Tai nghe không phải là thứ mà chúng ta sẽ chi quá nhiều tiền. Đa phần mọi người đều hài lòng với những sản phẩm giá rẻ chỉ vài trăm hay vài chục USD. Nếu có chiếc nào giá lên tới 500 USD, chắc chắn nó sẽ khiến bạn phải lắc đầu.
Nhưng với một số "con nghiện" âm thanh, chắc hẳn cũng chẳng ngạc nhiên khi có một hãng nào đó tung ra những tai nghe hàng ngàn USD. Và những mẫu tai nghe sau đây thì còn có giá cao hơn thế. Chúng có thể được nạm ngọc, chạm trổ đá quý, thiết kế âm học dị biệt,... Nhiều người ngoại đạo khi nhìn thấy thường thắc mắc không biết liệu có thực sự khác so với cái tai vài trăm USD của họ hay không? Hay chỉ đơn giản là đính vài viên kim cương lên đó rồi hét giá?
Một chiếc tai nghe 350 USD đã là cao cấp với bạn?
Dưới đây là một số tai nghe có giá rất đắt, thuộc nhóm đắt nhất trong thế giới tai nghe, được tạp chí âm thanh What Hi-Fi liệt kê. Nếu muốn thử, hãy chắc chắn số dư trong tài khoản ngân hàng có đủ sáu chữ số trở lên.
1. Shure KSE1500 - hơn 2.500 bảng Anh
Một trong số những mẫu tai nghe có âm thanh hay nhất. Đây là một trong các tai nghe in-ear sử dụng màng loa tĩnh điện đầu tiên trên thế giới, đủ cho thấy mức độ cải tiến công nghệ của sản phẩm này. Để có thể chơi được sản phẩm này, bạn phải sử dụng một bộ khuếch đại riêng mới đủ sức kéo chất âm của nó. Bình thường khi mua, Shure đã kèm sẵn một DAC/Amp cùng tai nghe để giải quyết vấn đề này.
Tại Việt Nam, Shure KSE1500 có giá hơn 85 triệu đồng.
Tai nghe Shure KSE1500 đi kèm sẵn âm-ly cũng của hãng Shure trong hộp máy
2. Focal Stellia - hơn 2.700 bảng Anh
Theo What Hi-Fi, đây là một trong những tai nghe close-back hay nhất họ từng thử. Việc bỏ ra số tiền lớn cho một chiếc tai nghe chắc chắn là để có được chất âm thực sự vượt trội, chứ không phải để đàm thoại tốt hơn, di chuyển tiện hơn hay có khả năng khử ồn,... Thật tuyệt vời là Focal Stellia đã làm được chuyện này. Thậm chí kể cả khi bạn ít có thời gian thưởng nhạc, tai nghe này cũng xứng đáng được đặt trong một chiếc tủ kính nhằm mục đích trưng bày - đơn giản bởi nó quá... đẹp!
Sản phẩm đang có hàng chính hãng tại Việt Nam với giá hơn 70 triệu đồng.
Chỉ trưng bày thôi cũng đủ toát lên vẻ quý phái của Focal Stellia
3. HiFiMan HE1000 V2 - 2.600 bảng Anh
Những mẫu tai nghe sử dụng công nghệ từ phẳng luôn thu hút sự chú ý của giới mộ điệu. Chúng khó chế tạo với màng loa mỏng dính chỉ 0,001mm, một kỳ tích công nghệ thực sự. Là một thương hiệu đến từ Trung Quốc, HiFiMan vốn không nổi tiếng với dân ngoại đạo, nhưng giới chơi tai nghe vẫn luôn đánh giá cao công ty này như "người anh cả" đại diện. HE1000 V2 đã đem về cho công ty vô số lời khen ngợi từ giới chuyên môn và các tạp chí âm thanh hàng đầu.
Hiện tại, tai nghe đang được bán ở Việt Nam với giá 70 triệu đồng.
Tai nghe 70 triệu đồng đến từ hãng Trung Quốc HiFiMan (ảnh: Audioholics)
4. Star SR-009S - hơn 3.800 bảng Anh
Huyền thoại của giới tai nghe với mẫu SR-009 (3.600 USD) đã khiến cộng đồng dậy sóng một lần nữa với SR-009S. SR-009 là tai nghe hi-end có mức giá kỷ lục, đi cùng với đó là chất âm có thể sánh ngang với cả loa hi-end về mặt kỹ thuật, nhờ vào công nghệ màng loa tĩnh điện. Đến năm 2018, "ông hoàng" Stax đưa ra bản kế nhiệm với lời tuyên ngôn chắc nịch về chất âm.
Trên trang chủ, Stax viết: "Cho dù là công nghệ tiên tiến mà không phù hợp để chơi nhạc, thì cũng không đáng để áp dụng nó". Tất cả những gì mà kỹ sư công ty theo đuổi trên SR-009S, chỉ đơn giản là cố gắng đưa chất âm của SR-009 lên một tầm cao mới mà thôi. Âm thanh là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có, không quan trọng!
Stax SR-009S (ảnh: Stax)
Tại Việt Nam, sản phẩm đang được bán với giá 105 triệu đồng.
5. Audeze LCD-4z - hơn 3.200 bảng Anh.
Audeze là cái tên quen thuộc khi nhắc về tai nghe hi-end. Họ tập trung xây dựng thương hiệu cũng như cộng đồng người chơi của mình một cách rõ ràng, đó là hướng tới chất âm. Sau những LCD-3 và LCD-4, công ty đưa ra LCD-4z để người chơi dễ dàng phối ghép hơn. Đây giống như bản "lite" của LCD-4 vậy. Với trở kháng chỉ 15 ôm, bạn có thể tận dụng máy nghe nhạc cầm tay để kéo tai nghe, thay vì những bộ khuếch đại cồng kềnh.
Tai nghe đang được bán với giá 94 triệu đồng tại thị trường Việt Nam.
Tai nghe Audeze LCD-4z (ảnh: Head-Fi)
6. Astell & Kern Layla AION - 2.700 bảng Anh
Astell & Kern nổi tiếng với các máy nghe nhạc đắt đỏ, lên tới cả ngàn USD, có thiết kế góc cạnh đặc trưng. Tuy nhiên, họ còn một dòng tai nghe in-ear khác cũng hướng tới phân khúc hi-end là Layla (2014). Năm ngoái, công ty tung ra thế hệ thứ ba của Layla là AION, sở hữu tới 12 driver mỗi bên tai. Một cấu hình thuộc hàng khủng nhất của tai nghe in-ear nếu xét về số driver, được chia ra cho từng dải âm gồm 4 driver phụ trách lần lượt bass, mid và treble. Housing in 3D và sở hữu công nghệ "freqPhase" độc quyền của A&K.
Sản phẩm đang có giá hơn 90 triệu đồng tại Việt Nam.
7. Warwick Acoustics Sonoma One - 5.000 bảng Anh
Khi bạn sẵn sàng chi ra hàng trăm triệu cho một chiếc tai nghe, chắc chắn đó là một quyết định đam mê đầy dũng cảm dù đã rơi vào "hố vôi không lối thoát". Theo What Hi-Fi, căn bệnh này không có thuốc chữa dứt điểm mà chỉ có thể giải tỏa cơn bí bách mà thôi. Một "đơn thuốc" mà tạp chí âm thanh nghĩ phù hợp là Sonoma One, đến từ Warwick Acoustics, được khẳng định là một trong những liều thuốc hiệu quả nhất.
Với 5.000 bảng Anh, bạn sẽ nhận được một tai nghe tĩnh điện open-back cùng một bộ khuếch đại chuyên dụng. Tai nghe sẽ không hoạt động với các bộ khuếch đại thông thường. Mặc dù độ hoàn thiện của sản phẩm không thực sự cao cấp như cái giá đã trả, nhưng chấm âm của nó trong đến kinh ngạc, chi tiết giàu có khiến ta không thể dứt ra khỏi bản nhạc.
8. Sennheiser Orpheus HE1 - 51.000 bảng Anh
Sẽ là thiếu sót lớn nếu một bài viết giới thiệu về các tai nghe hi-end lại thiếu đi cái tên Orpheus HE1. Đi cùng với tai nghe còn là một bộ khuếch đại bằng đá cẩm thạch Carrara và điều khiển từ xa. Đá cẩm thạch này cũng chính là loại được nhà điêu khắc Michaelangelo sử dụng cho các tác phẩm của ông, vậy nên nếu mua về để trưng bày như một kiệt tác nghệ thuật thì HE1 vẫn hoàn toàn xứng đáng.
Về giá bán, bạn không thể ra cửa hàng để mua một chiếc như những món đồ công nghệ "rẻ tiền" khác. Cần đặt hàng trước và giá cho mỗi bộ là 1,7 tỷ đồng.
Bộ tai nghe 1,7 tỷ đồng
9. Onkyo H900M đính kim cương - 100.000 USD
Onkyo quyết định khiến công chúng phải trầm trồ về độ chịu chơi khi tung ra phiên bản đính kim cương của mẫu H900M. Có đến 20 carat kim cương tự nhiên được đính lên hai bên tai nghe, hoàn thiện thủ công cực kỳ tỉ mỉ chính xác. Có lẽ chất âm là "cực kỳ hay" bởi chỉ cần nhìn thấy kim cương trên tai nghe thôi, bộ não cũng tự biết phải nói với chúng ta điều gì.
Tai nghe đính kim cương của Onkyo (ảnh: The Verge)
10. Focal Utopia by Tournaire - 120.000 USD
Sự giao thoa giữa hãng âm thanh hi-end Focal với công ty trang sức Tournaire, đều đến từ Pháp, là sản phẩm có giá cao nhất trong giới tai nghe. Với mức chi lên tới 2,7 tỷ đồng, bạn sẽ nhận được một tai nghe mạ vàng 18 carrat, ba viên kim cương tự nhiên đính trên báng tai nghe, 6.5 carat. Hoàn thiện thủ công tại xưởng của Tounaire và cần hơn một năm để hoàn chỉnh tác phẩm. Thậm chí, ngay cả phần mặt nạ bàng để đỡ tai nghe thôi cũng đã có mức giá "sát thủ" là 270 triệu đồng.
Tai nghe đắt nhất thế giới - 2,7 tỷ đồng
Và những sản phẩm trên mới chỉ liệt kê tạm, vẫn còn nhiều sản phẩm hi-end khác mà bài viết chưa đề cập. EAMT-1s đến từ hãng oBravo (3.700 bảng Anh), Audeze LCD-4 (3.300 bảng Anh), Final Audio Design Sonorous X (3.500 bảng Anh),...
Nhưng với một số "con nghiện" âm thanh, chắc hẳn cũng chẳng ngạc nhiên khi có một hãng nào đó tung ra những tai nghe hàng ngàn USD. Và những mẫu tai nghe sau đây thì còn có giá cao hơn thế. Chúng có thể được nạm ngọc, chạm trổ đá quý, thiết kế âm học dị biệt,... Nhiều người ngoại đạo khi nhìn thấy thường thắc mắc không biết liệu có thực sự khác so với cái tai vài trăm USD của họ hay không? Hay chỉ đơn giản là đính vài viên kim cương lên đó rồi hét giá?
Một chiếc tai nghe 350 USD đã là cao cấp với bạn?
Dưới đây là một số tai nghe có giá rất đắt, thuộc nhóm đắt nhất trong thế giới tai nghe, được tạp chí âm thanh What Hi-Fi liệt kê. Nếu muốn thử, hãy chắc chắn số dư trong tài khoản ngân hàng có đủ sáu chữ số trở lên.
1. Shure KSE1500 - hơn 2.500 bảng Anh
Một trong số những mẫu tai nghe có âm thanh hay nhất. Đây là một trong các tai nghe in-ear sử dụng màng loa tĩnh điện đầu tiên trên thế giới, đủ cho thấy mức độ cải tiến công nghệ của sản phẩm này. Để có thể chơi được sản phẩm này, bạn phải sử dụng một bộ khuếch đại riêng mới đủ sức kéo chất âm của nó. Bình thường khi mua, Shure đã kèm sẵn một DAC/Amp cùng tai nghe để giải quyết vấn đề này.
Tại Việt Nam, Shure KSE1500 có giá hơn 85 triệu đồng.
Tai nghe Shure KSE1500 đi kèm sẵn âm-ly cũng của hãng Shure trong hộp máy
2. Focal Stellia - hơn 2.700 bảng Anh
Theo What Hi-Fi, đây là một trong những tai nghe close-back hay nhất họ từng thử. Việc bỏ ra số tiền lớn cho một chiếc tai nghe chắc chắn là để có được chất âm thực sự vượt trội, chứ không phải để đàm thoại tốt hơn, di chuyển tiện hơn hay có khả năng khử ồn,... Thật tuyệt vời là Focal Stellia đã làm được chuyện này. Thậm chí kể cả khi bạn ít có thời gian thưởng nhạc, tai nghe này cũng xứng đáng được đặt trong một chiếc tủ kính nhằm mục đích trưng bày - đơn giản bởi nó quá... đẹp!
Sản phẩm đang có hàng chính hãng tại Việt Nam với giá hơn 70 triệu đồng.
Chỉ trưng bày thôi cũng đủ toát lên vẻ quý phái của Focal Stellia
3. HiFiMan HE1000 V2 - 2.600 bảng Anh
Những mẫu tai nghe sử dụng công nghệ từ phẳng luôn thu hút sự chú ý của giới mộ điệu. Chúng khó chế tạo với màng loa mỏng dính chỉ 0,001mm, một kỳ tích công nghệ thực sự. Là một thương hiệu đến từ Trung Quốc, HiFiMan vốn không nổi tiếng với dân ngoại đạo, nhưng giới chơi tai nghe vẫn luôn đánh giá cao công ty này như "người anh cả" đại diện. HE1000 V2 đã đem về cho công ty vô số lời khen ngợi từ giới chuyên môn và các tạp chí âm thanh hàng đầu.
Hiện tại, tai nghe đang được bán ở Việt Nam với giá 70 triệu đồng.
Tai nghe 70 triệu đồng đến từ hãng Trung Quốc HiFiMan (ảnh: Audioholics)
4. Star SR-009S - hơn 3.800 bảng Anh
Huyền thoại của giới tai nghe với mẫu SR-009 (3.600 USD) đã khiến cộng đồng dậy sóng một lần nữa với SR-009S. SR-009 là tai nghe hi-end có mức giá kỷ lục, đi cùng với đó là chất âm có thể sánh ngang với cả loa hi-end về mặt kỹ thuật, nhờ vào công nghệ màng loa tĩnh điện. Đến năm 2018, "ông hoàng" Stax đưa ra bản kế nhiệm với lời tuyên ngôn chắc nịch về chất âm.
Trên trang chủ, Stax viết: "Cho dù là công nghệ tiên tiến mà không phù hợp để chơi nhạc, thì cũng không đáng để áp dụng nó". Tất cả những gì mà kỹ sư công ty theo đuổi trên SR-009S, chỉ đơn giản là cố gắng đưa chất âm của SR-009 lên một tầm cao mới mà thôi. Âm thanh là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có, không quan trọng!
Stax SR-009S (ảnh: Stax)
Tại Việt Nam, sản phẩm đang được bán với giá 105 triệu đồng.
5. Audeze LCD-4z - hơn 3.200 bảng Anh.
Audeze là cái tên quen thuộc khi nhắc về tai nghe hi-end. Họ tập trung xây dựng thương hiệu cũng như cộng đồng người chơi của mình một cách rõ ràng, đó là hướng tới chất âm. Sau những LCD-3 và LCD-4, công ty đưa ra LCD-4z để người chơi dễ dàng phối ghép hơn. Đây giống như bản "lite" của LCD-4 vậy. Với trở kháng chỉ 15 ôm, bạn có thể tận dụng máy nghe nhạc cầm tay để kéo tai nghe, thay vì những bộ khuếch đại cồng kềnh.
Tai nghe đang được bán với giá 94 triệu đồng tại thị trường Việt Nam.
Tai nghe Audeze LCD-4z (ảnh: Head-Fi)
6. Astell & Kern Layla AION - 2.700 bảng Anh
Astell & Kern nổi tiếng với các máy nghe nhạc đắt đỏ, lên tới cả ngàn USD, có thiết kế góc cạnh đặc trưng. Tuy nhiên, họ còn một dòng tai nghe in-ear khác cũng hướng tới phân khúc hi-end là Layla (2014). Năm ngoái, công ty tung ra thế hệ thứ ba của Layla là AION, sở hữu tới 12 driver mỗi bên tai. Một cấu hình thuộc hàng khủng nhất của tai nghe in-ear nếu xét về số driver, được chia ra cho từng dải âm gồm 4 driver phụ trách lần lượt bass, mid và treble. Housing in 3D và sở hữu công nghệ "freqPhase" độc quyền của A&K.
Sản phẩm đang có giá hơn 90 triệu đồng tại Việt Nam.
7. Warwick Acoustics Sonoma One - 5.000 bảng Anh
Khi bạn sẵn sàng chi ra hàng trăm triệu cho một chiếc tai nghe, chắc chắn đó là một quyết định đam mê đầy dũng cảm dù đã rơi vào "hố vôi không lối thoát". Theo What Hi-Fi, căn bệnh này không có thuốc chữa dứt điểm mà chỉ có thể giải tỏa cơn bí bách mà thôi. Một "đơn thuốc" mà tạp chí âm thanh nghĩ phù hợp là Sonoma One, đến từ Warwick Acoustics, được khẳng định là một trong những liều thuốc hiệu quả nhất.
Với 5.000 bảng Anh, bạn sẽ nhận được một tai nghe tĩnh điện open-back cùng một bộ khuếch đại chuyên dụng. Tai nghe sẽ không hoạt động với các bộ khuếch đại thông thường. Mặc dù độ hoàn thiện của sản phẩm không thực sự cao cấp như cái giá đã trả, nhưng chấm âm của nó trong đến kinh ngạc, chi tiết giàu có khiến ta không thể dứt ra khỏi bản nhạc.
8. Sennheiser Orpheus HE1 - 51.000 bảng Anh
Sẽ là thiếu sót lớn nếu một bài viết giới thiệu về các tai nghe hi-end lại thiếu đi cái tên Orpheus HE1. Đi cùng với tai nghe còn là một bộ khuếch đại bằng đá cẩm thạch Carrara và điều khiển từ xa. Đá cẩm thạch này cũng chính là loại được nhà điêu khắc Michaelangelo sử dụng cho các tác phẩm của ông, vậy nên nếu mua về để trưng bày như một kiệt tác nghệ thuật thì HE1 vẫn hoàn toàn xứng đáng.
Về giá bán, bạn không thể ra cửa hàng để mua một chiếc như những món đồ công nghệ "rẻ tiền" khác. Cần đặt hàng trước và giá cho mỗi bộ là 1,7 tỷ đồng.
Bộ tai nghe 1,7 tỷ đồng
9. Onkyo H900M đính kim cương - 100.000 USD
Onkyo quyết định khiến công chúng phải trầm trồ về độ chịu chơi khi tung ra phiên bản đính kim cương của mẫu H900M. Có đến 20 carat kim cương tự nhiên được đính lên hai bên tai nghe, hoàn thiện thủ công cực kỳ tỉ mỉ chính xác. Có lẽ chất âm là "cực kỳ hay" bởi chỉ cần nhìn thấy kim cương trên tai nghe thôi, bộ não cũng tự biết phải nói với chúng ta điều gì.
Tai nghe đính kim cương của Onkyo (ảnh: The Verge)
10. Focal Utopia by Tournaire - 120.000 USD
Sự giao thoa giữa hãng âm thanh hi-end Focal với công ty trang sức Tournaire, đều đến từ Pháp, là sản phẩm có giá cao nhất trong giới tai nghe. Với mức chi lên tới 2,7 tỷ đồng, bạn sẽ nhận được một tai nghe mạ vàng 18 carrat, ba viên kim cương tự nhiên đính trên báng tai nghe, 6.5 carat. Hoàn thiện thủ công tại xưởng của Tounaire và cần hơn một năm để hoàn chỉnh tác phẩm. Thậm chí, ngay cả phần mặt nạ bàng để đỡ tai nghe thôi cũng đã có mức giá "sát thủ" là 270 triệu đồng.
Tai nghe đắt nhất thế giới - 2,7 tỷ đồng
Và những sản phẩm trên mới chỉ liệt kê tạm, vẫn còn nhiều sản phẩm hi-end khác mà bài viết chưa đề cập. EAMT-1s đến từ hãng oBravo (3.700 bảng Anh), Audeze LCD-4 (3.300 bảng Anh), Final Audio Design Sonorous X (3.500 bảng Anh),...
Theo Vn review