HD Sài Gòn - Niềm Vui Bất Tận

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Re: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Bí ẩn về lăng tẩm của Từ Hy Thái Hậu




Được xem là người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa - nơi vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề, Từ Hy Thái hậu đã viết nên một trang sử mới cho lịch sử gần 5000 năm của đất nước rộng lớn này. Không chỉ được người đời nhớ đến khi còn sống, Từ Hy còn được ghi vào sử sách Trung Quốc về một đám tang kỳ lạ và thi hài 3 lần nhập quan mà vẫn chưa được an nghỉ.






Đám tang “đông tây lẫn lộn”
Cuộc đời của Từ Hy Thái hậu gắn liền với triều đại Mãn Thanh - triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa đang trong giai đọan suy tàn và khủng hoảng tột độ.
Từ một mỹ nữ trong dân dã được chọn vào cung làm quý nhân, rồi từ địa vị quý phi nhảy lên ngôi thái hậu, thâu tóm quyền lực, gây bao tội ác. Vì thế đến khi từ giã cõi đời, Từ Hy cũng đã chết trong cô độc khi bá quan văn võ không một ai dám động vào xác của bà.



Vào một ngày tháng 10 năm 1908, Từ Hy Thái Hậu đã trút hơi thở cuối cùng khi công trình lăng tẩm của bà vừa hoàn thành trước đó đúng 4 ngày, sau 13 năm xây dựng đằng đẵng. Cũng giống như các hoàng hậu và phi tần khác của triều đình Mãn Thanh, Từ Hy được chôn cất tại Đông Lăng - nghĩa trang hoàng gia của hai triều Minh, Thanh nằm trong thành phố Tuân Hóa tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Qua 272 năm tồn tại, Đông Lăng là nơi an nghỉ thiên thu của 5 vị hoàng đế, 15 hoàng hậu, 136 phi tần... Từ Hy Thái hậu cũng nằm tại đây bên cạnh những tiền bối lừng danh như hoàng đế Khang Hy, Càn Long, Hiếu Trang hoàng hậu...
Mặc dù nền văn minh của thế giới đã đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19, nhưng là một người của hoàng tộc nên đám tang của Từ Hy vẫn diễn ra theo đúng truyền thống và quy định của hoàng gia. Tuy nhiên, một điều lạ lùng là ngoài những vật phẩm bằng vàng mã truyền thống ra, người ta còn cho đốt rất nhiều những loại vàng mã chưa bao giờ xuất hiện tại các đám tang ở Trung Quốc khi đó như: tiền giấy, đồng hồ, tủ... cho vị Thái hậu này.

Trước khi tang lễ được cử hành tưng bừng 2 ngày, theo lệnh của Từ Hy, Lý Liên Anh - thái giám thân cận nhất của vị thái hậu này đã cho đốt hàng trăm đội quân bằng giấy nhằm để dẹp đường và bảo vệ Từ Hy khi xuống... âm phủ. Khác với những đoàn binh sỹ trong triều đình, đội binh sỹ dẹp đường lần này cho Từ Hy vô cùng đặc biệt, họ đều mặc đồ tây và ôm súng khư khư trước ngực. Nhiều quan chức trong triều đình khi đó còn mỉa mai rằng: “Phải bồng súng thì xuống âm phủ mới có thể chiến đấu được với binh lính đến từ phương Tây”(?)


Trong đám tang đình đám vào năm đó, chiếc quan tài của Từ Hy được đặt trong một chiếc xe kéo lớn trang trí tinh xảo và cầu kỳ diễn qua khắp các con phố của thủ đô Bắc Kinh. Đi đầu đám tang là một nhóm kỵ binh mặc quân phục hiện đại, tiếp đến là một đoàn ngựa bạch nhỏ và hàng trăm binh lính đi sau để đổi nhau khiêng quan tài. Đằng sau nữa còn có một nhóm kỵ binh tay cầm giáo dài có treo những lá cờ màu đỏ và nhóm kỵ binh mang súng. Họ đều là người của cấm vệ quân triều đình. Sau cùng là đoàn nô tì mặc quần áo đỏ và cầm những lá cờ đủ màu sắc cũng như những dải lụa treo rủ. Đoàn người cầm cờ nhiều tới mức khiến người ta tưởng rằng, tất cả số cờ trong hoàng cung đã được đem ra để đưa tiễn Thái hậu…





Sau khi tổ chức đám tang rầm rộ, Từ Hy đã được an táng tại Đông Lăng. Được biết, công trình này đã xây dựng trong vòng 13 năm với kinh phí lên tới hàng triệu vạn lượng bạc. Không những thế, sau khi chết, đồ bồi táng trong quan tài của Từ Hy là cả một kho vàng bạc châu báu. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lăng mộ của bà trở thành mục tiêu săn lùng của những tên đào mộ cướp kho báu khét tiếng sau này. Mộ Từ Hy và những điều bí ẩn Là một người rất thích các loại đồ vàng ngọc, trân châu, mã não, đá quý... Vì thế trước khi chết, Từ Hy đã lên kế hoạch đem vào quan tài của mình những trang sức quý giá để nếu có xuống suối vàng thì bà cũng có cái để... dùng dần. Trong tài liệu lịch sử mà giới sử gia Trung Quốc còn lưu lại đến giờ vẫn còn ghi đầy đủ “kho báu” đã chôn theo Thái hậu Từ Hy vào năm 1908.





Trong bộ sách “Ái Nguyệt Hiên” bút ký do Lý Liên Anh - thái giám thân cận nhất của Từ Hy có ghi chép rõ ràng chủng loại, số lượng, vị trí và giá trị của các đồ tùy táng trong lăng mộ Từ Hy. Theo đó, trong quan tài phía dưới lót bằng gấm quý đan sợi tơ vàng dày 7 tấc, có đính 2.604 hạt trân châu, 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc. Phủ trên thi hài Từ Hy là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni bằng tơ vàng với 25.000 chữ, trên chăn đính 820 viên trân châu.

Khi nhập liệm, Từ Hy đội mũ phụng quán, trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, theo giá đương thời là hơn 10 triệu lượng bạc trắng. Trong miệng Từ Hy ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm xa ngoài 100 bước. Trên cổ bà còn đeo 3 xâu chuỗi, trong đó 2 chuỗi bằng trân châu, 1 chuỗi bằng hồng bảo thạch. Thân mình Từ Hy mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc. Ngoài ra, bên người còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng, ngọc; các đồ bằng san hô, đá quý các loại. Và để “kho báu” này có thể an toàn nằm trong lăng mộ của mình mà không bị bọn trộm ngó tới, chính Từ Hy đã đôn đốc cho xây dựng lăng tẩm mang tên “Kim-Mộc-Thạch tam tuyệt” cho riêng bà. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn ở thời điểm đó thì lăng mộ này “bất khả xâm phạm”.

Theo “Thanh sử” ghi chép, chỉ riêng số vàng lá dùng đắp trong 3 đại điện của lăng mộ Từ Hy đã là 4.592 lượng vàng. Tổng cộng có 2.400 con rồng vàng và 64 chiếc cột chạm trổ hình rồng, dơi đều thếp vàng thật. Đó là kim tuyệt.
Những rường cột trong ba đại điện đều làm bằng loại mộc thượng phẩm: gỗ lê hoa vàng. Loại gỗ này nay đã gần như tuyệt tích, rất rắn chắc, vân gỗ dày mà đẹp, về giá cả, có thể nói là “tấc gỗ, tấc vàng”. Riêng quan tài của Từ Hy được chế từ thứ gỗ quý hơn nữa: Nam mộc tơ vàng. Đó là mộc tuyệt.



Tất cả đá dùng trong lăng mộ Từ Hy đều là loại Hán bạch ngọc thượng phẩm, được điêu khắc tinh xảo. 76 trụ trong điện đều chạm hình “Nhất phụng áp song long” - hai phụng đè một rồng, thể hiện quyền uy vô thượng của vị thái hậu này, phá vỡ quy tắc “rồng trên phụng dưới” bao đời. Cho nên mới gọi là thạch tuyệt.
Bí ẩn 3 lần nhập quan



Với một số lượng lớn trang sức và của cải được chôn theo mình, lăng mộ của Từ Hy thực sự đã được yên ổn trong vòng 20 năm đầu tiên. Vào một ngày tháng 10 năm 1928, Tôn Điện Anh - quân đoàn trưởng quân đoàn 12 của Quốc dân đảng đã dùng pháo binh mở đường khai quật lăng mộ Từ Hy. Kết quả là, quan tài của Từ Hy đã bị phá hủy, xác của bà đã bị “quẳng” ra khỏi quan tài và tất cả những gì quý giá nhất đều bị lấy đi một cách thô thiển. Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại, trong đợt khai quật lần này, Tôn Điện Anh chỉ để lại cho Từ Hy đúng một chiếc quần.. lót trên người.




Xác của Từ Hy vào năm 1983

Được biết, khi quân lính của Tôn Điện Anh dùng dao nạy quan tài Từ Hy ra thì: “Lúc ấy, có một thứ ánh sáng chói lòa, binh sĩ mỗi người cầm một chiếc đèn pin lao tới đều đứng sững kinh ngạc. Nhìn vào quan tài, Tây Thái hậu diên mạo như còn sống, thấy rõ ở ngón tay mọc lông trắng dài cả tấc... Châu báu đầy trong quan tài, cấp bậc lớn thì lấy thứ lớn, quân lính thì lấy thứ nhỏ. Trưởng quan chỉ huy hạ lệnh lột long bào, lấy sạch châu báu trên đó...”.

Tin về Tôn Điện Anh trộm báu vật ở Đông Lăng mau chóng lan ra toàn Trung Quốc, các đoàn thể xã hội liên tiếp gửi điện đến chính phủ Quốc dân Đảng yêu cầu nghiêm trị kẻ chủ mưu trộm lăng. Lúc này, Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh đưa Từ Hy trở lại quan tài và để vào đó những báu vật đã thu giữ được. Vào năm 1983, một tổ công tác bao gồm 13 người đã được thành lập để tu bổ lại di hài cũng như lăng mộ của Từ Hy. Khi mở quan tài lần này ra, cũng giống như lần đầu tiên, nhà sử học Ninh Ngọc Phúc - người đứng đầu tổ công tác này cho biết: “Lịch sử đã lặp lại khi vừa mở nắp áo quan, một thứ ánh sáng chói lòa đã làm cho các nhà khoa học lúc đó ngỡ ngàng. Di thể của Từ Hy hầu như vẫn còn nguyên vẹn”. Cũng theo ông Ninh Ngọc Phúc, sau khi nhìn thấy hiện trạng, tổ công tác đã báo cáo lên Bộ văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Ngay tức khắc, Bộ này đã có thông báo: “Đậy nắp quan tài của Từ Hy và giữ nguyên hiện trạng”. Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lưu giữ xác của Từ Hy một cách trọn vẹn nhất, vào tháng 4 năm 1984, một lần nữa tổ công tác của ông Ninh Ngọc Phúc đã lại mở nắp quan tài của bà Thái hậu. Trong đợt kiểm tra lần này, tổ công tác đã tìm thấy trong tay phải của Từ Hy có một chiếc túi nhỏ, trong đó có 1 chiếc răng và 2 chiếc móng tay của bà. Đây là những vật phẩm mà vào năm 1928, Tôn Điện Anh đã không màng tới và lấy trộm đi. Sau khi phun chất sát trùng để tẩy uế, các nhà khoa học Trung Quốc đã tu bổ lại di thể của Từ Hy bằng những vật dụng chuyên môn nhằm giữ nguyên được xác ướp vốn đã hoàn chỉnh của bà. Được biết, mặc dù trên cơ thể của Từ Hy đã xuất hiện nhiều vết nứt, tuy nhiên da của bà vẫn dính chặt vào xương. Vì vậy, tổ công tác đã không cần phải dùng đến dây để “chằng buộc” cơ thể.

Mọi công tác “tu bổ và bảo trì” hoàn thành chỉ sau 1 ngày. Di thể cuối cùng của Từ Hy khi đưa lại vào quan tài có chiều cao 1m60. Tất cả những vật dụng quý như trang sức, áo choàng, trân châu... lấy lại được từ vụ trộm năm 1928 vẫn để y nguyên trong nơi an nghỉ cuối cùng của vị Thái Hậu quyền lực này.

ST.
 

maison67

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào cả nhà buổi sáng Chủ Nhật tươi đẹp, Beautiful Sunday!:)
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Re: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Ngắm hố xanh sâu nhất thế giới

Hố xanh Dean nằm gần thị trấn Clarence, trên hòn đảo Long của Bahamas nổi tiếng là hố xanh sâu nhất thế giới.

Ở bề mặt, hố xanh Dean gần như có hình tròn, với đường kính từ 25 - 35m. Khi bơi sâu dần vào trong nước khoảng 20m, người ta sẽ thấy một lỗ hỏng mở rộng đáng kể và bên trong là một hang động với đường kính 100m.

Người ta gọi là hố xanh bởi độ tương phản ấn tượng giữa màu xanh đậm của vùng nước sâu trong chiếc hố với màu xanh nhạt của vùng nước nông xung quanh nó.

Màu xanh rực rỡ được tạo ra bởi tính trong suốt rất cao của nước và cát cacbonat màu trắng sáng. Ánh sáng xanh là phần tồn tại lâu dài nhất của quang phổ, những phần khác của quang phổ (đỏ, vàng, và xanh mạ) được hấp thụ trong đường dẫn của nước, ánh sáng xanh chạm tới vùng cát trắng và quay trở lại nhờ sự phản xạ. Các hố xanh nói chung được hình thành trong thời kỳ băng hà, khi mực nước biển thấp hơn nhiều (từ 100 -120m) so với ngày nay.

deans-blue-hole-9%25255B6%25255D.jpg


deans-blue-hole-8%25255B6%25255D.jpg


deans-blue-hole-3%25255B6%25255D.jpg


deans-blue-hole-4%25255B6%25255D.jpg


deans-blue-hole-1%25255B2%25255D.jpg


deans-blue-hole-2%25255B2%25255D.jpg


deans-blue-hole-6%25255B2%25255D.jpg


deans-blue-hole-7%25255B2%25255D.jpg


deans-blue-hole-5%25255B6%25255D.jpg

Zing (amusingplanet)
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

10 báu vật cực giá trị của Trung Quốc

Đỉnh đồng thời nhà Thương, áo giáp ngọc, rồng Hồng Sơn... là những vật báu trong bảo tàng Quốc Gia Trung Quốc toát lên nét tinh túy thời cổ đại

ktt_20.3_vat_bau_bao_tang_tq_1_kienthuc_ufup.jpeg

1. Tư mẫu mậu đỉnh: Đỉnh có từ cuối thời nhà Thương (1400-1100 BC). Tư mãu mậu đỉnh được một người nông dân ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc phát hiện vào tháng 3/1939. Đỉnh nặng 832.84 kg. Nó là chiếc đỉnh nặng nhất trong các nồi đồng được khai quật. Đỉnh được đúc cho vua Zugeng để cúng mẹ vua. Tư mẫu mậu đỉnh là minh chứng cho trình độ cao về kỹ thuật đúc đồng ở thời nhà Thương.


ktt_20.3_vat_bau_bao_tang_tq_2_kienthuc_dchc.jpeg

2. Tứ Dương Phương Tôn: Đây là chén uống rượu làm bằng đồng của cuối nhà Thương. Chiếc chén được phát hiện ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào năm 1938. Thân chén có hình 4 con dê. Chiếc chén là biểu tượng cho sự giàu có cũng như địa vị trong xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.


ktt_20.3_vat_bau_bao_tang_tq_3_kienthuc_mjnn.jpeg

3. Đường Tam Thái Kì đà lạc vũ dũng: Bức tượng nhỏ làm bằng gốm về một người vũ công và những người soạn nhạc cưỡi một con lạc đà có từ thời nhà Đường (618 - 907). Bức tượng được phát hiện ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1957. Với nước men màu vàng, trắng, xanh chủ đạo, bức tượng được nhiều người biết đến vì trông sống động và tươi sáng. Đồng thời, bức tượng cũng phản ánh sự trao đổi văn hóa và kinh tế với nước ngoài và các dân tộc thiểu số với nhau trong suốt triều đại nhà Đường.


ktt_20.3_vat_bau_bao_tang_tq_4_kienthuc_fpuq.jpeg

4. Kim lâu ngọc y: Đây là bộ áo giáp bằng ngọc thời cổ đại được khâu bằng chỉ vàng. Bộ áo giáp bằng ngọc cổ nhất Trung Quốc này có niên đại cách đây 2.000 năm. Kim lâu ngọc y được làm từ 2.498 viên ngọc và phải huy động hơn 100 người thợ thủ công hơn 2 năm để hoàn thành cho hoàng tử Liu Sheng của nhà Tây Hán. Nó được phát hiện vào năm 1968.


ktt_20.3_vat_bau_bao_tang_tq_5_kienthuc_zgbg.jpeg

5. Hồng Sơn ngọc long: Con rồng làm bằng ngọc Hồng Sơn có niên đại 8.000 năm này được gọi là “Con rồng số 1 của Trung Quốc”. Con rồng ngọc cong giống hình chữ C được khai quật ở núi Hồng Sơn (Núi Đỏ), Mông Cổ. Thân rồng cong cong, tóc bay trong gió. Hồng Sơn ngọc long phản ánh sự phát triển của nghệ thuật chế tác ngọc bích đỉnh cao của xã hội nguyên thủy Trung Quốc.


ktt_20.3_vat_bau_bao_tang_tq_6_kienthuc_zpbm.jpeg

6. Đông Hán kích cổ thuyết xướng dũng (tượng nhà mồ về người kể chuyện): Đây là bức tượng thủ công có từ thời Đông Hán (25 - 220) được khai quật vào năm 1957, ở tỉnh Tứ Xuyên. Bức tượng thể hiện niềm vui sướng, hài hước trong cuộc sống của người xưa cách đây 2.000 năm, được truyền tải qua nghệ thuật.


ktt_20.3_vat_bau_bao_tang_tq_7_kienthuc_whcq.jpeg

7. Thái đào nhân diện ngư văn bồn: Đây là báu vật của văn hóa Ngưỡng Thiều thời kì đồ đá mới (5.000 - 4.000 TCN). Nó được khai quật vào năm 1955 ở tỉnh Thiểm Tây. Cái chậu này được làm từ đất sét loại tốt màu đỏ và được sơn hình mặt người và cá.


ktt_20.3_vat_bau_bao_tang_tq_8_kienthuc_ceny.jpeg

8. Thanh từ liên hoa tôn: Kiệt tác làm bằng sứ này có niên đại từ thời Bắc Tề (550 - 577), được khai quật vào năm 1948 trong một ngôi mộ dòng họ ở tỉnh Hà Bắc. Đây là một trong số ít tác phẩm của nghệ thuật đồ gốm từ thời Bắc Tề còn lại cho đến ngày nay.


ktt_20.3_vat_bau_bao_tang_tq_9_kienthuc_xtgb.jpeg

9. Quách quý tử bạch bàn: Đây là chậu thường dùng hàng ngày để đựng nước có mặt từ thời Tây Chu (9- 771 TCN). Chiếc chậu được nhiều người biết đến là chiếc chậu lớn nhất có niên đại trước thời nhà Tần còn đến ngày

ktt_20.3_vat_bau_bao_tang_tq_10_kienthuc_wwul.jpeg

10. Thái hội quán ngư thạch phủ đồ đào hang: Chiếc bình có hình con cò, cá và chiếc rìu. Chiếc bình có từ Văn hóa Ngưỡng Thiều thời kì đồ đá mới được phát hiện vào năm 1978 ở tỉnh Hà Nam. Vật báu này phản ánh lối sống săn bắt của con người giai đoạn bấy giờ. Đồng thời, đây cũng là chiếc bình hiếm, quý giá về vẽ hình trên đồ gốm từ giai đoạn văn hóa Ngưỡng Thiều.​


Theo KienThuc
 

maison67

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

yeah! q dang nhat đã trở lại và vẫn ..................... đắng như xưa hehe

Thuốc đắng, dã tật anh Quang ơi! Hôm nay hổng có nhiều người đi off không, em chắc làm xe 3 bánh xong sẽ đi off thường hơn, giờ đi xe 2 bánh thì nguy hiểm và những người thân quen thấy thì không an tâm!
 

truonghd

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào cả nhà buổi dáng tốt lành :-c
 

tonytruong

Super Moderators
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào cả nhà buổi sáng CN tươi đẹp. :)
 

Abuabu

New Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào AE HDSG
Chúc AE ngày CN nhiều niềm vui và hạnh phúc
 

pterpm

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào buổi sáng các bác HDSG.

10452179476_0a945eb83b_c.jpg


Bên mình lại chuẩn bị một trận tuyết khủng khiếp, dày tới gần từ 6-9 inch, sau đó thì bị đóng đá, chưa bao giờ có một mùa đông dài và lạnh như thế , mình đã qua hơn 22 năm nhưng chưa bao giờ gặp như thế cả.
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

S à i G ò n T h u ở Ấ y X a X ư a

084_001-1.jpg

466_001-1.jpg

317_001-1.jpg

488_001.jpg

094_001.jpg

945_001-1.jpg

409_001-1.jpg

273_001-1.jpg

377_001-1.jpg

206_001-1.jpg

636_001-1.jpg

318_001-1.jpg

343_001-1.jpg

324_001-1.jpg



302_001-1.jpg

271_001-1.jpg

910_001-1.jpg

026_001-1.jpg

892_001-1.jpg

488_001-1-1.jpg

209_001-1-1.jpg

387_001-1-1.jpg

846d90c1.jpg

7f1b50ed.jpg

81342a5a.jpg

75504346.jpg

ab8b9851.jpg

eb09c841-1.jpg

179b0d52.jpg



4c491c75.jpg

d0cb6875.jpg

3e22eff4.jpg
3a4658dd.jpg

dd17497f.jpg
e438146e.jpg

1c03f0cf.jpg
76181f26.jpg

aecfef70.jpg

9d07fadd.gif
fec36a51.jpg
403638c9.jpg

9d49e76d.jpg
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Bên mình lại chuẩn bị một trận tuyết khủng khiếp, dày tới gần từ 6-9 inch, sau đó thì bị đóng đá, chưa bao giờ có một mùa đông dài và lạnh như thế , mình đã qua hơn 22 năm nhưng chưa bao giờ gặp như thế cả.

Nghiên cứu mới trình bày tại Hiệp hội Mỹ về các tiến bộ khoa học (AAAS) tại Chicago nhận định biến đổi khí hậu, thể hiện qua sự nóng lên tại Bắc cực, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thời tiết mưa bão tại Bắc Âu và lạnh giá kéo dài ở Bắc Mỹ thời gian gần đây.


Theo BBC, nhiệt độ tại Bắc cực đã tăng nhanh gấp 2-3 lần so với phần còn lại của thế giới dẫn đến sự gia tăng uốn lượn của jet stream - một dòng chảy không khí vận tốc cao hiện diện trên tầng bình lưu của bầu khí quyển và quyết định đến tình hình thời tiết bên dưới mặt đất.


jet-stream.jpg

Jet stream ảnh hưởng lớn bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa Bắc cực và vĩ độ trung bình. Nó khiến thời tiết lạnh hơn về phía nam và ấm hơn về phía bắc như Alaska và các bộ phận tại Scandinavia có điều kiện thời tiết ấm áp trong mùa đông này. Ngược lại, với Mỹ, Anh và Úc tình hình thời tiết khắc nghiệt kéo dài bởi sự gia tăng các uốn lượn của jet stream.

Trong khi đó, trên trang thinkprogress.org, GS Jennifer Francis từ ĐH Rutgers, New Jersey (Mỹ) cho rằng với sự ấm lên toàn cầu, bất kỳ cơn bão nào hình thành trong thời gian này đều có thêm năng lượng nhờ vào nhiệt và độ ẩm để trở nên mạnh hơn.

Trong khi đó, báo Los Angeles Times dẫn một cuộc khảo sát mới của các nhà kinh doanh Phố Wall cho thấy những cơn bão tuyết liên tục và kéo dài trong mùa đông khiến nền kinh tế Mỹ tổn thất 50 tỉ USD năng suất sản xuất và 76.000 việc làm. Tuyết, băng giá và sự lạnh buốt làm giảm khoảng 0,3% điểm tăng trưởng kinh tế.

Theo Tuổi Trẻ
 

NKP

Active Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Báo cáo cả nhà, em có mặt :)
 

NKP

Active Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào buổi sáng các bác HDSG.

10452179476_0a945eb83b_c.jpg


Bên mình lại chuẩn bị một trận tuyết khủng khiếp, dày tới gần từ 6-9 inch, sau đó thì bị đóng đá, chưa bao giờ có một mùa đông dài và lạnh như thế , mình đã qua hơn 22 năm nhưng chưa bao giờ gặp như thế cả.

Suy nghĩ theo hướng tích cực đi anh: nhờ đóng cửa ở nhà nên tha hồ luyện film HD or tận hưởng âm nhạc.

---------- Post added 02-03-2014 at 09:59 ----------

Chào cả nhà buổi sáng.

Cả nhà chào lại anh buổi sáng. Hehe.
 

NKP

Active Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Uống hết li cafe rồi mà hok thấy ai. Em sắp chào cả nhà buổi trưa... em về :(
 

pterpm

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào buổi trưa các bác HDSG

12823144555_e64c5ce129_b.jpg
 
Bên trên