Không phải Tiktok, chính Youtube (Google) mới là thủ phạm lớn nhất khiến tỷ lệ tự sát ở Mỹ tăng cao.
Theo tờ Financial Times (FT), những giây phút cuối cùng của cậu thanh niên Ian Ezquerra mới 16 tuổi là ở trên mạng xã hội.
Vốn là một học sinh xuất sắc tại trường, thành viên của đội bơi lội và có cuộc sống hạnh phúc, Ian bắt đầu dần trầm cảm kể từ khi gia tăng tương tác với mạng xã hội. Mẹ của Ian, bà Jennifer Mitchell chẳng để ý nhiều cho đến một ngày tháng 8/2019, con của bà đã tự sát.
“Tôi đã không để ý đến những điều nhỏ khi con tôi nói những thứ như ‘Con chỉ là gánh nặng cho mọi người’”, bà Mitchell nức nở khi cáo buộc chính mạng xã hội với kiểu thuật toán gây tranh cãi, thu hút tương tác hơn quan tâm đến sức khỏe tâm lý người dùng đã cướp đi mạng sống của Ian.
Số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy Ian chỉ là một trong vô số những trường hợp suy giảm sức khỏe tinh thần trong giới trẻ nước này. Tỷ lệ tự sát tại Mỹ trong khoảng 10-19 tuổi đã tăng 45,5% giai đoạn 2010-2020.
Cuộc khảo sát mới nhất vào tháng 2/2023 cho thấy gần 33% số thiếu nữ tại Mỹ đã từng suy nghĩ nghiêm túc về việc tự kết liễu đời mình, cao hơn nhiều so với mức 20% của năm 2011.
Lỗi tại Youtube?
Tờ FT cho biết rất nhiều phụ huynh và nhà hoạch định chính sách buộc tội các ông lớn mạng xã hội đã phát triển thuật toán gây nghiện, đồng thời hướng tới những vấn đề gây tranh cãi, căm ghét, thù hận và mặc cảm với bản thân để tăng tương tác mà không thèm để ý đến hậu quả của chúng với giới trẻ.
Thế nhưng các mạng xã hội lại phản pháo rằng họ giúp mọi người xây dựng được nhiều mối quan hệ hơn, giao lưu nhiều hơn, thậm chí tạo dựng sự nghiệp cho cả một bộ phận giới trẻ.
Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng những chiếc smartphone hiện đại, Internet tốc độ cao và những ứng dụng mạng xã hội đang ảnh hưởng đến não bộ giới trẻ, làm gia tăng sự lo lắng, trầm cảm và rối loạn tâm lý.
“Đã có rất nhiều trường hợp tổn thương tâm lý do mạng xã hội và đều có cùng một kịch bản”, giáo sư tâm lý học Jonathan Haidt của trường đại học New York University khẳng định.
Thậm chí chính Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng cáo buộc các nền tảng mạng xã hội hiện nay đang kinh doanh “trên lợi ích của con em chúng ta”, đồng thời đề nghị thông qua một đạo luật cấm các ứng dụng này thu thập dữ liệu của trẻ vị thành niên.
Quay trở lại vụ việc của Ian, gia đình cậu là một trong số 147 vụ kiện của công dân Mỹ với các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Snapchat và Youtube.
Trong buổi điều trền trước Nghị viện, CEO Shou Zi Chew của Tiktok thậm chí đã khẳng định rằng không cho con cái mình đụng vào nền tảng này trước những áp lực về việc bảo vệ giới trẻ.
“Ông Chew, công ty của ông đã hủy hoại cuộc sống của bọn trẻ”, một nghị sĩ đã nói thẳng mặt CEO Tiktok trong buổi điều trần.
Trớ trêu thay, khảo sát của FT cho thấy Youtube (Google) mới là nền tảng mạng xã hội mà giới trẻ Mỹ trong độ tuổi 13-17 giành nhiều thời gian nhất, Tiktok chỉ đứng thứ 2.
Không riêng gì Mỹ, các bộ trưởng tại Anh cũng đang lên kế hoạch thông qua đạo luật mới nhằm phạt hoặc thậm chí tống giam các CEO của mạng xã hội khi họ thất bại trong việc bảo vệ cuộc sống của những trẻ vị thành niên.
Nguy hiểm
Hackensack Meridian Health (HMH) tại New Jersey là một trung tâm điều trị tâm thần nổi tiếng cho trẻ vị thành niên và danh sách đặt chỗ trước tại đây bắt đầu tăng mạnh từ 3 năm trước.
Tương tự, một bệnh viện gần đó cũng chứng kiến số trẻ vị thành niên đến tư vấn tâm lý tăng 49% trong năm 2022.
“Những đứa trẻ nói rất nhiều về việc bắt nạt trên mạng xã hội cũng như việc dùng quá nhiều điện thoại ảnh hưởng tới chúng như thế nào”, bác sĩ Thomas Ricart của HMH nói.
Vào tháng 1/2023, nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý trường đại học North Carolina cho thấy não bộ con người sẽ chưa phát triển hoàn toàn cho đến tận 25 tuổi và trẻ vị thành niên tiếp xúc quá nhiều mạng xã hội sẽ bị lệch lạch về tư tưởng.
Tương tự vào tháng 8/2022, Hiệp hội nghiên cứu sức khỏe cộng đồng quốc tế (IJERPH) đã công bố 68 công trình cho thấy tỷ lệ trầm cảm của bệnh nhân sẽ gia tăng cùng với số thời gian tiếp xúc mạng xã hội.
Thậm chí một phiên tòa tại California đã được tổ chức khi các nguyên đơn cho rằng mạng xã hội thừa biết họ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý trẻ em nhưng giấu nhẹm sự thật.
Cụ thể, phía nguyên đơn cho rằng Meta, Tiktok, Snapchat hay Youtube đã sử dụng những kỹ thuật tâm lý hành vi và công nghệ thần kinh học của mảng thuốc lá lẫn cờ bạc để khiến trẻ em bị nghiện sản phẩm của họ.
Việc tạo nên những thuật toán thu thập dữ liệu và nhồi nhét những nội dung gây hứng thú khiến giới trẻ không dứt ra được. Bằng những thuật toán của mình, các mạng xã hội đã khiến não bộ giới trẻ tiết thêm ra Dopamine gây nghiện, đồng thời tạo ra những thông báo liên tục để giữ chân sự chú ý. Mặc dù hiểu được tác hại này nhưng các nền tảng lại chẳng xây dựng một cơ chế kiểm soát nào giành cho phụ huynh và để mặc mọi người tự lo liệu.
“Những lượt thích trên mạng xã hội đã thay thế cho tình bạn thực sự ngoài đời. Việc lướt mạng đã giết chết sự sáng tạo và các hoạt động thể thao. Mặc dù mang tên ‘mạng xã hội’ nhưng những nền tảng này lại cổ xúy việc từ bỏ kết nối xã hội, gây chia rẽ cộng đồng và ảnh hưởng xấu đến cả tinh thần lẫn thể chất của giới trẻ”, báo cáo của nguyên đơn trong vụ kiện ở California nêu rõ.
Ông Douglas Westwood, một trong những phụ huynh tham gia vụ kiện trên cho biết đứa con gái mới 9 tuổi của mình đã dính mắt vào Instagram suốt nhiều tháng liền kể từ khi được mua cho một chiếc smartphone, dù ban đầu họ chỉ muốn có phương tiện liên lạc nhằm đảm bảo an toàn cho con cái.
“Tôi thật không thể hiểu tại sao một cô bé 9 tuổi lại có thể mở tài khoản mạng xã hội. Đáng lẽ họ nên giới hạn độ tuổi, nhưng ở đây lại chẳng có rào cản hay sự quản lý nào”, ông Westwood bức xúc.
Sự tức giận của Wetwood là có cơ sở khi mạng xã hội và tiêu chuẩn sắc đẹp ngược đời của nó khiến con của ông bị trầm cảm khi mới bước sang tuổi 14 và phải vào viện điều trị chứng biếng ăn do muốn có thân hình gầy. Mặc dù con của Westwood đã hồi phục vào năm 17 tuổi nhưng nhiều di chứng vẫn còn đó.
Điều đáng giận hơn là chẳng có ai chịu trách nhiệm cho những vụ như của ông Westwood. Luật pháp lỏng lẻo khiến các mạng xã hội chẳng phải chịu trách nhiệm gì dù họ là thủ phạm.
Chẳng quan tâm
“Chẳng ai để ý đến việc họ muốn có nhiều thời gian dùng mạng xã hội Instagram hơn mỗi khi thức dậy. Thế nhưng đây lại chính là những gì mà đội phát triển sản phẩm của chúng tôi đang cố làm hàng ngày”, một nhân viên của Meta thừa nhận vào năm 2021.
Một khảo sát nội bộ vào tháng 6/2020 của Meta cho thấy 500.000 tài khoản Instagram hoạt động mỗi ngày có liên quan đến trẻ em, thế nhưng việc bảo vệ an toàn cho những đối tượng này lại chẳng hề được ưu tiên chút nào.
“Nếu chúng tôi làm cái gì đó để bảo vệ trẻ em thì cũng được, mà chẳng làm gì thì cũng chả sao, không ai quan tâm cả”, một nhân viên Meta thừa nhận.
Trong vụ việc cựu nhân viên Meta Frances Haugen tiết lộ những bí mật của công ty, vô số những chỉ trích đã diễn ra với mạng xã hội này.
“Facebook sợ rằng nếu họ thực hiện các chính sách bảo vệ trẻ em trước những mạng xã hội khác thì sẽ tạo hệ lụy xấu, kiểu như mọi người sẽ nói: ‘Ồ Instagram nguy hiểm đến vậy ư? Chúng ta nên tránh xa nó’. Ban giám đốc không muốn điều đó xảy ra”, bà Haugen thừa nhận.
Trước tình hình này, phong trào xóa bỏ tài khoản Facebook, Instagram đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Mỹ và Châu Âu.
Tại Minnesota, một sự thảo luật cấm mạng xã hội nhắm đến trẻ dưới 18 tuổi đang được xem xét với khoản phạt lên đến 1.000 USD cho mỗi trường hợp vi phạm.
Tại Utah, bang này đã thông qua luật yêu cầu chứng thực độ tuổi người tham gia mạng xã hội. Trẻ em dưới 18 tuổi sẽ cần được sự cho phép của bố mẹ mới được mở tài khoản mạng xã hội kể từ năm 2024.
Những bộ luật tương tự đang được Texas và Ohio xem xét.
“Nếu tôi có thể làm điều gì đó cho những bậc phụ huynh khác để không xảy ra trường hợp thương tâm như mình thì tôi sẽ làm”, bà Mitchell nói khi kiên trì theo đuổi chiến dịch tẩy chay mạng xã hội.
Vốn là một học sinh xuất sắc tại trường, thành viên của đội bơi lội và có cuộc sống hạnh phúc, Ian bắt đầu dần trầm cảm kể từ khi gia tăng tương tác với mạng xã hội. Mẹ của Ian, bà Jennifer Mitchell chẳng để ý nhiều cho đến một ngày tháng 8/2019, con của bà đã tự sát.
“Tôi đã không để ý đến những điều nhỏ khi con tôi nói những thứ như ‘Con chỉ là gánh nặng cho mọi người’”, bà Mitchell nức nở khi cáo buộc chính mạng xã hội với kiểu thuật toán gây tranh cãi, thu hút tương tác hơn quan tâm đến sức khỏe tâm lý người dùng đã cướp đi mạng sống của Ian.
Số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy Ian chỉ là một trong vô số những trường hợp suy giảm sức khỏe tinh thần trong giới trẻ nước này. Tỷ lệ tự sát tại Mỹ trong khoảng 10-19 tuổi đã tăng 45,5% giai đoạn 2010-2020.
Cuộc khảo sát mới nhất vào tháng 2/2023 cho thấy gần 33% số thiếu nữ tại Mỹ đã từng suy nghĩ nghiêm túc về việc tự kết liễu đời mình, cao hơn nhiều so với mức 20% của năm 2011.
Lỗi tại Youtube?
Tờ FT cho biết rất nhiều phụ huynh và nhà hoạch định chính sách buộc tội các ông lớn mạng xã hội đã phát triển thuật toán gây nghiện, đồng thời hướng tới những vấn đề gây tranh cãi, căm ghét, thù hận và mặc cảm với bản thân để tăng tương tác mà không thèm để ý đến hậu quả của chúng với giới trẻ.
Thế nhưng các mạng xã hội lại phản pháo rằng họ giúp mọi người xây dựng được nhiều mối quan hệ hơn, giao lưu nhiều hơn, thậm chí tạo dựng sự nghiệp cho cả một bộ phận giới trẻ.
Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng những chiếc smartphone hiện đại, Internet tốc độ cao và những ứng dụng mạng xã hội đang ảnh hưởng đến não bộ giới trẻ, làm gia tăng sự lo lắng, trầm cảm và rối loạn tâm lý.
“Đã có rất nhiều trường hợp tổn thương tâm lý do mạng xã hội và đều có cùng một kịch bản”, giáo sư tâm lý học Jonathan Haidt của trường đại học New York University khẳng định.
Thậm chí chính Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng cáo buộc các nền tảng mạng xã hội hiện nay đang kinh doanh “trên lợi ích của con em chúng ta”, đồng thời đề nghị thông qua một đạo luật cấm các ứng dụng này thu thập dữ liệu của trẻ vị thành niên.
Quay trở lại vụ việc của Ian, gia đình cậu là một trong số 147 vụ kiện của công dân Mỹ với các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Snapchat và Youtube.
Trong buổi điều trền trước Nghị viện, CEO Shou Zi Chew của Tiktok thậm chí đã khẳng định rằng không cho con cái mình đụng vào nền tảng này trước những áp lực về việc bảo vệ giới trẻ.
“Ông Chew, công ty của ông đã hủy hoại cuộc sống của bọn trẻ”, một nghị sĩ đã nói thẳng mặt CEO Tiktok trong buổi điều trần.
Trớ trêu thay, khảo sát của FT cho thấy Youtube (Google) mới là nền tảng mạng xã hội mà giới trẻ Mỹ trong độ tuổi 13-17 giành nhiều thời gian nhất, Tiktok chỉ đứng thứ 2.
Không riêng gì Mỹ, các bộ trưởng tại Anh cũng đang lên kế hoạch thông qua đạo luật mới nhằm phạt hoặc thậm chí tống giam các CEO của mạng xã hội khi họ thất bại trong việc bảo vệ cuộc sống của những trẻ vị thành niên.
Nguy hiểm
Hackensack Meridian Health (HMH) tại New Jersey là một trung tâm điều trị tâm thần nổi tiếng cho trẻ vị thành niên và danh sách đặt chỗ trước tại đây bắt đầu tăng mạnh từ 3 năm trước.
Tương tự, một bệnh viện gần đó cũng chứng kiến số trẻ vị thành niên đến tư vấn tâm lý tăng 49% trong năm 2022.
“Những đứa trẻ nói rất nhiều về việc bắt nạt trên mạng xã hội cũng như việc dùng quá nhiều điện thoại ảnh hưởng tới chúng như thế nào”, bác sĩ Thomas Ricart của HMH nói.
Vào tháng 1/2023, nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý trường đại học North Carolina cho thấy não bộ con người sẽ chưa phát triển hoàn toàn cho đến tận 25 tuổi và trẻ vị thành niên tiếp xúc quá nhiều mạng xã hội sẽ bị lệch lạch về tư tưởng.
Tương tự vào tháng 8/2022, Hiệp hội nghiên cứu sức khỏe cộng đồng quốc tế (IJERPH) đã công bố 68 công trình cho thấy tỷ lệ trầm cảm của bệnh nhân sẽ gia tăng cùng với số thời gian tiếp xúc mạng xã hội.
Thậm chí một phiên tòa tại California đã được tổ chức khi các nguyên đơn cho rằng mạng xã hội thừa biết họ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý trẻ em nhưng giấu nhẹm sự thật.
Cụ thể, phía nguyên đơn cho rằng Meta, Tiktok, Snapchat hay Youtube đã sử dụng những kỹ thuật tâm lý hành vi và công nghệ thần kinh học của mảng thuốc lá lẫn cờ bạc để khiến trẻ em bị nghiện sản phẩm của họ.
Việc tạo nên những thuật toán thu thập dữ liệu và nhồi nhét những nội dung gây hứng thú khiến giới trẻ không dứt ra được. Bằng những thuật toán của mình, các mạng xã hội đã khiến não bộ giới trẻ tiết thêm ra Dopamine gây nghiện, đồng thời tạo ra những thông báo liên tục để giữ chân sự chú ý. Mặc dù hiểu được tác hại này nhưng các nền tảng lại chẳng xây dựng một cơ chế kiểm soát nào giành cho phụ huynh và để mặc mọi người tự lo liệu.
“Những lượt thích trên mạng xã hội đã thay thế cho tình bạn thực sự ngoài đời. Việc lướt mạng đã giết chết sự sáng tạo và các hoạt động thể thao. Mặc dù mang tên ‘mạng xã hội’ nhưng những nền tảng này lại cổ xúy việc từ bỏ kết nối xã hội, gây chia rẽ cộng đồng và ảnh hưởng xấu đến cả tinh thần lẫn thể chất của giới trẻ”, báo cáo của nguyên đơn trong vụ kiện ở California nêu rõ.
Ông Douglas Westwood, một trong những phụ huynh tham gia vụ kiện trên cho biết đứa con gái mới 9 tuổi của mình đã dính mắt vào Instagram suốt nhiều tháng liền kể từ khi được mua cho một chiếc smartphone, dù ban đầu họ chỉ muốn có phương tiện liên lạc nhằm đảm bảo an toàn cho con cái.
“Tôi thật không thể hiểu tại sao một cô bé 9 tuổi lại có thể mở tài khoản mạng xã hội. Đáng lẽ họ nên giới hạn độ tuổi, nhưng ở đây lại chẳng có rào cản hay sự quản lý nào”, ông Westwood bức xúc.
Sự tức giận của Wetwood là có cơ sở khi mạng xã hội và tiêu chuẩn sắc đẹp ngược đời của nó khiến con của ông bị trầm cảm khi mới bước sang tuổi 14 và phải vào viện điều trị chứng biếng ăn do muốn có thân hình gầy. Mặc dù con của Westwood đã hồi phục vào năm 17 tuổi nhưng nhiều di chứng vẫn còn đó.
Điều đáng giận hơn là chẳng có ai chịu trách nhiệm cho những vụ như của ông Westwood. Luật pháp lỏng lẻo khiến các mạng xã hội chẳng phải chịu trách nhiệm gì dù họ là thủ phạm.
Chẳng quan tâm
“Chẳng ai để ý đến việc họ muốn có nhiều thời gian dùng mạng xã hội Instagram hơn mỗi khi thức dậy. Thế nhưng đây lại chính là những gì mà đội phát triển sản phẩm của chúng tôi đang cố làm hàng ngày”, một nhân viên của Meta thừa nhận vào năm 2021.
Một khảo sát nội bộ vào tháng 6/2020 của Meta cho thấy 500.000 tài khoản Instagram hoạt động mỗi ngày có liên quan đến trẻ em, thế nhưng việc bảo vệ an toàn cho những đối tượng này lại chẳng hề được ưu tiên chút nào.
“Nếu chúng tôi làm cái gì đó để bảo vệ trẻ em thì cũng được, mà chẳng làm gì thì cũng chả sao, không ai quan tâm cả”, một nhân viên Meta thừa nhận.
Trong vụ việc cựu nhân viên Meta Frances Haugen tiết lộ những bí mật của công ty, vô số những chỉ trích đã diễn ra với mạng xã hội này.
“Facebook sợ rằng nếu họ thực hiện các chính sách bảo vệ trẻ em trước những mạng xã hội khác thì sẽ tạo hệ lụy xấu, kiểu như mọi người sẽ nói: ‘Ồ Instagram nguy hiểm đến vậy ư? Chúng ta nên tránh xa nó’. Ban giám đốc không muốn điều đó xảy ra”, bà Haugen thừa nhận.
Trước tình hình này, phong trào xóa bỏ tài khoản Facebook, Instagram đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Mỹ và Châu Âu.
Tại Minnesota, một sự thảo luật cấm mạng xã hội nhắm đến trẻ dưới 18 tuổi đang được xem xét với khoản phạt lên đến 1.000 USD cho mỗi trường hợp vi phạm.
Tại Utah, bang này đã thông qua luật yêu cầu chứng thực độ tuổi người tham gia mạng xã hội. Trẻ em dưới 18 tuổi sẽ cần được sự cho phép của bố mẹ mới được mở tài khoản mạng xã hội kể từ năm 2024.
Những bộ luật tương tự đang được Texas và Ohio xem xét.
“Nếu tôi có thể làm điều gì đó cho những bậc phụ huynh khác để không xảy ra trường hợp thương tâm như mình thì tôi sẽ làm”, bà Mitchell nói khi kiên trì theo đuổi chiến dịch tẩy chay mạng xã hội.
Theo Genk