vodichsanco
Active Member
Ðề: Bạn đang bị Stress mời vào Trung Tâm chém gió của HD Biên Hòa
chào cả nhà buổi xế chiều.....
chào cả nhà buổi xế chiều.....
Phát hiện mới của KH đây các bác.
Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra một manh mối tiết lộ "khả năng" của đấng mày râu - đó là dựa vào chiều dài ngón tay đeo nhẫn của các chàng.
Khi nói đến việc tìm kiếm một người bạn đời, có vẻ như không mấy cô gái quan tâm đến chuyện "khả năng của anh ấy thế nào". Để rồi, không ít cô sau khi cưới mà ngậm ngùi, không biết bày tỏ cùng ai và không biết nên như nào mới phải với cái "khoản ấy" của chồng.
Chiều dài của ngón tay thứ tư của một người đàn ông có liên quan đến ham muốn tình dục của anh ta. Các nhà khoa học đã nghiên cứu phát hiện ra rằng kích thước của ngón tay đeo nhẫn này thực sự được xác định bởi mức độ của hormone giới tính nam và nữ trong bụng mẹ. Ngay từ khi trong bụng mẹ, em bé nhận được nhiều testosterone - hoóc môn giới tính nam thì chiều dài ngón tay đeo nhẫn của bé sẽ dài hơn.
Nghiên cứu này cũng lần đầu tiên giải thích tại sao ngón tay thứ tư của những người đàn ông thường dài hơn so với ngón tay trỏ của họ, trong khi đối với phụ nữ có thể ngược lại. Chiều dài ngón tay đeo nhẫn được cho là có liên quan đến số lượng tinh trùng, hành vi hung hăng, khuynh hướng tình dục và sức khỏe thể thao, trong khi mức testosterone cao có liên quan đến tình dục cao hơn.
Giáo sư Martin Cohn và Tiến sĩ Zhengui Zheng, nhà sinh vật học tại Đại học Florida (Mỹ), nói rằng các ngón tay thứ tư ở hai bàn tay là đại diện cho các hormone giới tính.
Thí nghiệm được tiến hành với loài chuột - một loài với một tỷ lệ chiều dài ngón tay tương tự như con người - và được tiến hành với những con chuột mang thai, thì thấy các gen điều khiển mức độ ảnh hưởng đến estrogen của chúng và mức độ testosterone.
Lượng testosterone tăng ảnh hưởng đến kích thước của ngón đeo nhẫn trong những chân sau của những con chuột con, mà các nhà khoa học cho rằng, giống như bàn tay trái của con người trong việc tiếp thu các hormon giới tính.
Mức testosterone trong tử cung xác định độ dài của ngón đeo nhẫn - điều này giải thích lý do tại sao ngón tay thứ tư của những người đàn ông thường dài hơn so với phụ nữ. So sánh thì thấy, những con chuột tiếp xúc với mức độ estrogen nữ tính cao thì sẽ có một ngón đeo nhẫn ngắn hơn. Hầu như tất cả các con chuột đực trong nhóm này có các khuyết tật ở bộ phận sinh dục.
Các kết quả có thể có tác động đối với các bệnh liên quan đến sự cân bằng hormone, chẳng hạn như tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Tiến sĩ Cohn cho biết: "hormone giới tính ảnh hưởng đến chiều dài ngón tay, và tỷ lệ này là cố định ngay cả trước khi xương đã phát triển và cố định trong suốt cuộc đời".
(Theo afamily)
Biết để không tốn điện vô ích
Sài Gòn Tiếp Thị – Thứ tư, ngày 29 tháng năm năm 2013
Bước chân vào phòng ngủ, bạn mở máy lạnh và chọn nhiệt độ 160C với mong muốn căn phòng sẽ được làm lạnh nhanh nhất. Với hành động đó, bạn vừa tiêu tốn tiền điện một cách vô ích! Bài viết này sẽ giúp bạn đỡ lãng phí tiền vào những việc như vậy.
Máy điều hoà cần được vệ sinh định kỳ, trung bình 6 tháng/lần. Với tấm lưới lọc khí nên làm vệ sinh thường xuyên hơn ngăn chặn sự bám đọng bụi. Ảnh: NT
Một máy lạnh có bốn động cơ chính: động cơ nén đặt ở giàn nóng (tiêu thụ điện năng nhiều nhất, bằng khoảng 95% tổng công suất của máy lạnh); quạt làm mát lắp đặt ở giàn nóng; quạt đối lưu trong phòng và động cơ đảo hướng gió đặt ở giàn lạnh. Các loại máy lạnh thông dụng hiện nay đều có rơle tự động ngắt hoạt động của giàn nóng đặt ngoài trời khi phòng đã đạt độ lạnh yêu cầu. Quạt đối lưu ở giàn lạnh thì hoạt động suốt thời gian mở máy với tốc độ nhanh hay chậm tuỳ người sử dụng. Động cơ đảo hướng gió thì chạy hoặc ngừng tuỳ lựa chọn cùng lúc như đã đề cập.
Về vận hành, có hai loại là máy thông thường và máy dùng biến tần.
Với máy lạnh thông thường, điện năng sử dụng tương đối cao và tuổi thọ sẽ giảm do phải khởi động lại nhiều lần trong quá trình sử dụng liên tục. Đồng thời, nhiệt độ trong phòng sẽ dao động mạnh (±2°C).
Ví dụ, máy được chọn mở ở 24°C. Thời điểm này tất cả động cơ của máy đều hoạt động cho đến khi phòng đạt được nhiệt độ khoảng 22°C – 24°C thì rơle sẽ tự ngắt hoạt động của giàn nóng. Sau một thời gian nhất định, tùy vào sự trao đổi nhiệt của phòng với môi trường xung quanh, nhiệt độ phòng tăng dần lên 24° - 26°C, lúc này giàn nóng sẽ được khởi động trở lại và làm giảm nhiệt độ phòng về mức mong muốn. Chênh lệch nhiệt độ ±2°C để có nhiệt độ 22°C và 26°C là do quán tính làm việc của máy, ví dụ khi cảm biến đo được là phòng đã đạt được 24°C thì sẽ ra lệnh ngắt, nhưng hơi lạnh trước đó vẫn được thổi vào phòng làm cho nhiệt độ phòng giảm xuống. Tương tự như khi nhiệt độ phòng tăng quá 24°C, động cơ hoạt động trở lại, nhưng phải mất một lúc thì mới có hơi lạnh, thời gian đó nhiệt độ phòng tăng lên.
Máy có biến tần (inverter) sử dụng công nghệ điều khiển hiện đại, làm cho động cơ nén hoạt động với công suất tăng dần đến khi nhiệt độ trong phòng đạt mức yêu cầu thì công suất máy sẽ được điều khiển giảm dần, chỉ vận hành ở một mức độ vừa phải để làm mát bù cho lượng nhiệt sinh ra trong phòng (thiết bị điện, nhiệt lượng từ người…) và nhiệt từ bên ngoài truyền vào qua tường, cửa… Công suất đó sẽ tăng hoặc giảm tuỳ vào sự chênh lệch giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ thiết lập cho máy lạnh. Nhờ vào phương pháp điều khiển này nên máy lạnh inverter có thể giúp tiết kiệm điện năng từ 30 – 50% so với máy thông thường. Tuy nhiên, để đạt được mức tiết kiệm trên, máy phải được sử dụng trong các điều kiện nhất định như dưới đây.
Và cũng nên chú ý rằng do được trang bị các công nghệ mới hơn so với máy thông thường, nên dòng máy biến tần thường có giá cao hơn so với các máy khác từ 30 – 50%.
Máy lạnh chỉ làm việc hiệu quả khi nhiệt độ quanh giàn nóng thấp hơn 48°C và nhiệt độ trong phòng lớn hơn 19°C, việc vi phạm các giới hạn này sẽ làm cho máy hoạt động không hiệu quả do khả năng thoát nhiệt rất thấp.
Khi khởi động máy, ta chỉ nên chọn mức nhiệt độ cần làm lạnh mong muốn, sau đó chọn bổ sung chức năng làm lạnh nhanh thể hiện trên thiết bị điều khiển từ xa mà thực chất là tăng tốc độ quạt đối lưu ở giàn lạnh. Nên tránh đặt nhiệt độ ở mức thấp nhất của máy vì việc này không giúp đạt được nhiệt độ mong muốn nhanh hơn, mà chỉ làm tiêu tốn điện năng hơn do máy phải hoạt động đến khi đạt đến nhiệt độ thấp nhất mới có thể dừng lại.
Để sử dụng máy lạnh có hiệu quả về điện, ta nên chọn nhiệt độ vừa phải. Nhiệt độ môi trường mà cơ thể con người thích nghi trong khoảng 25 – 27°C. Do đó, chọn nhiệt độ 26°C là đảm bảo sự thoái mái trong sinh hoạt mà lại tiết kiệm điện. Máy đạt nhiệt độ như remote được hay không là do cảm biến nhiệt độ gắn ở giàn lạnh trong phòng, mà thiết bị này thường không ảnh hưởng theo thời gian. Nên trong trường hợp máy cũ, vẫn chọn 24°C thì phòng vẫn đạt được nhiệt độ đó, nhưng sẽ tiêu tốn điện nhiều hơn.
Chọn đúng vị trí lắp đặt hệ máy lạnh sẽ giúp tiết kiệm điện năng. Giàn nóng máy lạnh nên lắp đặt tại nơi thông thoáng, tránh cho nắng chiếu vào bên trong giàn làm tăng nhiệt độ thiết bị. Tại khu vực có nhiều gió, hướng lắp đặt tốt là để quạt làm mát thổi vuông góc với hướng gió. Việc này sẽ làm tăng khả năng thoát nhiệt của thiết bị. Chú ý, không được lắp đặt giàn nóng ở những nơi có nguồn nhiệt, khói thải hoặc hoá chất gây bẩn, ăn mòn.
Chênh lệch độ cao và khoảng cách giữa giàn lạnh – giàn nóng cần bố trí hợp lý, ngắn nhất để vừa tiết kiệm chi phí vật tư, vừa tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Đối với máy lạnh thông thường, chiều dài đường ống ga không nên vượt quá 5m và chênh lệch độ cao không nên vượt quá 3m. Việc vượt quá các định mức trên càng nhiều sẽ càng gây suy giảm năng suất lạnh đáng kể của hệ thống.
Trong giàn lạnh có hai bộ cánh giúp điều chỉnh gió lạnh ra khỏi giàn theo các hướng mong muốn. Người dùng nên điều chỉnh các cánh gió sao cho hơi lạnh thổi tập trung đến nơi cần làm lạnh nhất.
Luôn luôn tắt máy lạnh khi không còn nhu cầu sử dụng. Nếu không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài, người sử dụng cần tắt cả nguồn máy (áptomat) vì lý do an toàn. Máy điều hoà cần được vệ sinh định kỳ, trung bình 6 tháng/lần. Đối với những tấm lưới lọc khí nên được làm vệ sinh thường xuyên hơn, ngăn chặn sự bám đọng bụi.
Có một số yếu tố gián tiếp cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất làm lạnh của máy. Như ánh nắng chiếu trực tiếp vào cửa, tường kính (kể cả kính cách nhiệt), màu tường, rèm tối hoặc các thiết bị toả nhiệt...
Bác Vinh ơi, em thấy ngón đeo nhẫn của em dài vượt trội mà sao yếu thế không biết.^#(^
Bác Vinh ơi, em thấy ngón đeo nhẫn của em dài vượt trội mà sao yếu thế không biết.^#(^
Sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm, vào đầu thế kỷ 10, Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập với sự thiết lập nhà nước quân chủ, sự hình thành giai cấp quý tộc, từ đó dẫn đến sự hình thành, phát triển một hình thức sinh hoạt âm nhạc riêng phục vụ cho lễ nghi của triều đình và nhu cầu sinh hoạt của tầng lớp quý tộc.
Các bức ảnh dưới đây ghi lại hình ảnh của những loại hình nghệ thuật đặc sắc, được chọn lọc lại từ 2.000 bức ảnh về Việt Nam xưa. Đây là bộ ảnh do nhà giáo lịch sử đã nghỉ hưu Đoàn Thịnh và người con trai là kiến trúc sư Đoàn Bắc sưu tầm.
Được phát triển vào khoảng thế kỷ 13, Nhã nhạc cung đình Huế mang một âm điệu đặc trưng, thể hiện phong cách, tâm hồn, bản sắc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.
Đây là loại hình âm nhạc chính thống, được xem là quốc nhạc, sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình. Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển Nhã nhạc trở thành biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại.
Tuồng, tức hát bộ, còn gọi là hát bội hay luông tuồng là một loại văn nghệ trình diễn cổ truyền ở Việt Nam, hình thành ở thế kỷ 15, 16.
Lối diễn xuất ở tuồng thường được khuếch đại hơn sự thật ngoài đời để khán giả dễ cảm nhận. Các động tác càng nhỏ càng nhanh, khi lên sân khấu càng cần tăng cường điệu thì khán giả mới kịp nhận thấy. Kiểu cách đi đứng còn dùng để biểu lộ cái "tâm" của nhân vật thiện, ác. Bức ảnh chụp những diễn viên tuồng cổ (hát bội).
Hát ca trù (hát ả đào, cô đầu) là một bộ môn nghệ thuật truyền thống kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc, học giả yêu thích. Bức ảnh chụp gánh hát ca trù thời xưa.
Một chầu hát cần có 3 thành phần chính: 1 nữ ca sĩ (gọi là "đào" hay "ca nương") sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp; 1 nhạc công nam giới (gọi là "kép") chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát; người thưởng ngoạn (gọi là "quan viên", thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.
Múa Bài Bông hay “bắt Bài bông” là một điệu múa nằm trong hệ thống các bản múa của nghệ thuật ca trù. Hình thức xuất hiện khoảng hơn một thế kỷ trước, thường được biểu diễn trong các dịp đại lễ, phục vụ hội hè, mang nặng tính lễ nghi.
Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Theo nhiều tài liệu, Xẩm ra đời vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống. Hồi đó, hát xẩm còn có thể coi là một nghề.
Ca từ của xẩm chủ yếu là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận, nêu gương các anh hùng hay châm biếm những thói hư, tật xấu... hoặc trữ tình.
Dàn đồng ca trong nhà thờ.
Nhạc công truyền thống.
Họa sĩ tranh dân gian Hàng Trống.
Họa sĩ tranh sơn dầu (hội họa hiện đại).
Ban nhạc Lôi Tiên (dòng tân nhạc).
Hình ảnh ghi lại cảnh trước cửa hiệu chụp ảnh và quay phim Hương Ký.
Tiền nhân của chúng ta đã để lại một nền nghệ thuật đồ sộ và một vài quyển sách, văn bản tư liệu mang tính thi pháp về nghệ thuật. Bởi vậy, ta luôn cần bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật nhằm gìn gữ được giá trị đích thực của một nền nghệ thuật đã và đang ngày bị mai một.
Bắc bảo thằng Dại, Nam nói đứa Ngu
Bắc bẩm Thầy-U, Nam thưa Tía-Má
Anh-hai Nam hay Lú, Anh-cả Bắc toàn Quên
Bắc Ăn-vèn, Nam bèn Ăn-vụng
Nam gọi Đậu-phụng, Bắc bảo Lạc đây
Bắc bày thịt Cầy, Nam kêu thịt Chó
Bắc bảo Kỳ thì Nam đòi Cọ
Bắc gọi Lọ, Nam lại kêu Chai
Bắc phô Mang-thai, Nam khoe Có-chửa
Trái-mận Nam Xẻ-nửa, Quả-doi Bắc Bổ-đôi
Bắc đi Bơi, Nam thời đi Lội
Bắc đi Phó-hội, Nam tới Chia-vui
Thui-thủi Bắc kéo Xe-lôi, một-mình Xích-lô Nam đạp
Nhanh-nhanh Nam bẻ Bắp, hấp-tấp Bắc vặt Ngô
Bắc Thích liền Vồ, Nam Ưng là Chụp
Nam rờ Bông-Bụp, Bắc vuốt Tường-Vi
Bắc gửi Phong-bì, Bao-thơ Nam gói
Nam kêu Muốn-ói, Bắc bảo Buồn-nôn
Bắc gọi Tiền-đồn, Nam kêu Chòi-gác
Bắc ưa Khoác-lác, Nam thích Xạo-ke
Mưa đến Nam Che, gió ngang Bắc Chắn
Nam Mở Dù che nắng, Bắc lại Xoè Ô
Sa-cơ Nam Đi-trốn, nguy-khốn Bắc Lánh-mặt
Chưa-chắc Nam nhắc Từ-từ, nghi-ngờ Bắc khuyên Gượm-đã
Bắc la Hãi Quá, Nam hét Sợ Ghê
Nói-dai Nam không nghe, Bắc chẳng mê Lải-nhải
Nam Cãi bai-bải, Bắc Lý-sự ào-ào
Bắc Vào Ô-tô, Nam Vô Xế-hộp
Hồi-hộp Bắc Hãm-phanh, trợn-tròng Nam Đạp-thắng
Bắc khen giỏi Mắng, Nam nói Chửi hay
Bắc nói Rủi-May, Hên-Xui Nam bảo
Nam ưa nói Xạo, Bắc thích nói Điêu
Nam Ốm bao-nhiêu, Bắc Gầy từng-ấy
Nam Mập ù, Bắc Béo phây-phây
Khi Nam bẩu Béo, Bắc lại chê là Ngậy
Bắc vừa Ốm dậy, Nam mới Bịnh xong
Nam Ưng thì Bắc Hài-lòng
Nam Chối Lòng-vòng, Bắc bảo Dối Quanh
Bắc đến Muộn, Nam đành đi Trễ
Thấy Bắc Nàm Nấy-Nệ, Nam cũng Mần Sơ-Sơ
Bắc Nói-trổng Thế-thôi, Nam Bâng-quơ Vậy-đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm Giỏ tre
Nam Bắc Vạc-tre, Bắc Kê Lều-chõng
Bắc xơi Na vướng-họng, Nam mắc-cổ vì hạt Mãng-cầu
Bắc Lệ tuôn-trào, Nam rơi Nước-mắt
Bắc bảo Đắt, Nam bảo Mắc ghê
Bắc Mặc-cả chán-chê, Nam mải-mê Trả-giá
Nam toe-toét “hổng chịu đèn”, Bắc vặn-mình “em chã”
Bắc giấm-chua “cái ả”, Nam bặm-trợn “con kia”
Nam mỉa “tên-cà-chua”, Bắc rủa “đồ-phải-gió”
Bắc Búi-tó, Nam Bới-tóc lên
Bắc Trùm Chăn, Nam lại Đắp Mền
Bắc Đâm Gươm Nam liền Thọt Kiếm
Nam mê Phiếm thì Bắc thích Đùa
Thôi dừng đã, nhiều bỏ bà
Liệt-kê ra hết có mà hết-hơi