Bui An
Lãng Khách
"Nếu phải chọn, tôi chọn đứng về phe nước mắt". Quá nhiều nước mắt trong một bộ phim tài liệu nói về cuộc tấn công xâm lược của Nga vào Ukraine, vào cách đây đúng 2 năm. Rất nhiều lần phải tạm dừng lại, nhiều lần muốn bấm tắt phim không coi nữa, vì những cảnh tượng quá dễ sợ, quá khốc liệt, về những mất mát, những cái ch ết đau thương, nhất là mất đi những đứa trẻ.
"Tôi không biết ai đúng ai sai, ai gây ra những chuyện này, nhưng tôi nguyền rủa tất cả những kẻ gây ra cảnh địa ngục ở Mariupol". Thành phố cảng cực kỳ quan trọng nằm ở phía Nam Ukraine, Mariupol bị tấn công ngay sau khi Putin phát lời thông báo về "Chiến dịch quân sự đặc biệt". Và dù tuyên bố không nhắm vào dân thường nhưng pháo kích và xe tăng của Nga vẫn bắn vào các chung cư và bệnh viện. Đó là chiến tranh, nó không phải như lời của những tên độc tài ra rả láo toét vô liêm sỉ trên truyền thông nhà nước.
Mstyslav Chernov là một nhà báo (hãng AP) và là nhà làm phim từng đoạt giải Pulitzer. Ông cùng các đồng nghiệp đã ở tại Mariupol khi chiến sự xảy ra trong suốt 20 ngày, và rời đi muộn nhất, trước khi quá muộn, ngay khi có tin tức về các nhà báo quốc tế bị phía Nga xử tử ngay khi bắt được tại các trạm kiểm soát. Chernov quyết làm bộ phim này để "Ukraina và những hy sinh to lớn của những người lính để bảo vệ thành phố này, bảo vệ những khu nhà máy của Mariupol không bị chìm vào quên lãng".
Bằng lối trần thuần đơn sơ nhất, ghép nối những cảnh quay nguyên bản nhất, những cảnh quay mà có khi phải vừa chạy trốn vừa quay. Và có cả những cảnh mà Mstyslav Chernov thừa nhận rằng ông đã bỏ qua không thể quay được vì ông quá sợ hãi. Bộ phim mang đến cho người xem cái nhìn chân thực nhất về những gì đã xảy ra ở Mariupol trong những ngày đen tối nhất, những hố chôn tập thể vì không đủ người, những bà mẹ mang thai mất con và mất cả tính mạng, những giây cuối cùng khi các bác sỹ cố cứu đứa trẻ mới mười mấy tháng tuổi, hay cả người mẹ gục xuống bên thi thể đứa con mà cách đó mấy phút cô còn cùng chồng ôm chạy tới bệnh viện. Ám ảnh và kinh hoàng, và ký ức đó khó mà biến mất với những người đã ở lại Mariupol khi ấy.
Trong phim, rất nhiều lần các bác sỹ, cảnh sát trưởng, nhân viên y tế... nói với Mstyslav Chernov hãy quay những cảnh này, hãy quay đôi mắt của đứa bé, nói cho thế giới biết, chỉ cho Putin thấy ông ta đã làm gì. Có thể thấy sự căm hận, sự phẫn nộ đến cùng cực từ những người dân còn sống, còn tồn tại giữa một thành phố hoang phế vì bom, đạn pháo và xe tăng, ở nơi không điện, không nước, không internet, không sóng điện thoại.
Sau 86 ngày kể từ khi quân Nga tràn sang (24/2/2022), Mariupol chính thức thất thủ, hơn 22.000 người đã chết trong thành phố này, thực tế có lẽ còn cao hơn. Phát động chiến tranh là đặc quyền của lãnh tụ, hy sinh máu xương là đặc quyền của nhân dân.
Hôm kia, bộ phim "20 days in Mariupol" đã giành giải phim tài liệu xuất sắc nhất tại giải thưởng BAFTA ở Anh. Một giải thưởng xứng đáng cho những nỗ lực vượt qua lằn ranh sống chết để mang đến những cảnh quay, những câu chuyện, những sự thật về cuộc chiến mà Nga vẫn đang tiến hành trên đất Ukraine.
"Tôi không biết ai đúng ai sai, ai gây ra những chuyện này, nhưng tôi nguyền rủa tất cả những kẻ gây ra cảnh địa ngục ở Mariupol". Thành phố cảng cực kỳ quan trọng nằm ở phía Nam Ukraine, Mariupol bị tấn công ngay sau khi Putin phát lời thông báo về "Chiến dịch quân sự đặc biệt". Và dù tuyên bố không nhắm vào dân thường nhưng pháo kích và xe tăng của Nga vẫn bắn vào các chung cư và bệnh viện. Đó là chiến tranh, nó không phải như lời của những tên độc tài ra rả láo toét vô liêm sỉ trên truyền thông nhà nước.
Mstyslav Chernov là một nhà báo (hãng AP) và là nhà làm phim từng đoạt giải Pulitzer. Ông cùng các đồng nghiệp đã ở tại Mariupol khi chiến sự xảy ra trong suốt 20 ngày, và rời đi muộn nhất, trước khi quá muộn, ngay khi có tin tức về các nhà báo quốc tế bị phía Nga xử tử ngay khi bắt được tại các trạm kiểm soát. Chernov quyết làm bộ phim này để "Ukraina và những hy sinh to lớn của những người lính để bảo vệ thành phố này, bảo vệ những khu nhà máy của Mariupol không bị chìm vào quên lãng".
Bằng lối trần thuần đơn sơ nhất, ghép nối những cảnh quay nguyên bản nhất, những cảnh quay mà có khi phải vừa chạy trốn vừa quay. Và có cả những cảnh mà Mstyslav Chernov thừa nhận rằng ông đã bỏ qua không thể quay được vì ông quá sợ hãi. Bộ phim mang đến cho người xem cái nhìn chân thực nhất về những gì đã xảy ra ở Mariupol trong những ngày đen tối nhất, những hố chôn tập thể vì không đủ người, những bà mẹ mang thai mất con và mất cả tính mạng, những giây cuối cùng khi các bác sỹ cố cứu đứa trẻ mới mười mấy tháng tuổi, hay cả người mẹ gục xuống bên thi thể đứa con mà cách đó mấy phút cô còn cùng chồng ôm chạy tới bệnh viện. Ám ảnh và kinh hoàng, và ký ức đó khó mà biến mất với những người đã ở lại Mariupol khi ấy.
Trong phim, rất nhiều lần các bác sỹ, cảnh sát trưởng, nhân viên y tế... nói với Mstyslav Chernov hãy quay những cảnh này, hãy quay đôi mắt của đứa bé, nói cho thế giới biết, chỉ cho Putin thấy ông ta đã làm gì. Có thể thấy sự căm hận, sự phẫn nộ đến cùng cực từ những người dân còn sống, còn tồn tại giữa một thành phố hoang phế vì bom, đạn pháo và xe tăng, ở nơi không điện, không nước, không internet, không sóng điện thoại.
Sau 86 ngày kể từ khi quân Nga tràn sang (24/2/2022), Mariupol chính thức thất thủ, hơn 22.000 người đã chết trong thành phố này, thực tế có lẽ còn cao hơn. Phát động chiến tranh là đặc quyền của lãnh tụ, hy sinh máu xương là đặc quyền của nhân dân.
Hôm kia, bộ phim "20 days in Mariupol" đã giành giải phim tài liệu xuất sắc nhất tại giải thưởng BAFTA ở Anh. Một giải thưởng xứng đáng cho những nỗ lực vượt qua lằn ranh sống chết để mang đến những cảnh quay, những câu chuyện, những sự thật về cuộc chiến mà Nga vẫn đang tiến hành trên đất Ukraine.