Phân tích mã nguồn HarmonyOS, biên tập viên ArsTechnica cho rằng hệ điều hành này thực chất là một nhánh của Android 10.
HarmonyOS được Huawei phát triển sau khi bị Mỹ cấm vận và mất giấy phép sử dụng Android. Theo Ars Technica, hệ điều hành này không phải nền tảng mới, nó giống một phân nhánh của Android 10.
HarmonyOS là Android 10 được "vẽ râu"? Ảnh: Ars Technica
HarmonyOS được giới thiệu như một hệ điều hành hoàn toàn khác biệt với Android và iOS, dùng cho các thiết bị gia dụng thông minh và smartphone của nhà sản xuất Trung Quốc.
Nhiều người tin rằng với nền tảng này, Huawei sẽ vượt qua lệnh cấm mua linh kiện, thiết bị và dịch vụ của Mỹ, đồng thời mang đến trải nghiệm mới mẻ, khác biệt. Tuy nhiên, những thông tin có được từ phiên bản beta cho thấy một số hạn chế khá lớn của HarmonyOS.
Theo Ars Technica, để được cấp quyền truy cập dành cho nhà phát triển, những người tham gia viết ứng dụng trên HarmonyOS phải gửi thông tin cá nhân, gồm bản sao hộ chiếu, căn cước công dân, thẻ tín dụng đến Huawei và đợi phê duyệt trong 2 ngày.
Nhà phát triển cũng không nhận được trình giả lập hệ điều hành này. Huawei cung cấp phiên bản thử nghiệm thông qua một kênh trực tuyến từ máy chủ tại Trung Quốc, tương tự như dịch vụ chơi game Google Stadia.
Ảnh chụp màn hình ứng dụng nhận diện HarmonyOS là Android 10. Ảnh: Ars Technica
Quan trọng nhất, HarmonyOS dường như là một nhánh của Android 10. Theo biên tập viên Ron Amadeo của Ars Technica, một số tính năng tích hợp trong hệ điều hành này rất giống nền tảng di động của Google, chỉ thay từ "Android" bằng "Harmony".
Thậm chí khi tìm hiểu sâu vào bên trong mã nguồn, nhiều dịch vụ và ứng dụng vẫn mang tên Android, như Android Services Library, Android Shared Library, Androidhwext… Ngoài ra, có ứng dụng còn nhận diện thiết bị chạy phiên bản HarmonyOS thử nghiệm là Android 10 Q.
HarmonyOS có thể phổ biến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hệ điều hành mới có vẻ được phát triển từ giao diện EMUI trên nền tảng dự án Android mã nguồn mở (AOSP).
Điều này giúp Huawei không vi phạm lệnh cấm vận từ Mỹ, đồng thời cũng phù hợp với các quy định tại Trung Quốc nhưng lại là trở ngại cho HarmonyOS khi thâm nhập và những thị trường bên ngoài.
HarmonyOS được Huawei phát triển sau khi bị Mỹ cấm vận và mất giấy phép sử dụng Android. Theo Ars Technica, hệ điều hành này không phải nền tảng mới, nó giống một phân nhánh của Android 10.
HarmonyOS là Android 10 được "vẽ râu"? Ảnh: Ars Technica
HarmonyOS được giới thiệu như một hệ điều hành hoàn toàn khác biệt với Android và iOS, dùng cho các thiết bị gia dụng thông minh và smartphone của nhà sản xuất Trung Quốc.
Nhiều người tin rằng với nền tảng này, Huawei sẽ vượt qua lệnh cấm mua linh kiện, thiết bị và dịch vụ của Mỹ, đồng thời mang đến trải nghiệm mới mẻ, khác biệt. Tuy nhiên, những thông tin có được từ phiên bản beta cho thấy một số hạn chế khá lớn của HarmonyOS.
Theo Ars Technica, để được cấp quyền truy cập dành cho nhà phát triển, những người tham gia viết ứng dụng trên HarmonyOS phải gửi thông tin cá nhân, gồm bản sao hộ chiếu, căn cước công dân, thẻ tín dụng đến Huawei và đợi phê duyệt trong 2 ngày.
Nhà phát triển cũng không nhận được trình giả lập hệ điều hành này. Huawei cung cấp phiên bản thử nghiệm thông qua một kênh trực tuyến từ máy chủ tại Trung Quốc, tương tự như dịch vụ chơi game Google Stadia.
Ảnh chụp màn hình ứng dụng nhận diện HarmonyOS là Android 10. Ảnh: Ars Technica
Quan trọng nhất, HarmonyOS dường như là một nhánh của Android 10. Theo biên tập viên Ron Amadeo của Ars Technica, một số tính năng tích hợp trong hệ điều hành này rất giống nền tảng di động của Google, chỉ thay từ "Android" bằng "Harmony".
Thậm chí khi tìm hiểu sâu vào bên trong mã nguồn, nhiều dịch vụ và ứng dụng vẫn mang tên Android, như Android Services Library, Android Shared Library, Androidhwext… Ngoài ra, có ứng dụng còn nhận diện thiết bị chạy phiên bản HarmonyOS thử nghiệm là Android 10 Q.
HarmonyOS có thể phổ biến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hệ điều hành mới có vẻ được phát triển từ giao diện EMUI trên nền tảng dự án Android mã nguồn mở (AOSP).
Điều này giúp Huawei không vi phạm lệnh cấm vận từ Mỹ, đồng thời cũng phù hợp với các quy định tại Trung Quốc nhưng lại là trở ngại cho HarmonyOS khi thâm nhập và những thị trường bên ngoài.
Theo ICT News