Không phải là một màn "comeback" mà fan Nokia đang mong đợi
Quá khứ là một thứ có sức mạnh rất lớn, nó có thể gợi lên cảm xúc, mang đến cảm giác tin tưởng và sự đồng cảm. Vì vậy, những sản phẩm mang tính gợi nhớ đến quá khứ thường rất được quan tâm, chẳng hạn như chiếc đồng hồ Tamagotchi khiến ta nhớ lại thuở bé chơi “gà ảo”, hay những hãng game cũng ra mắt lại các đời máy “cổ điển” để fan sưu tầm,... và tất nhiên, không thể không kể đến những chiếc Nokia.
Huyền thoại Nokia 3310 (2000)
Không nhiều thương hiệu có thể duy trì được sự hấp dẫn đối với người dùng, nhưng Nokia, thông qua những lần thanh công và nhiều lần thất bại, đã tạo ra một niềm tin trong lòng người dùng, cho đến khi được bán cho Microsoft vào năm 2013. Chính Microsoft cũng không thể trụ được trên thị trường smartphone và đến năm 2016, họ rút chân khỏi thị trường này.
Sau đó là sự xuất hiện của HMD Global, một công ty mới nổi gồm các cựu nhân viên Nokia với hy vọng tận dụng quá khứ hào hùng của Nokia để mở đường cho các sản phẩm mới. 5 năm trước, vào ngày đầu tháng 12 năm 2016, HMD đã công bố kế hoạch khởi động lại thương hiệu Nokia và trở thành một tên tuổi mới trong thị trường smartphone toàn cầu. Công ty đã đưa ra những tuyên bố táo bạo về việc tạo nên một chương tiếp theo cho Nokia với những chiếc điện thoại đáng tin cậy, được chế tác đẹp mắt và vui nhộn.
Tại MWC 2017, HMD Global đã giới thiệu 4 chiếc Nokia mới toanh là Nokia 3310, Nokia 3, Nokia 5 và Nokia 6. Công ty hy vọng sẽ lấn sân sang dòng điện thoại phổ thông và phân khúc tầm trung. Những chiếc smartphone mang đến cảm giác đơn giản với Android gốc, và chiếc 3310 chắc chắn đã đánh thức cảm giác nhung nhớ quá khứ của nhiều người. Các mẫu điện thoại này đã nhận được sự quan tâm to lớn.
Nokia 3310 mới đã giúp HMD có được sự yêu thích từ khách hàng
Hãy nhớ rằng kể cả vào năm 2017, cách hãng smartphone vẫn còn đưa nhiều bloatware vào sản phẩm của mình và khả năng cập nhật vẫn chưa tốt. HMD mang đến smartphone với Android gốc và hứa hẹn cập nhật nhanh đã được người dùng chào đón nồng nhiệt. Các fan đã có hy vọng Nokia sẽ lại một lần nữa trỗi dậy và đứng đầu.
5 năm trôi qua và Nokia giờ lại trở thành một nỗi thất vọng lớn. HMD Global đã trở thành một ví dụ về việc hứa hẹn quá nhiều và làm không bao nhiêu. Ngày càng ít thiết bị ra mắt, sự hỗ trợ phần mềm ngày càng giảm và hoàn toàn thiếu khả năng cạnh tranh đã tạo nên viễn cảnh ảm đạm cho một thương hiệu tưởng chừng như đã có thể trở lại trong vinh quang.
Nhân tố quan trọng đằng sau việc mọi người phấn khích trước sự trở lại của Nokia chính là HMD Global đã tham gian chương trình Android One, về cơ bản là đảm bảo thiết bị sẽ có hệ điều hành sạch, cũng như được cập nhật nhanh chóng. Công bằng mà nói, HMD đã có gắng nâng cấp theo lời hứa trong một thời gian, nhưng cuối cùng cũng không thể theo được.
HMD đã làm rất tốt với Android 9 Pie, nhưng đã cho thấy sự thụt lùi trên Android 10, và càng tệ hơn ở Android 11, khả năng cập nhật của Nokia lần lượt được xếp hạng 1, 4 và 10 theo thống kê của AndroidAuthority. Đến hiện tại, HMD vẫn còn đang trong quá trình phát hành Android 11 và chưa có thông báo nào về Android 12.
Vấn đề về update của HMD xuất hiện ngay khi họ có nhiều mẫu điện thoại hơn, cho thấy việc thiếu nguồn lực.
Tuy nhiên, update chậm trễ còn có thể ráng chấp nhận được, nhưng update bị lỗi lại là sự cố nghiêm trọng hơn. Người dùng cho biết những bản update phát hành bởi HMD thường gặp lỗi. Ví dụ như Nokia 8.3, bản update đã ảnh hưởng đến ứng dụng camera và thậm chí khiến máy mất kết nối mạng. Trong khi đó, người dùng Nokia 5.3 thường phàn nàn về phản hồi kém khi cuộn trang và nhận phím sau khi nâng cấp lên Android 11.
Nokia 8.3
Khách hàng chỉ có lại niềm tin với HMD nếu họ có những phương pháp phát hành phần mềm tốt hơn, và cho đến nay, HMD chưa cho thấy bất kỳ động thái cải thiện nào. Thậm chí, họ còn trở nên tệ hơn khi thay vì cập nhật cho Nokia 9 PureView, công ty lại đi khuyên người dùng mua điện thoại mới.
Những smartphone tầm trung có thể là nguồn thu lớn với tất cả các hãng smartphone, nhưng flagship đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập thương hiệu. Một chiếc smartphone mang tính sáng tạo, mạnh mẽ, hấp dẫn có thể là động lực tiếp thị mà một thương hiệu mới cần để thu hút sự chú ý của mọi người. Thật không may, phải đến năm 2018 HMD mới ra mắt flagship, nhưng một lần nữa, họ lại tìm cảm hứng từ quá khứ lâu đời của Nokia và ra mắt Nokia 8 Sirocco.
Nokia 8 Sirocco
Năm 2006, Nokia 8800 Sirocco có lẽ là hình tượng của một chiếc điện thoại cao cấp sang trọng. Nokia 8 Sirocco chắc chắn không thể đạt được điều đó. Dù có thiết kế cao cấp nhưng nó không thể đáp ứng tiêu chuẩn được thiết lập bởi các thiết bị cạnh tranh như Samsung S9 Plus hay LG V30. Camera mờ nhạt, hiệu chỉnh màn hình kém và thiếu loa stereo kết hợp với mức giá cao ngất ngưỡng khiến nó không trở nên hấp dẫn trong mắt người dùng.
Nokia 8 Sirocco Gold
Tạo ra một chiếc flagship là điều không dễ và bạn có thể cho rằng HMD vẫn còn non tay khi ra mắt Nokia 8 Sirocco, có lẽ họ sẽ học hỏi nhiều trong chiếc flagship tiếp theo. Không hẳn như vậy, nỗ lực thứ hai của HMD trong phân khúc flagship thậm chí còn thất bại hơn.
Nokia 9 PureView được cho là sẽ thay đổi công nghệ chụp ảnh trên smartphone. Chiếc flagship này sử dụng năm camera khác nhau để đạt được một tính năng quảng cáo duy nhất - khả năng điều chỉnh tiêu cự sau khi chụp - một tính năng không mấy hấp dẫn vào lúc đó. Tệ hơn nữa, khả năng chụp ảnh của nó cũng đáng thất vọng khi mang trong mình cái tên “PureView”.
Theo nhiều thử nghiệm, Nokia 9 PureView không thể chụp ảnh tốt bằng Galaxy S10 hay Huawei P30. Hơn nữa, hệ thống 5 camera hoành tráng lại thiếu các tính năng được ưa thích như góc siêu rộng và ống kính tele. Thêm vào đó, nó còn sử dụng một chipset cũ và tối ưu phần mềm tồi tệ.
Nokia 9 PureView
Hai năm kể từ khi ra mắt Nokia 9 PureView, HMD Global vẫn chưa mang đến chiếc flagship nào khác, thay vào đó, công ty dường như đang “tăng năng suất” hồi sinh những điện thoại cơ bản cổ điển của Nokia, cũng như ra mắt các điện thại cơ bản mới. Đúng là công ty đã bán được gần 11 triệu chiếc điện thoại cơ bản trong Q1 năm 2021, nhưng xây dựng thương hiệu dựa trên một thứ đang chết dần có vẻ không phải điều khôn ngoan. Công ty chỉ bán được khoảng 2 triệu smartphone trong cùng quãng thời gian đó.
Điện thoại cơ bản đang là thế mạnh của HMD
Ngay cả chiến thuật cung cấp phần mềm “sạch” của HMD ngày nay cũng đã trở nên nhạt nhòa, các đối thủ khác đang đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cung cấp những bản Android được tối ưu tốt. Ngoài giao diện đặc trưng và một vài bloatware, gần như mọi OEM đã và đang làm cho giao diện của họ nhẹ hơn và cải thiện tiến độ cập nhật.
Đối với một công ty đang hướng tới việc giành lấy thị phần smartphone cho chính mình, việc liên tục đưa ra điện thoại cơ bản và hiếm có mẫu máy gây ấn tượng chắc chắn là một điều không tốt. Nếu là một fan Nokia lâu năm, chắc chắn bạn sẽ không vui với những gì HMD Global đang làm với thương hiệu mang tính biểu tượng này.
Quá khứ là một thứ có sức mạnh rất lớn, nó có thể gợi lên cảm xúc, mang đến cảm giác tin tưởng và sự đồng cảm. Vì vậy, những sản phẩm mang tính gợi nhớ đến quá khứ thường rất được quan tâm, chẳng hạn như chiếc đồng hồ Tamagotchi khiến ta nhớ lại thuở bé chơi “gà ảo”, hay những hãng game cũng ra mắt lại các đời máy “cổ điển” để fan sưu tầm,... và tất nhiên, không thể không kể đến những chiếc Nokia.
Huyền thoại Nokia 3310 (2000)
Không nhiều thương hiệu có thể duy trì được sự hấp dẫn đối với người dùng, nhưng Nokia, thông qua những lần thanh công và nhiều lần thất bại, đã tạo ra một niềm tin trong lòng người dùng, cho đến khi được bán cho Microsoft vào năm 2013. Chính Microsoft cũng không thể trụ được trên thị trường smartphone và đến năm 2016, họ rút chân khỏi thị trường này.
Sau đó là sự xuất hiện của HMD Global, một công ty mới nổi gồm các cựu nhân viên Nokia với hy vọng tận dụng quá khứ hào hùng của Nokia để mở đường cho các sản phẩm mới. 5 năm trước, vào ngày đầu tháng 12 năm 2016, HMD đã công bố kế hoạch khởi động lại thương hiệu Nokia và trở thành một tên tuổi mới trong thị trường smartphone toàn cầu. Công ty đã đưa ra những tuyên bố táo bạo về việc tạo nên một chương tiếp theo cho Nokia với những chiếc điện thoại đáng tin cậy, được chế tác đẹp mắt và vui nhộn.
Tại MWC 2017, HMD Global đã giới thiệu 4 chiếc Nokia mới toanh là Nokia 3310, Nokia 3, Nokia 5 và Nokia 6. Công ty hy vọng sẽ lấn sân sang dòng điện thoại phổ thông và phân khúc tầm trung. Những chiếc smartphone mang đến cảm giác đơn giản với Android gốc, và chiếc 3310 chắc chắn đã đánh thức cảm giác nhung nhớ quá khứ của nhiều người. Các mẫu điện thoại này đã nhận được sự quan tâm to lớn.
Nokia 3310 mới đã giúp HMD có được sự yêu thích từ khách hàng
Hãy nhớ rằng kể cả vào năm 2017, cách hãng smartphone vẫn còn đưa nhiều bloatware vào sản phẩm của mình và khả năng cập nhật vẫn chưa tốt. HMD mang đến smartphone với Android gốc và hứa hẹn cập nhật nhanh đã được người dùng chào đón nồng nhiệt. Các fan đã có hy vọng Nokia sẽ lại một lần nữa trỗi dậy và đứng đầu.
5 năm trôi qua và Nokia giờ lại trở thành một nỗi thất vọng lớn. HMD Global đã trở thành một ví dụ về việc hứa hẹn quá nhiều và làm không bao nhiêu. Ngày càng ít thiết bị ra mắt, sự hỗ trợ phần mềm ngày càng giảm và hoàn toàn thiếu khả năng cạnh tranh đã tạo nên viễn cảnh ảm đạm cho một thương hiệu tưởng chừng như đã có thể trở lại trong vinh quang.
Nhân tố quan trọng đằng sau việc mọi người phấn khích trước sự trở lại của Nokia chính là HMD Global đã tham gian chương trình Android One, về cơ bản là đảm bảo thiết bị sẽ có hệ điều hành sạch, cũng như được cập nhật nhanh chóng. Công bằng mà nói, HMD đã có gắng nâng cấp theo lời hứa trong một thời gian, nhưng cuối cùng cũng không thể theo được.
HMD đã làm rất tốt với Android 9 Pie, nhưng đã cho thấy sự thụt lùi trên Android 10, và càng tệ hơn ở Android 11, khả năng cập nhật của Nokia lần lượt được xếp hạng 1, 4 và 10 theo thống kê của AndroidAuthority. Đến hiện tại, HMD vẫn còn đang trong quá trình phát hành Android 11 và chưa có thông báo nào về Android 12.
Vấn đề về update của HMD xuất hiện ngay khi họ có nhiều mẫu điện thoại hơn, cho thấy việc thiếu nguồn lực.
Tuy nhiên, update chậm trễ còn có thể ráng chấp nhận được, nhưng update bị lỗi lại là sự cố nghiêm trọng hơn. Người dùng cho biết những bản update phát hành bởi HMD thường gặp lỗi. Ví dụ như Nokia 8.3, bản update đã ảnh hưởng đến ứng dụng camera và thậm chí khiến máy mất kết nối mạng. Trong khi đó, người dùng Nokia 5.3 thường phàn nàn về phản hồi kém khi cuộn trang và nhận phím sau khi nâng cấp lên Android 11.
Nokia 8.3
Khách hàng chỉ có lại niềm tin với HMD nếu họ có những phương pháp phát hành phần mềm tốt hơn, và cho đến nay, HMD chưa cho thấy bất kỳ động thái cải thiện nào. Thậm chí, họ còn trở nên tệ hơn khi thay vì cập nhật cho Nokia 9 PureView, công ty lại đi khuyên người dùng mua điện thoại mới.
Những smartphone tầm trung có thể là nguồn thu lớn với tất cả các hãng smartphone, nhưng flagship đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập thương hiệu. Một chiếc smartphone mang tính sáng tạo, mạnh mẽ, hấp dẫn có thể là động lực tiếp thị mà một thương hiệu mới cần để thu hút sự chú ý của mọi người. Thật không may, phải đến năm 2018 HMD mới ra mắt flagship, nhưng một lần nữa, họ lại tìm cảm hứng từ quá khứ lâu đời của Nokia và ra mắt Nokia 8 Sirocco.
Nokia 8 Sirocco
Năm 2006, Nokia 8800 Sirocco có lẽ là hình tượng của một chiếc điện thoại cao cấp sang trọng. Nokia 8 Sirocco chắc chắn không thể đạt được điều đó. Dù có thiết kế cao cấp nhưng nó không thể đáp ứng tiêu chuẩn được thiết lập bởi các thiết bị cạnh tranh như Samsung S9 Plus hay LG V30. Camera mờ nhạt, hiệu chỉnh màn hình kém và thiếu loa stereo kết hợp với mức giá cao ngất ngưỡng khiến nó không trở nên hấp dẫn trong mắt người dùng.
Nokia 8 Sirocco Gold
Tạo ra một chiếc flagship là điều không dễ và bạn có thể cho rằng HMD vẫn còn non tay khi ra mắt Nokia 8 Sirocco, có lẽ họ sẽ học hỏi nhiều trong chiếc flagship tiếp theo. Không hẳn như vậy, nỗ lực thứ hai của HMD trong phân khúc flagship thậm chí còn thất bại hơn.
Nokia 9 PureView được cho là sẽ thay đổi công nghệ chụp ảnh trên smartphone. Chiếc flagship này sử dụng năm camera khác nhau để đạt được một tính năng quảng cáo duy nhất - khả năng điều chỉnh tiêu cự sau khi chụp - một tính năng không mấy hấp dẫn vào lúc đó. Tệ hơn nữa, khả năng chụp ảnh của nó cũng đáng thất vọng khi mang trong mình cái tên “PureView”.
Theo nhiều thử nghiệm, Nokia 9 PureView không thể chụp ảnh tốt bằng Galaxy S10 hay Huawei P30. Hơn nữa, hệ thống 5 camera hoành tráng lại thiếu các tính năng được ưa thích như góc siêu rộng và ống kính tele. Thêm vào đó, nó còn sử dụng một chipset cũ và tối ưu phần mềm tồi tệ.
Nokia 9 PureView
Hai năm kể từ khi ra mắt Nokia 9 PureView, HMD Global vẫn chưa mang đến chiếc flagship nào khác, thay vào đó, công ty dường như đang “tăng năng suất” hồi sinh những điện thoại cơ bản cổ điển của Nokia, cũng như ra mắt các điện thại cơ bản mới. Đúng là công ty đã bán được gần 11 triệu chiếc điện thoại cơ bản trong Q1 năm 2021, nhưng xây dựng thương hiệu dựa trên một thứ đang chết dần có vẻ không phải điều khôn ngoan. Công ty chỉ bán được khoảng 2 triệu smartphone trong cùng quãng thời gian đó.
Điện thoại cơ bản đang là thế mạnh của HMD
Ngay cả chiến thuật cung cấp phần mềm “sạch” của HMD ngày nay cũng đã trở nên nhạt nhòa, các đối thủ khác đang đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cung cấp những bản Android được tối ưu tốt. Ngoài giao diện đặc trưng và một vài bloatware, gần như mọi OEM đã và đang làm cho giao diện của họ nhẹ hơn và cải thiện tiến độ cập nhật.
Đối với một công ty đang hướng tới việc giành lấy thị phần smartphone cho chính mình, việc liên tục đưa ra điện thoại cơ bản và hiếm có mẫu máy gây ấn tượng chắc chắn là một điều không tốt. Nếu là một fan Nokia lâu năm, chắc chắn bạn sẽ không vui với những gì HMD Global đang làm với thương hiệu mang tính biểu tượng này.
Theo Genk