàn luận về K+

đâu phải người ta mua gói premium để xem các kênh lạ mà đài khác ko có đâu, chủ yếu người ta mua K+ để xem bóng đá, mà như thế thì mắc quá
 

ahhanh

Active Member
Ðề: Bàn luận về K+

Các Pác đã xem list kênh phát của K+ chưa?? Ô hô, nếu không có EPL thì chẳng biết người xem có theo dõi được trong 1 tháng không nữa vì quá chán. => NẢN....

Cho e xin cái list kênh nào bác? Xem như thế nào mà bác bảo nản! Ông anh e đng dùng K+, bảo chỉ sợ k có time xem thôi, chứ nó có nhiều kênh lạ hay phết!
 

ahhanh

Active Member
Ðề: Bàn luận về K+

Thuê bao của K+ bị K+ xếp vào diện con lừa rồi, tất nhiên ko phản ứng là hiểu đc

Vâng, con lừa còn được xem cái giải bóng nổi tiếng mà các bác ao ước mãi k được, con lừa còn được xem bao nhiêu kênh mà cả đời có khi các bác chưa được xem. Nếu là lừa mà như thế, thì khối người muốn làm lừa bác à!
 
Ðề: Bàn luận về K+

Nếu K+ không độc quyền, nếu các đài khác đều có bóng đá như K+, thì các kênh mới, lạ của K+(kể cả Playboy nếu có) dù có hay đến mấy thì mình cũng ko quan tâm lắm, lắp thêm chỉ phí tiền
 
Ðề: Bàn luận về K+

Vâng, con lừa còn được xem cái giải bóng nổi tiếng mà các bác ao ước mãi k được, con lừa còn được xem bao nhiêu kênh mà cả đời có khi các bác chưa được xem. Nếu là lừa mà như thế, thì khối người muốn làm lừa bác à!

Bác ăn nói thật không phải.
Kênh truyền hình nào cũng có cái hay riêng của nó và nó có giá trị được quy ra là TIỀN THUÊ BAO. Theo như thế thì K+ phải hay hơn VCTV gấp 4 lần mà chỉ thêm bóng đá vào chủ nhật và 1 vài kênh độc quyền khác !(?)
Xin lỗi bác chứ bác mới xem K+ 1 thời gian mà bác nói người khác là ao ước mãi không được? Bây giờ là thời đại nào rồi mà không thể xem đc EPL? Xem như thế nào thì rất nhiều topic khác đã nói rồi.
Thôi bác làm con lừa 1 mình đi. Trong 4rum này ít người muốn làm lừa lắm ! [-X
 

thanhtung100

New Member
Tất cả đoàn kết không dùng K+ %-(

Bạn là người dân Việt Nam
VTV có phần thuế của dân Việt Nam đóng góp
Giờ đây K+ thu tiền độc quyền giải bóng đá ngoại hạng Anh, Ý, Tây Ban Nha, Champion Leage
Hãy cùng nhau thể hiện tinh thần dân tộc, đoàn kết tẩy chay không dùng K+
Hãy chia sẻ quan điểm của bạn ???
 

HD FAN

New Member
Ðề: Bàn luận về K+

Phải nói là rất thú vị khi theo dõi vụ K+ này. đâu chỉ là vấn đề bóng đá đâu! bức tranh phân hóa xã hội đang dần dần hiện rõ.
 

meodeu

Member
Ðề: Bàn luận về K+

đâu phải người ta mua gói premium để xem các kênh lạ mà đài khác ko có đâu, chủ yếu người ta mua K+ để xem bóng đá, mà như thế thì mắc quá

ko thể nói thế đc bạn ạ. Vì ko phải ng` ta dùng K+ chỉ để cho cánh đàn ông. Ng` ta còn vợ còn con còn bố mẹ anh chị em nữa. Ko lẽ gần ấy con ng` chỉ chăm chú xem bóng đá sao bạn ???
 

meodeu

Member
Ðề: Bàn luận về K+

Phải nói là rất thú vị khi theo dõi vụ K+ này. đâu chỉ là vấn đề bóng đá đâu! bức tranh phân hóa xã hội đang dần dần hiện rõ.

thưa với bạn là ko có nó thì xã hội từ trc đến nay cũng đã phân hóa rồi chứ đâu phải bây giờ.
 
Bên trên