Apple muốn thách thức quy định của châu Âu

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Apple bất đồng việc châu Âu yêu cầu hãng phải "mở cổng" cho phép người dùng thiết bị sử dụng thêm dịch vụ nhắn tin và kho ứng dụng từ bên ngoài.

Hồi đầu tháng 11, truyền thông quốc tế đưa tin Apple thừa nhận việc chấp thuận để iPhone cài ứng dụng từ các bên thứ ba (ngoài App Store) là không tránh khỏi, ít nhất tại các quốc gia châu Âu. Đây là động thái phản hồi của hãng khi đạo luật Thị trường số (DMA) của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ tháng 5.2023.

Tuy nhiên, những động thái gần đây cho thấy Apple đang có ý định tác động đến EU liên quan đến vấn đề App Store và tính năng nhắn tin iMessage trong DMA. Reuters cho hay Apple vừa chính thức đâm đơn kiện nhằm thách thức các quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) đã quy định trong DMA. Thông tin này ban đầu xuất hiện trên một bài đăng từ tài khoản của Tòa án Công lý Liên minh châu Âu ở nền tảng X (Twitter cũ).

anh-man-hinh-2023-11-21-luc-150626-1700554008892854593936.png

Apple muốn kháng cáo việc Ủy ban châu Âu chỉ định dịch vụ của mình thuộc tầm kiểm soát của DMA
Chụp màn hình
Chi tiết của vụ kiện chưa được tiết lộ. Tuần trước, Bloomberg tiết lộ Apple sẽ tranh luận về việc đưa App Store vào danh sách bị xem xét. Nói cách khác, Apple muốn kháng cáo quyết định của EC buộc hãng phải cho người dùng cài ứng dụng từ các kho phần mềm bên ngoài vào iPhone, iPad...

Ở một động thái tương tự, hai "ông lớn" ngành công nghệ là Meta và TikTok cũng nộp đơn kháng cáo quyết định của Ủy ban châu Âu liên quan đến dịch vụ của họ. Meta bày tỏ sự bất đồng với châu Âu khi chỉ định dịch vụ Messenger và Marketplace nằm trong tầm ảnh hưởng của DMA, nhưng không đề cập gì đến Facebook, WhatsApp hay Instagram - những dịch vụ khác mà hãng đang cung cấp.

Trong khi đó, TikTok cho rằng việc chỉ định của EC gây rủi ro củng cố sức mạnh cho các công ty công nghệ đang thống trị. Nền tảng chia sẻ video non trẻ này mới hoạt động ở châu Âu khoảng 5 năm, tự xem mình là "kẻ có khả năng thách thức nhất đối với các nền tảng doanh nghiệp kỳ cựu".

Theo DMA, EC có quyền chỉ định nền tảng kỹ thuật số nào là "đối tượng chắn cửa" (gatekeeper) nếu đóng vai trò cốt lõi như cánh cổng đứng giữa doanh nghiệp và người dùng trong việc tiếp cận dịch vụ cốt lõi. Đạo luật xác định có 22 nền tảng thuộc dạng "gatekeeper", vận hành bởi 6 công ty công nghệ lớn gồm Microsoft, Apple, Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Meta và TikTok (của ByteDance).

Mục đích của DMA nhằm giúp đơn giản hóa khả năng người dùng có thể dịch chuyển dịch vụ giữa các nhà cung cấp đang cạnh tranh nhau, bao gồm cả việc các nền tảng phải liên kết chéo dịch vụ nhắn tin của mình với nhau, tạo điều kiện để khách hàng tự quyết định phần mềm nào sẽ được cài sẵn trên thiết bị của mình.

Theo Thanh Niên​
 
Bên trên