Ðề: Bàn luận về K+
Trước đây chỉ đóng 66 ngàn xem ESPN và Starsport thoải mái, ai muốn xem bình luận thì mua VTC. Nhìn chung như thế là quá ổn. Tự nhiên đổ một đóng tiền hơn chục triệu USD thành độc quyền mà lòng dân không yên.
Buồn tàn thu luôn
Việc K+ có độc quyền và vi phạm pháp luật không thì đang gây tranh cãi.
Tuy nhiên có điều chắc chắn là K+ chỉ là 1 mắt xích trong chuỗi kinh doanh giải trí toàn cầu. Gửi các bác tham khảo 1 bài nói về việc Premier League trở thành 1 cỗ máy kiếm tiền trong 20 năm vừa rồi như thế nào.
Lịch sử giải Ngoại Hạng Anh
gửi bởi Admin Trụ Trì vào ngày Thứ 2 Tháng 3 15, 2010 8:42 am
Ngày nay, giải Ngoại Hạng Anh là giải vô địch đáng xem và mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ nhất. Nơi đây đã thu hút được rất nhiều cầu thủ nổi tiếng trên toàn thế giới, và thật khó để tin rằng lần đầu tiên giải đấu này được diễn ra chỉ mới gần đây: mùa giải 1992/1993.
Trong những năm 80 của thế kỉ trước, bóng đá Anh đã gặp phải những khó khăn to lớn nhất từ trước đến nay. Các sân vận động xuống cấp, nạn Hooligan lan tràn. Các đội bóng của nước Anh bị loại khỏi các cúp châu Âu trong vòng 5 năm sau thảm hoạ ở sân vận động Heysel của nước Bỉ, thảm hoạ đã khiến cho 39 cổ động viên thiệt mạng trong trận chung kết cúp C1 giữa Liverpool và Juventus năm 1985. Kể từ đó, giải vô địch quốc gia Anh bị xuống cấp trầm trọng.
Đến năm 1989, bóng đá Anh lại phải chứng kiến thảm hoạ Hillsbrough với 96 cổ động viên thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương tại trận bán kết cúp FA giữa Liverpool và Nottingham Forest. Trước tình hình đó, Lord Justice Taylor đã đề nghị rằng cần phải có cải cách lại toàn bộ hệ thống điều hành và cấu trúc các sân vận động bóng đá trên toàn nước Anh – hình thức sân vận động không có rào chắn từ đó mà ra đời.
Cuộc cách mạng triệt để
Phải đối mặt với quá nhiều vấn đề, đặc biệt là sự xuống cấp của giải đấu dẫn đến việc không thể thu hút được các ngôi sao đã khiến cho các câu lạc bộ của Anh bất mãn. Đầu năm 1988, 10 CLB đã doạ sẽ tách ra thành lập một giải đấu riêng nhằm chiếm trọn lợi nhuận rất cao từ truyền hình. Do đó, việc cần thiết nhất lúc bấy giờ là một cuộc đại cải cách nếu như các CLB cũng như nền bóng đá Anh muốn phát triển và hưng thịnh.
Một bản Hiệp ước của các thành viên sáng lập đã được ký ngày 17 tháng 7 năm 1991 để hình thành nên những nguyên tắc cơ bản cho việc thành lập giải Ngoại Hạng Anh (Premier League) bây giờ. Giải đấu đã có sự tách biệt về mặt thương mại với giải Football League và Liên đoàn bóng đá, nhờ đó mà nó có thể tự do ký kết những hợp đồng phát sóng và tài trợ của riêng mình.
Chức vô địch mùa bóng 06 - 07 thuộc về MU
Vào ngày 20 tháng 2 năm 1992, các CLB giải hạng nhất đã đồng loạt rời khỏi giải Football League và 3 tháng sau đó, Premier League được thành lập như một công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ban lãnh đạo giải đấu đã quyết định nhượng lại toàn bộ bản quyền truyền hình cho Sky TV. Ở thời điểm đó, việc ép buộc các cổ động viên phải trả phí để xem một chương trình thể thao trực tiếp là một khái niệm gần như mới, nhưng chất lượng của giải đấu kết hợp với chiến lược marketing của Sky đã nâng Premier League lên tầm cao mới. Hợp đồng đầu tiên trị giá 191 triệu bảng trong vòng 5 năm. Nhưng để phát song trực tiếp các trận đấu từ năm 2007-2010, Sky và Setanta phải trả tới 1,7 tỷ bảng.
Định hình và phát triển
Nguồn tài trợ cũng đóng góp một vai trò vô cùng quan trong. Năm 1993, Carling đã trả 12 triệu bảng trong vòng 4 năm và giải đấu đã được biết đến rộng rãi với cái tên FA Carling Premiership. Họ đã tiếp tục gắn bó thêm 4 năm tiếp theo nữa với mức trả cao hơn gấp 3 lần. Vào năm 2001, Barclaycard đã trở thành nhà tài trợ mới với hợp đồng trị giá 48 triệu bảng trong vòng 3 năm. Ba mùa giải 2004-2007 vẫn chứng kiến cái tên quen thuộc của Barclay gắn liền với giải đấu, và giá trị lần này lên tới 65.8 triệu bảng.
Việc gia tăng về doanh thu đã đảm bảo rằng các CLB Anh có thể cạnh tranh trên quy mô toàn cầu về phí chuyển nhượng và về mức lương - một nhân tố quan trọng để thu hút những cầu thủ xuất sắc nhất từ nước ngoài hội tụ về Barclays Premier League.
Năm 1992, chỉ có 11 cầu thủ ngoài Anh và AiLen tại Premier League, nhưng đến năm 2007, con số này đã tăng lên tới hơn 250. Trong nhiều năm qua, các cầu thủ ngoại quốc đã góp phần định dạng và phát triển bóng đá Anh. Tương tự, các HLV ngoại cũng sẵn sàng làm việc tại Anh, và những kỹ thuật được sử dụng bởi Arsene Wenger, Gerrard Houllier và Ruud Gullit đã có tác động rất lớn.
Ban đầu Premier League được thiết kế cho 22 CLB nhưng nó luôn có xu hướng giảm thiểu xuống con số 20 để đẩy mạnh phát triển và chất lượng hoá trình độ của các CLB cũng như đội tuyển quốc gia. Vì thế, cho tới cuối mùa giải 1994/95 đã có 4 CLB bị xuống hạng nhưng duy chỉ có 2 đội được lên hạng.
Reading đã trở thành CLB thứ 40 góp mặt tại Premier League với việc thăng hạng vào năm 2006. Và không còn nghi ngờ gì nữa, đội bóng thành công nhất trong lịch sử Premier League chính là Manchester United. Đội bóng của Alex Ferguson đã giành được tới 9 danh hiệu vô địch và chưa từng kết thúc ở dưới vị trí thứ 3 kể từ khi Premier League bắt đầu ra mắt vào năm 1992.