A8-7670K là phiên bản APU hướng đến đối tượng người dùng có nhu cầu đa dạng, cần hiệu năng cao, đủ để xử lý hầu hết các tác vụ thông thường cũng như giải trí với nhiều tựa game 3D. A8-7670K mặc dù vẫn thuộc thế hệ Kaveri 28 nm nhưng nó được ra mắt gần đây và sở hữu nhiều cải tiến với kiến trúc vi xử lý Steamroller. 2 mô-đun, 4 nhân xử lý xung nhịp đến 3,9 GHz và được tích hợp vi xử lý đồ họa Radeon R7, hiệu năng của A8-7670K hứa hẹn sẽ không hề thua kém những đối thủ đến từ Intel.
A8-7670K khá giống với A10-7800 nằm ở phân khúc cao hơn một chút với thông số gần như tương đương. Tuy nhiên, xung nhịp cơ bản của A8-7670K là 3,6 GHz, cao hơn 100 MHz so với A10-7800. Trong tầm giá khoảng $110 (tham khảo từ Newegg), một số đối thủ của A8-7670K có thể kể đến là Intel Pentium G3460 và Core i3-6100. Điều đáng chú ý là cả 2 con chip của Intel đều chỉ có 2 nhân, xung nhịp của G3460 là 3,5 GHz còn Core i3-6100 là 3,7 GHz không hỗ trơ Turbo Boost. Dung lượng bộ nhớ đệm cũng chỉ là 3 MB trong khi A8-7670K là 4 MB. Nhược điểm lớn của những con APU của AMD nói chung vẫn là mức tiêu thụ điện năng, như A8-7670K ăn đến 95 W điện trong khong 2 đai diện của Intel chỉ vào khoảng 51 đến 53 W.
A8-7670K vẫn sử dụng socket FM2+ nên để khai thác con APU này, chúng ta sẽ cần đến những chiếc bo mạch chủ dùng chipset dòng A như A58, A68H, A78 hay A88X và loại RAM hỗ trợ tối đa là DDR3-2133 MHz. Để thử nghiệm hiệu năng của con APU này, cấu hình được build như sau:
PCMark 8:
Với lợi thế về 4 nhân xử lý cùng xung nhịp cao, AMD A8-7670K dễ dàng đạt được điểm số cao hơn so với Core i3-6100 cũng như Pentium G3460. PCMark 8 có 3 bài test tương ứng với 3 tình huống sử dụng chính là Home với các tác vụ thường như lướt web, soạn thảo văn bản, làm việc với bảng tính, Creative tương ứng với các tác vụ đồ họa nặng hơn, sản xuất nội dung như dựng, trình xuất video, chơi game đồ họa nặng và Work tập trung vào khả năng đa nhiệm với nhiều ứng dụng được mở cùng lúc.
Trải nghiệm thực tế cũng cho thấy rõ điều này khi A8-7670K xử lý hầu hết các tác vụ nặng một cách mượt mà. Hệ thống thử nghiệm cũng sử dụng các phần cứng tối ưu như RAM chạy kênh đôi và ổ cứng SSD nên A8-7670K cũng được tăng cường sức mạnh.
3DMark:
3DMark là thước đo về khả năng xử lý đồ họa và với 3 nội dung test là 3DMark Ice Storm Extreme (thiết lập phân giải 720p), Cloud Gate và Sky Diver, có thể thấy vi xử lý đồ họa tích hợp Radeon R7 không hề thua kém với Intel HD Graphics 520 trên Core i3-6100 mà thậm chí còn tốt hơn ở nội dung Sky Diver vốn tập trung thử nghiệm về khả năng chơi game ở tỉ lê khung hình cao với DirectX 11.
Thử nghiệm game thực tế trên hệ thống, AMD A8-7670K cho phép chơi:
Như vậy Radeon R7 cho phép chúng ta chơi tốt nhiều tựa game online đang hot hiện nay và cũng có khả năng chơi được một vài tựa game AAA nhưng ở thiết lập cấu hình thấp. Dĩ nhiên chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều từ một con GPU tích hơp nhưng những kết quả rất đáng ngạc nhiên, đặc biệt là với CS:GO.
Như vậy về hiệu năng đã rõ, vậy về phần nhiệt năng và điện năng? Tản nhiệt với Wraith Cooler được bán kèm A8-7670K, ở tình huống sử dụng bình thường như lướt web, làm việc văn phòng, xem phim trực tuyến thì nhiệt độ CPU rơi vào khoảng từ 41 đến 45 độ C. Trong khi đó khi stress test CPU với 4 thread bằng FurMark sau gần 10 phút thì nhiệt độ CPU cao nhất đo được là 52 độ C. Đó là với tản nhiệt Wraith, A8-7670K sẽ còn mát hơn nếu như bạn đầu tư một bộ tản nhiệt lớn hơn hoặc tản nhiệt nước.
Tuy nhiên, vấn đề còn lại của A8-7670K vẫn là điện năng. Mức tiêu thụ điện khi khi không tải chỉ vào khoảng 27 đến 29 W, dùng làm việc văn phòng thì chỉ ở khoảng 45 đến 50 W. Khi chơi game CS:GO, mức điện năng tiêu thụ của CPU có thể đạt đến trên 110 W. Mức điện năng cao nhất đo được là khi stress test CPU với FurMark, khoảng 130 W.
Như vậy sau những bài test về hiệu năng, có thể thấy A8-7670K là một con APU rất hấp dẫn ở phân khúc tầm trung. Hiện tại A8-7670K chỉ có mức giá khoảng 1 triệu 400 ngàn đồng tại Việt Nam, một mức giá rất hạt dẻ! So với những đối thủ đến từ Intel ở cùng mức giá, hiển nhiên A8-7670K có nhiều ưu điểm hơn như nhiều nhân xử lý và xung nhịp cao hơn, từ đó mang lại hiệu năng tổng thể rất tốt. Thêm vào đó là việc được trang bị GPU Radeon R7, mang lại trải nghiệm chơi game khá tốt, đủ để chúng ta chiến nhiều tựa game online ở tỉ lệ khung hình cao mà không phải tốn thêm tiền đầu tư GPU rời. Mặc dù vậy, A8-7670K vẫn còn đó những thứ cần phải cải tiến, chẳng hạn như mức tiêu thụ điện năng cao và việc chỉ hỗ trợ tối đa RAM DDR3-2133 cũng là một hạn chế khiến người dùng khó chọn và tùy biến chiếc máy của mình hơn.
A8-7670K khá giống với A10-7800 nằm ở phân khúc cao hơn một chút với thông số gần như tương đương. Tuy nhiên, xung nhịp cơ bản của A8-7670K là 3,6 GHz, cao hơn 100 MHz so với A10-7800. Trong tầm giá khoảng $110 (tham khảo từ Newegg), một số đối thủ của A8-7670K có thể kể đến là Intel Pentium G3460 và Core i3-6100. Điều đáng chú ý là cả 2 con chip của Intel đều chỉ có 2 nhân, xung nhịp của G3460 là 3,5 GHz còn Core i3-6100 là 3,7 GHz không hỗ trơ Turbo Boost. Dung lượng bộ nhớ đệm cũng chỉ là 3 MB trong khi A8-7670K là 4 MB. Nhược điểm lớn của những con APU của AMD nói chung vẫn là mức tiêu thụ điện năng, như A8-7670K ăn đến 95 W điện trong khong 2 đai diện của Intel chỉ vào khoảng 51 đến 53 W.
A8-7670K vẫn sử dụng socket FM2+ nên để khai thác con APU này, chúng ta sẽ cần đến những chiếc bo mạch chủ dùng chipset dòng A như A58, A68H, A78 hay A88X và loại RAM hỗ trợ tối đa là DDR3-2133 MHz. Để thử nghiệm hiệu năng của con APU này, cấu hình được build như sau:
- APU: AMD A8-7670K 4 nhân, 4 luồng, 3,5 - 3,9 GHz, 4 MB cache, TDP 95 W;
- GPU: Radeon R7 6 CU, 757 MHz;
- Bo mạch chủ: MSI A68HM-E33 v2;
- RAM: 2 x G.Skill RipjawsZ 4 GB DDR3-1600;
- Ổ lưu trữ: Plextor PX-128S1C 128 GB;
- Tản nhiệt: AMD Wraith Cooler
- Nguồn: Zalman ZM400-LE
- Màn hình: HP ZR2240w 1980 x 1080 60 Hz;
- OS: Windows 10 Pro 64-bit.
PCMark 8:
Với lợi thế về 4 nhân xử lý cùng xung nhịp cao, AMD A8-7670K dễ dàng đạt được điểm số cao hơn so với Core i3-6100 cũng như Pentium G3460. PCMark 8 có 3 bài test tương ứng với 3 tình huống sử dụng chính là Home với các tác vụ thường như lướt web, soạn thảo văn bản, làm việc với bảng tính, Creative tương ứng với các tác vụ đồ họa nặng hơn, sản xuất nội dung như dựng, trình xuất video, chơi game đồ họa nặng và Work tập trung vào khả năng đa nhiệm với nhiều ứng dụng được mở cùng lúc.
Trải nghiệm thực tế cũng cho thấy rõ điều này khi A8-7670K xử lý hầu hết các tác vụ nặng một cách mượt mà. Hệ thống thử nghiệm cũng sử dụng các phần cứng tối ưu như RAM chạy kênh đôi và ổ cứng SSD nên A8-7670K cũng được tăng cường sức mạnh.
3DMark:
3DMark là thước đo về khả năng xử lý đồ họa và với 3 nội dung test là 3DMark Ice Storm Extreme (thiết lập phân giải 720p), Cloud Gate và Sky Diver, có thể thấy vi xử lý đồ họa tích hợp Radeon R7 không hề thua kém với Intel HD Graphics 520 trên Core i3-6100 mà thậm chí còn tốt hơn ở nội dung Sky Diver vốn tập trung thử nghiệm về khả năng chơi game ở tỉ lê khung hình cao với DirectX 11.
Thử nghiệm game thực tế trên hệ thống, AMD A8-7670K cho phép chơi:
- Counter-Strike: Global Offensive ở thiết lập cấu hình High, khử răng cưa 8x MSAA, Anisotropic 4X, độ phân giải FHD với khung hình từ 35 đến 42 fps. Và khi giảm độ phân giải xuống 1600 x 900 (HD+) thì tỉ lệ khung hình đạt trên 60 fps, đủ để mang lại trải nghiệm cần có đối với 1 tựa game FPS.
- League of Legends ở thiết lập cấu hình cao, đổ bóng trung bình, độ phân giải FHD với khung hình trên 30 fps.
- GTA V ở thiết lập cấu hình thấp, độ phân giải HD với khung hình trên 50 fps.
Như vậy Radeon R7 cho phép chúng ta chơi tốt nhiều tựa game online đang hot hiện nay và cũng có khả năng chơi được một vài tựa game AAA nhưng ở thiết lập cấu hình thấp. Dĩ nhiên chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều từ một con GPU tích hơp nhưng những kết quả rất đáng ngạc nhiên, đặc biệt là với CS:GO.
Như vậy về hiệu năng đã rõ, vậy về phần nhiệt năng và điện năng? Tản nhiệt với Wraith Cooler được bán kèm A8-7670K, ở tình huống sử dụng bình thường như lướt web, làm việc văn phòng, xem phim trực tuyến thì nhiệt độ CPU rơi vào khoảng từ 41 đến 45 độ C. Trong khi đó khi stress test CPU với 4 thread bằng FurMark sau gần 10 phút thì nhiệt độ CPU cao nhất đo được là 52 độ C. Đó là với tản nhiệt Wraith, A8-7670K sẽ còn mát hơn nếu như bạn đầu tư một bộ tản nhiệt lớn hơn hoặc tản nhiệt nước.
Tuy nhiên, vấn đề còn lại của A8-7670K vẫn là điện năng. Mức tiêu thụ điện khi khi không tải chỉ vào khoảng 27 đến 29 W, dùng làm việc văn phòng thì chỉ ở khoảng 45 đến 50 W. Khi chơi game CS:GO, mức điện năng tiêu thụ của CPU có thể đạt đến trên 110 W. Mức điện năng cao nhất đo được là khi stress test CPU với FurMark, khoảng 130 W.
Như vậy sau những bài test về hiệu năng, có thể thấy A8-7670K là một con APU rất hấp dẫn ở phân khúc tầm trung. Hiện tại A8-7670K chỉ có mức giá khoảng 1 triệu 400 ngàn đồng tại Việt Nam, một mức giá rất hạt dẻ! So với những đối thủ đến từ Intel ở cùng mức giá, hiển nhiên A8-7670K có nhiều ưu điểm hơn như nhiều nhân xử lý và xung nhịp cao hơn, từ đó mang lại hiệu năng tổng thể rất tốt. Thêm vào đó là việc được trang bị GPU Radeon R7, mang lại trải nghiệm chơi game khá tốt, đủ để chúng ta chiến nhiều tựa game online ở tỉ lệ khung hình cao mà không phải tốn thêm tiền đầu tư GPU rời. Mặc dù vậy, A8-7670K vẫn còn đó những thứ cần phải cải tiến, chẳng hạn như mức tiêu thụ điện năng cao và việc chỉ hỗ trợ tối đa RAM DDR3-2133 cũng là một hạn chế khiến người dùng khó chọn và tùy biến chiếc máy của mình hơn.